SKKN Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đào Viên

a. Ưu điểm

 - Trường MN Đào Viên có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Trường có nhiều cây xanh, cây ăn quả, vườn rau thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động theo ý tưởng.

 - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đúng mục đích, tích cực tham gia nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy.

- Một số trẻ đã biết sử dụng điện thoại, ipad, máy tính, ti vi để xem các chương trình bổ ích, xem các video cô gửi trên nhóm lớp. Đặc biệt trẻ đã nhớ số điện thoại của bố mẹ để gọi khi cần thiết.

- Ngoài việc trao đổi chia sẻ với giáo viên trên lớp, phụ huynh đã phối hợp, tương tác tốt với giáo viên trên nhóm Zalo của lớp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, biết tổ chức một số hoạt động vui chơi cùng con tại nhà.

b. Hạn chế

- Đồ dùng, đồ chơi đã có nhưng chưa thật phong phú.

- Giáo viên vẫn còn chưa chú ý đến việc hướng dẫn trẻ làm quen và sử dụng điện thoại, ti vi một cách an toàn.

- Do ảnh hưởng của đại dịch Covid, hai năm học qua trẻ được nghỉ học ở nhà quá nhiều nên việc sử dụng điện thoại, ti vi đã dần trở thói quen của trẻ vì thế khi bị cấm sẽ có biểu hiện như không chịu nghe lời, không ăn.

- Một số trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, ít tập trung chú ý, không thích vui chơi vận động, có biểu hiện giảm trí nhớ, không tập trung, tăng động, nghịch phá, thích chơi một mình không tham gia các hoạt động tập thể, hay ngồi một mình tự nói tự cười.

- Một số phụ huynh vẫn còn thờ ở trước thói quen sử dụng điện thoại, ti vi của trẻ và cho rằng con mình vẫn còn nhỏ để quá khắt khe.

- Nhiều phụ huynh quá bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc, vui chơi cùng con mà cho con sử dụng điện thoại thường xuyên.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường Mầm non Đào Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, công nghệ đóng một vai
trò lớn trong công việc, giải trí của mỗi người. Và tất nhiên trẻ em sẽ rất dễ bị 
ảnh hưởng sâu sắc khi hằng ngày bên cạnh chúng lúc nào cũng có những thiết bị 
điện tử như: điện thoại di động, ti vi, máy nghe nhạc Ipod, Ipad, truyền hình cáp, 
Internet, video game hay bất kỳ một thiết bị công nghệ điện tử nào khác.
 Trong thời đại công nghệ bùng nổ 4.0 người người nhà nhà đều dùng điện 
thoại, ti vi và nó trở thành một thiết bị không thể thiếu của xã hội hiện đại. 
 Lợi ích của việc xem các chương trình tivi bổ ích đối với trẻ
 Hoạt động giải trí, phát triển tinh thần
 *Về tinh thần
 Tivi có những chương trình truyền hình, gameshow thực tế hay những bộ 
phim hoạt hình thú vị giúp trẻ giải trí sau ngày dài học tập mệt mỏi. Khi xem 
chương trình về sức khỏe, bé xây dựng hình mẫu sức khỏe và có động lực tập 
thể thao, có thể trẻ sẽ yêu thích một môn thể nào đó.
 Khi bé xem những chương trình về vẻ đẹp, kỳ quan thế giới, văn hóa và 
du lịch, giúp xây dựng tinh thần văn hóa, cung cấp kiến thức bổ ích về văn hóa 
xã hội và cải thiện quá trình học tập. Tivi còn là một liều thuốc tinh thần để giải 
tỏa căng thẳng và mệt mỏi sau giờ học tập vất vả.
 *Phát triển tích cực về tính cách
 Xem tivi giúp nâng cao tư duy độc lập, tự mình có thể giải quyết mọi vấn 
đề mà không cần nhờ đến bố mẹ. Bố mẹ có thể cho bé xem các chương trình về 
nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật, thủ công cho đến âm nhạc để tăng khả năng quan 
sát và sáng tạo.
 Đồng thời, tivi còn giúp trẻ hiểu về công nghệ và xu hướng mới nhất từ 
đó ứng dụng vào cuộc sống và học tập hiệu quả.
 Nâng cao kết quả học tập
 Tivi cung cấp cho trẻ kiến thức giáo dục bổ ích, truyền cảm hứng, ảnh 
hưởng đến hành vi của trẻ và mang đến những bài học quý giá. Bé có thể học 3
chậm nói hay trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp với bên ngoài.
 Thiết bị điện tử hiện nay không chỉ phổ biến cho giới trẻ từ 18 đến 35 tuổi
mà đối tượng sử dụng đang ngày càng trẻ hóa. Có những gia đình để trẻ sử dụng
điện thoại từ khi rất nhỏ, khoảng 2-3 tuổi. Theo Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo 
về thời gian xem tivi, điện thoại cho trẻ nhỏ: “Các bé dưới 2 tuổi không nên cho 
xem tivi hoặc bất kì thiết bị điện tử nào. Kể cả là các video hay chương trình 
giáo dục. Các bé trên 2 tuổi không được xem trên 2 tiếng/ngày”.
 Khi được trò chuyện, trao đổi với các phụ huynh trong lớp, có rất nhiều 
phụ huynh đã chia sẻ rằng gia đình vì quá bận rộn với công việc mà quăng cho 
con mình chiếc điện thoại hay Ipad để trẻ tự chơi đùa mà không quấy khóc. Hay 
cho con mượn điện thoại khi cha mẹ đang có khách, đi làm đẹp, hay cả trong 
những shoping, siêu thị, cửa hàng,.. Điều này thực sự gây ra những hậu quả 
không nhỏ tới sự phát triển những kỹ năng sống của trẻ, khả năng giao tiếp và sự 
tập trung chú ý.
 Tiến sĩ Devra Davis, một trong những người được có uy tín và kinh 
nghiệm lâu năm nghiên cứu về sự nguy hiểm của điện thoại di động cho biết: 
“Việc tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại có thể gây ra những hậu quả nghiêm 
trọng tới sức khỏe như: Làm thay đổi AND, thay đổi tuần hoàn não, tổn thương 
dây cột sống, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi,... Nếu bạn không cai nghiện điện 
thoại cho trẻ sớm, bé nhà bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với 
những đứa trẻ khác không sử dụng điện thoại hay máy tính bảng. Ngoài ra, trẻ 
nghiện điện thoại thông minh còn có thể bị tử kỷ chỉ vì giao tiếp một chiều, 
không gần gũi với cha mẹ, hạn chế khả năng giao tiếp và học hỏi, mất ngủ, dễ 
béo phì. Tính cách của trẻ cũng hung hăng hơn, dễ nổi cáu và thậm chí đãn tới 
bệnh tâm thần nếu bạn không cai nghiện điện thoại cho trẻ kịp thời”.
 Theo thống kê cho thấy những ứng dụng trẻ em hay xem như Youtube-
Mạng xã hội chia sẻ video từ hàng triệu người sáng tạo trên toàn thế giới đăng 
tải. Hiện nay có rất nhiều trường hợp những người đăng tải lên nền tảng này mà 
không để ý quá nhiều về nội dung, trẻ xem dễ làm theo điều không tốt. Ví dụ: 
Thử thách “cá voi xanh” đã gây ra đau đớn cho hàng trăm đứa trẻ trên toàn thế 5
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của việc tổ chức “Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và 
biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 
A1 trường mầm non Đào Viên”.
 Giới thiệu về trường
 Trường mầm non Đào Viên nằm tại thôn Đông xã Đào Viên huyện Quế 
Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trường nằm sát con đê sông đuống, cách xa đường quốc lộ 
18... 
 Nhà trường luôn được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân 
huyện, phòng giáo dục đào tạo huyện Quế Võ, của Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân 
xã Đào Viên, sự kết hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các thôn trên địa bàn 
xã, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Cơ sở vật chất khang trang, có các phòng 
học kiên cố, công trình vệ sinh khép kín, các phòng học chức năng, sân chơi 
rộng rãi thoáng mát, vườn rau, cây cảnh, khu vui chơi, đồ dùng thiết bị dạy học, 
đồ chơi đảm bảo theo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay.
 Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu 
giáo 5-6 tuổi A1, từ đầu năm học nhận trẻ vào lớp, bản thân tôi tích cực trò 
chuyện với trẻ trao đổi với các bậc phụ huynh để hiểu nhận thức đặc điểm tâm 
sinh lý của trẻ để đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhất đối với từng trẻ 
của lớp mình.
 a. Ưu điểm
 - Trường MN Đào Viên có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. 
Trường có nhiều cây xanh, cây ăn quả, vườn rau thuận tiện cho việc tổ chức các 
hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có đầy 
đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động theo ý tưởng.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ. Biết 
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đúng mục đích, tích cực tham 
gia nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy. 7
 Bảng kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng biện pháp: tháng 9/2022
 Khảo sát trước 
 Số trẻ khi áp dụng 
 Nội dung
 khảo sát biện pháp
 Đạt Tỉ lệ %
 Trẻ có kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn 
 trong học tập vui chơi, tích cực tham gia hoạt 30 15 50%
 động khám phá, thực hành trải nghiệm.
 Trẻ xem điện thoại, ti vi thường xuyên 
 30 26 87%
 khi ở nhà.
 Nhận thức của trẻ về tác hại của việc 
 30 9 30%
 lạm dụng khi sử dụng các thiết bị điện tử
 Trẻ biết sử dụng điện thoại, ti vi đúng 
 30 5 17%
 mục đích, đảm bảo an toàn.
 Cha mẹ thường xuyên cho con sử dụng 
 30 25 83%
 điện thoại, ti vi khi ăn/làm việc riêng
 Từ những tồn tại và hạn chế trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp 
như sau:
 2. Một số biện pháp giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện 
thoại, ti vi đảm bảo an toàn tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non 
Đào Viên.
 a. Biện pháp 1: Thông qua hoạt động học đặc biệt là hoạt động khám 
phá 
 Hoạt động học có chủ đích là hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô trẻ 
được tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống, đầy đủ và khoa học nhất. Trong 
chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo 
lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản 
ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các 
kiến thức sơ đẳng, những biểu tượng đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, 9
 Tôi cho trẻ thực hành vuốt, trượt màn hình điện thoại để nghe cuộc gọi 
đến, hoặc cách ấn số điện thoại để gọi đi và cho trẻ tắt, mở ti vi, điều chỉnh âm 
lượng ti vi, điện thoại. Sau đó cô sẽ khái quát lại. (Hình ảnh 2)
 Tôi cho trẻ thảo luận về việc “ xem ti vi, điện thoại như thế nào cho đúng 
cách và đưa ra ý kiến. Các cháu rất sôi nổi nêu lên ý kiến của mình. (Hình ảnh 3)
 Sau đó cô giáo khái quát lại và giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe khi xem tivi, 
điện thoại các bé cần cần chú ý các chỉ dẫn sau ( kèm hình ảnh minh họa để trẻ 
ghi nhớ hơn).
 Về ti vi
 + Nên ngồi cách tivi một khoảng cách xa, không nên ngồi quá sát vào 
màn hình.
 + Không nên nằm bò hoặc nằm ngửa xem tivi, dễ bị cận thị. Tốt nhất hãy 
ngồi thẳng trước tivi.
 + Nên xem cùng bố mẹ hoặc khi được sự cho phép của bố mẹ. Không 
xem thời gian quá dài, chỉ xem những chương trình dành cho thiếu nhi.
 + Không nên vừa xem tivi vừa ăn cơm, như vậy ảnh hưởng đến chất 
lượng bữa ăn; thậm chí bị hóc nghẹn.
 Về điện thoại
 + Không xem điện thoại quá lâu, không xem trong bóng tối.
 + Không xem sát mắt, khoảng cách từ điện thoại đến mắt ít nhất từ 30-35cm.
 + Không vừa sạc pin vừa xem điện thoại 
 Nếu trẻ không thực hiện đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ như
 + Gây mỏi mắt, đau mắt, đau đầu, giảm thị lực thậm chí hỏng mắt
 + Gây thoái hóa đốt sống cổ, nghoẹo cổ.
 + Gây ảnh hưởng đến não
 + Cháy nổ điện thoại gây nguy hiểm đến tính mạng... 
 Tôi không chỉ cho trẻ làm quen và biết cách sử dụng điện thoại, ti vi đảm 
bảo an toàn qua giờ học khám phá. Tôi còn lồng ghép vào các giờ học khác như: 11
 Trẻ kể được công việc của mình khi ở nhà đã làm những gì? Cô hỏi trẻ: 
Hai ngày nghỉ vừa rồi ở nhà các con đã làm được những việc gì? giúp bố mẹ 
nào? ( Cô lần lượt cho trẻ kể). (Hình ảnh 8)
 Những bạn nào cuối tuần nghỉ đã xem ti vi, điện thoại? Con đã xem ti vi 
khi nào? Lúc con xem tivi bố mẹ làm gì?
 Khi cháu kể cô chú ý lắng nghe và gợi ý giúp trẻ hoàn thiện câu chuyện 
hơn. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ đã biết giúp đỡ bố mẹ nhưng công việc vừa 
sức như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo.
 Sau đó cô sẽ giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ nhưng công việc 
vừa sức của mình.Vâng lời ông bà bố mẹ, không được tự ý xem ti vi điện thoại 
khi chưa được bố mẹ cho phép. Từ đó cô và trẻ thống nhất đề ra tiêu chuẩn bé 
ngoan trong tuần như bé ngoan chào cô, bé ngoan đi học đều, bé ngoan biết giúp 
đỡ mẹ, bé ngoan không khóc nhè, bé ngoan không tự ý xem tivi hay điện 
thoại,... để động viên khích lệ trẻ.
 *Hoạt động vui chơi
 Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui 
chơi.Thông qua các hoạt động vui chơi trẻ được học và lĩnh hội những kiến thức 
và kỹ năng sống. Chính vì vậy để giúp trẻ được vui chơi học tập lành mạnh, tăng 
cường khả năng vận động, phát triển toàn diện bản thân thì ở trường không thể 
thiếu việc tổ chức các hoạt động vui chơi vận động cũng như các trò chơi cho trẻ. 
 Dựa vào kế hoạch đã xây dựng theo từng chủ đề cũng như kế hoạch tuần 
tôi lựa chọn các trò chơi để đưa vào kế hoạch chăm sóc giáo dục một ngày của 
trẻ ở lớp. Các trò chơi học tập, trò chơi vận động hay trò chơi dân gian được 
thiết kế theo độ tuổi cũng như khả năng và nhu cầu hứng thú của trẻ ở lớp.
 Ví dụ sau mỗi bài học tôi luôn lồng ghép những trò chơi mang tính chất củng 
cố, khắc sâu kiến thức. Với bài học tìm hiểu “ Bé biết gì về điện thoại và ti vi”
 + Trò chơi củng cố: “Đội nào nhanh nhất” (Hình ảnh 9)
 + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên, chọn 
những hình ảnh về cách sử dụng điện thoại, ti vi đúng và gắn lên bảng có khuôn 
mặt cười. Hành động sử dụng điện thoại, ti vi sai gắn vào bảng khuôn mặt mếu, đội 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_lam_quen_va_biet_cach_su_dung.doc
Sáng Kiến Liên Quan