SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt nội dung môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc. Việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội.

Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, bắt đầu nhìn, và bắt đầu vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình .Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, hành vi xấu. Chính vì vậy chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, nền khoa học hiện đại, do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của nó. Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ MN, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh mẽ về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm .Những thế giới khách quan xung quanh thật rộng lớn, có biết bao điều mới lạ và hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn khám phá, cho nên GDMN đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Trách nhiệm nặng nề, cao cả ấy đều thuộc vào cô giáo mầm non, tạo nền móng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ ở lứa tuổi này. "Cái nảy sảy cái ung" Chính vì vậy sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong việc CSGD trẻ đòi hỏi cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén kịp thời, có năng lực có tính chủ động và sáng tạo.

Ca dao xưa có câu "Dạy con từ thuở lên ba" Câu ca dao đó đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Vì vậy việc cho trẻ LQMT tự nhiên mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động và đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ. Vì thế trẻ luôn luôn khao khát, khám phá, tìm hiểu về chúng. Cho trẻ LQMT tự nhiên sẽ cung cấp vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, các động vật .) đến MT xã hội (công việc của mỗi người trong XH, quan hệ giữa người với người .) và qua đó mà trẻ hiểu biết về chính bản thân mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt nội dung môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên. ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghỉ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và thào luận chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghỉ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.
Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò khám phá thế giới...quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận...giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng quan sat, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận...cho thích hợp với tình huống cụ thể.
Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần: Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự vật, hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng các giác quan một cách thích hợp; Cho trẻ xem xét những nét giống nhau va khác nhau của các sự vật, hiện tượng; Cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh; Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trãi nghiệm và chia sẽ, bày tỏ ý kiến của mình; Khích lệ trẻ suy nghỉ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghỉ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh; Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghỉ của mình; Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học; Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
2. Cơ sở thực tiễn :
Năm học 2009 - 2010, bản thân tôi được BGH nhà trường phân công đứng lớp 4-5 tuổi. Là năm thứ nhất trường MN Hoa Mai thực hiện chương trình GDMN mới. Qua quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy rằng ở lớp có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn sau:
1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của sở GD -ĐT, Phòng GD & ĐT huyện Lệ Thuỷ, BGH nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về phương pháp GDMNmới.
-Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn tìm tòi làm một số đồ dùng đồ chơi, phục vụ tiết dạy vào hoạt động của trẻ.
- Bản thân tôi theo lớp ngay từ lớp mẫu giáo bé lên lớp mẫu giáo nhỡ.
- Phòng học rộng rãi đầy đủ các phương tiện dạy và học.
 - Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ.
2. Khó khăn:
- Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé.
- Một số trẻ chuyển từ trường khác đến nên có sự chênh lệch về khả năng tiếp thu. 
- Một số trẻ rụt rè, nhút nhát, khả năng diễn đạt và giao tiếp còn nhiều hạn chế.
3. Điều tra thực tiễn:
-Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những tiết cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Tôi thấy vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên của trẻ còn ít, đặc biệt trẻ rất nhầm lẫn khi gọi tên các con vật, cây, hoa, quả....
 Ví dụ như: Tất cả các con vật biết bay trẻ đều gọi là chim mà không gọi được là chim bồ câu hoặc chim én ...
 Mặt khác khả năng quan sát, phân loại của trẻ gặp nhiều khó khăn, số liệu cụ thể qua từng tiết dạy được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1:Kết quả khả năng quan sát 
	Tổng số trẻ: 37.
 Thứ tự
Kỹ năng quan sát ,nhận biết, 
 so sánh
Kết quả
 %
 1
Loại tốt
 6
 10,8
 2
Khá
 7
 18,9
 3
Trung bình
 16
 48,6
 4
Yếu
 9
 24,3
Từ kết quả trên tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra nhiều biện pháp để dạy trẻ học tốt môn MT tự nhiên đạt kết quả cao hơn từ đó nâng dần khả năng quan sát so sánh và phân loại cho trẻ làm phong phú biểu tượng về môi trường tự nhiên trong mỗi trẻ và dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn qua các đợt ở phòng cụm tôi đã tìm ra một số biện pháp sau.
3. Những biện pháp thực hiện:
3.1.Tích cực tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường mua sắm cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất là một trang thiết bị hết sức cần thiết trong trường mầm non không thể thiếu được. Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết dạy như: bàn ghế, bảng tranh lô tô, mô hình, đèn chiếu.Vật mẫu cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động. Đồ dùng của trẻ phải đẹp, hấp dẫn phong phú sinh động nhằm kích thích sự hứng thú tò mò của trẻ. Tôi thường sử dụng vật thật, đồ vật hoặc tranh ảnh, mô hình, đèn chiếu sinh động cho tiết học. 
Dựa vào thực tế ở lớp, đầu năm học tôi chủ động kiểm kê tài sản, đồ dùng tận dụng được trong lớp học. Qua đó tôi nắm bắt được những đồ dùng đồ chơi còn thiếu để bổ sung cho năm học mới. Từ những nắm bắt trên tôi mạnh dạn đề nghị với BGH nhà trường trang cấp thêm thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ như: Đèn chiếu, tranh ảnh, mô hình, tranh lô tô ... đầy đủ để phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
3.2. Làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học và vui chơi cho trẻ.
Việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ là một việc làm thường xuyên của mỗi một cô giáo mầm non. Vì vậy đòi hỏi cô giáo cần phải khéo tay sáng tạo để tạo ra những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn lôi cuốn trẻ trong từng tiết học.
Được nhà trường mua sắm đồ dùng đồ chơi các góc đầy đủ, như tranh lô tô, băng đĩa, đèn chiếu ..Ngoài những đồ dùng đó bản thân tôi còn tự làm một số đồ dùng bằng cách cắt các con vật, hoa quả, cây xanh .. bằng những tấm xốp, tận dụng những lốc lịch cũ, vỏ chai nhựa, lá cây, vải vụn ...Vừa trang trí đẹp vừa phù hợp với chủ đề vừa rẽ tiền và dễ kiếm. Không những thế mà tôi còn tận dụng những vỏ cây khô cắt những con vật ngộ ngĩnh làm bằng dây dật để gây được sự hứng thú của trẻ trong việc điều khiển bằng tay qua đó trẻ biết được các con vật này có chân, có cánh. Ví dụ: Có chân thì biết đi, biết nhảy, có cánh thì biết bay ...
Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ tự làm một số sản phẩm như vẽ tranh, bồi đắp các con vật, cây xanh, hoa lá ...hoặc nặn những con vật gần gũi từ các sản phẩm mà trẻ cùng tham gia làm giúp trẻ thể hiện được vốn hiểu biết của mình về MT tự nhiên được khắc sâu hơn.
Tôi còn sưu tầm những bài thơ, bài hát, câu đố, câu ca dao về MT tự nhiên có liên quan đến chủ đề. Sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng vừa giúp trẻ cũng cố hình ảnh vừa để rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ từ đó mà ngôn ngữ của trẻ phát triễn.
Với những đồ chơi được nhà trường trang cấp cũng như bản thân tôi tự làm đã đưa vào sử dụng trong tiết dạy MT tự nhiên. Tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học tập, trẻ hiểu biết nhiều hơn, quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đề ra, trẻ so sánh và phân nhóm cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ phát triển. Bên cạnh đó trẻ còn đọc thuộc các bài thơ, ca dao, tục ngữ. Đặc biệt các câu đố về các con vật, cây xanh, hoa quả. Tôi nhận thấy tư duy của trẻ nhanh nhẹn và chính xác hơn.
3.3. Xây dựng góc thiên nhiên phong phú.
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động sống của cây cối, vật nuôi..Ngoài ra các hình ảnh về thế giới tự nhiên càng thêm sống động làm cho trẻ hứng thú, thích khám phá, sáng tạo. Qua đó tư duy của trẻ cũng được phát triển. Cho nên năm học vừa qua bản thân tôi cũng đã chú trọng sắp xếp, bố trí góc thiên nhiên với nhiều loại cây, chậu hoa, cây cảnh phong phú nhưng lại rất gần gủi với trẻ. Ví dụ như: cây hoa giấy, cây vạn niên, cây dừa nước, cây trường sinh ...Tôi sắp xếp, bố trí khoa học, cân đối, cây chậu to để ở phía dưới hành lang, cây chậu nhỏ để ở phía trên ngang tầm với của trẻ để trẻ dễ dàng trong công việc chăm sóc cây. Không những thế mà tôi còn vẽ, trang trí góc thiên nhiên của bé những hình ảnh ngộ nghĩnh để trẻ hứng thú, ham thích được hoạt động. Bên cạnh đó bản thân tôi cũng đã sưu tầm rất nhiều loại võ ốc hến, lá cây, võ chai nhựa, bể cá, lồng chim, vừa làm đồ dùng phong phú vừa phát huy tích cực trong việc khám phá của trẻ. 
3.4. Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên ở mọi lúc, mọi nơi.
 Biểu tượng về thế giới xung quanh đã đến với trẻ qua nhiều hình thức khác nhau như câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật ...giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng của mình. Chỉ đơn giản từ những câu đố, bài hát, các con vật được hiện lên sóng động qua máy chiếu đa năng làm cho trẻ rất hứng thú. Qua đó trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô. Và hiển nhiên sự hiểu biết của trẻ, vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ sẽ được khắc sâu hơn, phát triển hơn.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên, tưới cây, nhặt lá, cho cá ăn. Đặc biệt trẻ được chơi với nhiều vật thật, hoạt động với nhiều vật thật như được ngắm nhìn, sờ mó, ngữi... Từ đó hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không thể thế mà tôi còn phát huy sự sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ làm các bức tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên như hoa, lá ép khô, võ cây, cọng rơm, tàu dừa, võ các con ốc.
Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng cho trẻ nhận xét về đặc điểm, màu sắc, thân, cành, hoa, lá. Sau đó tôi cho trẻ sờ cánh hoa thấy cánh hoa mịn màng hay nhẵn, các mép lá vì sao có răng cưa, ngữi hoa xem có mùi vị như thế nào ...Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ nêu ra các nhận xét, so sánh rất nhanh. Không những thế mà qua các giờ đón và trả trẻ tôi cùng trò chuyện với trẻ về các loại cây, hoa lá, con vật bằng cách nêu ra các câu đố vui, ngộ nghĩng, làm cho trẻ thích thú được cùng cô giãi các câu đố đó. Với cách trò chuyện vui vẽ thân thiện mà đem lại kết quả cao cho những tiết học. 
Dạo chơi tham quan là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ, giúp cho trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình mà còn giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường với khẩu hiệu "trường Mầm non Hoa Mai xanh sạch đẹp " 
3.5. Tổ chức tốt hoạt động học trên lớp.
Như chúng ta đã biết việc tổ chức tốt các hoạt động học trên lớp đảm bảo khoa học gây được sự hứng thú, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ nhằm phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng quan sát, nhận xét của trẻ đạt hiệu quả cao. Vì thế khi trẻ làm quen với môi trường tự nhiên, trong mỗi tiết học với mỗi vật mẫu hay tranh ảnh, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét thảo luận theo nhóm để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm của vật mẫu.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen một số loại quả, trước hết tôi cho trẻ tri giác bề ngoài, nhận xét đặc điểm, cấu tạo của loại quả đó. Không những thế, tôi còn cho trẻ được sờ, ngữi, nếm để có được những nhận xét đầy đủ, hoàn thiện hơn về các loại quả đó. Như vậy không chỉ trẻ biết các đặc điểm của các loại quả mà qua đó giúp trẻ biết được ích lợi của các loại quả đối với cơ thể con người và biết bảo vệ chăm sóc và con người cần ăn đầy đủ các loại hoa quả đó. Biểu tượng về thế giới xung quanh đã đến với trẻ qua nhiều hình thức khác nhau như câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật ..giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng của mình. Chỉ đơn giản từ những câu đố, bài hát, các con vật được hiện lên sóng động qua máy chiếu đa năng làm cho trẻ rất hứng thú. Qua đó trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô. Và hiển nhiên sự hiểu biết của trẻ, vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ sẽ được sẽ được khắc sâu hơn, phát triển hơn. 
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua : Tôi đọc câu đố 
 	"Con gì tám cẳng hai càng .
Chẵng đi mà lại bò ngang suốt đời "
 ( Là con gì?)
Trẻ đoán ngay đó là con cua nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang ... Sau khi trẻ trả lời xong tôi trình chiếu hình ảnh con cua bằng PP cho trẻ quan sát được rõ hơn và hấp dẫn hơn, gây được sự tập trung chú ý của trẻ cao hơn.
Ví dụ: Tôi cho trẻ "làm quen con cá chép, tôi cho trẻ hát và vận động bài " Cá vàng bơi " sau đó tôi hỏi trẻ các con vừa hát bài hát nói về con gì ? Sau khi trẻ trả lời xong tôi đưa bể cá ra cho trẻ quan sát, qua việc được quan sát vật thật giúp trẻ hiểu về các bộ phận của cá và môi trường sống của chúng. Sau đó tôi cho trẻ lấy thức ăn cho cá ăn. Qua đó trẻ biết được cách đớp mồi, cách vận động và môi trường sống của con cá..
Ví dụ: cho trẻ LQ với hiện tượng tự nhiên "Mưa từ đâu mà có "
Tôi đã sử dụng PP vào tiết học thêm sinh động. Tôi tạo bầu trời âm u, Những đám mây đen, sấm chớp, sau đó tạo những giọt mưa rơi xuống đất để trình chiếu cho trẻ xem. Vừa trình chiếu cho trẻ xem đồng thời tôi và trẻ cùng nhau thảo luận có những điều mà trẻ chưa hiểu tôi giải thích kịp thời cho trẻ rõ. Qua tiết học đó trẻ rất hứng thú và cũng mang lại cho trẻ một số kiến thức về hiện tượng tự nhiên để trẻ hiểu được khi trời sắp mưa thì bầu trời âm u và có những đám mây, trời nỗi sấm chớp thì bắt đầu mới có mưa. Và trẻ biết được mưa rất cần thiết cho cuộc sống con người và cỏ cây, các vật nuôi Ví dụ trong tiết: "Làm quen một số động vật sống trong gia đình "
Tôi cho trẻ thi "Đố vui " Hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố của đội bạn bằng cách 
Đội 1 : Ra câu đố : 	 Con gì ăn no 
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò.
 (Là con gì)
 	Đội 2: Có câu đố:	 Con gì mà có bốn chân
 	Bé về nó chạy tới gần vẫy đuôi
 ( Là con gì?)
Như vậy trẻ được đố vui trẻ hào hứng, kích thích tư duy làm giàu phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc.Trong tiết dạy tôi còn lồng ghép các tiết học, về lĩnh vực nhận thức (LQVtoán) lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Âm nhạc, tạo hình). Tôi xen kẽ các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm sinh động hơn.
Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật trẻ bằng cách gắn dán các bức tranh hoàn thiện theo yêu cầu của cô. Tôi tổ chức các trò chơi trong tiết học, động tĩnh xen kẽ gây được sự hứng thú, tiết dạy vui hơn, trẻ thêm phần hoạt bát và nhanh nhẹn hơn .
Trong hoạt động góc: Trẻ được chơi ở góc thiên nhiên, tưới cây, nhặt lá, cho cá ăn .. Đặc biệt trẻ được chơi với nhiều vật thật, hoạt động với nhiều vật thật như được ngắm nhìn, sờ mó, ngữi .. Từ đó trẻ có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ , không thể htế mà tôi còn phát huy sự sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ làm các bức tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên như hoa, lá ép khô, võ cây, cọng rơm, tàu dừa võ các con ốc ..
Dạo chơi tham quan hoạt động ngoài trời không những giúp cho trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình mà còn giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu hoa lá cỏ cây. Từ tình yêu thiên nhiên, hoa lá, cỏ cây giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường với khẩu hiệu "Trường Mầm non Hoa Mai xanh sạch đẹp ".
Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết về màu sắc, thân cây, lá, cành hoa, cho trẻ sờ cánh hoa thấy cánh hoa mịn màng hay nhẵn, các mép lá vì sao có răng cưa, ngữi hoa xem có mùi vị như thế nào ...Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ phân loại rất nhanh.
6. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh:
Để có được kết quả tốt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ thì công tác phối kết hợp với phụ huynh không thể không có. Hơn thế, công tác này phải có sự phối kết hợp rất chặt chẽ mới tạo được sự đồng thuận cao, đưa chất lượng CS-GD ngày một đi lên được. Nắm bắt được điều đó, trong năm học vừa qua, ngoài sự linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy, bản thân tôi đã tích cực phối kết hợp với phụ huynh, ban đại diện cha mẹ trẻ và được sự nhất trí, ủng hộ cao của phụ huynh.
Trong năm học, tôi chủ động tham mưu với BGH Nhà trường tổ chức họp phụ huynh 3 lần/ năm, trao đổi tình hình học tập, khả năng nhận thức của trẻ để cùng phụ huynh khắc phục những hạn chế trẻ mắc phải. Ngoài ra, tôi cũng đã chú ý làm nổi bật góc tuyên truyền ở lớp để cập nhật những kiến thức đã học trong ngày cho phụ huynh nắm rõ và có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà. Bên cạnh đó tôi luôn động viên, tuyên truyền phụ huynh trong việc tìm kiếm các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương giúp cô làm đồ dùng đồ chơi ở lớp, đóng góp một số chậu hoa, cây cảnh bổ sung vào góc thiên nhiên thêm phong phú, đa dạng mà gần gủi với trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc tập của trẻ ở lớp qua những giờ đón và giờ trả trẻ .
Ví dụ: ở lớp tôi có cháu Khánh Vy rất thích nghe kể chuyện về các con vật 
 Cháu Trường Sinh không biết được con gà thuộc nhóm động vật gì ?
Qua những lần trao đổi đó để phụ huynh biết được việc học tập của con mình để cùng cô ôn luyện thêm kiến thức cho trẻ ở nhà ...Động viên các cháu không chỉ bảo vệ các con vệ các con vật mà biết giúp đỡ bố mẹ chăm sóc cây cối ... Vì ở nông thôn nên trẻ ở nhà được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều và cũng được bố mẹ cung cấp thêm một số kién thức về môi trường thiên nhiên nên kết quả đạt được khá cao, đa số phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. 
4. Những Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm.
4.1. Những kết quả đạt được:
* Đối với giáo viên:
Bản thân được trau dồi kiến thức kỹ năng về chương trình GDMN mới.
Kết quả của các tiết dạy về lĩnh vực phát triễn nhận thức về MT tự nhiên trong MTXQ có 6 hoạt động xếp loại tốt, 3 hoạt động xếp loại khá.
Được phụ huynh tín nhiệm và tin yêu
* Đối với trẻ: 
 Tổng số trẻ là 37: Đa số trẻ mạnh dạn, tự tin, có khả năng diễn đạt và giao tiếp với bạn bè và mọi ngời xung quanh. Trong đợt thi "Bé khỏe, bé ngoan" cấp trường lớp chúng tôi có 5 cháu tham gia, kết quả có 01 cháu đạt giải nhất, 3 cháu đạt giải ba, 01 cháu đạt BKBN. Trong đợt nhà trường thanh tra toàn diện chất lượng lớp tôi đạt 100% trung bình trở lên, khá giỏi 75%.
Khả năng QS, nhận biết, So sánh
Đầu Năm
Cuối năm
Tăng
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tốt
4
10,8
15
40,5
11
Khá
7
18,9
17
45,9
10
TB
18
48,6
5
13,5
Giảm 13
Yếu
9
24,3
Giảm 9
* Đối với phụ huynh:
Đa số phụ huynh có nhận thức cao trong việc CSGD trẻ, tích cực hưởng ứng, ủng hộ nhiều chậu hoa cây cảnh, phế liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương.	4.2. Bài học kinh nghiệm.
Qua một năm thực hiện các biện pháp nói trên bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc phương pháp, có sáng tạo trong mỗi tiết dạy,có sự đổi mới trong phương pháp GDMN mới hiện nay,có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ LQMTXQ.
Bản thân thường xuyên tự học tập và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.Tích cực tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường mua sắm cơ sở vật chất đầy đủ cho trẻ được hoạt động.
3.Tích cực làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học và vui chơi cho trẻ. 
4. Bố trí, sắp xếp, xây dựng góc thiên nhiên phong phú và đa dạng các loại chậu hoa, cây cảnh, con vật gần gủi với trẻ.
5. Tăng cường vốn biểu tượng, làm giàu vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
6. Tổ chức tốt các hoạt động học trên lớp bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia.
7. Phối kết hợp với phụ huynh chặt chẽ, tạo sự đồng thuận giữa phụ huynh - nhà trường - giáo viên.
kết luận 
Như vậy việc cho trẻ LQMTXQ nói chung và MT tự nhiên nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện. Để đạt đạt được kết quả đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nắm chắc phương pháp dạy học và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiểu được đặc điểm tâm lý của từng trẻ để áp dụng vào những nội dung của bài dạy truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách tốt hơn. Là một giáo viên mầm non với thời gian công tác lâu năm trong nghề, bản thân tôi luôn cố gắng tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, luôn xứng đáng là một tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Có như vậy thì việc cho trẻ làm quen môi trường tự nhiên trong MTXQ thuộc lĩnh vực phát triễn nhận thức mới đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm, giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt môi trường tự nhiên trong MTXQ thuộc lĩnh vực nhận thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ mà tôi đã áp dụng trong năm học vừa qua. Bản thân tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.	
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Xác nhận của HĐKH Kiến Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2010
 Trường Mầm non hoa mai Người viết sáng kiến kinh nghiệm
 Nguyễn Thị Tư
 Xác nhận của HĐKH phòng GD &ĐT Lệ Thuỷ 

File đính kèm:

  • docMot_so_bien_phap_giup_tre_4_-_5_tuoi_hoc_tot_noi_dung_Moi_truong_thien_nhien_trong_linh_vuc_phat_tri.doc
Sáng Kiến Liên Quan