SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hiểu rõ hơn về truyện ngắn ở bậc Trung học Phổ thông tại trường Trung học Phổ thông Trung An

Nội dung sáng kiến:

Thực trạng Trường THPT Trung An nằm ở xã Trung An, huyện Cờ Đỏ cách xa trung tâm đô thị, hành chính của thành phố Cần Thơ; tỉ lệ học sinh giỏi chỉ một số ít, phần lớn tỉ lệ trung bình, yếu chiếm đa số; điều kiện kinh tế của hầu hết gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn, các kênh thông tin còn hạn chế,. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên. Vậy làm thế nào để việc học của các em được thuận lợi và tạo niềm hứng khởi cho các em trong học tập, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong giảng dạy? Làm thế nào để nâng cao được chất lượng bộ môn của trường cũng như góp phần nâng cao được tỉ lệ, chất lượng bộ môn chung của thành phố Cần Thơ? Đề tài này cũng là sự quan tâm của nhiều người. Mỗi người có một hướng tiếp cận khác nhau. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu. Dù sáng kiến này được áp dụng tại trường THPT Trung An nhưng theo kinh nghiệm giảng dạy, chấm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi THPT quốc gia nhiều năm và được tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh, chúng tôi thiết nghĩ cũng có thể áp dụng cho tất cả các học sinh trung học phổ thông và cả trung học cơ sở tham khảo. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:

Trước tiên là việc giúp các học sinh nắm rõ về nhan đề tác phẩm. Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất để đến với tác phẩm văn học. Từ nhan đề sẽ gợi được hoàn cảnh, số phận của nhân vật. Mặt khác, nhan đề cũng bộc lộ rõ quan điểm, lập trường, nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan, ý đồ nghệ thuật của của tác giả. Chẳng hạn, Nam Cao viết tác phẩm này năm 1940 và đặt tên là “Cái lò gạch cũ”. Năm 1941, khi in thành sách lần đầu, Nhà xuất bản Đời mới đã tự ý đổi là “Đôi lứa xứng đôi”. Điều này chứng tỏ Nhà xuất bản chỉ chú ý tới mối tình nửa người nửa ngợm giữa Chí Phèo và thị Nở mà thôi. Năm 1946, tác phẩm được in lại trong tập Luống cày với tên là Chí Phèo. Hình tượng nghệ thuật của nhân vật đã được thể hiện đúng với nguồn gốc của nó: Chí Phèo bị tha hóa, bần cùng hóa về nhân cách, cánh của lương thiện vừa mở ra thì cũng là lúc bị khép lại. Chí đã rơi vào bế tắc, tuyệt vọng dẫn đến cái chết. Từ đó, thấy được sự dã tâm của một chế độ độc tài, vô nhân tích, đẩy người dân vào cái chết.

Kế đến là tìm hiểu qua cốt truyện. Tuy nhiên có cả những truyện không có chuyện. Đó là những truyện được kết cấu theo tâm trạng của nhân vật như truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Đây là một trong những đặc điểm riêng biệt về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đối với những truyện ngắn có đầy đủ các sự kiện, tình tiết thì nhất thiết phải yêu cầu học sinh tóm tắt theo hệ thống nội dung cốt truyện. Việc tóm tắt này có thể ngắn gọn hoặc chi tiết tùy theo yêu cầu tìm hiểu từng tác phẩm. Khi tóm tắt phải theo trục thời gian hoặc tuân thủ tính lô gic của tác phẩm.

Tiếp theo là tìm hiểu thông qua tình huống truyện. Truyện ngắn là một thể loại có ưu thế trong việc chớp lấy một “khoảnh khắc” hiện thực cuộc sống. Cái thời gian ấy thường được các nhà văn sáng tạo qua tình huống truyện. Đây là yếu tố đơn giản hơn tìm hiểu cả cốt truyện nhưng nó lại là điều vô cùng quan trọng. Tình huống là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng của nhà văn trong truyện ngắn.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hiểu rõ hơn về truyện ngắn ở bậc Trung học Phổ thông tại trường Trung học Phổ thông Trung An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HIỂU RÕ HƠN VỀ TRUYỆN NGẮN Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG AN
2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận số 28/QĐ-THPTTA, ngày 02 tháng 04 năm 2018
3. Tác giả sáng kiến: 
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 1
 Thái Bảo Thông
 19/12/1983
 THPT Trung An
 ĐH Ngữ Văn
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Từ năm 2016 đến 2018
5. Nội dung sáng kiến:
Thực trạng Trường THPT Trung An nằm ở xã Trung An, huyện Cờ Đỏ cách xa trung tâm đô thị, hành chính của thành phố Cần Thơ; tỉ lệ học sinh giỏi chỉ một số ít, phần lớn tỉ lệ trung bình, yếu chiếm đa số; điều kiện kinh tế của hầu hết gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn, các kênh thông tin còn hạn chế,... Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên. Vậy làm thế nào để việc học của các em được thuận lợi và tạo niềm hứng khởi cho các em trong học tập, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong giảng dạy? Làm thế nào để nâng cao được chất lượng bộ môn của trường cũng như góp phần nâng cao được tỉ lệ, chất lượng bộ môn chung của thành phố Cần Thơ? Đề tài này cũng là sự quan tâm của nhiều người. Mỗi người có một hướng tiếp cận khác nhau. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu. Dù sáng kiến này được áp dụng tại trường THPT Trung An nhưng theo kinh nghiệm giảng dạy, chấm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi THPT quốc gia nhiều năm và được tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh, chúng tôi thiết nghĩ cũng có thể áp dụng cho tất cả các học sinh trung học phổ thông và cả trung học cơ sở tham khảo. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
Trước tiên là việc giúp các học sinh nắm rõ về nhan đề tác phẩm. Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất để đến với tác phẩm văn học. Từ nhan đề sẽ gợi được hoàn cảnh, số phận của nhân vật. Mặt khác, nhan đề cũng bộc lộ rõ quan điểm, lập trường, nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan, ý đồ nghệ thuật của của tác giả. Chẳng hạn, Nam Cao viết tác phẩm này năm 1940 và đặt tên là “Cái lò gạch cũ”. Năm 1941, khi in thành sách lần đầu, Nhà xuất bản Đời mới đã tự ý đổi là “Đôi lứa xứng đôi”. Điều này chứng tỏ Nhà xuất bản chỉ chú ý tới mối tình nửa người nửa ngợm giữa Chí Phèo và thị Nở mà thôi. Năm 1946, tác phẩm được in lại trong tập Luống cày với tên là Chí Phèo. Hình tượng nghệ thuật của nhân vật đã được thể hiện đúng với nguồn gốc của nó: Chí Phèo bị tha hóa, bần cùng hóa về nhân cách, cánh của lương thiện vừa mở ra thì cũng là lúc bị khép lại. Chí đã rơi vào bế tắc, tuyệt vọng dẫn đến cái chết. Từ đó, thấy được sự dã tâm của một chế độ độc tài, vô nhân tích, đẩy người dân vào cái chết.
Kế đến là tìm hiểu qua cốt truyện. Tuy nhiên có cả những truyện không có chuyện. Đó là những truyện được kết cấu theo tâm trạng của nhân vật như truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Đây là một trong những đặc điểm riêng biệt về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đối với những truyện ngắn có đầy đủ các sự kiện, tình tiết thì nhất thiết phải yêu cầu học sinh tóm tắt theo hệ thống nội dung cốt truyện. Việc tóm tắt này có thể ngắn gọn hoặc chi tiết tùy theo yêu cầu tìm hiểu từng tác phẩm. Khi tóm tắt phải theo trục thời gian hoặc tuân thủ tính lô gic của tác phẩm.
Tiếp theo là tìm hiểu thông qua tình huống truyện. Truyện ngắn là một thể loại có ưu thế trong việc chớp lấy một “khoảnh khắc” hiện thực cuộc sống. Cái thời gian ấy thường được các nhà văn sáng tạo qua tình huống truyện. Đây là yếu tố đơn giản hơn tìm hiểu cả cốt truyện nhưng nó lại là điều vô cùng quan trọng. Tình huống là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng của nhà văn trong truyện ngắn.
Một kĩ năng nữa là việc tác tìm hiểu tác phẩm qua các chặng đường biến đổi của nhân vật. Nói đến truyện ngắn không thể không nói đến nhân vật. Có nhân vật được xây dựng trực tiếp. Có nhân vật được xây dựng gián tiếp thông qua lời đánh giá của nhân vật khác. Ngoài việc tìm hiểu ngoại hình, tính cách chung. Chúng ta cần phân chia các chặng đường khác nhau mà nhân vật sống và hoạt động. Các chặng đường biến đổi có thể được coi là những cột mốc để hiểu nhân vật một cách kĩ lưỡng.
Tìm hiểu qua những chi tiết tiêu biểu và cảnh vật gây ấn tượng nhằm bộc lộ tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm là một kĩ năng cũng không thể thiếu được. Ở mỗi truyện ngắn chúng ta nên lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất, những cảnh gây ấn tượng mạnh nhất đối với người đọc. Học sinh có thể học thuộc những chi tiết tiêu biểu này và nắm chắc cảnh gây ấn tượng trong tác phẩm để có thể trích dẫn khi làm bài.
Kĩ năng sau cùng là việc tìm hiểu tác phẩm qua cách dựng truyện, giọng điệu và cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Có thể coi đây là một số thủ pháp nghệ thuật mà các nhà văn thường sử dụng để bộc lộ phong cách của mình. Giọng điệu các truyện ngắn thường cũng rất phong phú. Có truyện sử dụng giọng văn hài hước châm biếm, mỉa mai nhẹ nhàng mà hóm hỉnh như Vi hành (Nguyễn Ái Quốc). Truyện Vợ nhặt của Kim Lân có giọng điệu mộc mạc, giản dị,...
Tóm lại, bằng việc cung cấp những kĩ năng cụ thể, học sinh đã say mê học tập và kết quả môn Ngữ văn nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng đạt khá cao. Thông qua tác phẩm văn chương, học sinh còn nhận thức được tư tưởng, tình cảm, tâm hồn một cách trọn vẹn hơn.
6. Tính hiệu quả:
+ Học sinh đã dễ dàng nắm nắm bắt được nội dung, cách tiếp cận các thể loại truyện ngắn. Các em đã có hứng khởi, tự giác, thích thú trong học tập và tự tìm hiểu thêm kiến thức.
+ Giáo viên áp dụng được thuận lợi hơn trong giảng dạy.
+ Cả người dạy và học tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, chi phí
+ Với mặt bằng chung của những trung học phổ thông khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ có thể không cao nhưng chất lượng và tỉ lệ bộ môn của trường THPT Trung An là một kết khá cao. Đặc biệt là học sinh khá giỏi. Cụ thể như sau:
Lớp 
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
 Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ 
%
12C3
38
9
23.4
18
46.8
11
29.8
0
0
12C7
40
5
12.5
15
37.5
20
50
0
0
11C1
37
6
16.2
17
45.9
14
37.9
0
0
11C2
39
4
10.4
12
31.2
23
58.4
0
0
11C3
36
5
14
16
44.8
15
41.2
0
0
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Dù sáng kiến này được áp dụng tại trường THPT Trung An nhưng theo kinh nghiệm giảng dạy, chấm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi THPT quốc gia nhiều năm và được tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh, chúng tôi thiết nghĩ cũng có thể áp dụng cho tất cả các học sinh trung học phổ thông và cả trung học cơ sở tham khảo.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trung An, ngày 28 tháng3 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
 Thái Bảo Thông 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hieu_ro_hon_ve_truyen_ng.docx
Sáng Kiến Liên Quan