SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3,4 tuổi trường chính

“Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” cho trẻ 3,4 tuổi nói riêng, trẻ trong độ tuổi mầm non nói chung có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

 Như chúng ta đã biết, mỗi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã có những nét riêng biệt, sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Mặc dù vậy, khi sống trong môi trường tập thể, mỗi bé cần có những kỹ năng chung nhất định để hòa nhập và vui chơi với bạn bè. Những kỹ năng này rất cần thiết đối với quá trình trưởng thành của trẻ. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.

Lớp MGG 3,4 TTC đa số các em thường rụt rè, nhút nhát, ngại chào hỏi người lớn, thụ động trong công việc tự phục vụ bản thân như để bố mẹ cất giày dép, ba lô khi vào lớp, một số trẻ chưa tự giác cất ghế khi ăn cơm xong, hay gấp áo khoác cất gọn trước khi đi ngủ, chưa biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, hay nhận quà và xin lỗi khi làm sai. Ngày nay khi xã hội phát triển kèm theo nhiều vấn nạn như nạn bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em tràn lan. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.

 

pptx35 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo ghép 3,4 tuổi trường chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày cho đứa trẻ sau này. 
Thuận lợi 
+ Giáo viên: Là một giáo viên, tôi luôn có ý thức tiếp thu và bồi dưỡng nội dung chương trình giáo dục mầm non, nội dung lập kế hoạch giáo dục một cách đầy đủ và đã thể hiện đồng bộ về chương trình mới. 
- Bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, xây dựng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ . 
- Mặt khác, tôi luôn tìm hiểu những nhu cầu tâm sinh lý của trẻ, những kỹ năng mà trẻ đạt được thì cần phát huy, còn kỹ năng trẻ chưa đạt thì tôi trau dồi hàng ngày để trẻ được phát triển theo độ tuổi của trẻ. 
+ Về trẻ : Trẻ ở lớp đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn. Không có trẻ khuyết tật. Một số trẻ có kỹ năng biết tự phục vụ bản thân tốt. 
 + Về phụ huynh : Các bậc phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của trẻ trong trường mầm non. Một số phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên trực tiếp cũng như qua tin nhắn zalo ,... để trao đổi về kỹ năng của trẻ những lúc trẻ ở nhà. 
+ Về trẻ : Lớp ghép 2 độ tuổi, số trẻ ở trên lớp còn đông, nhận thức của trẻ không đồng đều. 
Một số trẻ chưa có thói quen với nề nếp học, nhút nhát, thụ động, chưa tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm giáo dục kỹ năng sống. 
Giáo viên đôi khi còn lúng túng trong việc soạn và giảng dạy, chưa thu hút và gây được hứng thú cho trẻ. 
Còn một số phụ huynh đi làm xa nhà, không có thời gian chăm sóc quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Đầu năm với tổng số trẻ 22 cháu . Trẻ lớp ghép 2 độ tuổi, 2 trẻ lần đầu tiên ra lớp, một số trẻ b iểu hiện khủng hoảng, có nhiều trẻ tỏ ra hiếu động, không nghe lời cô , thiếu kỷ luật vì quen với môi trường được tự do ở nhà. M ột số trẻ nói chưa rõ câu, phát âm chưa rõ ràng, không tập trung chú ý nên rất khó tiếp nhận kiến thức để đạt mục tiêu . 
+ Về phụ huynh : Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, còn chiều chuộng trẻ quá nhiều. Và trong nhận thức của phụ huynh cho con đến trường ở độ tuổi này thì để chơi . 
Khó khăn 
TT 
Nội dung đánh giá 
Số trẻ KS 
Trước khi thực hiện 
Đạt 
Tỷ lệ (%) 
1 
Kỹ năng tự phục vụ 
22 
11 
50 
2 
Kỹ năng giao tiếp 
22 
10 
45,5 
3 
 Kỹ năng tự nhận thức 
22 
12 
54,5 
4 
 Kỹ năng hợp tác 
22 
11 
50 
 Thứ nhất: Do ở độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức trẻ chưa ổn định. Trẻ chưa hình thành các kỹ năng sống cơ bản . 
 Thứ hai: Nhận thức phụ huynh không đồng đều, một số phụ huynh chưa thực sự nhận thức được việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là như thế nào. 
 Thứ ba: Bản thân giáo viên chưa mạnh dạn, chủ động, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động CSGD trẻ một cách linh hoạt. 
Nguyên nhân: 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi là một giáo viên nên tôi luôn suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3,4 tuổi tại lớp MGG 3,4 TTC 
 Nhiều người đặt ra câu hỏi “ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi 3,4 tuổi có quá sớm, liệu bản thân trẻ có thực hiện được không?” Chẳng có gì là sớm vì xung quanh trẻ có rất rất nhiều kỹ năng cần thiết. Quan trọng là tùy theo lứa tuổi của trẻ mà giáo viên cần có nhiệm vụ lựa chọn xác định được kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi của 3,4 tuổi , cụ thể như sau: 
* Về mặt kỹ năng của trẻ: 
- Trẻ biết tự phục vụ cất dép gọn gàng đúng nơi quy định. 
- Biết cất đồ dùng đúng tủ của mình. 
- Biết tự lấy ghế về tổ, về bàn, và xếp gọn gàng khi không ngồi. 
- Khi ăn cơm không làm rơi vãi,nếu làm rơi biết nhặt cơm vào đĩa. 
- Đa số trẻ biết tự xúc cơm ăn hết suất của mình. 
- Biết lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định. 
- Hình thành thói quen vệ sinh rửa tay lau mặt trước và sau khi ăn, và những lúc tay chân bẩn. 
- Biết lấy cốc, khăn để dùng 
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định 
- Biết tự lấy gối của mình để ngủ 
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và xác định các loại kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi 3,4 tuổi để dạy trẻ. 
 * Về mặt giao tiếp: 
 - Chào hỏi cô, bố mẹ, các bạn khi đi học và khi ra về. 
- Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi. 
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người. 
* Tự nhận thức: 
 - Trẻ thích tò mò và ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh 
- Trẻ biết được việc mình vừa làm sai, làm cô giáo và bạn không vui 
- Trẻ nhận biết được tên tuổi của mình, kể về các thành viên trong gia đình và địa chỉ gia đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến. 
* Hợp tác: 
- Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi. 
- Trẻ biết đoàn kết nhường nhịn và quan tâm nhau trong khi chơi. 
- Trẻ hình thành thói quen tính cách thái độ cư xử đúng mực với bạn và mọi người xung quanh. Tùy thuộc nội dung bài dạy mà tôi lựa chọn cách gây hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng. Vì vậy tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt động của cô. 
 Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ. 
 Biện pháp 2: Tạo môi trường, sắp xếp, lựa chọn đồ dùng đồ chơi phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ  
Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục kỹ năng sống của trẻ chính vì vậy việc tạo môi trường để dạy trẻ kỹ năng sống cũng rất là quan trọng, lớp học phù hợp, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ nắm bắt tri thức thuận lợi và hiệu quả hơn cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú hơn trong mọi hoạt động giúp cho các kỹ năng sống của trẻ được phát triển. 
Ví dụ: Trang trí môi trường lớp học sáng, đẹp mắt, an toàn với những hình ảnh ngộ nghĩnh nhiều màu sắc, các góc chơi được trang trí theo góc mở để trẻ có thể phát triển kỹ năng tự tìm tòi khám phá của mình thay đổi hình ảnh phù hợp theo từng chủ đề 
Đồ dùng đồ chơi sắp xếp vị trí hợp lí, thuận tiện, gọn gàng dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, vừa tầm tay trẻ. Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ. Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn. 
Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà quen dần và không cần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. 
Đặc biệt trang trí góc chuyên đề: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” mà ở đó có những hình ảnh đẹp, sinh động có tính giáo dục những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. 
Ví dụ: "Hình ảnh bé không nhận quà của người lạ, không đi theo người lạ" (Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân); “Hình ảnh các bạn nhỏ quét rác, nhặt lá vàng rơi vào thùng rác” (Giáo dục trẻ kỹ năng vệ sinh môi trường); "Hình ảnh ảnh bé bé khoanh tay chào cô, bố mẹ" (Giáo dục lễ giáo). 
Thông qua việc tạo môi trường đó phụ huynh cũng nắm được phần nào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường cũng như tại nhà. 
Ngay trong những ngày đầu đón trẻ tôi luôn để ý về kỹ năng giao tiếp chào hỏi của trẻ, qua đó tôi động viên khen ngợi kịp thời những trẻ biết chào cô giáo và bố mẹ trước khi vào lớp hay khi ra về. Còn một số trẻ rụt rè, hay trẻ chưa có kỹ năng trong giao tiếp cô giáo phải là tấm gương để trẻ học hỏi vì vậy tôi sẽ chào trẻ trước “cô chào con” sau đó cô khéo léo nhắc nhẹ "các con khoanh tay lại chào ông bà, bố, mẹ và cô giáo rồi vào lớp nào", nhắc trẻ chào các bạn trong lớp khi đến lớp và lúc ra về "mình chào các bạn". Ngoài ra trong giờ đón trả trẻ tôi còn phối hợp với giáo viên trong lớp cho trẻ chơi tự do theo nhóm theo ý thích của trẻ, cô gợi cho trẻ nói chuyện với bạn về sở thích, trang phục, những điều xung quanh trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển vốn từ, khả năng giao tiếp mạnh dạn tự tin hơn. 
Biện pháp 3: Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động. 
2.1. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua giờ đón trả trẻ. 
Tôi đã lựa chọn một số bài giáo dục kỹ năng sống đưa vào khung chương trình giảng dạy của lớp. Các tiết dạy kỹ năng sống được phân bổ hợp lý vào trong các chủ đề năm học như: Chủ đề trường mầm non có tiết "dạy trẻ chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè" qua tiết dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến trường gặp bác bảo vệ, các cô các bác hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên nhân viên trong trường cũng như bạn bè trong lớp. Về nhà, trẻ biết chào ông bà bố mẹ anh chị em trong gia đình đồng thời biết chào hỏi lễ phép khi cùng bố mẹ đến nhà người quen chơi. 
2.2. Dạy trẻ kỹ năng tìm tòi, khám phá, giữ an toàn cá nhân... thông qua hoạt động học của trẻ. 
Trong chủ đề gia đình có bài "dạy trẻ không chơi những đồ chơi có thể gây nguy hiểm" và bài "không nhận quà và đi theo người lạ". Qua các bài dạy trẻ nhận biết được một số đồ chơi nguy hiểm và một số đồ chơi an toàn từ đó giúp trẻ nhận thức được không chơi những đồ chơi nguy hiểm để bảo vệ an toàn bản thân. Thông qua bài dạy "không nhận quà và đi theo người lạ" giáo viên dạy trẻ biết không nhận quà của người lạ dù người đó có những món quà đẹp, bắt mắt, dụ dỗ bằng những lời ngon ngọt và đặc biệt không đi theo người lạ với bất cứ lý do gì? Trong tiết dạy giáo viên đưa ra những tình huống để trẻ xử lý, những video hoặc cô và trẻ cùng đóng vai những mẩu chuyện ngắn để giúp trẻ hiểu rõ hơn về việc không nhận quà và đi theo người lạ. Qua chủ đề trẻ biết giữ an toàn cá nhân khi chơi những đồ chơi và trước những tác động bên ngoài xã hội. 
Ngoài những giờ học giáo dục kỹ năng sống tôi còn lồng ghép kỹ năng sống vào các giờ tiết dạy khác một cách nhẹ nhàng, phù hợp nội dung bài dạy, như chúng ta đã biết trẻ nhỏ rất hiếu động luôn muốn được tự mình tìm tòi và khám phá ra những điều mới lạ xung quanh của mình vì vậy trong các tiết học tôi luôn để trẻ tự trải nghiệm khám phá tìm tòi và nói lên điều mình đang nghĩ trước sau đó cô giáo mới là người đính chính và chốt lại. 
2.2. Dạy trẻ kỹ năng tìm tòi, khám phá, giữ an toàn cá nhân... thông qua hoạt động học của trẻ. 
Ví dụ: Thông qua hoạt động lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: thơ "Mèo đi câu cá" trẻ được đọc thơ diễn cảm, tăng vốn từ cho trẻ, trẻ đóng kịch tạo sự mạnh dạn tự tin cho trẻ. Qua tiết học cô giáo dục trẻ luôn chăm chỉ làm việc, không ỷ lại vào người khác. 
Ví dụ: Thông qua lĩnh vực phát triển thể chất: Giáo viên giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết giữa các đội chơi để vượt qua các phần thi, rèn luyện trẻ tính mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động ném. 
2.2. Dạy trẻ kỹ năng tìm tòi, khám phá, giữ an toàn cá nhân... thông qua hoạt động học của trẻ. 
* Trong giờ hoạt động góc: Trẻ được hoạt động theo nhóm chơi, chơi nhóm mà mình thích, trẻ hợp cùng các bạn trong nhóm đoàn kết giúp nhau hoàn thành một việc gì đó vì một mục đích chung với sự bằng lòng kiên nhẫn và sự thích thú. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ, cùng làm việc với các bạn đạt hiệu quả. 
* Dạy trẻ kỹ năng tự tin thông qua hoạt động ngoài trời: Là một giáo viên điều đầu tiên là cần phải chú trọng phát triển sự tự tin, lòng tự trọng cho trẻ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lúc, mọi nơi. 
2.3. Dạy trẻ kỹ năng sống hợp tác, tự tin, tự phục vụ thông qua hoạt động của trẻ. 
* Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ: Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân. Hiểu được điều này, các cô luôn khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự lập. Các con rất hào hứng khi được giúp cô giáo những việc đơn giản. Trước khi cho trẻ vào rửa tay, rửa mặt để chuẩn bị vào bàn ăn tôi và các cô giáo cùng lớp chuẩn bị nước và khăn mặt cho trẻ. Cô cho trẻ xếp hàng lần lượt vào rửa tay trẻ tự rửa tay đúng thao tác sau đó nhắc nhở trẻ ra lấy khăn mặt mỗi khăn của trẻ đã được dập kí hiệu riêng, trẻ khác tự tìm được khăn của mình và tự rửa mặt đúng thao tác. Sau đó giúp cô giáo chia cơm về bàn ăn, trước khi ăn biết mời cô giáo, các bạn ăn cơm, trong quá trình ăn trẻ ăn hết suất, nhai kỹ, ngồi ngay ngắn, không nói chuyện, đùa nghịch làm ảnh hưởng đến bạn khác, rơi cơm ra bàn trẻ biết tự nhặt cơm rơi vào đĩa đựng cơm rơi, ăn xong mỗi trẻ tự biết đi cất bát, thìa, ghế của mình ngồi đúng nơi quy định. Cô cho trẻ tự đi lấy gối của mình và cho trẻ tự gập áo trước khi lên giường nằm. 
2.3. Dạy trẻ kỹ năng sống hợp tác, tự tin, tự phục vụ thông qua hoạt động của trẻ. 
* Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi: Ở bất cứ giờ nào, dù ở trong lớp hay ngoài sân, đón trẻ hay trẻ trẻ. Khi thấy trẻ có hành vi không chuẩn mực hay trẻ thực hiện chưa đúng tôi lập tức sửa sai cho trẻ ngay hay khi có cơ hội để cho trẻ quan sát một hành vi đúng thì tôi cũng luôn giúp trẻ ý thức hơn về hành vi đúng sai trong cuộc sống 
Ví dụ : Khi đang chơi dưới sân trường thấy vỏ kẹo vỏ sữa tôi liền cho trẻ quan sát và hỏi: " Các con thấy vỏ kẹo vứt như thế đã đúng chưa? nếu vỏ kẹo cứ vứt như thế thì sân trường sẽ như thế nào? Qua đó giáo dục trẻ không vứt rác dưới sân mà bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định, sau đó tôi hướng dẫn trẻ đi nhặt vỏ kẹo bỏ vào thùng rác, đây là hành động thực tế giúp trẻ ý thức được hành vi của mình. 
2.3. Dạy trẻ kỹ năng sống hợp tác, tự tin, tự phục vụ thông qua hoạt động của trẻ. 
Ở bất cứ giờ nào, dù ở trong lớp hay ngoài sân, đón trẻ hay trẻ trẻ. Khi thấy trẻ có hành vi không chuẩn mực hay trẻ thực hiện chưa đúng tôi lập tức sửa sai cho trẻ ngay hay khi có cơ hội để cho trẻ quan sát một hành vi đúng thì tôi cũng luôn giúp trẻ ý thức hơn về hành vi đúng sai trong cuộc sống 
Ví dụ : Khi đang chơi dưới sân trường thấy vỏ kẹo vỏ sữa tôi liền cho trẻ quan sát và hỏi: " Các con thấy vỏ kẹo vứt như thế đã đúng chưa? nếu vỏ kẹo cứ vứt như thế thì sân trường sẽ như thế nào? Qua đó giáo dục trẻ không vứt rác dưới sân mà bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định, sau đó tôi hướng dẫn trẻ đi nhặt vỏ kẹo bỏ vào thùng rác, đây là hành động thực tế giúp trẻ ý thức được hành vi của mình. 
Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi 
2.4. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm để dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
Những hoạt động trải nghiệm trong môi trường lớp học và môi trường ngoài lớp học, tôi luôn quan tâm tạo điều kiện thực hành, trải nghiệm từ những kiến thức thực tế phù hợp với đặc điểm của trẻ và các điều kiện thực tế sẵn có của địa phương, trường lớp. 
Ví dụ: hoạt động trải nghiệm tự tay làm bưu thiếp, làm hoa và những món quà tặng bà, mẹ nhân ngày quốc tế phụ nữ 20/10. Hoạt động này đã mang lại cho các con những cảm xúc vui mừng, yêu thương sự kính trọng giành cho bà, mẹ. 
Qua hoạt động trải nghiệm trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia vào các hoạt động nhóm để tạo được sản phẩm đẹp, trẻ biết yêu quý, kính trọng những người thân yêu, có những hành động đẹp. 
Biện pháp 4: P hát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.  
 Giao tiếp với bạn bè: Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra “tiêu chí” không tranh giành đồ chơi với bạn. Cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn 
 Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa, không nói dối khiến cho buổi nói chuyện trở nên thật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp. 
C hào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi. 
Đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng xã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác. 
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. 
Ngay từ đầu năm học, để giáo dục trẻ đạt được hiệu quả như mong muốn tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về các phương pháp và hình thức giáo dục khác nhau . Có thể trao đổi qua bảng tuyên truyền, họp phụ huynh, trên kênh thông tin của nhóm lớp, và trao đổi trực tiếp. Để phụ huynh cũng như cô giáo hiểu hơn về hình thức cùng như phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, 2 bên cùng có sự thống nhất các phương pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhất. 
Biện pháp 6 : Nâng cao bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng sống cho bản thân 
 Bản thân tôi luôn ý thức sâu sắc vai trò quan trọng của các chuẩn mực đạo đức, của kĩ năng sống trong đời sống cũng như công việc. Một người giáo viên có kĩ năng sống tốt thì sẽ có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội. Do đó tôi cũng luôn muốn cho những học trò nhỏ của mình có được những hành trang, những thấu hiểu về các chuẩn mực đạo đức, những kiến thức, hành vi phù hợp với cuộc sống. Vì vậy, để giúp trẻ 3,4 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 3,4 tuổi như: 
 - Tham gia các đợt sinh hoạt, hội thảo chuyên đề do trường tổ chức. 
 - Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên mạng xã hội, sách báo, tạp chí mầm non. 
 + Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 24-36 tháng tuổi. 
 + Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non{ nhà xuất bản đại học quốc gia}. 
 + Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ nhà trẻ. 
 + Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần, xem trên báo mạng. 
Sau khi thực hiện biện pháp, sau một thời gian áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt. 
Những giải pháp mà tôi đề xuất và áp dụng ở trên được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nhận thức đối tượng trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiến nhà trường, địa phương, điều kiện nhóm lớp, khả năng bản thân. 
Có thể nói tất cả các giải pháp trên được áp dụng vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, đều có vị trí rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói riêng. 
Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo trẻ trường mầm non xã Lộc Yên. 
Kết quả đạt được: 
Kết quả đạt được 
Đối với trẻ : 
 Bước đầu tôi nhận thấy kỹ năng. t rẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô như: Tự lấy ghế ngồi vào tổ khi đến lớp, lấy ghế ngồi vào bàn khi ăn, tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự lấy cốc uống nước, rửa tay lau mặt, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, xếp ghế khi ăn xong, lấy gối đi ngủ Bên cạnh đó thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn, trong quá trình chơi với bạn hợp tác, nhường nhịn nhau hơn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Hợp tác thành thật chia sẽ với mọi người xung quanh và bạn bè 
* Đối với giáo viên: Tôi cảm thấy tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. 
* Đối với phụ huynh: Ngày càng tin tưởng và gửi gắm con em mình học trong một môi trường an toàn, gần gũi và thân thiện. Phụ huynh quan tâm hơn và thường xuyên trao đổi với giáo viên về cách giáo dục kỹ năng cho con em mình, về tình hình của trẻ ở nhà. 
Trên đây là toàn bộ nội dung mà đề tài tôi đã đề cập, đã làm rõ được những lý luận liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3,4 tuổi đạt hiệu quả. 
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của mọi người 

File đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_lop_mau.pptx
Sáng Kiến Liên Quan