SKKN Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2

Trong xã hội ngày nay, dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, việc giáo dục học trò qua lao động và bằng lao động cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với các cấp quản lý, các nhà giáo dục. Điều đó đồng nghĩa với việc, các nhà trường chỉ chú trọng dạy kiến thức cho học sinh, còn các hoạt động khác trong đó có lao động thì không quan tâm. Đó cũng là điều dễ hiểu khi các nhà trường không tổ chức cho học sinh lao động mà vào đầu năm học đều thu tiền, nào là tiền lao động, nào là tiền “thuê” làm trực nhật, nào là tiền lao động công ích Như thế có nghĩa là học sinh chỉ việc đi học chứ không biết lao động là gì. Hiện tượng này diễn ra rất nhiều ở các trường thuộc thành phố, thị trấn. Do đó hoạt động lao động của học sinh trong trường học đã bị bỏ qua, những hoạt động đó dần được “dịch vụ hóa”.

Vì vậy, việc “bỏ qua” lao động ở các trường học hiện nay là một hình thức gián tiếp làm học sinh lười vận động và sợ lao động. Sự chậm chạp, ít hoạt động cơ bắp không chỉ có ở học sinh khu vực thành phố mà còn xuất hiện nhiều ở học sinh các vùng nông thôn. Không chỉ các em học sinh ở thành phố mà không ít học sinh ở các vùng nông thôn nơi địa bàn của trường quản lí ngoài thời gian học tập, giải trí thì học sinh không phải làm bất cứ công việc gì khác.

Việc học sinh lười lao động một phần do gia đình rất nuông chiều con cái không muốn cho con mình tham gia lao động vì sợ con vất vả, sợ con mệt, sợ con bị nắng, bị bẩn và yêu cầu nhà trường “thu tiền” để thuê người dọn dẹp, lao động thay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyên lý giáo dục đã chỉ ra mục đích cũng như yêu cầu của quá trình giáo dục, trong đó, giáo dục toàn diện là yếu tố quan trong hàng đầu không thể thiếu được của các nhà trường. Do vậy, trong quá trình giáo dục học sinh, thông qua dạy chữ để dạy làm người, các nhà trường luôn chú trọng rèn cho học sinh các yếu tố như đức, trí, thể, mĩ. Trong đó, yếu tố giáo dục học sinh bằng lao động và qua lao động là không thể thiếu được.
Giáo dục thông qua lao động là việc làm quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở các em những phẩm chất của người lao động mới. Yêu lao động quý trọng người lao động, giúp các em có được các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng lao động cần thiết cho tương lai. 
Tôi thiết nghĩ các nhà trường dù ở cấp nào đi nữa ngoài rèn đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh thì một yếu tố rất quan trọng đó là luôn coi lao động là việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Sự tiến hành hoạt động lao động thường xuyên và có kế hoạch của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở trẻ, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống
Xác định được vai trò quan trọng của lao động đối với học sinh, hàng năm bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch lao động sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Từ đó học sinh đã rèn được thói quen lao động tự phục vụ hàng ngày, lao động dọn vệ sinh trường lớp, lao động công íchCác em không ngại mệt, ngại khó mà hăng say, tự giác lao động dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, chính hoạt động này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc rèn luyện thân thể và ý thức bảo vệ môi trường góp phần làm đẹp cảnh quan trường lớp. Tôi xin trình bày lại qua tên đề tài: “Một số biên pháp chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác giáo dục lao động cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2”.
 B. NỘI DUNG
I/ Thực trạng hiện nay về công tác lao động của học sinh
Trong xã hội ngày nay, dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, việc giáo dục học trò qua lao động và bằng lao động cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với các cấp quản lý, các nhà giáo dục. Điều đó đồng nghĩa với việc, các nhà trường chỉ chú trọng dạy kiến thức cho học sinh, còn các hoạt động khác trong đó có lao động thì không quan tâm. Đó cũng là điều dễ hiểu khi các nhà trường không tổ chức cho học sinh lao động mà vào đầu năm học đều thu tiền, nào là tiền lao động, nào là tiền “thuê” làm trực nhật, nào là tiền lao động công íchNhư thế có nghĩa là học sinh chỉ việc đi học chứ không biết lao động là gì. Hiện tượng này diễn ra rất nhiều ở các trường thuộc thành phố, thị trấn. Do đó hoạt động lao động của học sinh trong trường học đã bị bỏ qua, những hoạt động đó dần được “dịch vụ hóa”. 
Vì vậy, việc “bỏ qua” lao động ở các trường học hiện nay là một hình thức gián tiếp làm học sinh lười vận động và sợ lao động. Sự chậm chạp, ít hoạt động cơ bắp không chỉ có ở học sinh khu vực thành phố mà còn xuất hiện nhiều ở học sinh các vùng nông thôn. Không chỉ các em học sinh ở thành phố mà không ít học sinh ở các vùng nông thôn nơi địa bàn của trường quản lí ngoài thời gian học tập, giải trí thì học sinh không phải làm bất cứ công việc gì khác.
Việc học sinh lười lao động một phần do gia đình rất nuông chiều con cái không muốn cho con mình tham gia lao động vì sợ con vất vả, sợ con mệt, sợ con bị nắng, bị bẩn và yêu cầu nhà trường “thu tiền” để thuê người dọn dẹp, lao động thay.
Chính vì thế mỗi khi nhà trường tổ chức lao động là các em lại vắng và có rất nhiều lí do để biện minh.
Cũng còn một số em vì lười lao động nên sợ công việc, có tham gia nhưng hay trốn việc, thậm chí ngay cả những công việc lao động tự phục vụ bản thân cũng ỷ vào bố mẹ, có những học sinh lớp 4, lớp 5 mà vẫn bắt mẹ soạn sách vở để đến lớp.
Để nắm chắc được tình hình của học sinh tôi lập phiếu điều tra thăm dò đối với phụ huynh như sau:
Hãy đánh dấu x vào sau ý miêu tả đúng thái độ và việc làm của con anh, chị trong gia đình:
1/ Tự làm các việc phục vụ bản thân như soạn sách vở, sắp xếp quần áo, giặt giũ đồ dùng cá nhân...
2/ Lười lao động hay ỷ lại cho bố mẹ các công việc của bản thân.
3/ Ngoài giờ học còn tự giác giúp đỡ gia đình các công việc phù hợp.
4/ Không giúp các công việc vặt trong gia đình mặc dầu bố mẹ đã nhắc nhở, sai bảo.
5/ Khi nào bố mẹ bảo mới làm, nếu không bảo thì không làm.
Kết quả phiếu thăm dò đạt như sau:
Tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu trong đó có 35 phiếu đánh vào ý 2 và ý 4.
Từ những thực trạng đó là người Hiệu trưởng trường học tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lao động cho học sinh đảm bảo vừa sức cho các em nhằm xây dựng cho các em ý thức lao động, thói quen lao động và hứng thú đối với lao động.
 II/ Các biện pháp tổ chức thực hiện
A/ Các hình thức tổ chức giáo dục lao động trong trường học
1/ Phối hợp với phụ huynh để tổ chức tốt công tác giáo dục lao động
Như Dorothy Holte đã nói:"Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội" 
Giáo dục học sinh qua lao động cũng vậy cần có sự chung tay, góp sức của phụ huynh học sinh. Khi về nhà, phụ huynh cần có thời gian biểu hợp lý để con em được ôn bài rồi có thời gian tham gia vào hoạt động lao động ở gia đình theo công việc phù hợp. Chẳng hạn như lao động tự phục vụ, quét sân, quét nhà, lau bàn ghế, giặt quần áo, khăn tay, tự sắp xếp gọn gàng góc học tập ở nhà, tự chuẩn bị đồ dùng học tập và xếp vào cặp sách trước khi đi học lớn hơn nữa có thể là nấu cơm, rửa chén bát, nhổ cỏ Miễn là công việc phù hợp với lứa tuổi để đỡ bớt công việc gia đình, có như thế các em mới tránh được thói quen ỷ lại và các em sẽ có thêm động lực để học tập. 
 Để công việc này được các em thực hiện thường xuyên như một thói quen, tôi đã xây dựng thành kế hoạch cụ thể trong năm học. Kế hoạch lao động phải đảm bảo tính vừa sức, an toàn và phù hợp với các đối tượng.
Đầu tiên là nhận thức và sự phối hợp từ phía phụ huynh, muốn làm được điều này thì ngay trong các buổi họp phụ huynh toàn trường Hiệu trưởng cần làm cho phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc việc giáo dục lao động cho học sinh. Bởi chính nhờ lao động mà các em hiểu được những của cải trong gia đình hay các đồ dùng, vật phẩm mà các em sử dụng là nhờ sức lao động của bố mẹ mang lại. Từ đó các em sẽ biết quý trọng và giữ gìn nó và cũng nhờ đó các em biết thương yêu và hiểu được nỗi vất vả của người thân để chăm chỉ học tập rồi giành thời gian giúp đỡ gia đình. Hơn nữa lao động sẽ là cơ hội để các em rèn luyện thân thể tăng cường sự hoạt động của cơ bắp làm cho sự di chuyển của các em nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn và cơ thể phát triển cân đối khỏe mạnh. 
Nhưng ngược lại, nhà trường cũng không cho phép bất cứ giáo viên nào dùng hình thức lao động để trách phạt học sinh, làm cho các em hiểu sai về ý nghĩa của lao động.
Thứ hai là công tác giáo dục và theo dõi kết quả của các giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm hàng tuần vào các buổi sinh hoạt nghe học sinh báo cáo kết quả trước lớp về những việc mà các em đã giúp đỡ gia đình trong tuần, bình xét để tuyên dương những bạn ngoan ngoãn đã biết tự mình làm được những việc để giúp đỡ bố mẹ.
Thứ ba là sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 môi trường giáo dục(gia đình, nhà trường) mà cụ thể là giáo viên và phụ huynh. Sau khi nghe học sinh báo cáo ở lớp, để biết được sự tiến bộ thực sự của học sinh yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ với phụ huynh để xác minh xem kết quả báo cáo của các em có đúng không. Nếu nhận thấy thông tin báo cáo của các em chưa chính xác, giáo viên chưa vội phê bình học sinh mà phải tìm cách gặp riêng em đó, khéo léo trao đổi với các em để học sinh nhận ra và khuyến khích các em thực hiện những điều mà mình đã báo cáo ở lớp.
2/ Tổ chức các hoạt động lao động thường xuyên hàng ngày trên lớp
Quét sân trường, lớp học, lau bàn ghế, nhặt rác là những hoạt động thường xuyên khi các em đến trường, hằng ngày các em học sinh được phân công trực nhật, đi sớm hơn giờ vào học 15 phút để thực hiện công việc trực nhật, đó là quét dọn lớp, lau bàn ghế. Để đảm bảo sức khỏe cho các em nhà trường yêu cầu khi lao động các em phải đảm bảo vệ sinh. Công việc không quá nặng nhọc đối với các em, miễn là để các em có dịp tham gia vào hoạt động này một cách thường xuyên và hiệu quả. Tất cả học sinh đều phải vệ sinh lớp học hàng ngày bằng cách phân công theo bàn trực nhật. Đây là một việc không thể bỏ qua. Vì nhờ có hoạt động này, sẽ giúp các em nhận thức được rằng cần phải làm sạch nơi mình học, nơi mình ở và sự công bằng trong phân công lao động. Rồi hàng tuần, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, tổ trực tuần, lớp trực tuần tham gia lao động vệ sinh trường học, lớp học làm cho cảnh quan xanh, sạch, đẹp mỗi ngày.
Đối với học sinh lớp 1 đầu năm các em còn nhỏ nên giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em làm quen từ những động tác đơn giản nhất mà các em có thể thực hiện được chẳng hạn như lau chùi bàn ghế nơi ngồi của các em hàng ngày. 
3/ Tổ chức các giờ lao động trái buổi 
Đối với học sinh lớp 1 các em còn nhỏ nên ở học kì 1 các em không phải đi lao động trái buổi, sang học kì 2 mỗi tháng các em đi lao động 1 lần (2 giờ) cùng với các anh chị lớp 2,3; công việc lao động của các em chỉ làm những việc đơn giản đó là nhặt rác xung quanh lớp học.
Đối với học sinh lớp 2,3, mỗi tháng các em đi lao động 2 lần, mỗi lần 2 giờ, công việc của các em là quét dọn vệ sinh, nhổ cỏ trong các bồn cây.
Đối với học sinh lớp 4,5 các em đã lớn hơn nên mỗi tuần các em tham gia lao động trái buổi 1 lần (2 giờ) công việc của các em là xới cỏ, tưới cây trong vườn trường. 
Trong tất cả các hoạt động lao động của các em dù là nhỏ nhất thì sự khích lệ thường xuyên và sự giúp đỡ của giáo viên là rất cần thiết. Do vậy nhà trường yêu cầu trong các buổi lao động giáo viên phải luôn luôn theo sát các hoạt động của các em hướng dẫn và cùng lao động với các em, có như vậy mới tạo được tình thân mật giữa thầy và trò; Cuối mỗi buổi lao động giáo viên phải đánh giá rút kinh nghiệm, khuyến khích động viên các em đồng thời công bố những thành quả lao động mà các em vừa đạt được.
4/ Tổ chức các buổi lao động ngoài nhà trường
Mặc dầu không thường xuyên nhưng nhà trường vẫn xây dựng kế hoạch lao động ngoài nhà trường cho học sinh, mỗi năm 2 lần học sinh lớp 4,5 được tổ chức đi lao động: như quét dọn Đài tưởng niệm các liệt liệt sĩ hoặc quét dọn đường làng ngõ xóm nơi khu vực các em sinh sống. Đối với hoạt động lao động này người phụ trách không chỉ là giáo viên chủ nhiệm mà là Thầy Tổng phụ trách và các giáo viên trong độ tuổi Đoàn cùng tham gia lao động với các em. Những buổi lao động như thế đối với học sinh trong các làng thật sự đem lại ý nghĩa trong việc giáo dục vệ sinh môi trường cho cả phụ huynh lẫn học sinh.
 b/ Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục lao động 
 Qua các hoạt động giáo dục lao động đã dần dần hình thành cho các em rất nhiều tố chất quan trọng. Sau những buổi lao động ấy, các em dần làm quen và có ý thức làm việc vì tập thể, rèn luyện thêm đức tính kiên trì, tính độc lập, tình đoàn kết, sự hợp tác nhóm của các em càng thêm thắt chặt, gắn bó. Đồng thời các em thấu hiểu được một phần giá trị của lao động và nỗi vất vả của người lao động. Ngoài việc biết quý trọng giá trị sức lao động các em còn rèn được ý thức bảo vệ môi trường vì chính tay các em chứ không ai cả là người đã nhặt những cọng rác và tưới từng gốc cây. Các em đã biết giữ gìn kết quả công sức lao động của mình, tránh được một số thói quen dựa dẫm ỷ lại, không xả rác bừa bãi trong trường lớp và những nơi công cộng. Tự các em biết giữ gìn môi trường xung quanh sạch đẹp. Học sinh của một số làng đã biết tự giác lau nền lớp học trong những ngày nghỉ và bảo nhau vào lớp để dép ở ngoài mà không cần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở hay yêu cầu. Học sinh lớp nhỏ đã không còn tình trạng bố mẹ phải soạn sách vở để đến lớp và cũng nhờ đó một số em hay đi học trễ do thường xuyên ngủ dậy muộn được khắc phục. Đặc biệt là học sinh lớp lớn các em được rèn luyện thêm về mọi mặt, từ ý thức tự giác trong lao động, hiệu quả lao động đến bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản nhà trường. Một số hình ảnh ảnh về công tác giáo dục lao động của nhà trường:
 Học sinh lớp 5 làng Kdung II, tự giác lau sàn lớp học
 Thầy và trò lớp 4A đang chăm sóc cây trong sân trường
Học sinh làng Bờ Chắc đang lao động dọn vệ sinh đường làng
 Học sinh lớp 5A đang dọn vệ sinh Đài tưởng niệm các liệt sĩ tại xã H’ra
 Học sinh lớp 5A trực nhật trước giờ vào học
c/ Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được đó tôi đã đúc rút ra được những kinh nghiệm như sau:
Để công tác giáo dục lao động tự phục vụ của học sinh đạt được kết quả cần có sự chung tay góp sức, sự đồng tình ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh, có như vậy việc giáo dục mới đồng bộ và có hiệu quả, muốn làm được điều đó đòi hỏi nhà giáo dục phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh và làm cho phụ huynh thấy rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của giáo dục lao động trong nhà trường.
Hằng năm, hiệu trưởng phải xây dựng cho mình một kế hoạch giáo dục lao động thật cụ thể, đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sắp xếp lịch lao động hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Coi hoạt động giáo dục lao động trong trường là việc làm thường xuyên và không thể bỏ qua, không lấy việc thu tiền của học sinh để thuê “người làm” thay cho lao động .
Trong các buổi lao động yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm theo sát hoạt động của các em, cùng lao động với các em và sau mỗi buổi lao động cần nhận xét tuyên dương khích lệ tinh thần của các em, đặc biệt cần phải làm cho các em thấy được thành quả lao động mà các em đã đạt được sau mỗi buổi lao động đó để các em thấy được ý nghĩa, niềm vui và niềm tự hào trong lao động.
Nghiêm cấm mọi hành vi trách phạt học sinh bằng lao động trong nhà trường.
 C. KẾT LUẬN:
Dù ở bất kỳ thời nào, ở nhà trường nào vấn đề giáo dục toàn diện học sinh vẫn luôn phải đặt ra và đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hơn bao giờ hết, các nhà trường cần xác định rõ mục tiêu của giáo dục học sinh qua lao động và coi đây là yếu tố không thể thiếu được trong hành trình đưa các em trở thành con người hữu ích của xã hội. Như vậy vấn đề đặt ra là cái đích của hoạt động lao động mà mỗi nhà trường cần phải xây dựng hàng năm cho mình sao cho hợp lí. Đó không phải là năng suất của cải do lao động của học sinh mang lại hay một lợi nhuận nào đó. Mà tất cả đều tập trung vào hiệu quả giáo dục qua lao động đó là hình thành niềm tin trong tâm hồn học sinh rằng các em sẽ cảm nhận được lao động là vinh quang, là tự hào, là trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống. Điều đó sẽ kích thích nhiều hơn nữa ý chí học tập của các em. Không nên dùng lao động để sát phạt học sinh khi các em mắc lỗi .Thực chất, đó cũng là những việc có trong lao động nhưng mục đích giáo dục lại đi trái với hiệu quả của nó. Chúng ta chỉ sử dụng lao động để các em cảm nhận được lao động là vinh quang chứ không phải lao động là sự sát phạt, kỷ luật và xấu hổ. Chính vì vậy các biện pháp giáo dục lao động của nhà trường trong năm học này thực sự mang lại cho học sinh niềm vui niềm say mê, tình yêu lao động, yêu những người lao động, quý của cải lao động điều đó góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót về nội dung, cũng như hình thức. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 15 tháng 3 năm 2013
 Người viết
 Lê Thị Kim Quy
 Đánh giá của Hội đồng khoa học 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cua_hieu_truong_trong_cong_tac.doc
Sáng Kiến Liên Quan