SKKN Một số biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt Lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức)

Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 giúp cho học sinh: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu; Rèn cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Từ đó giúp học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.

Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, củng cố cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu. Phân môn Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc phát triển học sinh bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.

Môn Tiếng Việt lớp 4 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm các phân môn: Đọc, Luyện từ và câu, Viết, Nói và nghe, Đọc mở rộng. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau.

 

docx26 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt Lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG THCS .
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG HỌC TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾNG 
 VIỆT LỚP 4”
 (Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC)
 Tác giả: 
 Trình độ chuyên môn: 
 Chức vụ: 
 Đơn vị công tác: 
 Năm học 2022-2023 A. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền 
tảng vững chắc cho học sinh học tập tốt tất cả các môn học khác. Một trong những 
mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình đổi mới giáo dục 2018 là hình 
thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) 
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua 
việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. 
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong 
chương trình Tiểu học. Trước hết, phân môn Luyện từ và câu cung cấp vốn từ và 
làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh 
gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều 
lĩnh vực của cuộc sống. 
 Khái niệm ngữ pháp thường mang tính trừu tượng và khái quát cao. Việc tiếp 
nhận các khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi 
hỏi một trình độ tư duy nhất định. Để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh 
hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa của ngữ pháp, hệ 
thống kiến thức trong bộ sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được trình 
bày tường minh, nhiều hình ảnh và bài tập minh họa sống động hơn. 
 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy: Giáo viên đã dành rất nhiều thời gian 
cho nội dung dạy học này song chất lượng vẫn chưa đạt được như mong muốn. 
Một trong những nguyên nhân đó là do hiệu quả dạy học về phân môn luyện từ 
và câu chưa cao. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu mảng đề tài này với hi vọng giúp 
các em học sinh nắm chắc hơn, ít bị lúng túng hơn khi gặp các dạng bài tập có 
liên quan đến luyện từ và câu tiếng Việt lớp 4. Khi đã nắm vững khái niệm, hiểu 
rõ bản chất của các dạng bài tập luyện từ và câu cũng như một số mẹo để nhận 
dạng kiến thức, các em dễ dàng vận dụng dùng từ đặt câu và làm bài tập làm văn 
sinh động hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của môn Tiếng Việt. 
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài :"Một số biện pháp cải thiện và nâng cao 
chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 4 (Bộ sách Kết 
 1 2. Cơ sở thực tiễn
 Qua hai năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy ở khối 
lớp 4, tôi nhận thấy: Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu trong sách 
Tiếng Việt lớp 4 thường được đánh giá là rất khô khan và trừu tượng; học sinh rất 
“ngại” khi học phần này. Nhiều học sinh gặp không ít những khó khăn và lúng 
túng khi xác định và vận dụng làm các bài tập về luyện từ và câu. Học sinh chưa 
nắm vững khái niệm về tính từ nên chưa làm chủ được mạch kiến thức về luyện 
từ và câu; từ đó, việc xác định các biện pháp nghệ thuật cho sẵn hoặc trong một 
đoạn văn, khổ thơ hầu như các em chỉ tìm được một số biện pháp tu từ để nhận 
biết, còn một số còn lại dễ nhầm lẫn với nhau; 
 Mặt khác, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Học sinh khi thực 
hành về các bài tập về luyện từ và câu thường ít hào hứng, không khí lớp học trầm 
lắng. Qua quá trình dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu qua học sinh, 
tôi đã tìm ra một số nguyên nhân mà giáo viên và học sinh còn hạn chế khi dạy 
học phần kiến thức về luyện từ và câu là:
 * Về phía giáo viên: 
 Nhiều giáo viên khi dạy đến phần này nên thường tổ chức bài dạy một cách 
đơn điệu, phương pháp áp đặt. 
 Mặt khác, khi dạy đến nội dung này, giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan 
và các hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh để tạo ra các 
tiết học sinh động không gây nhàm chán cho học sinh. 
 Khi dạy phần bài tập, một số giáo viên cho các em xác định yêu cầu đề sau 
đó cho học sinh làm mẫu và các em làm tương tự các trường hợp còn lại, sau khi 
hoàn thành bài tập ít chú trọng nhấn mạnh để học sinh đạt được mục tiêu về kiến 
thức và kĩ năng. Khâu kiểm tra, đánh giá là một việc làm quan trọng mà người 
giáo viên thường bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức.
 *Đối với học sinh: 
 Một số học sinh rất “sợ” khi học nội dung này nhất là những học sinh có 
năng lực trung bình và yếu.
 Các em thường tiếp thu bài học một cách thụ động, máy móc dẫn đến vốn 
 3 Trong kiến thức về từ loại, phần danh từ học sinh rất khó khăn trong việc 
nhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị. Vì vậy, khi dạy phần này 
giáo viên cần đưa ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm 
là :
 - Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinh 
nghiệm,... Những từ được chuyển hoá từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các từ 
" sự ", " cuộc", " lòng ", ... như: lòng kiên nhẫn, sự hi sinh, ...
 - Thường là từ gốc Hán như : Truyền thống, Tổ quốc, ...
 - Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị với 
các tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thấy rằng các từ chỉ đơn vị như: 
cái, con, tấm, dãy, cơn, ... có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai, các, 
vài, lũy, ... trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp được với 
từ chỉ số lượng.
 - Các danh từ chỉ sự vật nếu không thể biểu thị một sự vật đơn thể như: bàn, 
ghế, áo, người, ... mà biểu thị các sự vật tồn tại thành tổng thể như: nước, mưa, 
quần áo, ... thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng. Giáo viên có thể cung cấp 
cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như:
 Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người, ... ( người thợ, cây 
bàng, con khỉ, ...) ông, bà, ... ( ông bác sĩ, bà kĩ sư, ...)
 Danh từ chỉ loại đi với danh từ chất thể ( vải, nước, nhôm, đồng ) : cục, thanh, 
tấm, giọt, hạt, ... ( Ví dụ như: tấm vải, giọt nước, ...) Danh từ chỉ loại đi với danh 
 5 tri thức với cuộc sống) cũng là một vấn đề khó đối với các em. 
 Về vai trò ngữ pháp, trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc phải có mặt 
trong câu, nhưng thêm phần trạng ngữ cho câu là để phản ánh đầy đủ tình cảm, 
nhận thức chủ quan của người nói. Về cấu tạo trạng ngữ là một cụm từ có hoặc 
không có quan hệ từ đứng trước. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc 
cuối câu. Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thấy còn trạng ngữ 
ở giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ 
nêu trường hợp trạng ngữ đứng ở đầu câu nhưng nếu học sinh đặt những câu có 
trạng ngữ ở vị trí khác, giáo viên vẫn chấp nhận và chỉ cho học sinh thấy vị trí 
linh hoạt của trạng ngữ.
 Biện pháp 2: Vận dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trực quan để nâng cao 
hiệu quả tiết học Luyện từ và câu
 Khi dạy các kiến thức về phân môn Luyện từ và câu, tôi thường sử dụng các 
đồ dùng trực quan, vật thật hoặc đưa các từ vào trong một văn cảnh cụ thể để học 
sinh dễ dàng xác định.
 Con đường nhận thức của học sinh Tiểu học từ trực quan sinh động đến tư 
duy trừu tượng, để giúp học sinh khỏi nhàm chán và giờ học thêm sinh động, tôi 
thường sử dụng đồ dùng trực quan hoặc các vật thật để giúp học sinh tiếp nhận tri 
thức một cách dễ dàng.
 7 Tôi hỏi học sinh: Em yêu thích những cây hoa nào? Em hãy đặt câu kể Ai thế 
nào? để miêu tả những cây hoa đó. Tôi vừa dứt lời đã thấy rất nhiều cánh tay giơ 
lên, tôi gọi em Lê Ngọc Quân– một học sinh gái nhút nhát nhất của lớp trả lời. 
Câu của em là: Hoa cúc nở vàng. Một tràng pháo tay dành cho em. Tiếp theo là 
một loạt các câu trả lời tương tự. Tôi khuyến khích: bạn nào có câu hay hơn nào? 
Lại một loạt cánh tay giơ lên với những câu trả lời: Hoa cúc nở vàng rực; Cây 
hồng nhung chúm chím những nụ hoa nhỏ xinh tươi, và thật bất ngờ, đây là 
một đoạn văn của cô học trò Nguyễn Đình Gia Linh:
 “Những cây hoa trong vườn hoa của lớp em đang đua nhau khoe sắc. Những 
bông hoa cúc vàng cam đang nghiêng mình đung đưa trước gió. Bên cạnh đó, 
những khóm hoa dừa khiêm tốn, nhẹ nhàng nở rộ một màu tím ngan ngát, dễ 
chịu. Cây hồng nhung với những nụ hoa bé nhỏ phớt hồng chúm chím. Tất cả tạo 
nên một khoảng vườn thật đẹp.” 
 Một tràng pháo tay lại vang lên giòn giã, cũng là lúc trống báo hiệu giờ ra 
chơi; các em hòa mình vào không khí ồn ào, náo nhiệt cùng các bạn trong sân 
trường.
 Ví dụ: Để giúp học sinh củng cố về tính từ (trang 94, tiếng Việt 4, tập 1, bộ 
sách Kết nối tri thức với cuộc sống), tôi thường tổ chức một số trò chơi để tạo 
hứng thú học tập cho các em.
 Trò chơi: Ai – thế nào?
 Luật chơi: Hai đội cùng chơi: Một bạn ở đội này gọi tên một nhân vật trong 
truyện em đã được đọc hoặc trong phim ảnh, một bạn ở đội kia nói ngay từ chỉ 
 9 Biện pháp 3: Kết hợp nhiều dạng bài tập Luyện từ và câu để nâng cao 
khả năng vận dụng kiến thức về từ, câu cho học sinh
 a. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ. 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ”(trang 133, tiếng 
Việt 4, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
 Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống giao 
tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
 Ví dụ 1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các 
bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
 Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết, ghi 
rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
 Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường 
hay mắc lỗi ở tìm danh từ chung.
 Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Dùng phép “suy” để học 
sinh áp dụng vào bài của mình.
 Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:
 Yết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông
 Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí
 Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt
 11

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_cai_thien_va_nang_cao_chat_luong_hoc_t.docx
Sáng Kiến Liên Quan