SKKN Một số bài tập nâng cao kỹ thuật và thể lực cho đội tuyển Bơi lội trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân
Cơ sở lí luận.
Trong luyện tập môn Bơi lội để có được những giờ huấn luyện đạt kết quả
cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện
nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách tốt nhất, sự thay đổi hình thức tập luyện, tạo ý thức tò mò, ham muốn tìm tòi của học sinh. Giáo viên cần
phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác
thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh, ảnh video để minh họa tạo sự chú ý cho các em.
Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng cần phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. Để làm được những điều như trên là giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển khi tham gia các giải đấu có được chất lượng tốt nhất và thành tích cao.
Nguyễn Viết Xuân khi tham gia và đã đem về những thành tích đáng ghi nhận luôn là đơn vị dẫn đầu khối THPT tỉnh Vĩnh Phúc. - Hạn chế: Từ những khó khăn về cơ sở vật chất cho nên dẫn đến những hạn chế khi hướng dẫn kỹ thuật cho học sinh tập luyện, vì vậy để có thành tích tốt như vậy thì rất tốn kinh phí, mà nhà trường chỉ hỗ trợ được phần nào còn lại thầy trò tự nỗ lực khắc phục; vì thế phong trào tập luyện hầu như không có chỉ khi thi đấu mới tập luyện vì thế chưa có nhiều hạt nhân chủ chốt khi tham gia các cuộc thi. 7.2.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế, yếu kém - Nguyên nhân thành công: Do sự cố gắng lỗ lực của giáo viên và đặc biệt là học sinh trong quá trình tập luyện và thi đấu. Được sự quan tâm và hỗ trợ về vật chất và tinh thần của nhà trường và đặc biệt là sự yêu thích của các em học sinh và sự hưởng ứng từ gia đình các em. - Nguyên nhân hạn chế: Chưa thực sự được tập luyện ở bể bơi theo tiêu chuẩn thi đấu và chưa được va vấp ở nhiều cuộc thi vì thế kinh nghiệm thi đấu và cả chiến thuật chưa thật hợp lý ở một số trận đấu, giải đấu quan trọng. 7.3. Một số bài tập nâng cao kỹ thuật và thể lực cho đội tuyển Bơi lội trường THPT Nguyễn Viết Xuân 7.3.1. Hoàn thiện kỹ thuật Bơi Tập luyện các bài tập để hoàn thiện kỹ thuật Bơi lội cần được chia thành các giai đoạn tập chân – tay – phối hợp. Các thành viên trong đội được chia tập luyện các kỹ thuật Bơi chuyên theo chuyên sâu và kỹ thuật Bơi trườn sấp để thực hiện nội dung Bơi tiếp sức như: 4x50m tự do nam, 4x50m tự do nữ, 4x50m tự do nam nữ. * Kỹ thuật Bơi ếch Giai đoạn 1: Tập chân ếch trên cạn. - Ngồi trên sân (thành bể), 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng). - Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng. - Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài. - Đạp mạnh ra 2 bên. - Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục. ( Để dễ hơn trong việc thực hiện 4 động tác này cần hô 4 chữ tắt. CoBẻĐạpKhép cho người tập dễ nhớ và thực hành được đồng loạt. Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước. - Người tập nằm úp xuống nước, 2 tay nắm chắc thành bể, người duỗi thẳng. Sau đó, bạn nắm lấy 2 bàn chân người tập để hướng dẫn họ thực hiện động tác chân ếch: CoBẻĐạpKhép. - Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn. Giai đoạn 3: Tập tay ếch trên cạn. - Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất. - Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu gước lên, miệng há ra thở - Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh)Khép nhanh duỗi thẳng Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn. Giai đoạn 4: Tập tay ếch dưới nước. - Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay ếch dưới nước như động tác trên cạn - Vừa đi vừa quạt tay ếch: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt. - Phối hợp thở khi tập tay ếch: + Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khi ra bằng miệng (thổi bong bóng). +Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bàng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn. Giai đoạn 5: Tập chân và tay ếch phối hợp thở trên cạn. - Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật. - Đạp mạnh, duỗi thẳn 2 chân xuống đầt và duỗi thẳng 2 tay lên trời. - Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở. - Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu. Để cho nguời tập dễ nhớ và đồng loạt, vừa làm vừa hô 3 chữ tắt của động tác: Đạp + Kéo + Khép (Đạp mạnh 2 chân, Kéo nước đến ngang vai, Khép nhanh 2 khuỷu tay sát vào trước ngực). Giai đoạn 6: Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay ếch phối hợp thở. Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưới nước rất dễ dàng như sau: - Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể (để lướt nước). - Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn đồng thời thổi bong bóng (thở ra). - Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở). - Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu. Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn: Đạp mạnh Kéo tay Ngóc đầu (khỏi mặt nước, há miệng thở) * Kỹ Thuật Bơi trườn sấp ( Bơi sải). Giai đoạn 1: Tập chân trườn sấp trên cạn Ngồi trên thành bể, người hơi ngửa, 2 chân (và cả 2 bàn chân) đều duỗi thật thẳng, nâng lên và đập xuống liên tục (gối luôn giữ thẳng) cho đến khi thật nhuần nhuyễn Giai đoạn 2: Tập chân trườn sấp dưới nước. - Nằm dài trên mặt nước, 2 tay nắm thành bể, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, (giữ gối thật thẳng) đập chân trườn sấp liên tục như tập trên cạn và tập cho đến khi thật thuần thục (nhớ giữ gối thật thẳng), phải dịu dàng nhịp nhàng, mềm dẻo - Đập chân trườn sấp với ván bới theo chiều ngang bể, mực nước ngang bụng hay ngực (bàn chân và gối duỗi thẳng). - Đưa thẳng 2 tay phía trước, lướt nước khoảng 1m, rồi đập chân trườn sấp theo chiều ngang bể. Tập nhiều lần cho thuần thục, đến khi người tiến nhanh về phía trước. Giai đoạn 3: Tập tay trườn sấp trên cạn: Tập tay phải: Đứng chân trái trước, chân phải ra sau, tay trái đặt lên đầu gối trái, người hơi khom về trước, tay phải đưa thẳng về trước. Bắt đầu quạt nước trườn sấp bằng tay phải. Tập tay trái: Đổi chân và tay quạt nước bằng tay trái (làm ngược lại) Lưu ý: Bàn tay khép kín các ngón như hình cái muỗng (Xem hình) 1 Tỳ nước. 2 Kéo nước, 3 Đẩy nước. 4 Thả lỏng. 5 Vào nước. Các chu kỳ cứ thế tiếp tục luân phiên hết tay này sang tay kia Các chu kỳ quạt nước tay sải (Khuỷu tay hơi cong lúc quạt tay sải) Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở (trên cạn) Đứng hơi khom người về phía trước, hai tay liên tục quạt nước đồng thời luân phiên nghiêng người qua 2 bên nhấc chân ra sau như đang đập chân trườn sấp (nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra sau, đồng thời nhấc cao khuỷu tay (cùi chỏ) trong động tác “thả lỏng” để chuẩn bị động tác “vào nước”. Nên chọn một bên thuận khi nghiêng đầu qua bên đó là há miệng để hít hơi vào, khi úp mặt xuống thì thổi bọn khí ra (như thổi bong bóng). Giai đoạn 5: Tập tay trườn sấp dưới nước. - Đứng dưới bể bơi, mực nước ngang ngực, người hơi khom về phía trước, luân phiên quạt nước bằng 2 tay như đang bơi trườn sấp, (nếu khi quạt nước, cảm thấy nặng và người muốn tiến về phía trước càng nhiều càng tốt). * Kỹ Thuật Bơi Ngửa Giai đoạn 1: Tập nổi người (ngửa) - Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, 2 tay trống ra sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở.. -Từ từ chống 2 tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước. - Từ từ đưa 2 tay lên song song với thân người, 2 bàn chân duỗi thẳng và nổi lên mặt nước. - Mực nước ngang bụng, móc chân vào thành bể, nằm dài trên mặt nước. - Khi muốn đứng lên, 2 tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân cuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng). Giai đoạn 2: Tập lướt nước ngửa. - Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể hai tay nắm thành bể, co 2 chân đặt cao trên thành bể, đầu ngửa về phía sau nín thở, tập trung sức và tư tưởng. - Buông 2 tay, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạch vào thành bể. - Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai). Giai đoạn 3: Tập chân ngửa trên cạn. Ngồi trên thành bể, hai tay chống phía sau, tập đập chân ngửa, 2 chân luân phiên đưa xuống và hất mạnh từ dưới lên theo hình vẽ. Giai đoạn 4: Tập chân ngửa dưới nước. - Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn). - Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa. - Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa. Giai đoạn 5: Tập tay ngửa trên cạn. - Đứng thẳng hay nằm trên thành bể, luân phiên tập từng tay, động tác quạt tay ngửa trên cạn (một tay duỗi dọc theo thân người). - Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên tập động tác quạt tay ngửa trên cạn. - Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên quạt tay ngửa và luân phiên đá hất chân nhịp nhàng như khi bơi ngửa. Giai đoạn 6: Tập tay ngửa duới nước. - Đứng dưới bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay). - Nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa). - Từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ chân cho người kia tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu. Giai đoạn 7: Tập chân và tay ngửa, phối hợp thở (trên cạn) Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay liên tục quạt nước xuống, bơi ngửa ăn khớp nhịp nhàng với đôi chân đá hất lên và đập xuống (như đang bơi ngửa) đồng thời thở, hít khí trời (khi tay thuận đẩy nước thì thở ra, khi tay thuận di chuyển trên không thì hít vào). Giai đoạn 8: Tập phối hợp toàn bộ dưới nước (chân tay ngửa phối hợp). * Kỹ Thuật Bơi Bướm Giai đoạn 1: Động tác chân: - Cách thực hiện: hai chân hoạt động chung như một chân vịt bản lớn và được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên cùa cơ thể. Bắt đầu từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối (đầu gối hoàn toàn thẳng trong động tác đưa chân lên vì khi ấy hông đang nổi cao trên mặt nước) và đập xuống bằng mặt trước của đầu gối (người mới tập ít khi gập đủ chân để đập xuống). Động tác đập chân Bướm càng về sau càng mạnh, dứt khoát như vút bằng roi da với nhịp cách đều (Vút – Vút). Cả hai chân trong bơi Bướm phải đập mạnh như nhau. Kết thúc đập xuống với chân duỗi thẳng hoàn toàn (độ sâu của bàn chân khi đập xuống rất quan trọng) - Thời điểm thực hiện động tác chân: + Chân I: khi tay vào nước hông cao hơn đầu và vai. Điểm quan trọng: hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên. + Chân II: khi tay quạt lên, giúp cho hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự kết hợp của “hông cao” và “chân duỗi thẳng” làm cho cơ thể “bay xa” trên bề mặt nước. - Những lỗi thường mắc: + Chân đập so le. + Chân chỉ đưa lên chứ không đập vút xuống. + Gập đầu gối để co chân lên (chứ không phải đập lên bằng mặt sau đầu gối). + Chỉ đập một chân trong chu kỳ tay. + Đâp chân không tăng tốc ở đoạn cuối (không có động tác “vút roi”). + Vội vàng gập đầu gối nên không có tư thế bay (hông cao – chân duỗi thẳng) Giai đoạn 2: Động tác tay: - Cách thực hiện: quạt tay theo hình lỗ khóa hay chữ Y. + Vào nước: ngay vai – lòng bàn tay hướng ra ngoài (VĐV càng có sức mạnh càng vào nước gần trục giữa). + Quạt ra ngoài: (tỳ nước) ấn ngực - duỗi dài từ vai để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước (tại vị trí tỳ nước, cùi chỏ được giữ cao và VĐV không nhìn thấy bàn tay vì đầu nằm dưới cánh tay) . + Quạt vào trong: không được bắt đầu đến khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước. + Quạt lên: càng về sau càng nhanh. + Vung trên không: gần như thẳng – cách khỏi mặt nước. Tuy nhiên cánh tay hơi gập khi vung qua đầu. - Những lỗi thường mắc: + Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo (phải kéo theo hình lỗ khoá). + Kéo tay không tăng tốc ở đoạn cuối. Giai đoạn 3: Phối hợp - Chỉ cần nhớ câu “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” là đảm bảo động tác phối hợp đúng và chính xác. Khi vào nước cố gắng đầu – thân – cánh tay vào nước như một khối thống nhất (lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống). - Đầu: Cách thực hiện: có ý nghĩa “sống còn” trong bơi Bướm. Sự phối hợp chính xác của đầu – tay – chân đảm bảo cho hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi Bướm “mất hông” rất khó đạt tốc độ cao. Đầu luôn luôn thẳng hàng với thân trong suốt quá trình bơi. + Mặt nhìn xuống khi tay quạt ra ngoài. + Cằm hơi nâng lên (mắt nhìn về phía trước) khi tay quạt vào trong. + Cằm nhô khỏi mặt nước khi tay quạt lên (về sau – ra ngoài). + Đầu cuối xuống khi tay vung ngang vai để tay vào nước đổ vào nước theo trọng lực (điều này giúp hỗ trợ chuyển động sóng của cơ thể). Những lỗi thường mắc: khi tay vung ngang vai đầu chưa cuối xuống (đầu phải xuống trước tay). - Thở: Cách thực hiện: chính sức mạnh của động tác chân, chứ không phải động tác tay giúp cho bạn thở. Thở khi đang bay là yếu tố kỷ thuật quan trọng nhất của động tác, vì vậy nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể. Thở phải liên kết đồng bộ với chuyển động thân. Nên thở hai chu kỳ tay một lần (một nín - một thở) để duy trì tư thế cơ thể tốt hơn (thở nhiều làm bạn bơi như “lên dốc”). Thở bằng cách đưa cằm về trước như “gân cổ cãi với ai”. - Những lỗi thường mắc: không bơi một nín - một thở (người sẽ dựng đứng và chân mau mệt). 7.3.2. Tiến trình áp dụng các bài tập bơi trong huấn luyện nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và thể lực cho đội tuyển Bơi trường THPT Nguyễn Viết Xuân Bơi lội là môn Thể thao có chu kỳ việc hoàn thiện kỹ thuật và thể lực chủ yếu sử dụng các bài tập Bơi là chính. Buổi Nội dung 1 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn. - Dưới nước: Làm quen với nước, KĐ 200m, 4x50m tay, 4x 50m chân, 4x50m phối hợp, thả lỏng 200m 2 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Phân chia các thành viên tập luyện theo kỹ thuật sở trường ( dạy mới kỹ thuật động tác) để các thành viên tham gia thi đấu được tối đa các nội dung sở trường. - Tập kỹ thuật động tác trên cạn - Dưới nước: KĐ 200m, 4x50m tay, 4x 50m chân, 4x50m phối hợp, thả lỏng 200m 3 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Sửa kỹ thuật động tác trên cạn - Dưới nước: KĐ 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, 10x15m, thả lỏng 200m 4 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Phân chia các thành viên tập luyện theo kỹ thuật sở trường ( dạy mới kỹ thuật động tác) để các thành viên tham gia thi đấu được tối đa các nội dung sở trường. - Tập kỹ thuật động tác trên cạn - Dưới nước: KĐ 200m, 4x50m tay, 4x 50m chân, 4x50m phối hợp, thả lỏng 200m 5 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Dưới nước KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, thả lỏng 200m ( các lần đều bơi chậm chỉnh sửa kỹ thuật kéo dài biên độ động tác) - Tập kỹ thuật quay vòng 6 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Sửa kỹ thuật động tác trên cạn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, 10x25m tốc độ, thả lỏng 300m 7 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 10x100m, thả lỏng 200m 8 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Sửa kỹ thuật động tác trên cạn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, 10x25m tốc độ, thả lỏng 300m 9 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 10x100m, thả lỏng 200m 10 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Sửa kỹ thuật động tác trên cạn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, 10x25m tốc độ, thả lỏng 300m 11 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 10x100m, thả lỏng 200m 12 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, thả lỏng 200m 13 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, thả lỏng 300m - Tập về đích, quay vòng, xuất phát 14 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 50m-100m-150m-200m-250m-300m-250m-200m-150m-100m-50m, thả lỏng 200m 15 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, thả lỏng 300m - Tập về đích, quay vòng, xuất phát 16 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 20x(25m tốc độ - 25m thả lỏng) cả bơi cả nghỉ 1’30, thả lỏng 200m 17 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, thả lỏng 300m - Tập về đích, quay vòng, xuất phát 18 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 20x(25m tốc độ - 25m thả lỏng) cả bơi cả nghỉ 1’30, thả lỏng 200m 19 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn - Dưới nước: KĐ: 200m, 3x100m tay, 3x 100m chân, 3x100m phối hợp, thả lỏng 300m - Tập về đích, quay vòng, xuất phát 20 - Khởi động chung, khởi động chuyên môn, tập các bài tập phát triển các nhóm cơ theo nội dung. - Dưới nước: KĐ: 200m, 10x100m ( cả bơi cả nghỉ 4’00/lần) 10x25m (kiểm tra thành tích lần đầu và lần cuối) thả lỏng 200m 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Nắm được kiến thức chương trình nội dung. - Vận dụng phù hợp các bài tập để mang lại hiệu quả cao. - Xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, chính xác và phù hợp với đối tượng. 10. Đánh giá lợi ích thu được Việc ứng dụng một số bài tập về Bơi nâng cao kỹ thuật và thể lực cho đội tuyển Bơi lội của Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc cho thấy thành tích thành tích của đội tuyển đạt được trong các giải thể thao của ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, Hội khỏe phù đổng, giải Bơi lội học sinh, thanh thiếu niên Toàn quốc. Kêt quả cụ thể học sinh trường THPT Nguyễn Viết Xuân đạt được trong các giải như sau: Thời gian Giải đấu Số VĐV tham gia thi đấu Số ND tham gia thi đấu Số lượng giải giành được 6/2015 HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII 4 4 3 huy chương ( 1 vàng, 2 đồng) 6/2017 Giải Bơi học sinh phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc 6 6 6 huy chương ( 3 vàng, 1 bạc, 2 đồng) 8/2017 Giải Bơi học sinh thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2017 tại Quảng Trị 1 3 2 huy chương ( 1 Bạc, 1 đồng) 4/2018 Đại hội thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc 3 3 3 huy chương ( 1 vàng, 1 bạc, 1 đồng) 8/2018 Giải Bơi học sinh thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc “ Đường đua xanh năm 2018 tại Đà Nẵng 2 6 5 huy chương ( 1 vàng, 4 đồng) 6/2019 HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX 6 7 6 huy chương ( 1 vàng, 3 bạc, 2 đồng) 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng sáng kiến có hiệu quả. Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Giáo viên giảng dạy GDTC trường THPT Nguyễn Viết Xuân xã Đại Đồng – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc Huấn luyện đội tuyển Vĩnh Tường, ngày tháng năm 20 Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 02 năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến Bùi Văn Chung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sinh lí học thể dục thể thao(Lưu Quang Hiệp - Phạm tố Uyên - Nhà xuất bản thể dục thể thao-1995) 2.Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nhà xuất bản giáo dục-2001) 3.Tâm lí học đại cương(Trần Trọng Thủy - Nguyễn Quang Uẩn – nhà xuất bản giáo dục 2001) 4. Giáo trình Bơi lội của Nguyễn Văn Trạch – Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Luật Bơi lội NXB TDTT - 2006 6. Sách giáo viên Thể dục 10 ( Vũ Đức Thu – chủ biên, Trần Dự - Vũ Bích Huệ - Trần Đồng Lâm – Nguyễn Kim Minh –Hồ Đắc Sơn – Vũ THị Thư – Trần Văn Vinh). 7. Các hình ảnh trên mạng internet.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bai_tap_nang_cao_ky_thuat_va_the_luc_cho_doi_tuy.docx