SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung là một sự tổng hợp

những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp

chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định,

nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao ra đời và phát triển

theo sự phát triển của xã hội loài người.

Thể dục thể thao là ngành mang tính khoa học nghệ thuật, là một bộ phận tất

yếu của nền văn hóa nghệ thuật, là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn hóa

của mỗi dân tộc, cũng như nền văn hóa của nhân loại. Thể dục thể thao không

ngừng nâng cao sức khỏe, phục vụ sản xuất, bảo vệ tổ quốc, càng góp phần xây

dựng cuộc sống lành mạnh, mang lại nét đẹp cho thẩm mỹ và cho nhân loại.

Các hoạt động thể dục thể thao không những là hình thức duy trì nâng cao

phẩm chất năng lực, giữ gìn sức khỏe mà còn là niềm say mê, niềm tự hào và cổ vũ

to lớn cho nhân dân lao động. Trong giai đoạn kinh tế của đất nước đang trên đà

phát triển, thể thao là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc đổi mới, nên

nó được phát triển mạnh mẽ, được giao lưu cọ sát với nền thể thao của nhiều nước

trong khu vực và trên thế giới, không ngừng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những

thành tựu khoa học kỹ thuật của nền thể thao nhân loại.

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà ngành thể dục thể thao nói chung

và nền kinh tế nói riêng đã đạt được thành tích đáng khích lệ trong các kỳ tranh tài

trên đấu trường quốc tế. Mặc dù những thành tích đó còn khiêm tốn nhưng cũng là

một tín hiệu đáng mừng và khẳng định được bước phát triển của nền thể thao nước

nhà.

pdf31 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 25/10/2011 25/11/2011 
5 
Xác định các bài tập bổ trợ 
nâng cao thành tích nhảy cao 
kiểu bước qua cho học sinh 
THCS 
25/11/2011 25/12/2011 
6 
Chuẩn bị điều kiện phục vụ 
nghiên cứu 
25/12/2011 25/01/2012 
7 Kiểm tra số liệu lần 1 25/01/2012 05/02/2012 
8 Tổ chức thực nghiệm 05/02/2012 15/02/2012 
9 Kiểm tra số liệu lần 2 15/02/2012 22/02/2012 
10 Xử lý phân tích số liệu 22/02/2012 27/02/2012 
11 Viết Sáng kiến kinh Nghiệm 27/02/2012 16/03/2012 
 d. Địa điểm nghiên cứu: 
 - Tröôøng THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa. 
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM 
NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH 
NAM KHỐI 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI - NINH HÒA - KHÁNH 
HÒA: 
- 21 - 
* Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho 
học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh 
Hòa: 
Tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 20 giáo viên có kinh nghiệm trong công 
tác giảng dạy bộ môn thể dục thuộc các trường trên Thị Xã Ninh Hòa giá trị sử 
dụng của các bài tập được xác định theo mức độ sử dụng của các bài tập thu được 
kết quả ở Bảng 1 như sau: 
BẢNG 1: 
ST
T 
Tên bài tập 
Mức đánh giá 
Sử dụng tốt 
Có thể dùng 
được 
Không cần 
thiết 
Số 
lượng 
TL% 
Số 
lượng 
TL% 
Số 
lượng 
TL% 
* Các bài tập bổ trợ chạy đà 
01 Chạy 30m xuất phát cao. 20 100% 0 0 0 0 
02 Chạy đà với tốc độ cao. 20 100% 0 0 0 0 
03 Chạy 30m tốc độ cao. 15 75% 5 25% 0 0 
04 
Chạy đà bình thường giậm 
nhảy đá lăng. 
18 90% 2 10% 0 0 
* Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy 
01 
Nhảy bật về trước. 
10 50% 4 20% 6 
30
% 
02 Lò cò bằng chân giậm nhảy. 20 100% 0 0 0 0 
03 Nhảy dây. 20 100% 0 0 0 0 
04 
Tại chỗ bật nhảy hai chân 
qua dây. 
11 55% 3 15% 6 
30
% 
05 
Chạy đà giậm nhảy đá lăng 
và rơi xuống bằng chân giậm 
20 100% 0 0 0 0 
06 Bật cao tại chỗ (hố cát). 20 100% 0 0 0 0 
07 
Chạy đà giậm nhảy tay chạm 
vật cao. 
20 100% 0 0 0 0 
* Các bài tập bổ trợ động tác trên không 
01 
Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy 
đá lăng xoay hông rơi xuống 
bằng chân lăng và chân giậm. 
18 90% 2 10% 0 0 
02 
Chạy đà 3 – 5 bước nhảy cao 
chạm tay vào vật được treo 
trên cao. 
20 100% 0 0 0 0 
03 
Chạy đà 5 – 7 bước, giậm 
nhảy qua xà cao 60 – 80 cm. 
18 90% 2 10% 0 0 
- 22 - 
04 
Gánh tạ 20 – 30 kg đi bước 
dài. 
15 75% 4 20% 1 5% 
05 
Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy 
và rơi xuống trên chân lăng. 
20 100% 0 0 0 0 
* Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất. 
01 
Chân lăng rơi xuống và phối 
hợp với chân giậm kết hợp 
đánh tay. 
17 85% 3 15% 0 0 
02 
Giậm nhảy, đá lăng qua xà 
thấp phối hợp tay, xoay thân 
rơi xuống nệm. 
18 90% 2 10% 0 0 
 Từ kết quả phỏng vấn bảng 1 tôi lựa chọn những bài tập có tổng số tỉ lệ 
phỏng vấn trên 75% ở mức đánh giá có thể sử dụng tốt. 
Từ những kết quả trên tôi đã chọn được các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao 
thành tích nhảy cao kiều bước qua ở học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang 
Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa. 
* Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 
1. Chạy 30m xuất phát cao. 
2. Chạy đà với tốc độ cao. 
3. Chạy 30m tốc độ cao 
4. Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 
1. Lò cò bằng chân giậm nhảy. 
2. Nhảy dây. 
3. Chạy đà giậm nhảy đá lăng và rơi xuống bằng chân giậm. 
4. Chạy đà giậm nhảy tay chạm vật cao. 
5. Bật cao tại chỗ (hố cát).. 
* Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 
1. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm.. 
2. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm.. 
 3. Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy qua xà cao 60 – 80 cm.. 
 4. Gánh tạ 20 – 30 kg đi bước dài. 
 5. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 
1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với đánh tay. 
2. Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy qua xà thực hiện phối hợp đánh tay 
xoay hông rơi xuống nệm. 
- 23 - 
V. ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC NÂNG CAO THÀNH TÍCH 
NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM KHỐI 8 TRƯỜNG 
THCS TRẦN QUANG KHẢI - NINH HÒA – KHÁNH HÒA: 
1. Quá trình ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao 
kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường Trần Quang Khải – Ninh Hòa 
– Khánh Hòa: 
Chương trình giảng dạy thực nghiệm và tổ chức quá trình thực nghiệm. Thực 
nghiệm sư phạm là quá trình lựa chọn các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích 
nhảy cao kiểu bước qua để giảng dạy cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần 
Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa”. Đây là quá trình tác động có định hướng 
nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua thông qua các bài tập bổ trợ kỹ 
thuật và thể lực trong nhảy cao kiểu bước qua đã được xác định. 
 Để đánh giá các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước 
qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh 
Hòa”. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thực nghiệm trong thời gian hơn 1 học 
kỳ. Quá trình thực nghiệm được thực hiện dựa vào chương trình giảng dạy chính 
khoá tại trường. 
 Khách thể nghiên cứu gồm 57 học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang 
Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa được chia làm 2 nhóm là nhóm thực nghiệm và 
nhóm đối chứng. 
 Cả hai đối tượng nghiên cứu đều được tiến hành tại Trường THCS Trần 
Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa. 
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 29 em học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần 
Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa được tập được học theo các bài tập đã được lựa 
chọn. 
- Nhóm đối chứng: Gồm 28 em học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang 
Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa được học tập theo chương trình giảng dạy tại trường. 
Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, trong quá trình nghiên 
cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương thức thực nghiệm song song, nhóm 
thực nghiệm và nhóm đối chứng. 
 Để đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích 
nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang 
Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa sau hơn một học kì năm học 2011 - 2012, chúng 
tôi tiến hành kiểm tra thành tích nhảy cao kiểu bước qua của cả hai nhóm nghiên 
cứu trước và sau thời gian thực nghiệm. 
2. Kết quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao 
kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh 
Hòa – Khánh Hòa: 
a. Trước thực nghiệm: 
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng được trình bày ở bảng 2. 
- 24 - 
BẢNG 2 : 
THÀNH TÍCH NHẢY CAO BAN ĐẦU 
 CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM 
 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
X 51.42 51.08 
 3.71 3.86 
V% 3.60 3.78 
 0.01 0.01 
 Qua kết quả trên, nhóm chúng tôi thấy đều có chỉ số  < 0,01. Điều này cho 
thấy giá trị trung bình mẫu đủ tính đại diện. Các chỉ số V% < 10% nên mẫu có độ 
đồng nhất hay độ phân tán của mẫu tương đối nhỏ. Vậy giá trị trung bình mẫu của 
tập hợp tổng có độ tin cậy cao. 
Để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tôi tiến 
hành so sánh hai giá trị trung bình thành tích nhảy cao của hai nhóm trên thu được 
kết quả ở bảng 3 như sau: 
BẢNG 3 : 
SO SÁNH THỰC TRẠNG THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA 
GIỮA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC THỰC 
NGHIỆM 
Chỉ số 
TNX DCX d t P 
Thành tích nhảy cao 51.42 51.08 0.34 0.24 > 0.025 
 Kết quả bảng 3 cho ta: d = 0.68, t thực ngiệm = 0.48 < t0.025 = 1.01, do đó 
giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có P > 0,025, nên 
tôi kết luận rằng, giữa hai nhóm: đối chứng và thực nghiệm không có sự khác biệt 
về thành tích nhảy cao kiểu bước qua. Tức là thực trạng ban đầu hai nhóm này tương 
đương nhau. 
b. Sau thực nghiệm: 
Sau một học kì thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tiến hành kiểm 
tra ở cả 2 nhóm về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường 
THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa thu được kết quả ở bảng 4. 
BẢNG 4 : 
 THÀNH TÍCH NHẢY CAO SAU THỰC NGHIỆM CỦA 
- 25 - 
NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM 
 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
X 60.73 56.04 
 1.85 2.77 
V% 1.52 2.47 
 0.005 0.005 
W% 8.39 4.71 
t 14.46 5.84 
p < 0.005 < 0.005 
 Kết quả bảng 4 cho ta: t thực ngiệm = 14.46 > t0.05 = 2.02, t đối chứng = 
5.84> t0.05 = 2.02 ở ngưỡng xác suất P < 0,01. Điều này nói lên sự tăng trưởng 
về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cuả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều 
tăng trưởng tốt có ý nghiã thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.005. Tuy nhiên nhóm 
thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng (W%TN = 8.39 > W%ĐC = 
4.71). 
Qua trên cho thấy hiệu quả của việc lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao 
thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường Trần Quang 
Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa của chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả tốt. 
Để khẳng định rõ hơn hiệu quả lựa chọn hệ thống các bài tập bổ trợ nhằm 
nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường 
THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa. Tôi so sánh giá trị trung bình 
của thành tích nhảy cao kiểu bước qua của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
sau thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 5. 
BẢNG 5 : 
SO SÁNH THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA GIỮA NHÓM 
ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM SAU THỰC NGHIỆM. 
Tên test TNX DCX d t P 
Thành tích nhảy cao 60.72 56.04 4.69 5.30 < 0.0025 
 Kết quả bảng 5 cho ta: d1 = 4.69 t thực nghiệm = 5.30 > t0.025 = 1.01, ở 
ngưỡng xác suất P < 0,01, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P 
< 0,01 nên chúng tôi kết luận rằng giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự 
khác biệt về thành tích nhảy cao kiểu bước qua ở ngưỡng xác suất P < 0,01. 
 Từ đây tôi có thể khẳng định kết quả lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng 
cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS mà 
tôi lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả đến thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho 
học sinh. 
C. KẾT LUẬN: Qua kết quả nghiên cứu tôi đã rút ra được các bài tập bổ trợ nhằm 
nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS 
Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa như sau: 
- 26 - 
* Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 
1. Chạy 30m xuất phát cao. 
2. Chạy đà với tốc độ cao. 
3. Chạy 30m tốc độ cao 
4. Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 
1. Lò cò bằng chân giậm nhảy. 
2. Nhảy dây 
3. Chạy đà giậm nhảy đá lăng và rơi xuống bằng chân giậm. 
4. Chạy đà giậm nhảy tay chạm vật cao. 
5. Bật cao tại chỗ (hố cát). 
* Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 
1. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm.. 
2. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm. 
3. Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy qua xà cao 60 – 80 cm. 
4. Gánh tạ 20 – 30 kg đi bước dài. 
5. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 
1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với đánh tay. 
2. Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy qua xà thực hiện phối hợp đánh tay 
xoay hông rơi xuống nệm. 
* Các bài tập phối hợp: 
1. Chạy đà tự do giậm nhảy. 
2. Thực hiện động tác đá lăng qua xà thấp. 
3. Chạy đà đặt chân giậm và đá lăng qua xà 25 – 35 cm. 
4. Thực hiện nhảy cao kiểu bước qua (kết hợp chạy đà – giậm nhảy – trên 
không – rơi xuống đất). 
 Kết quả lựa chọn các bài tập bổ trợ mà tôi lựa chọn đã nâng cao thành tích 
nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – 
Ninh Hòa – Khánh Hòa 
 Söï tăng trưởng về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cuả 2 nhóm thực nghiệm 
và đối chứng đều tăng trưởng tốt có ý nghiã thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,01. 
Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng (W%TN = 
16.78 > W%ĐC = 9.41). 
 Qua kết quả nghiên cứu tôi xin có một vài kiến nghị sau: 
 - Sử dụng hệ thống các bài tập vừa nghiên cứu để áp dụng vào chương trình giảng 
dạy chính khóa cho học sinh và huấn luyện đội tuyển điền kinh trường. 
- 27 - 
 - Qua việc nghiên cứu các bài tập trên tôi mạnh dạn kiến nghị đưa các bài tập này 
mở rộng thêm cho các khối 8 - 9 (nam, nữ) trong các trường trung học cơ sở trong Thị 
xã cũng như trên toàn Tỉnh đạt hiệu quả hơn. 
 - Qua kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy thành tích nhảy cao kiểu bước qua do 
nhiều yếu tố tạo nên như : Tố chất thể lực, đặc điểm tâm sinh lý, cũng như đặc 
điểm về hình thái. Do đó cần nghiên cứu sâu hơn ở các mặt khác như hình thái và 
tâm lý để từng bước hoàn thiện nâng cao kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học 
sinh. Việc áp dụng các giải pháp mới vào thực nghiệm, học sinh có ý thức rèn 
luyện, luyện tập trong các giờ học, góp phần nâng cao thể lực chung, cũng như 
nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS. Học sinh được vận 
động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn luyện thể lực thường xuyên 
trong các tiết học thể dục cấp THCS. 
 Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể 
lực, giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và rèn luyện sức 
bền, sức nhanh, độ mềm dẻo và khéo léo. Giáo viên cần nghiên cứu các phương 
pháp luyện tập mới cũng như sáng tạo những dụng cụ luyện tập hỗ trợ cho học sinh 
luyện tập nội dung nhảy cao. Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc 
luyện tập một cách hợp lý không quá nặng nề trong một tiết học, phát huy được 
tính tích cực của học sinh, phù hợp với bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào 
tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực 
chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Đồng thời tiếp tục thực 
hiện “ Năm học thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính 
và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” và “ 
Năm học cải tiến công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”đã tạo học 
sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập nội dung nhảy cao. Thực hiện giáo 
dục thể chất trong trường học, luyện tập thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng 
ngày của hầu hết học sinh. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, phục vụ học 
tập, lao động, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, với phương châm hưởng ứng 
tích cực rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại, phấn đấu mỗi giáo viên, học sinh 
tham gia tập luyện một môn thể thao nâng cao sức khỏe. 
Thể dục thể thao không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể, còn có tác dụng đến nhiều 
mặt. Nếu tổ chức tốt thể dục thể thao, có thể giáo dục tư tưởng đạo đức tốt, có ý 
chí, lòng yêu nước, tinh thần tập thể tính kỷ luật, trung thực, dũng cảm một cách 
có hiệu quả. Về mặc đời sống xã hội, nếu làm tốt công tác thể dục thể thao, nó có 
thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống văn hóa vui chơi, lành mạnh, văn 
minh trong xã hội và đó cũng là công cụ để chuyển tải giá trị tư tưởng đạo đức, tinh 
thần dân tộc đến quần chúng nhân dân và học sinh nói riêng. 
 GDTC còn góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của học sinh, phát triển cơ 
thể một cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen 
xấu, rèn luyện thân thể đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và 
năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. Nhận thức được tầm 
quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong chiến lược phát triển con người. 
- 28 - 
Sau nhiều năm thực hiện đến nay, chương trình giáo dục thể chất trong các trường 
học đã được cải tiển một bước.Hiện nay, hầu hết các trường từ bậc tiểu học đến 
THPT đều thực hiện tốt chủ trương về giáo dục thể chất của Đảng và Nhà nước và 
bộ Giáo Dục và Đào tạo trong trường học. Mỗi trường học đều đưa một vài môn 
thể thao thích hợp với điều kiện cụ thể của trường mình cho học sinh, sinh viên, tự 
chọn một môn yêu thích để tham gia tập luyện thường xuyên cả ngoại khóa lẫn 
chính khóa. 
 Giáo dục thể chất cho học sinh ở trường học không chỉ đơn thuần là một môn 
học nhằm nâng cao sức khỏe mà nó còn phải phù hợp giữa hai yếu tố trí lực và thể 
lực, tính tự giác đam mê thực sự môn thể thao nào đó của học sinh. Hiệu quả của 
GDTC phải được thể hiện ở việc thể lực của học sinh ngày càng tăng qua các năm 
học. Vì vậy, nhà trường và bộ giáo dục thể chất còn phải tiến hành theo dõi và kiểm 
tra sự phát triển về thể lực của học sinh. 
 Hiện nay, ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm nhiều hơn về công tác 
GDTC cho học sinh, nên cơ sở vật chất ngày càng phát triển, giáo viên giảng dạy 
có chuyên môn sâu được phân công phụ trách ở các các câu lạc bộ thể thao trong 
nhà trường. Từ đó, chất lượng các môn thể thao tự chọn được nâng lên nhiều hơn 
làm phong phú hơn nội dung của chương trình môn học GDTC, các em học sinh đã 
được lựa chọn môn thể thao mà mình yêu thích một cách tích cực, phù hợp với đặc 
điểm về thể chất, thể hình của từng cá nhân. Sân bãi, dụng cụ tập luyện cũng được 
đầu tư, đảm bảo đầy đủ điều kiện tập luyện cho từng môn, góp phần tích cực cho 
việc rèn luyện thể chất, vì ngoài giờ học chính khóa, các em có thể tập luyện thêm 
ngoại khóa, nâng cao chất lượng thể dục ngoại khóa, có phương pháp phù hợp giúp 
học sinh đạt các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, có tài liệu giảng dạy 
thể dục phong phú. Giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá môn học thể dục chặt 
chẽ, nghiêm túc như các môn học lý thuyết khác và tăng cường tổ chức thi đấu, 
biểu diễn, sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho học sinh, quan tâm hơn đến các học 
sinh có trình độ thể lực yếu. Sử dụng hình thức giáo dục tư tưởng, đạo đức coi 
trọng môn học thể dục như các môn học văn hóa khác xen kẽ việc truyền thụ kiến 
thức giữa các buổi tập cho học sinh bước đầu có kết quả đã góp phần làm cho công 
tác giáo dục thể chất trong nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực. 
 Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi về một số bài tập trong việc nâng 
cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối lớp 8 cấp Trung Học 
Cơ Sở, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường THCS tôi 
đã thực hiện bước đầu thành công. Mong các đồng nghiệp cho ý kiến. 
 Chân thành cảm ơn. 
 Ninh Đông, ngày 10 tháng 03 năm 2012 
 Người thực hiện 
 Lê Hoàng Yến 
- 29 - 
- 30 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bài tập chuyên môn trong điền kinh Nxb, TDTT Hà Nội 1985. Quang Hưng 
dịch. 
2. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ Nxb, 
TDTT 1996, Sở TDTT TP. Hồ Chí Minh. 
3. Chỉ thị 36-CT-/TWT ngày 24/03/1994 của BCHTW Đảng CSVN. 
4. Dương Nghiệp Chí (2004), “Đo lường thể thao”, NXB TDTT Hà Nội. 
5. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Hùng, 
Nguyễn Đại Duơng, Điền kinh, NXB TDTT Hà Nội. 
6. Giáo trình Điền kinh Nxb, TDTT Hà Nội 2007 
7. Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao 
trong nhà trường, NXB TDTT. 
8. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (2003), sinh lý thể dục thể thao, Nxb TDTT 
Hà Nội. 
9. Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đại Dương, Lưu Quang Hiệp (2002), Chạy cự ly 
ngắn Nxb, TDTT Hà Nội. 
10. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh và Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn 
đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển trọn và huấn luyện thể thao Nxb, TDTT 
Hà Nội. 
11. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000), Lý luận và phương pháp 
TDTT, NXB TDTT hà Nội. 
12. Đỗ Vĩnh (2006), "Giáo trình toán thống kê" â, Trường Đại học sư phạm TDTT - 
TP. Hồ Chí Minh. 
13. Đỗ Vĩnh - Phạm Minh Quyền – Nguyễn Thị Yến (2007), "Tâm lý học lứa tuổi - 
tâm lý học TDTT" Nxb, TDTT. 
- 31 - 
MỤC LỤC 
A.ĐẶT VẤN ĐỀ: .1-2 
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.....2-41 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:.. ...2-12 
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:..12-17 
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: ..17-20 
IV.KẾT QUẢ: 20-22 
V.ỨNG DỤNG:...23-26 
C. KẾT LUẬN:..26-29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..30 
MỤC LỤC ...31 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich_nhay_cao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan