SKKN Lựa chọn ngữ liệu đọc - hiểu trong đề thi môn Ngữ văn nhằm tạo hứng thú, nâng cao nhận thức, góp phần bồi dưỡng nhân cách cho học sinh

Tầm quan trọng của đọc hiểu nói chung trong môn Ngữ văn.

GS.TS. Trần Đình Sử trong “Đột phá từ đọc hiểu văn bản” đã chỉ ra vai

trò của đọc hiểu đối với việc tiếp nhận giá trị thông tin văn bản trên phương diện

rộng trong cuộc sống mà học sinh bắt gặp. “Đọc hiểu văn bản có tác dụng giúp

học sinh trực tiếp tiếp nhận giá trị văn học, thể nghiệm tư tưởng và cảm xúc

được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng. Vì thế dạy

văn là dạy năng lực và kĩ năng để học sinh có thể đọc hiểu được bất cứ loại văn bản

nào cùng loại”.

Tầm quan trọng của đọc hiểu còn được tác giả Nguyễn Thị Hạnh với bài

nghiên cứu Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương

trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam đề cập đến như sau: “Đọc hiểu có

chức năng phát triển ở người đọc vào giải quyết nhiệm vụ học tập và các vấn đề

có trong cuộc sống nên đọc hiểu không chỉ là một kĩ năng mà còn là một năng

lực - năng lực đọc hiểu. Năng lực đọc hiểu được bắt đầu hình thành từ môn học

Ngữ văn, vì vậy nó là một năng lực chuyên biệt của môn học này”.

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, GS. Trần Đình Sử xem đọc hiểu như

một khâu đột phá trong dạy học, góp phần khắc phục những phương pháp dạy

học cũ. Trong bài viết Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc

hiểu văn bản văn học, GS. Trần Đình Sử đã thẳng thắn nhận định rằng: chúng ta

không thể tiếp tục dạy học văn như cũ. Qua những bài nghiên cứu các tác giả đã

đưa ra những hướng đi mới và nhấn mạnh sự cần thiết của việc đổi mới phương

pháp dạy văn theo phương pháp đọc hiểu trong nhà trường hiện nay.

Trong Kĩ năng đọc hiểu Văn, GS. Nguyễn Thanh Hùng cũng cho rằng:

“Dạy đọc văn cung cấp cho người tiếp nhận cách đọc để có quan điểm riêng,

thái độ đúng đắn và kĩ năng đọc những sáng tạo ngôn từ theo quan điểm thẩm

mĩ, năng lực làm chủ cảm xúc riêng tư khi đã nắm được dụng ý nghệ thuật và

những biểu hiện ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm” (Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận

văn chương).

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn ngữ liệu đọc - hiểu trong đề thi môn Ngữ văn nhằm tạo hứng thú, nâng cao nhận thức, góp phần bồi dưỡng nhân cách cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác loại câu (câu đơn - câu ghép/ câu bình thường - câu đặc biệt - câu cảm 
thán - câu nghi vấn, rồi câu dài - câu ngắn) phù hợp với nội dung, cảm xúc 
của văn bản. 
 - Diễn đạt phải trong sáng, giản dị mà hấp dẫn; ngắn gọn, khúc triết mà dễ 
hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối 
tượng người đọc, người nghe. Ví dụ như ngữ liệu/đề Đọc hiểu dưới đây: 
 Đọc đoạn trích sau: 
 “Dân ta thông minh, hiếu học,chuộng tri thức,nhưng còn nghèo trí tưởng 
tượng. Hãy bình tĩnh nhìn qua các kiểu nhà biệt thự mới mọc ở thành phố thời mở 
cửa và dạo qua các cửa hiệu, các chợ đầy ắp hàng hóa nước ngoài, từ quần áo đến 
đồ chơi trẻ em, từ đồ dùng văn phòng đến xe đạp, quạt máy. Nhiều hàng nội của ta 
không cạnh tranh được vì thua kém cả phẩm chất, hình dáng đến mẫu mã. Thật ra 
đã từ lâu chúng ta quen sao chép, ít chịu khó nghĩ ra các ý tưởng mới. Nhìn lại cái 
giường, cái bàn cho đến cây bút, cái cặp,có thể nói năm mươi năm không hề thay 
đổi! Có lẽ do truyền thống học tập từ chương, khoa cử, ông bà ta bị gò bó quá 
nhiều, cho nên ta ít có những nhà tư tưởng lớn, ít có những công trình đồ sộ với 
sức tưởng tượng phóng khoáng, diệu kì. Ngay cả những tác phẩm văn học hay nhất 
cũng chủ yếu làm ta say đắm bởi văn chương mượt mà, gợi những tình cảm sâu 
sắc, tha thiết, nhưng ít có hoặc không có những pho truyện lớn với tình tiết phức 
tạp, ý tưởng kì lạ, tầm cỡ như Tam quốc, Thủy hử, Hồng lâu mộng hay tiểu thuyết 
như của V. Huy-gô, L.Tôn-xtôi, Ph. Đôt-xtôi-ép-xki... 
 Hơn bất cứ lúc nào, câu nói của Anh-xtanh cần được khẳng định : “Tri 
thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ biến thành tri thức chết, tri thức không có 
tiềm năng phát triển”. Biết và hiểu là cần để làm theo, noi theo chứ hoàn toàn 
chưa đủ để tạo ra những sản phẩm mới và có sức cạnh tranh”. 
 (Theo Hoàng Tụy, Tạp chí Tia sáng) 
 Thực hiện các yêu cầu: 
 Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả đã nêu ra những nguyên nhân nào khiến 
người Việt còn nghèo trí tưởng tượng ? 
33 
 Câu 2: Anh/Chị hiểu thế nào là “tri thức chết” trong câu nói của Anh-
xtanh: “Tri thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ biến thành tri thức chết, tri thức 
không có tiềm năng phát triển”? 
 Câu 3: Việc trích dẫn câu nói của Anh –xtanh trong đoạn trích nhằm mục 
đích gì? 
 Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Biết và hiểu là cần 
để làm theo, noi theo chứ hoàn toàn chưa đủ để tạo ra những sản phẩm mới và 
có sức cạnh tranh? Vì sao? 
 2.2.6. Ngoài ra, lựa chọn ngữ liệu cần lưu ý các yếu tố sau: 
 - Ngữ liệu tạo cơ hội "có vấn đề" để đưa ra câu hỏi đọc hiểu. 
 - Sử dụng ngữ liệu ngoài SGK: Với ngữ liệu ngoài SGK tạo điều kiện cho 
HS có thể vận dụng với tình huống và ngữ liệu mới; bảo đảm nguyên tắc HS 
được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ và tư duy 
của chính bản thân các em, không sao chép vay mượn. 
 - Nguồn văn bản/ ngữ liệu: 
 + Nguồn trích dẫn là một trong những yếu tố rất quan trọng, phải được 
các NXB, tòa soạn uy tín, kiểm duyệt, phát hành như: NXB Giáo dục, NXB 
Khoa học xã hội, báo giấy chính thống (Nhân dân, Quân đội, Văn nghệ, Tiền 
phong, Tuổi trẻ, Giáo dục và Thời đại, Tác giả cũng là một căn cứ để lựa 
chọn. Theo chúng tôi, với văn bản văn học, ưu tiên văn bản của các nhà thơ, nhà 
văn lớn; là các nhà văn có thái độ chính trị rõ ràng, là tác giả có tác phẩm trong 
chương trình SGK; với văn bản nhật dụng, ưu tiên các tác giả có uy tín (các 
chính trị gia, nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà báo lớn.). 
 + Các văn bản trích dẫn từ nguồn văn bản pháp lí, các tuyên bố cấp quốc 
gia và khu vực, tài liệu của các Bộ, Ngành, Bởi các văn bản này có giá trị 
thông tin chính xác, độ uy tín "tuyệt đối", hàm lượng khoa học cao. 
 - Thời gian của bài báo được dùng làm nguồn tư liệu càng gần thời gian 
diễn ra kì thi càng tốt. Bởi nó chứng tỏ tính cập nhật, tính thời sự cao của các 
văn bản này trong đề thi. 
 - Độ dài của văn bản/ngữ liệu phù hợp với thời gian làm bài. Theo chúng 
tôi, văn bản dùng làm ngữ liệu có độ dài khoảng 150 đến 300 chữ là phù hợp. 
 3. Bài tập minh họa 
 Đề 1 
 Đọc đoạn trích sau: 
 Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay 
chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có 
là tiếng thở dài não ruột của của một người đang ở nơi xa, hay ngay cả “tiếng 
34 
vô thanh” của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn luôn hối hả vội vàng, nên 
dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người 
kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói nửa câu 
hay im lặng để ta tự suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì 
không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân 
thành từ nơi trái timCho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta 
mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình 
một không gian tĩnh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của 
mình. Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ 
lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ 
nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai 
lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lặng để ta 
nhận ra từng thái độ sống của mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội 
can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong 
tâm hồnNhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình. Làm chủ được 
chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc 
đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ 
lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó. 
 (Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013) 
 Thực hiện các yêu cầu: 
 Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? 
 Câu 2. Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và 
“tiếng vô thanh” của đời sống? 
 Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào là “lắng nghe chính mình”? 
 Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm của tác giả: phải lắng nghe và 
thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác không? 
Vì sao? 
 Đề 2: 
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
 Trước khi bàn về tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân tác động đến 
sự phát triển của xã hội như thế nào, xin hãy đi vào mấy ví dụ trong đời sống 
thực tế: 
 Hãy nhìn ra những nước láng giềng của chúng ta: Ai cũng biết Singapore 
từ năm 1965 là một làng chài tách ra khỏi Malaysia với diện tích chỉ với 
1000km2. Vậy mà, hiện nay, GDP đã là 88,8 tỉ USD, bình quân thu nhập đầu 
người là 21,500 USD, đứng thứ 25 trên thế giới. Những con số đó cho thấy điều 
gì? Trước hết, đó là do tính tính năng động sáng tạo của người cầm đầu 
Singapore là Lý Quang Diệu. Ấy thế mà, ngày nay, người cầm đầu mới vẫn phải 
35 
nói: “ Phải thay đi những gì cổ lỗ, loại đi những gì không thích hợp, sáng tạo ra 
những cái mới”. Nhìn vào đó đủ biết tính năng động, sáng tạo của người 
đứng đầu quốc gia có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển, phồn 
vinh của một đất nước, đến hạnh phúc của nhân dân. Vì sao Singapore ở mức 
cao như thế trên thế giới mà họ vẫn yêu cầu loại bỏ những cái cổ lỗ, không thích 
hợp, sáng tạo cái mới: Vì thế giới không ngừng biến đổi, không ngừng tiến bộ. 
Vì nếu dừng lại, say sưa với đỉnh cao của quá khứ và hiện tại, nghĩa là, chấp 
nhận chìm nghỉm trong cái “thung lũng” của tương lai”! 
 Vì sự phồn vinh của đất nước, vì sự tiến bộ của chính mình, mỗi cá nhân 
phải thay đi những cái gì cổ lỗ, phải loại đi những gì không thích hợp, phải sáng 
tạo ra những cái mới. Ngược lại, chúng ta sẽ bị văng ra khỏi dòng chảy dữ dội 
của đời sống thế giới. 
 (Theo Nguyễn Thế Long, Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam) 
 Câu 1: Cho biết phong cách ngôn ngữ của đoạn văn? 
 Câu 2. Văn bản đề cập đến vấn đề gì? 
 Câu 3. Vì sao mỗi cá nhân cần thiết phải loại bỏ những cái cổ lỗ, không 
thích hợp, sáng tạo cái mới? 
 Câu 4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về việc “chấp nhận chìm nghỉm 
trong cái “thung lũng” của tương lai”? 
 Đề 3: 
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
 Trong lịch sử nhân lọai, đã và đang xuất hiện những tài năng mà ánh 
sáng trí tuệ của họ còn soi rọi mãi về sau. Cuộc đời của họ ít gặp những nỗi 
gian lao. Họ sáng tạo nhẹ nhàng tự nhiên như hoa nở ban mai, như chim hót lúc 
bình minh. 
Nhưng bên cạnh những con người đó, có những con người có một cuộc đời 
khác hẳn. Demoxten nói ngọng và hay xấu hổ, đã hàng ngày ngậm sỏi, gào thi 
với sóng biển, cuối cùng trở thành nhà hùng biện vĩ đại thời cổ. M. Lômônôxôp, 
con người khổng lồ, phải khắc phục với nỗi tủi cực “lớn xác rồi mà vẫn chưa 
biết đọc” và đã trở thành nhà bác học Nga vĩ đại. Van Hốp (Hà Lan), người 
mắc bệnh tâm thần, nhờ kiên trì tranh đấu với bệnh tật, đã trở thành nhà bác 
học lừng danh, có công ty xây dựng thuyết hóa học không gian và được giải 
thưởng Nobel đầu tiên về hóa học. Pontriaghin bị mù hai mắt từ năm còn học 
lớp 6, nhưng vẫn kiên trì khắc phục khó khăn và tiếp tục học, cuối cùng trở 
thành nhà tóan học xuất sắc và Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học 
Liên Xô. 
 Nhiều tài năng trong số này, ngay từ bé thậm chí khi đã lớn rồi, vẫn bị 
rầy la là kém cỏi hoặc “bất tài”. Giêm Oát được coi là “học trò kém của lớp”, 
36 
còn Niu-tơn thì không được thầy cho học giáo trình vật lý và tóan học trung học. 
Linne bị coi là một thằng đần. Oanto Xcốt đã có lần bị một giáo sư gọi là “một 
thằng thộn và mãi mãi vẫn là thằng thộn”. Đácuyn bị đuổi khỏi trường đại học 
Êđinbua vì không có khả năng học tập và Anhxtanh bị trượt khi thi vào trường 
đại học bách khoa Đuyrich... 
 Thế nhưng, những con người “bất tài” đó cuối cùng đã có những cống 
hiến lớn lao và đã trở thành những thiên tài để lại dấu tích bất hủ trong nền 
văn hóa loài người. Vậy bí quyết thành công của họ là ở chỗ nào? Sức mạnh 
nào thôi thúc họ vượt khó để đi đến thành công? Rõ ràng đó là nhờ ở ý chí. 
 (Sức mạnh ý chí - Thế Trường, dẫn theo Nguyễn Quang Ninh. Sđd, tr.143) 
 Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? 
 Câu 2. Văn bản trên sử dụng các thao tác lập luận nào? 
 Câu 3. “Cuộc đời khác hẳn” mà tác giả đề cập trong văn bản có điểm gì 
đặc biệt so với nhiều tài năng khác? 
 Câu 4. Anh/chị khâm phục tấm gương nào nhất trong những tấm gương 
được nêu ra trong văn bản. Vì sao? 
Đề 4: 
Đọc văn bản: 
Buổi chiều qua trảng cỏ voi 
Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh 
Gió nghiêng ngả giữa màu xanh 
Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang 
Lối mòn như sợi chỉ giăng 
Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân 
Dấu chân ai đọc nên vần 
Nên nào ai biết đi gần đi xa. 
Cuộc đời trải mút mắt ta 
Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường 
Những người sốt rét đang cơn 
Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhoè?... 
Chiếc bòng con đựng những gì 
Mà đi cuối đất mà đi cùng trời 
Mang bao khát vọng con người 
Dấu chân nho nhỏ không lời không tên 
Thời gian như cỏ vượt lên 
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua 
Ai đi gần ai đi xa 
Những gì gợi lại chỉ là dấu chân. 
Vùi trong trảng cỏ thời gian 
Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta 
37 
Vẫn đằm hơi ấm thiết tha 
Cho người sau biết đường ra chiến trường... 
(Dấu chân qua trảng cỏ, Thanh Thảo 
 - Cát trắng, NXB Tác phẩm mới, 1978, tr. 25) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai 
câu thơ sau: 
“Thời gian như cỏ vượt lên 
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua” 
Câu 3. Anh/chị hãy lí giải nỗi băn khoăn của nhà thơ: 
Những người sốt rét đang cơn 
Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhoè? 
Câu 4. Thông điệp nào từ bài thơ trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? 
Đề 5: 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép nên từ suy nghĩ đa 
dạng của rất nhiều cá nhân. Chỉ khi nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của 
bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành trong ta. Đừng 
nghĩ rằng người khác không đồng tình với ta nghĩa là ta không đúng. Trong 
thực tế, đôi khi theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những 
cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản thân và người khác. Vì thế, hãy trân 
trọng những suy nghĩ của riêng mình. 
Ngược lại, cũng không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận 
giống mình. Cố gắng thuyết phục các thành viên trong gia đình tin tưởng vào 
những điều mình từng trải qua là một việc làm vô nghĩa, bởi trước tiên, mỗi người 
đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu 
biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống 
cũng rất khác nhau. Cho rằng bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một 
điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ của mình theo những cách khác nhau 
và mỗi người đều có quyềngiữ những cảm nhận đó cho riêng mình. 
Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm 
giác ấy. 
(Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph.D, 
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 102-103) 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
Câu 2. Theo tác giả, vì sao không nên ép buộc người khác phải có cách 
nhìn nhận giống mình? 
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản. 
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Hãy vui vẻ khi là chính mình và 
hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy? Vì sao? 
38 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
 1. Quá trình nghiên cứu: 
 Lựa chọn được những ngữ liệu "tốt" và "hay" để xây dựng đề thi Phần 
Đọc hiểu môn Ngữ văn hầu như không GV/người làm đề nào là không ý thức 
được điều đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tìm kiếm ngữ liệu, không ít 
GV còn tỏ ra lúng túng và mắc nhiều sai sót. Với đề tài này, bản thân mong 
muốn huy động, đúc rút chút "vốn kinh nghiệm" ít ỏi của mình, góp phần tìm 
hướng tháo gỡ khó khăn vừa cho bản thân vừa cho đồng nghiệp. 
 Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, bản thân đã tham khảo một 
số tư liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài. Chúng 
tôi nhận thấy, các công trình đó đã có những gợi ý, đóng góp tích cực, để từ đó, 
giúp chúng tôi đưa ta được nhiều giải pháp thiết thực. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát, 
tham khảo các ý kiến của các giáo viên trong tổ bộ môn trường THPT Nội trú 
tỉnh và GV môn Ngữ văn ở một số trường trên địa bàn trong tỉnh. Khi thực hiện 
đề tài, bản thân luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của các đồng 
nghiệp, sự hợp tác của các em học sinh. 
 2. Ý nghĩa của đề tài: 
Đề tài “Một số kinh nghiệm lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi môn 
Ngữ văn nhằm tạo hứng thú, nâng cao nhận thức, góp phần bồi dưỡng nhân 
cách cho học sinh” mà bản thân nghiên cứu, thực hiện và được ứng dụng không 
chỉ đối với những lớp do mình phụ trách mà tôi cũng đã chia sẻ với nhiều giáo 
viên cùng bộ môn trong trường, thậm chí ở một số trường trên địa bàn huyện 
Nam Đàn và Thành phố Vinh. Qua đó, không những được các đồng nghiệp 
hưởng ứng, đánh giá mà bản thân còn nhận thấy: Tìm kiếm, phát hiện, được 
những ngữ liệu tốt, không chỉ góp phần quan trọng cho thành công của đề thi mà 
còn góp phần phát triển được nhiều năng lực cần thiết cho học sinh; đáp ứng 
được những yêu cầu phức hợp mà cuộc sống hiện đại đặt ra. Bên cạnh đó, những 
ngữ liệu giàu tính nhân văn, nhân bản đã góp phần không nhỏ vào việc bồi 
dưỡng những phẩm chất tốt đẹp và nhân cách cho HS. 
 3. Phạm vi ứng dụng của đề tài: 
Đề tài được ứng dụng vào việc tìm kiếm ngữ liệu để xây dựng đề thi, từ đề 
thi thường xuyên (bài kiểm tra 1 tiết), đề thi Học kì ở tất cả các khối lớp đến Đề 
thi thử Tốt nghiệp THPT ở một số trường mà chúng tôi trao đổi kinh nghiệm. 
 Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp ở một số trường THPT trong tỉnh, 
chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm, khảo sát mức độ cảm xúc của học sinh sau 
khi ứng dụng đề tài lựa chọn ngữ liệu để xây dựng đề kiểm tra. Kết quả thu 
được như sau: 
39 
Trường 
Mức độ 
Rất thích Thích 
Không 
thích lắm 
Không 
thích 
THPT Nam Đàn 1 35% 38% 22% 5% 
THPT Kim Liên 41% 33% 19% 7% 
THPT Sào Nam 25% 48% 27% 0% 
THPT DTNT tỉnh 39% 36% 18% 7% 
THPT Lê Viết Thuật 41% 38% 21% 0% 
THPT Hà Huy Tập 40% 37% 23% 0% 
 Qua số liệu thống kê khảo sát lần một, so với số liệu thống kê khảo sát lần 
hai (có mở rộng diện khảo sát thêm ở một số trường THPT trên địa bản TP 
Vinh), chúng tôi thấy: 
 Việc vận dụng kinh nghiệm lựa chọn ngữ liệu để xây dựng đề thi đã đem 
lại kết quả rõ rệt. Trong giờ kiểm tra, HS tỏ ra rất hào hứng, thích thú làm bài 
tập đọc hiểu. Qua bài làm của HS, nhất là câu hỏi vận dụng, chúng tôi thấy, 
nhiều em đã bộc lộ thái độ, suy nghĩ của minh một cách chân thực và không 
kém phần sâu sắc. 
 4. Kiến nghị 
 4.1. Đối với Sở Giáo dục 
 Tăng cường các buổi tập huấn chuyên môn về lựa chọn ngữ liệu và soạn 
câu hỏi cho Phần Đọc hiểu. 
 4.2. Đối với nhà trường 
 Quan tâm, chú trọng hơn nữa đến việc đổi mới đồng bộ công tác KTĐG 
theo ĐHPTNL. Riêng đối với môn Ngữ văn cần chú trọng khâu lựa chọn ngữ 
liệu để xây dựng đề kiểm tra. 
 4.3. Đối với giáo viên 
 Nâng cao ý thức và tích cực tìm kiếm các nguồn tư liệu khác nhau (văn 
bản văn học và văn bản thông tin), lựa chọn được những ngữ liệu thực sự "tốt" 
và "hay" để xây dựng các bộ đề Đọc hiểu cho học sinh luyện tập. 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Ngữ văn. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông - Những 
vấn đề chung. NXB Giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Kỷ yếu Hội thảo Khao học quốc gia về dạy 
học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá 
theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá 
theo hướng tiếp cận năng lực học sinh môn Ngữ văn. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu Hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh 
giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông (Lưu hành nội bộ). 
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH về 
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015. 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo 
hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học của Vụ Giáo dục Trung học. 
9. Bùi Mạnh Hùng (2014). Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng 
phát triển năng lực. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp.HCM, số 56 
10 Đỗ Ngọc Thống (2002). Đổi mới việc dạy và học Ngữ văn ở Trung học 
cơ sở. NXB Giáo dục. 
10. Đỗ Ngọc Thống (2014). Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông 
Việt Nam và hướng phát triển sau 2015. 
11. (Truy xuất từ https://phebinhvanhoc.com.vn/chuong trinh ngu van trong nha 
truong pho thong viet nam và huong phat trien sau 2015). 
12. Đỗ Anh Dũng (2019). Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận 
năng lực học sinh. (Truy xuất từ: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-
ductrunghoc). 
13. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014). Kiểm tra đánh 
giá trong giáo dục. (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). 
14. Nguyễn Phước Bảo Khôi, Phùng Thị Vân Anh (2017). Một số ý kiến về việc 
dạy học VBTT. Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn 
15. Nguyễn Thị Hạnh (2014). Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ 
văn của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 ở Việt Nam. (Tạp 
chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp.HCM, số 56). 
16. Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu (2016). Phương pháp dạy 
đọc văn bản. (NXB Đại học Cần Thơ). 
17. Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2014). Văn bản thông tin trong Chương trình Ngữ 
văn của một số nước trên thế giới. (Kỉ yếu hội thảo khoa học “Dạy học Ngữ 
văn trong bối cảnh đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục”). 

File đính kèm:

  • pdfskkn_lua_chon_ngu_lieu_doc_hieu_trong_de_thi_mon_ngu_van_nha.pdf
Sáng Kiến Liên Quan