SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh Khối 11 trường Trung học Phổ thông Hoàng Mai
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1.Thuận lợi
- Về đội ngũ giáo viên:Tổ bộ môn thể dục hiện tại có 8 giáo viên với trình
độ chuyên môn là: 8 giáo viên có bằng đại học, trong 8 giáo viên thì có 5 giáo
viên có tuổi nghề trên 20 năm công tác còn 3 giáo viên có tuổi nghề 14 năm.
Nhìn vào đội ngũ giáo viên của tổ ta thấy được các giáo viên nhiều tuổi chiếm
ưu thế.
- Về Thực trạng thực hiện chương trình học tự chọn Bóng Đá ở trường
Trung học phổ thông Hoàng Mai
Vấn đề xây dựng chương trình môn học tự chọn cho học sinh ở Trung học
phổ thông Hoàng Mai diễn ra từ đầu năm học. Do vậy việc thực hiện môn học tự
chọn được bàn luận và xây dựng rất cẩn thận, tổ đã đưa ra nhiều cuộc họp và
xây dựng kế hoạch rất cụ thể và đi đến thống nhất để đưa ra chương trình tự
chon cho học sinh nắm bắt và thích ứng kịp thời.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến hơn so với nhiều môn thể thao khác nên
nó nhanh chóng được đông đảo học sinh hưởng ứng, bởi nó khá phù hợp với đặc
điểm tình hình của trường như: sân bãi, dụng cụ, đặc điểm lứa tuổi học sinh. Đặc
biệt môn học này đã được các em học sinh tiếp nhận một cách nhiệt tình và phấn
khởi.
Qua thời gian làm việc và tìm hiểu tại trường, chúng tôi nhận thấy đội ngũ
giáo viên về cơ bản rất nhiệt tình, hăng say trong giảng dạy cũng như tập luyện,
luôn hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn và nhiệm vụ mà tổ và nhà trường
giao phó, thực hiện đúng chương trình của nhà trường cũng như của Sở Giáo
Dục Nghệ An ban hành.
2. Khó khăn
Trường Trung học phổ thông Hoàng Mai đóng trên địa bàn với đa số học
sinh là con em chủ yếu sống bằng nông nghiệp, và ngư nghiệp, cơ sở vật chất,
sân bãi phục vụ cho các em chơi thể thao buổi chiều còn ít, sự đam mê chơi môn
bóng đá của các em chưa cao. Cơ sở giảng dạy và học tập trong trường đang còn
thiếu thốn , hoặc chưa đầy đủ, đặc biệt nhà trường lại chưa có nhà thi đấu. Thời
tiết khắc nghiệt, có những thời điểm mưa gió quá nhiều làm cho sân bãi ngập
trong nước, cũng có những thời điểm quá nắng nóng do đó ảnh hưởng lớn đến
quá trình giảng dạy và học tập môn thể dục. Từ thực trạng đó việc dạy và học
môn bóng đá trở nên rời rạc không liên tục làm hạn chế sự hình thành kỹ năng
vận động của học sinh.5
Nội dung thể thao tự chọn bóng đá các em học sinh cấp dưới chỉ mới
được tiếp xúc ít, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản. Nên khi lên lớp trên các
em đang còn bỡ ngỡ và khi học lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi tập
luyện không được thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và
học không đảm bảo sẽ tạo cho các em cảm giác uể oải, mất hứng thú trong học
tập, không chú tâm và hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kỹ
thuật và số lần thực hiện động tác cũng như thành tích thấp không ổn định.
Điều kiện kinh tế của học sinh chưa đảm bảo nên thời gian ngoài giờ các
em thường phụ giúp cha mẹ làm việc, ít quan tâm đến việc tập luyện bóng đá.
Kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện của giáo viên còn hạn chế.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, dụng cụ và trang thiết
bị chưa cung ứng đầy đủ so với nhu cầu của học sinh và thầy cô.
g cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Hoàng Mai đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên giảng dạy thể dục trong trường Trung học phổ thông Hoàng Mai, trường Trung học phổ thông Hoàng Mai II, một số giáo viên trường Quỳnh Lưu II và cho kết quả ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân (n=20 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy). TT Bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Số người lựa chọn n = 20 N % 1 Bài tập: Bước chạy ngắn 18 90 2 Bài tập: Xoay bẻ bàn chân ra ngoài 18 90 3 Bài tập: Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân 17 85 4 Bài tập: Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân 20 100 5 Bài tập: Hoàn thiện kỹ thuật 18 90 6 Bài tập: Hai người chuyền bóng sệt cho nhau 16 80 7 Bài tập: Đá bóng vào tường 19 95 8 Bài tập: Đá trúng mục tiêu cố định 15 75 9 Bài tập: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân 18 90 10 Bài tập: Di chuyển đá bóng động bằng lòng bàn chân 15 75 11 Bài tập: Thi đấu đá bóng bằng lòng bàn chân 16 80 Các bài tập lựa chọn thực nghiệm (có trên 85%) ý kiến của các giáo viên được phỏng vấn. 21 Bài tập 1: Bước chạy ngắn. Bài tập 2: Xoay bẻ bàn chân ra ngoài. Bài tập 3: Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân. Bài tập 4: Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân. Bài tập 5: Hoàn thiện kỹ thuật. Bài tập 6: Đá bóng vào tường. Bài tập 7: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân. 3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy tập luyện trong 10 tiết cho nhóm thực nghiệm Sau khi lựa chọn được bài tập và tiến hành lập kế hoạch tập luyện, chúng tôi tiến hành phân ngẫu nhiên 2 nhóm: n = 20. Nhóm A: là nhóm thực nghiệm. Nhóm B: là nhóm đối chứng. Nhóm B: Tập luyện theo chương trình giáo án chưa được chọn lọc. Qua nghiên cứu thời gian học tập văn hóa và thời gian học tập môn bóng đá của các em nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Hoàng Mai. Với thời gian 2 tháng từ 30/11/2020 đến 04/01/2021 một tuần các em có 2 tiết học thể dục, tổng số tiết là 10 tiết. Qua tham khảo và trao đổi ý kiến với các giáo viên có chuyên môn tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy và huấn luyện trong vòng 10 tiết như sau: Bảng 3: Xây dựng kế hoạch giảng dạy và tập luyện trong 10 tiết cho nhóm thực nghiệm. Tháng Tuần Buổi Nội dung 11/2020 1/2021 1 2 3 4 1 1 2 1 2 cn 1 2 1 2 cn 1 2 Bước chạy ngắn + + + + Xoay bẻ bàn chân ra ngoài + + + + + Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân + + + + + Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân + + + + + Hoàn thiện kỹ thuật + + + + Đá bóng vào tường. + + + + Bài tập: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân + + + + 22 4. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Hoàng Mai 4.1. Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực và trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm Trước khi áp dụng bài tập để đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá ban đầu về trình độ thể lực qua 4 test (chạy 30m, nằm ngửa gập thân, bật xa tại chỗ, chạy 5’ tùy sức) và trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân qua test: đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Test: Trình độ thể lực. Trình độ thể lực qua 4 test: Chạy 30m, nằm ngửa gập thân, bật xa tại chỗ, chạy 5’ tùy sức. Bảng 4.1a: Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng TEST Nhóm Chạy 30m Nằm ngửa gập thân Bật xa tại chỗ Chạy 5’ tùy sức Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Nhóm thực nghiệm (n=20) 20 0 20 0 20 0 18 2 Nhóm đối chứng (n=20) 20 0 20 0 20 0 19 1 Qua đó cho thấy sự khác biệt về trình độ thể lực ban đầu của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không đáng kể. Test: Đá bóng bằng lòng bàn chân. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân gồm 4 giai đoạn: - Chạy đà: Trong quá trình chạy đà phải quan sát bóng và mục tiêu đá bóng tới, ước lượng chính xác khoảng cách giữa người với bóng để điều chỉnh bước đà và độ dài bước đà thích hợp. - Đặt chân trụ: Bàn chân trụ đặt ngang tầm bóng, cách bóng khoảng 15 cm, mũi bàn chân theo hướng đi của bóng, chân trụ tiếp đất bắt đầu từ gót chuyển qua bàn chân, đầu gối chân trụ hơi hạ thấp. 23 - Vung chân lăng: Khi chân trụ tiếp đất chân lăng tiếp tục đưa về sau, đồng thời đầu gối và mũi bàn chân xoay ra ngoài vuông góc với bàn chân trụ. - Tiếp xúc bóng: Khi đá bóng lòng bàn chân được tiếp xúc với bóng vào giữa thân bóng ở phía sau. Ngoài ra có thể tiếp xúc vào sau và trên tâm bóng hoặc tiếp xúc vào sau và dưới tâm bóng. - Kết thúc: Sau khi đá bóng chân trụ tiếp tục đưa về trước, đồng thời đầu gối và bàn chân khép lại để thực hiện các kỹ thuật tiếp theo. Cách đánh giá nhận xét: Mỗi em đá 5 lần. - Đạt (loại A): Thực hiện 5 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực. - Đạt (loại B): Thực hiện tương đối tốt 4 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực. - Đạt (loại C): Thực hiện 3 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực. - Chưa đạt: Đá bóng không đúng kỹ thuật, đá bóng không có lực. Bảng 4.1b: Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả Nhóm Đạt (Loại A) Đạt (Loại B) Đạt (Loại C) Chưa Đạt SL % SL % SL % SL % Nhóm thực nghiệm (n=20) 0 0 4 20 11 55 5 25 Nhóm đối chứng (n=20) 0 0 4 20 12 60 4 20 So sánh trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân của 2 nhóm trước thực nghiệm: Qua bảng 4.1b cho thấy số học sinh được đánh giá Đạt (Loại A) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là 0%. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại B) của nhóm thực nghiệm là: 4 chiếm 20% . Số số học sinh được đánh giá Đạt (Loại B) của nhóm đối chứng là: 4 chiếm 20%. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại C) của nhóm thực nghiệm là: 11 chiếm 55%. Số số học sinh được đánh giá Đạt (Loại C) của nhóm đối chứng là: 12 chiếm 60% . 24 Số học sinh được đánh giá Chưa Đạt của nhóm thực nghiệm là: 5 chiếm 25%. Số học sinh được đánh giá Chưa Đạt của nhóm đối chứng là: 4 chiếm 20%. Như vậy trước thực nghiệm trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân thể hiện qua tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi, điểm khá, điểm trung bình, điểm yếu kém của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt nhưng không đáng kể. Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng 4.1a và 4.1b cho ta thấy trình độ thể lực và trình độ chuyên môn của hai nhóm là tương đương. Do đó có khả năng tiếp thu kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân như nhau. Chúng tôi đã tiến hành áp dụng các bài tập bổ trợ để nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân và kế hoạch giảng dạy đã biên soạn cho nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng học theo chương trình học bình thường. 4.2. Thử nghiệm đánh giá kết quả các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Hoàng Mai 4.2.1. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ - Mức độ tiếp thu kỹ thuật. - Điểm thành tích. - Điểm kỹ thuật. - Tinh thần ý thức học tập. Việc phát hiện ra những sai sót, đặc biệt là những sai sót cơ bản trong quá trình quá trình thực hiện động tác của người học được coi là nghệ thuật huấn luyện của người thầy, bởi vì chỉ có thầy giáo nắm chắc được yếu lĩnh kỹ thuật động tác, có kinh nghiệm từng trải qua nhiều năm công tác thì mới có thể phát hiện chính xác và nhanh chóng về những sai sót mà người tập mắc phải đồng thời hiểu được đâu là những sai sót cơ bản, đâu là những sai lầm thứ yếu, cũng như nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó. Tư đó có những biện pháp, bài tập khắc phục những sai sót cho người tập một cách hợp lý. Đây cũng là một trong những biện pháp có hiệu quả, giúp người học lĩnh hội và thực hiện động tác một cách chính xác và hoàn hảo ngay từ đầu, góp phần nâng cao hiệu quả đá bóng bằng lòng bàn chân trong học tập, thi đấu đạt thành tích cao. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm ngoài việc vận dụng 7 bài tập được lựa chọn, chúng tôi tiến hành song song các bài tập để khắc phục các sai lầm thường mắc, khi thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho học sinh như sau: 25 * Sai sót 1. Chân trụ lệch về sau. - Nguyên nhân: + Do tính chất của chạy đà kết hợp với đặt chân trụ không tốt. + Do cảm giác không gian của người học chưa tốt. + Chưa nắm vững kỹ thuật động tác. - Biện pháp, bài tập sũa chữa: + Xem tranh ảnh, hình mẫu của người có trình độ cao. + Giáo viên phân tích giảng giải kết hợp làm mẫu thị phạm động tác. + Chạy đà ngắn 3 bước với tốc độ chậm kết hợp dặt chân trụ. + Chạy 3 – 5 bước với tốc độ nhanh dần, 12 -15 lần kết hợp đặt chân trụ. + Đá bóng tại chỗ kết hợp chạy đà. + Tập luyện ở các địa điểm khác nhau để tạo cảm giác về không gian. * Sai sót 2. Vung nhanh cẳng chân về phía trước sớm. - Nguyên nhân: + Chưa định hình được kỹ thuật động tác. + Tâm lý không ổn định. + Không kết hợp được giữa đặt chân trụ và vung chân lăng. - Biện pháp, bài tập sữa chữa: + Phân tích giảng giải kết hợp làm mẫu thị phạm động tác và xem tranh ảnh. + Thực hiện chạy đà và đặt chân trụ kết hợp với vung chân lăng ra sau tạo ra một biên độ lớn, sẽ hạn chế việc vung chân lăng nhanh của cẳng chân về trước sớm. + Tập động tác nhiều lần khi nắm vững kỹ thuật thì không còn cảm giác e sợ từ đó tạo nên tâm lý vững vàng để thực hiện động tác chính xác. * Sai sót 3. Bẻ chân lăng chưa đủ. - Nguyên nhân: + Chưa nắm được yếu lĩnh kỹ thuật. + Cảm giác cơ bắp chưa tốt. + Tâm lý không ổn định. - Biện pháp, bài tập sữa chữa: + Xem tranh ảnh, hình mẫu của người có trình độ cao. + Giáo viên phân tích giảng giải kết hợp làm mẫu thị phạm động tác để học sinh quan sát từ đó hình thành biểu tượng vận động. + Đứng tại chỗ bẻ chân lăng đúng góc độ kỹ thuật. 26 + Cho tiếp xúc bóng cố định nhiều lần. * Sai sót 4. Vị trí tiếp xúc bóng của chân không phù hợp. - Nguyên nhân: + Không định hình được động tác. + Bẻ chân lăng chưa thẳng với hướng đá. + Chân trụ đặt lệch về phía sau hoặc đặt sát với bóng. - Biện pháp, bài tập sữa chữa: + Xem tranh ảnh băng hình. + Làm mẫu thị phạm cho học sinh quan sát. + Đá bóng cố định nhiều lần. + Chạy đà kết hợp đặt chân trụ đá bóng cố định. + Cho học sinh đá ở cự ly ngắn. 4.2.2. Các bài tập vận dụng thực nghiệm. Bài tập 1: Bước chạy ngắn.( Hình 1a;1b;1c) Hình 1a. 27 Hình 1b. Hình 1c. 28 Bài tập 2: Xoay bẻ bàn chân ra ngoài. (Hình 2a;2b) Hình 2a Hình 2b 29 Bài tập 3: Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân.(Hình 3a;3b) Hình 3a. Hình 3b. 30 Bài tập 4: Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân.(Hình 4a;4b) Hình 4a. Hình 4b. 31 Bài tập 5: Hoàn thiện kỹ thuật. (Hình 5a;5b) Hình 5a. Hình 5b. 32 Bài tập 6: Đá bóng vào tường. (Hình 6a;6b) Hình 6a. Hình 6b. 33 Bài tập 7: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân.(Hình 7a;7b) Hình 7a. Hinh 7b. 34 Bảng 4.2a: Kết quả kiểm tra kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ở thời điểm sau 10 tiết. Kết quả Nhóm Đạt (Loại A) Đạt (Loại B) Đạt (Loại C) Chưa Đạt SL % SL % SL % SL % Nhóm thực nghiệm (n=20) 5 25 10 50 5 25 0 0 Nhóm đối chứng (n=20) 1 5 6 30 12 60 1 5 Qua bảng 4.2a cho thấy: Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại A) của nhóm thực nghiệm là: 5 chiếm 25%. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại A) của nhóm đối chứng là:1 chiếm 5%. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại B) của nhóm thực nghiệm là:10 chiếm 50 %. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại B) của nhóm đối chứng là: 6 chiếm 30%. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại C) của nhóm thực nghiệm là: 5 chiếm 25 %. Số học sinh được đánh giá Đạt (Loại C) của nhóm đối chứng là:12 chiếm 60%. Số học sinh được đánh giá Chưa Đạt của nhóm thực nghiệm là: 0 chiếm 0%. Số học sinh được đánh giá Chưa Đạt của nhóm đối chứng là: 1 chiếm 5%. Như vậy sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá kỹ thuật của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng và đã thu được kết quả khác biệt rõ ràng giữa 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi, điểm khá, cao hơn hẳn nhóm đối chứng, tỷ lệ học sinh điểm trung bình thấp hơn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm không còn học sinh yếu kém trong khi nhóm đối chứng vẫn còn. Để có kết quả khả quan hơn nữa chúng tôi đánh giá kết quả học tập bóng đá của 2 nhóm. 35 Bảng 4,2b: Kết quả môn học bóng đá của 2 nhóm. Kết quả Nhóm Đạt (Loại A) Đạt (Loại B) Đạt (Loại C) Chưa Đạt SL % SL % SL % SL % Nhóm thực nghiệm (n=20) 7 35 10 50 3 15 0 0 Nhóm đối chứng (n=20) 2 10 5 25 11 55 2 10 Qua bảng 4.2b cho thấy: Sau thời gian áp dụng 7 bài tập bổ trợ, nhóm thực nghiệm có kết quả điểm giỏi, điểm khá cao hơn nhóm đối chứng, còn điểm trung bình thấp hơn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm không còn điểm yếu kém trong khi nhóm đối chứng vẫn còn. Qua bảng cho thấy sau 10 tiết áp dụng 7 bài tập bổ trợ thì trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân cũng như kết quả học tập môn bóng đá của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. 36 PHẦN III. KẾT LUẬN I. Kết quả ứng dụng - Sau khi đề tài được hoàn thiện chúng tôi đã áp dụng một số tiết dạy theo nội dung kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho hai lớp 11A2 và 11A3 tại trường Trung học phổ thông Hoàng Mai qua kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được như sau. Bảng kết quả áp dụng nội dung kỷ thuật đá bóng bằng lòng ở lớp 11A2 và 11A3. Kết quả Nhóm Đạt (Loại A) Đạt (Loại B) Đạt (Loại C) Chưa Đạt SL % SL % SL % SL % Lớp 11A2 ( sỹ số 43) 14 32,5 18 41,8 10 25,7 0 0 Lớp 11A3 ( sỹ số 43) 8 18,6 21 48,8 11 28 2 4,6 - Theo bảng thống kê ta thấy học sinh đã nắm bắt kỹ thuật đá bóng bằng lòng tốt hơn, ý thức học tập nghiêm túc, hiểu rõ việc tập luyện theo tình tự các bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên để khắc phục những điểm yếu và phát huy nắm bát được những kỷ thuật mới tốt hơn. - Tư duy, nhận thức về kỹ thật đá bóng bằng lòng bàn chân nói riêng, bộ môn bóng đá nói chung ngày càng tiến bộ hơn, chất lượng học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. II. Kết luận 1. Để nâng cao chất lượng môn bóng đá cho học sinh trường Trung học phổ thông nói chung. Đề tài đã lựa chọn được 7 bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Hoàng Mai đã có những kết quả khả quan, gây được hứng thú tập luyện cho học sinh nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân trong tập thể đặc biệt là tính tích cực sáng tạo trong học tập thông qua 7 bài tập. 2. Qua 7 bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân đã đem lại hiệu quả cao khi áp dụng vào giảng dạy cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Hoàng Mai. Cụ thể là sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy ở hai lớp 11A2 và 11A3 học sinh rất hứng thú tập luyện và kết quả thu về rất khả quan. Tính trung bình hai lớp số học sinh đạt yêu cầu nội dung kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là 63/66 chiếm 95% số học sinh chưa đạt yêu cầu là 3/66 chiếm tỉ lệ 5%. 37 III. Kiến nghị Trên cơ sở kết luận đã nêu trên đề tài, cùng với thực tiễn giảng dạy ở trường Trung học phổ thông Hoàng Mai chúng tôi có một số kiến nghị sau: 1. Đối với học sinh lứa tuổi Trung học phổ thông việc xác định đúng các bài tập cho các em tập luyện là điều kiện giúp các em phát triển tốt nhất về thể lực cũng như kỹ thuật. Vì thế, trong quá trình giảng dạy cần đa dạng hóa các hình thức tập luyện để phù hợp với xu hướng phát triển của nền bóng đá hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục thể chất trong các trường Trung học phổ thông. 2. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại trường Trung học phổ thông Hoàng Mai chúng tôi nhận thấy cơ sở vật chất phục vụ cho vấn đề giảng dạy và học tập TDTT còn rất thiếu thốn. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em học sinh. Do đó nhà trường cần tạo điều kiện bổ sung cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và rèn luyện của các em học sinh. Mặc dù trong thời gian nghiên cứu chưa đủ dài nhưng đã thu được những kết quả khả quan. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của hội đồng giám khảo để đề tài được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả vào quá trình giảng dạy cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoàng Mai nói riêng và học sinh Trung học phổ thông nói chung. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Bích (1998): Huấn luyện bóng đá hiện đại - NXB TDTT. 2. Nguyễn Quang Dũng (2001): Hướng dẫn tập chiến thuật bóng đá - NXB TDTT. 3. Vũ Cao Đàm (1995): Phương pháp nghiên cứu khoa học - NXBNC và PT. 4. Ma Tuyết Điền (2001): Bóng đá, kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện - NXB TDTT Hà Nội. 5. Vũ Đàm Hùng: Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. 6. Lê Văn Lẫm (1996): Đo lường TDTT - NXB TDTT. 7. Tâm lý lứa tuổi sư phạm: NXB GD 2000. 8. Nguyễn Nhiệt Tình (1996): Huấn luyện bóng đá hiện đại, Tài liệu giảng dạy ĐH TDTT II. 9. Nguyễn Trương Tuấn (1997): Giáo trình bóng đá nam. 10. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Hà Nội 1999. 39 MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 1. Mục đích nghiên cứu 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 4 1.Thuận lợi 4 2. Khó khăn 4 II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5 1. Đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 5 1.1.Đặc điểm tâm lý 5 1.2.Đặc điểm sinh lý 6 1.3.Cơ sở lý luận về tố chất thể lực 6 1.3.1.Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh 6 1.3.2.Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh 7 1.3.3.Cơ sở lý luận tố chất sức bền 8 1.3.4. Cơ sở lý luận của tố chất khéo léo 8 2. Những vấn đề huấn luyện kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 9 2.1. Đặc điểm của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 9 2.2. Ý nghĩa của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 9 2.3.Phương pháp phát triển kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 9 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 10 1. Phương pháp nghiên cứu 10 1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 10 1.2. Phương pháp phỏng vấn 10 1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 11 1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 11 2. Tổ chức nghiên cứu 12 2.1 Thời gian nghiên cứu 12 2.2 Đối tượng nghiên cứu 12 2.3 Địa điểm nghiên cứu 12 2.4 Thiết kế nghiên cứu 12 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 1. Cơ sở lý luận và thực trạng việc lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 14 1.1. Cơ sở lý luận 14 1.2.Thực trạng việc lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hoàng Mai 14 40 2. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 15 3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy tập luyện trong 10 tiết cho nhóm thực nghiệm 21 4. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hoàng Mai 22 4.1. Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực và trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 22 4.2. Thử nghiệm đánh giá kết quả các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Hoàng Mai 22 4.2.1. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ 24 4.2.2. Các bài tập vận dụng thực nghiệm 26 PHẦN III. KẾT LUẬN 36 I. Kết quả ứng dụng 36 II. Kết luận 36 III. Kiến nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết thường Viết tắt Thể dục thể thao TDTT Giáo dục thể chất GDTC Adenosin Triphosphat ATP Đạt Đ Chưa đạt CĐ Thị Xã TX
File đính kèm:
- skkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_hieu_qua_k.pdf