SKKN Lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16-18 trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2

Nội dung chính của huấn luyện sức bền tốc độ trước hết là nâng cao khả năng yếm khí và ưa khí.

* Đặc điểm của sức bền ưa khí

- Cường độ hoạt động từ 40-80% cường độ tối đa.

- Thời gian hoạt động từ 30 phút trở lên

- Quãng nghỉ ngắn dưới hình thức tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động từ động sang tĩnh rút ngắn quá trình hồi phục.

- Số lần lặp lại: cần dựa vào mức hấp thụ oxy.

* Đặc điểm của sức bền yếm khí

- Hoàn thiện cơ chế gluco phân:

+ Cường độ hoạt động xấp xỉ tốc độ tối đa (90-95%).

+ Thời gian mỗi lần lặp lại từ 20” – 2’.

+ Khoảng cách nghỉ ngơi: giảm dần sau mỗi lần lặp lại.

+ Tính chất nghỉ ngơi: không cần phải nghỉ ngơi tích cực nhưng cần tránh trạng thái hoàn toàn yên tĩnh.

+ Số lần lặp lại: 3-4 lần.

- Hoàn thiện cơ chế CP (Creatin phốt phát).

+ Cường độ hoạt động gần mức tối đa (95%).

+ Thời gian nghỉ 3-8’.

+ Quãng nghỉ 2-3’ hoặc phân nhóm cách nhau 7-10’.

+ Số lần lặp lại: tùy thuộc vào tốc độ của VĐV sao cho tốc độ không bị giảm.

 Căn cứ vào cơ sở lý luận trên cho thấy: khái niệm sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m là sức bền đặc trưng tương ứng với cự ly chạy 800m, nói cách khác là sức bền chuyên môn trong cự ly chạy 800m.

 Vì thế, để phát triển nâng cao thành tích nói chung sức bền chuyên môn trong cự ly chạy 800m, cần phát triển toàn diện các tố chất thể lực và áp dụng tổng hợp các phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao khả năng yếm khí và ưa khí của cơ thể. Việc tập luyện sức bền tốc độ cho VĐV chạy cự ly ngắn và trung bình là yếu tố cần thiết không thể thiếu.

 

docx49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16-18 trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất quan trọng 
Ưu tiên 2: Quan trọng 
Ưu tiên 3: Không quan trọng
Chúng tôi sẽ lựa chọn những bài tập đạt từ 50% tổng số ý kiến đánh giá ở mức rất quan trọng trở lên để phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV chạy 800m lứa tuổi 16-18, Trường THPT Quỳ Hợp 2.
Kết quả được trình bày tại bảng 6.
 Bảng 6: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy cự ly 800m lứa tuổi 16-18, Trường THPT Quỳ Hợp 2 (n=32)
Bài tập
Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
mi
%
mi
%
mi
%
Bài tập 1
18
56.25
8
25.00
6
18.75
Bài tập 2
12
37.50
7
21.88
13
40.63
Bài tập 3
17
53.13
9
28.13
6
18.75
Bài tập 4
19
59.38
5
15.63
8
25.00
Bài tập 5
20
62.50
6
18.75
6
18.75
Bài tập 6
15
46.88
3
9.38
14
43.75
Bài tập 7
21
65.63
8
25.00
3
9.38
Bài tập 8
19
59.38
9
28.13
4
12.50
Bài tập 9
14
43.75
4
12.50
14
43.75
Bài tập 10
20
62.50
8
25.00
4
12.50
Bài tập 11
15
46.88
9
28.13
8
25.00
Bài tập 12
19
59.38
5
15.63
8
25.00
Bài tập 13
20
62.50
7
21.88
5
15.63
Bài tập 14
18
56.25
9
28.13
5
15.63
Bài tập 15
19
59.38
6
18.75
7
21.88
Bài tập 16
21
65.63
7
21.88
4
12.50
Bài tập 17
13
40.63
8
25.00
11
34.38
Bài tập 18
18
56.25
11
34.38
3
9.38
Bài tập 19
21
65.63
4
12.50
7
21.88
Bài tập 20
17
53.13
9
28.13
6
18.75
Bài tập 21
13
40.63
2
6.25
17
53.13
Qua bảng 6 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, chúng tôi lựa chọn được 15 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16-18 tại Trường THPT Quỳ Hợp 2. Cụ thể gồm:
- Bài tập 1: Chạy lặp lại (600m x 3 lần) quãng nghỉ 5’ cường độ 85-90% Vmax, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 2: Chạy lặp lại 500m-300m-100m, cường độ 90-95% Vmax, quãng nghỉ 6’-8’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 3: Chạy 100m đường vòng x 5 lần, cường độ 90-95% Vmax, quãng nghỉ 5’-7’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 4: Chạy 400m x 3 lần, cường độ 90-95% vmax, quãng nghỉ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 5: Chạy 400m nhanh – 200m chậm x 3 lần x 3 tổ, cường độ 75-80% Vmax, quãng nghỉ 7’-8, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 6: Chạy 400m nhanh – 400m chậm x 3 lần x 3 tổ, cường độ 80-85% Vmax, quãng nghỉ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 7: Chạy 200m nhanh – 200m chậm x 5 lần x 3 tổ, cường độ 80-85% Vmax, quãng nghỉ giữa các tổ 10’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 8: Chạy hỗn hợp (600m – 400m – 300m – 200m – 100m), cường độ 80-85% Vmax, quãng nghỉ 8’-5’-5’-3’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 9: Chạy hỗn hợp (200m – 400m – 600m) x 2 tổ, cường độ 80-90% Vmax, quãng nghỉ giữa tổ 10’-12’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 10: Chạy lặp lại (200m – 400m – 600m – 400m – 200m), cường độ 85-90% Vmax, quãng nghỉ 6’-8’-6’-5’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 11: Chạy lặp lại 200m x 4 lần (90% Vmax), quãng nghỉ 6’ + 400m x 2 lần (85%-90% Vmax) quãng nghỉ 8’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 12: Chạy hỗn hợp các cự ly giảm dần (600m – 400m – 200m – 100m) x 2 tổ, quãng nghỉ 8’-6’; (600m – 400m) với Vmax – (200m – 100m) với 85% Vmax, quãng nghỉ 3’-4’, nghỉ giữa tổ 12’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 13: Chạy lặp lại tổ (100m x 8-10 lần) + tổ (200 x 8-10 Lần) với 75% - 80% Vmax quãng nghỉ các lần 1’-2’, giữa các tổ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 14: Chạy lặp lại đường vòng tổ (100m x 8-10 lần) + tổ (200m x 8-10 lần) với 75%-80% Vmax, quãng nghỉ 1’-2’, giữa các tổ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 15: Chạy lặp lại (300m – 500m) x 3-5 lần x 2 tổ, cường độ 85%-90% Vmax, quãng nghỉ 3’-9’, nghỉ ngơi tích cực.
Các bài tập còn lại, vì có ý kiến đánh giá ở mức rất quan trọng nhỏ hơn 50% tổng số ý kiến phỏng vấn nên bị loại theo nguyên tắc đặt ra. 
Như vậy, qua phỏng vấn, chúng tôi lựa chọn được 15 bài tập phát triển sức bền huyên môn cho nữ đội tuyển chạy chạy 800m lứa tuổi 16-18 tại Trường THPT Quỳ Hợp 2. 
Để xác định được hiệu quả các bài tập lựa chọn, chúng tôi tiếp tục tiến hành ứng dụng các bài tập lựa chọn vào thực tế và đánh giá hiệu quả.
3.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16 - 18 trường THPT Quỳ Hợp 2.
 3.4.1. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV chạy 800m lứa tuổi 16 - 18 trường THPT Quỳ Hợp 2.
 3.4.1.1. Tổ chức thực nghiệm
Với mục đích xây dựng chương trình huấn luyện nhằm phát triển năng lực sức bền chuyên môn cho nhóm thực nghiệm, đề tài đã căn cứ vào kế hoạch, chu kỳ huấn luyện năm của nữ đội tuyển chạy cự ly 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2. 
Để có cơ sở thực tiễn ứng dụng các bài tập, đề tài đã tiến hành phỏng vấn (thông qua phiếu hỏi) các giáo viên, về số buổi tập, thời gian 1 buổi tập và thời điểm tập luyện. Kết quả thu được trình bày tại bảng 7 và 8
Bảng 7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn số buổi tập phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu (n=35) thu được như sau.
TT
Tổng số buổi tập/1 tuần
Số người lựa chọn
Giai đoạn chuẩn bị chung
Tỷ lệ %
Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
Tỷ lệ %
Giai đoạn trước thi đấu
Tỷ lệ %
1.
1 buổi
27
77.14
13
37.14
-
-
2.
2 buổi
18
52.52
29
82.85
26
74.28
3.
3 buổi
9
25.71
17
48.57
21
60.0
4.
4 buổi
-
-
-
-
-
-
5.
>4 buổi
-
-
-
-
-
-
Bảng 8: Các thành tố ảnh hưởng đến phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy cự ly 800m lứa tuổi 16 – 18 THPT Quỳ Hợp 2 (n=35)
TT
Nội dung câu hỏi
Kết quả phỏng vấn
Số người lựa chọn
Tỷ lệ %
1.
Thời điểm phát triển sức bền chuyên môn:
Đầu giai đoạn chuẩn bị
24
14.29
Cuối giai đoạn chuẩn bị và đầu giai đoạn thi đấu
30
85.71
Cuối gian đoạn thi đấu
-
-
Giai đoạn chuyển tiếp
-
-
2.
Thời gian tập luyện phát triển sức bền chuyên môn trong 1 buổi tập:
35 – 40 phút
23
65.71
40 – 45 phút
31
88.57
45 – 50 phút
25
71.42
55 – 60 phút
16
64.0
> 60 phút
-
-
3.
Phương pháp phát triển sức bền chuyên môn:
Phương pháp thay đổi liên tục
-
-
Phương pháp ổn định ngắt quãng
28
80.0
Phương pháp ổn định liên tục
26
74.28
Phương pháp lặp lại với quãng nghỉ giảm dần
25
25.35
Phương pháp lặp lại với quãng nghỉ tăng dần
11
31.42
Qua bảng 7 và bảng 8 phỏng vấn lựa chọn số buổi tập và các thành tố ảnh hưởng đến phát triển sức bền cho đội tuyển thấy: 
	- Về số buổi tập/1 tuần, đa số các ý kiến đều cho rằng, để phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV thì số buổi tập trên 1 tuần là 1 buổi (giai đoạn chuẩn bị chung) và tối thiểu là 2 buổi (giai đoạn chuẩn bị chuyên môn và giai đoạn trước thi đấu).
	- Về thời gian/1 buổi tập, nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các ý kiến trả lời khi cho rằng, để phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ cự ly chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2 thì thời gian 1 buổi tập nên từ 40 – 45 phút là hợp lý (31/35 ý kiên lựa chọn, chiếm 88,71%).
	- Về phương pháp tập luyện, các ý kiến cho rằng để phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV thì sử dụng các phương pháp sau:
	+ Phương pháp ổn định ngắt quãng (có 28/35 ý kiến lựa chọn, chiếm tỷ lệ 80,005).
	+ Phương pháp ổn định liên tục (có 26/35 ý kiến lựa chọn, chiếm tỷ lệ 74,28%).
	+ Phương pháp lặp lại với quãng nghỉ giảm dần (có 25/35 ý kiến lựa chọn, chiếm tỷ lệ 71,42%).
	Còn các phương pháp tập luyện khác có số ý kiến lựa chọn không cao.
	Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã tiếp tực tiến hành thực nghiệm ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy cự ly 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2 với một lượng vận động chung như sau: 1 buổi tập/tuần (giai đoạn chuẩn bị chung) và 2 buổi tập/tuần (giai đoạn chuẩn bị chuyên môn và thi đấu), thời gian một buổi tập là từ 40 – 45 phút ở phần cơ bản của buổi tập và sử dụng 3 phương pháp (phương pháp ổn định ngắt quãng, phương pháp ổn định liên tục và phương pháp lặp lại với quãng nghỉ giảm dần).
Tóm lại, phần tổ chức thực nghiệm gồm các vấn đề chính sau:
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm so sánh song song
- Thời gian thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trong 9 tháng chia làm 2 kì của năm học 2019 - 2020. Việc phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển được tiến hành 2 buổi/ tuần, mỗi buổi 40-45 phút (VĐV Tập 4 buổi/tuần, mỗi buổi 120 phút).
- Đối tượng thực nghiệm: Gồm 8 nữ VĐV chạy 800m lứa tuổi 16-18, Trường THPT Quỳ Hợp 2 và được chia thành 2 nhóm do bốc thăm ngẫu nhiên:
+ Nhóm 1 (gọi là nhóm thực nghiệm): gồm 4 VĐV tập luyện chung chương trình với nhóm đối chứng, riêng phần phát triển sức bền chuyên môn thì tập riêng theo 15 bài tập đã lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài.
+ Nhóm 2 (gọi là nhóm đối chứng): Gồm 4 nữ VĐV tập luyện theo chương trình cũ của Trường THPT Quỳ Hợp 2
- Địa điểm thực nghiệm: Trường THPT Quỳ Hợp 2
- Kiểm tra, đánh giá: Sử dụng 04 test đã lựa chọn của đề tài để kiểm tra sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng và thực nghiệm ở các thời điểm: Trước thực nghiệm, sau học kì 1 và học kì 2 của năm học.
3.4.1.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16 - 18 trường THPT Quỳ Hợp 2 trong quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành so sánh kết quả điểm kiểm tra ban đầu về trình độ sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong giai đoạn trước khi vào thực nghiệm. 
So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, thời điểm trước thực nghiệm tại bảng 9.
Bảng 9. So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, thời điểm trước thực nghiệm
TT
 Thông số 
Test 
X A ± d
(nhóm ĐC)
X B ± d
(nhóm TN)
ttính
P
1
Chạy 600m (phút)
1.55
±
0.15
1.57
±
0.11
1.23
>0.05
2
Chạy 1000m (phút)
2.72
±
0.13
2.74
±
0.14
1.21
>0.05
3
Bật xa 10 bước (m)
28.25
±
1.64
28.29
±
0.58
1.18
>0.05
4
Chạy 800m (phút)
2.36
±
0.07
2.35
±
0.09
0.97
>0.05
Qua bảng 9 cho thấy:
Trước thực nghiệm ở cả 04 test kiểm tra, kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nữ VĐV chạy 800m nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thể hiện ở ttính 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P> 0,05 hay nói cách khác, trước thực nghiệm, trình độ sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau.
Sau thực nghiệm giai đoạn 1, chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng 04 test như ở trước thực nghiệm, sau đó tính nhịp tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát trên cơ sở kết quả lập test. Kết quả được trình bày ở bảng 10 và bảng 11.
Bảng 10: So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau giai đoạn 1 thực nghiệm
TT
Thông số 
Test 
X A ± d
(nhóm ĐC)
X B ± d
(nhóm TN)
ttính
P
1
Chạy 600m (phút)
1.52
±
0.13
1.53
±
0.15
1.25
>0.05
2
Chạy1000m (phút)
2.67
±
0.14
2.67
±
0.12
0.35
>0.05
3
Bật xa 10 bước (m)
28.95
±
1.66
29.25
±
1.62
2.31
<0.05
4
Chạy 800m (phút)
2.33
±
0.08
2.31
±
0.07
2.05
<0.05
Qua bảng 10 cho thấy: Sau 6 giai đoạn 1 thực nghiệm, kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn ở của nữ đội tuyển chạy 800m nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2/4 test kiểm tra (ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P0.05). Như vậy, trình độ sức bền chuyên môn của nữ đội tuyển chạy 800m của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bước đầu có sự khác biệt sau học kì 1 thực nghiệm.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt này, chúng tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng các chỉ số của nữ đội tuyển chạy 800m nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 11.
Bảng 11: So sánh nhịp độ tăng trưởng trình độ sức bền chuyên môn của nữ VĐV chạy 800m nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 4 tháng thực nghiệm
TT
Thông số 
Test
W đối chứng (%)
W thực nghiệm (%)
Chênh lệch
1
Chạy 600m (phút)
1.95
2.58
0.63
2
Chạy 1000m (phút)
1.86
2.59
0.73
3
Bật xa 10 bước (m)
2.45
3.34
0.89
4
Chạy 800m (phút)
1.28
1.72
0.44
Qua bảng 11cho thấy:
Sau 4 tháng thực nghiệm, cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có nhịp độ tăng trưởng trình độ sức bền chuyên môn. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chứng từ 0.44– 0.89%.
Như vậy, sau 04 tháng thực nghiệm, nhịp tăng trưởng trình độ sức bền chuyên môn của nữ đội tuyển chạy 800m nhóm thực nghiêm đã tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
Sau 1 năm học thực nghiệm, chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng 04 test như ở trước thực nghiệm, sau đó tính nhịp tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát trên cơ sở kết quả lập test. Kết quả được trình bày ở bảng 12 và bảng 13.
Bảng 12: So sánh kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 1 năm học thực nghiệm
TT
Thông số 
Test 
X A ± d
(nhóm ĐC)
X B ± d
(nhóm TN)
ttính
P
1
Chạy 600m (phút)
1.51
±
0.13
1.49
±
0.15
2.15
<0.05
2
Chạy 1000m (phút)
2.63
±
0.14
2.6
±
0.12
2.26
<0.05
3
Bật xa 10 bước (m)
29.21
±
1.66
29.53
±
1.62
2.38
<0.05
4
Chạy 800m (phút)
2.28
±
0.08
2.24
±
0.07
2.41
<0.05
Qua bảng 12 cho thấy: Sau 1 năm thực nghiệm, kết quả kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn ở của nữ VĐV chạy 800m nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các test kiểm tra (ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P<0,05). Như vậy, trình độ sức bền chuyên môn của nữ VĐV chạy 800m của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ ràng sau 1 năm thực nghiệm.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt này, chúng tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số của nữ đội tuyển chạy 800m nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 13.
 Bảng 13: So sánh nhịp độ tăng trưởng trình độ sức bền chuyên môn của nữ VĐV chạy 800m nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 1 năm thực nghiệm
TT
Thông số 
Test
W đối chứng (%)
W thực nghiệm (%)
Chênh lệch
1
Chạy 600m (phút)
2.61
5.23
2.62
2
Chạy 1000m (phút)
3.36
5.24
1.88
3
Bật xa 10 bước (m)
3.34
4.29
0.95
4
Chạy 800m (phút)
3.45
4.79
1.34
Qua bảng trên cho thấy:
Sau 1 năm học thực nghiệm, cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có nhịp độ tăng trưởng trình độ sức bền chuyên môn. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chứng từ 0.95– 2.62%.
Như vậy, sau 1 năm thực nghiệm áp dụng các bài tập lựa chọn và tiến trình xây dựng của đề tài, trình độ sức bền chuyên môn của nữ đội tuyển chạy 800m trường THPT Quỳ Hợp 2 đã tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng, chứng tỏ các bài tập lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài có hiệu quả cao trong việc phát triển sức bền chuyên môn của đội tuyển nữ chạy 800m trường THPT Quỳ Hợp 2.
Tóm lại, qua nghiên cứu nhiệm vụ 2, chúng tôi có các nhận xét sau:
1. Lựa chọn được 15 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m, Trường THPT Quỳ Hợp 2 . Cụ thể gồm:
- Bài tập 1: Chạy lặp lại (600m x 3 lần) quãng nghỉ 5’ cường độ 85-90% Vmax, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 2: Chạy lặp lại 500m-300m-100m, cường độ 90-95% Vmax, quãng nghỉ 6’-8’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 3: Chạy 100m đường vòng x 5 lần, cường độ 90-95% Vmax, quãng nghỉ 5’-7’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 4: Chạy 400m x 3 lần, cường độ 90-95% vmax, quãng nghỉ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 5: Chạy 400m nhanh – 200m chậm x 3 lần x 3 tổ, cường độ 75-80% Vmax, quãng nghỉ 7’-8, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 6: Chạy 400m nhanh – 400m chậm x 3 lần x 3 tổ, cường độ 80-85% Vmax, quãng nghỉ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 7: Chạy 200m nhanh – 200m chậm x 5 lần x 3 tổ, cường độ 80-85% Vmax, quãng nghỉ giữa các tổ 10’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 8: Chạy hỗn hợp (600m – 400m – 300m – 200m – 100m), cường độ 80-85% Vmax, quãng nghỉ 8’-5’-5’-3’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 9: Chạy hỗn hợp (200m – 400m – 600m) x 2 tổ, cường độ 80-90% Vmax, quãng nghỉ giữa tổ 10’-12’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 10: Chạy lặp lại (200m – 400m – 600m – 400m – 200m), cường độ 85-90% Vmax, quãng nghỉ 6’-8’-6’-5’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 11: Chạy lặp lại 200m x 4 lần (90% Vmax), quãng nghỉ 6’ + 400m x 2 lần (85%-90% Vmax) quãng nghỉ 8’, nghỉ ngơi tích cực.
- Bài tập 12: Chạy hỗn hợp các cự ly giảm dần (600m – 400m – 200m – 100m) x 2 tổ, quãng nghỉ 8’-6’; (600m – 400m) với Vmax – (200m – 100m) với 85% Vmax, quãng nghỉ 3’-4’, nghỉ giữa tổ 12’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 13: Chạy lặp lại tổ (100m x 8-10 lần) + tổ (200 x 8-10 Lần) với 75% - 80% Vmax quãng nghỉ các lần 1’-2’, giữa các tổ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 14: Chạy lặp lại đường vòng tổ (100m x 8-10 lần) + tổ (200m x 8-10 lần) với 75%-80% Vmax, quãng nghỉ 1’-2’, giữa các tổ 8’-10’, nghỉ ngơi tích cực
- Bài tập 15: Chạy lặp lại (300m – 500m) x 3-5 lần x 2 tổ, cường độ 85%-90% Vmax, quãng nghỉ 3’-9’, nghỉ ngơi tích cực.
2. Bước đầu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các bài tập lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16-18, trường THPT Quỳ Hợp 2.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Nghiên cứu thực trạng các yếu tố đảm bảo cho việc phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV chạy 800m lứa tuổi 16-18, Trường THPT Quỳ Hợp 2 cho thấy: Việc huấn luyện sức bền chuyên môn được tiến hành trong quỹ thời gian ít và phân bổ chưa hợp lý dẫn tới sự phát triển sức bền chuyên môn của nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Quỳ Hợp 2 còn nhiều hạn chế; Lực lượng HLV làm công tác huấn luyện nữ VĐV chạy 800m của Trường THPT Quỳ Hợp 2 còn ít về số lượng và chưa đảm bảo tốt về chất lượng trong quá trình huấn luyện và Trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m lứa tuổi 16-18, các giáo viên hướng dẫn thường sử dụng nhiều các bài tập có cự ly dài với quãng nghỉ ngắn (chiếm tỷ lệ 34,92% tổng số lần sử dụng) mà quãng nghỉ như trên thì thường không hợp lý. Trong đó, các bài tập chạy lặp lại và phối hợp cự ly ngắn thì sử dụng ở mức độ thấp hơn. Mặt khác, số lượng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn chưa phong phú, đa dạng nên khó có thể phát triển đầy đủ các tố chất đặc thù, dễ gây ức chế, khó kích thích được tính hưng phấn cho người tập trong huấn luyện sức bền chuyên môn chạy cự ly 800m.
- Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 04 test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho nữ VĐV chạy nữ VĐV chạy 800m lứa tuổi 16-18, Trường THPT Quỳ Hợp 2. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng trình độ sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m Trường THPT Quỳ Hợp 2. Kết quả cho thấy: Mặc dù có điều kiện huấn luyện tương đồng nhưng trình độ sức bền chuyên môn của nữ đội tuyển chạy 800m Trường THPT Quỳ Hợp 2 lại thấp hơn so với VĐV trường THPT Quỳ Hơp 1. Điều này chứng tỏ việc phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV chạy 800m lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2 chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Lựa chọn được 15 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m, Trường THPT Quỳ Hợp 2. Bước đầu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các bài tập lựa chọn đã có hiệu quả cao trong việc phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển Điền kinh lứa tuổi 16-18, trường THPT Quỳ Hợp 2
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có các kiến nghị sau:
- Ứng dụng các bài tập lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài trong việc phát triển sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển chạy 800m Trường THPT Quỳ Hợp 2.
- Phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo trong việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho nữ đội tuyển của các trường chạy 800m.
- Mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài để có hệ thống bài tập toàn diện nhằm nâng cao trình độ tập luyện cho nữ đội tuyển chạy 800m, Trường THPT Quỳ Hợp 2.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxskkn_lua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_ben_cho_nu_doi_tuyen_ch.docx
Sáng Kiến Liên Quan