SKKN Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, những sai lầm thường gặp và cách khắc phục trong môn Bóng chuyền cho học sinh Khối 10
Thực trạng dạy và học môn Bóng chuyền của các trường trung học phổ thông hiện nay
* Đối với giáo viên
- Hầu hết các giáo viên vẫn mang nặng phương pháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo có kết hợp các phương pháp dạy học mới trong bộ môn Bóng chuyền, tuy nhiên trong quá trình dạy giáo viên chưa truyền đạt được các kỹ năng cơ bản, quan trọng của môn Bóng chuyền, đặc biệt là đối với học sinh các trường miền núi, nếu triển khai các kỹ thuật đầy đủ và tỉ mỉ ở phần này sẽ tốn nhiều thời gian mà kết quả thu được không như mong đợi, cho nên nhiều giáo viên chỉ dạy cho xong bài. Có nhiều giáo viên không tiến hành làm mẫu các kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh, cũng như tạo cơ hội cho học sinh tự tập luyện. Do đó, học sinh khó có thể nắm bắt được kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, dẫn đến khi vào thi đấu các giải về bóng chuyền các em sẽ bị bắt những lỗi về kỹ thuật, các em chỉ thi đấu chứ không biết hoặc không nắm được các kỹ thuật về môn Bóng chuyền.
- Phương pháp dạy học chưa phát hiện được những sai lầm của học sinh trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của học sinh.
* Đối với học sinh
- Môn Thể dục là một môn học bắt buộc và là môn học quan trọng nên được đa số các em quan tâm. Tuy nhiên nó là một môn học mà học sinh được tự do trong tiết học, nên nhiều học sinh không có hứng thú luyện tập trong học tập, ngại trau dồi kỹ thuật, ngại tham gia thi đấu bóng chuyền khi Đoàn trường tổ chức.
- Hầu hết các em đều biết môn Bóng chuyền và các kỹ thuật chơi bóng như phát bóng, chuyền bóng, đệm bóng,. nhưng chưa nắm chắc được kỹ thuật cụ thể, đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.
- Kỹ năng vận dụng bộ môn Bóng chuyền vào thi đấu hay trong đời sống thực tiễn và thực hành còn kém.
- Hoạt động chủ yếu của học sinh là học để đối phó, hay học bộ môn Bóng chuyền chỉ để được xếp loại đạt. Hoạt động học tập của các em chủ yếu là hoạt động cá nhân. Học sinh hầu như không nắm được các kỹ thuật của bộ môn Bóng chuyền. Do đó, cơ hội để các em tham gia thi đấu ở các giải đấu do các cấp tổ chức là không nhiều.
- Một số học sinh chưa từng chạm vào quả bóng chuyền hoặc không biết một kỹ thuật nào của môn Bóng chuyền.
- Các em chưa từng hoặc rất ít được tham gia thi đấu bóng chuyền. Các em ít được và hầu như chưa được tham gia các hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi về môn Bóng chuyền, nên nhiều em thấy sợ học môn Bóng chuyền, sợ thi không đạt, các em sợ phải thi đấu.
- Đa số các em không có năng khiếu về môn Bóng chuyền (đặc biệt là các em học sinh các trường miền núi). Học sinh ít có cơ hội và thời gian để chơi bóng chuyền.
g và cách sửa sai * Các bài tập thực hiện không có bóng: Bài tập 1: Tại chỗ tập động tác mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng - Mục đích: Nhằm giúp học sinh hình thành kỹ thuật hình tay chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh cơ bản hình thành được kỹ thuật hình tay chuyền bóng. - Phương pháp tổ chức thực hiện: Giáo viên phân tích, làm mẫu kỹ thuật sau đó tổ chức cho HS thực hiện, kết hợp sửa sai: + Tập theo phương pháp đồng loạt. (hình 1.a) Hình 1a (Tại chỗ thực hiện động tác mô phỏng KT chuyền bóng) + Tập theo phương pháp phân nhóm theo hàng: hàng 1, 3 tập hàng 2, 4 xem và sửa sai kỹ thuật cho bạn, sau đó đổi cho nhau (hình 1b). Hình 1b (Tại chỗ: hàng 1,3 thực hiện động tác mô phỏng chuyền bóng...) Bài tập 2: Di chuyển (tiến, lùi, sang trái, sang phải) thực hiện động tác mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng. - Mục đích: Nhằm giúp học sinh hình thành kỹ thuật di chuyển kết hợp với hình tay chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh cơ bản thực hiện được kỹ thuật di chuyển kết hợp với hình tay chuyền bóng. Giáo viên phân tích, làm mẫu kỹ thuật sau đó tổ chức cho HS thực hiện, kết hợp sửa sai: - Phương pháp tổ chức thực hiện + Tập theo phương pháp đồng loạt. (hình 2) Hình 2 (Di chuyển tiến, lùi,... thực hiện động tác mô phỏng chuyền bóng) * Các bài tập thực hiện có bóng: Bài tập 3: Tự chuyền bóng - Mục đích: Nhằm giúp học sinh hình thành kỹ thuật hình tay chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh cơ bản thực hiện được kỹ thuật hình tay chuyền bóng. - Chuẩn bị: 20 quả bóng chuyền. - Phương pháp tổ chức thực hiện: tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu. Giáo viên phân tích, làm mẫu kỹ thuật sau đó tổ chức cho HS thực hiện. - Cách chơi: Hình 3 Hình 3 (hàng 1,3 thực hiện động tác chuyền bóng...) + Cứ 2 học sinh đứng đối diện thi đấu với nhau. + Tổ 1, 3 thực hiện tự chuyền bóng trước, tổ 2, 4 quan sát và đếm số lần thực hiện được của bạn; Sau đó đổi tổ 2, 4 thực hiện; Tổ 1, 3 quan sát và đếm số lần thực hiện được của bạn, kết hợp sửa sai: . + Thời gian thi đấu 3 phút em nào thực hiện tự chuyền bóng được số lần nhiều hơn em đó thắng. + Hình thức thưởng phạt: Những em thua nằm sấp chống tay nâng người (Nữ 5 lần, Nam 7 lần) Bài tập 4: Tự chuyền bóng vào vòng tròn trên tường - Mục đích: Nhằm giúp học sinh hình thành kỹ thuật hình tay và hoãn xung khi tiếp xúc bóng. - Yêu cầu: Học sinh cơ bản thực hiện đúng kỹ thuật và chuyền bóng đúng vào vòng tròn qui định trên tường. - Chuẩn bị: 20 quả bóng chuyền, 15 ® 20 hình vòng tròn dán trên tường. - Phương pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu. Giáo viên làm mẫu kỹ thuật sau đó tổ chức cho HS thực hiện. - Cách chơi: hình 4 Hình 4 (chuyền bóng vào vòng tròn trên tường) + Cứ 2 học sinh đứng ngay nhau thi đấu với nhau (Nam thi đấu với Nam, Nữ thi đấu với Nữ). + Tổ 1, 3 thực hiện tự chuyền bóng vào tường trước, tổ 2, 4 quan sát và đếm số lần thực hiện được của bạn; Sau đó đổi tổ 2, 4 thực hiện; Tổ 1, 3 quan sát và đếm số lần thực hiện được của bạn, kết hợp sửa sai. + Thời gian thi đấu 3 phút em nào thực hiện chuyền bóng vào vòng tròn trên tường được số lần nhiều hơn em đó thắng. + Hình thức thưởng phạt: những em thua tại chỗ bật nhảy trên 1 chân (Nữ 5 lần, Nam 7 lần) Bài tập 5: 2 người đứng đối diện tại chỗ chuyền bóng qua dây cho nhau (dây có độ cao 2m kể từ mặt đất) - Mục đích: Nhằm giúp học sinh thực hiện được kỹ thuật chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh cơ bản thực hiện đúng kỹ thuật và chuyền bóng qua dây qui định. - Chuẩn bị: 20 quả bóng chuyền, 2 dây khâu bì mỗi dây dài 15-20m, 2 bộ cọc đa năng. Chia lớp thành 4 tổ xếp thành 4 hàng ngang đứng 2 bên dây, cách nhau 3,5-4m. - Phương pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu. - Cách chơi: hình 5 Hình 5 (2 người đứng đối diện tại chỗ chuyền bóng qua dây cho nhau) + Cứ 2 học sinh đứng đối diện nhau thi đấu với nhau (Nam thi đấu với Nam, Nữ thi đấu với Nữ) + Thời gian thi đấu 4 ® 5 phút em nào thực hiện chuyền bóng qua dây được số lần nhiều hơn em đó thắng. + Hình thức thưởng phạt: những em thua tại chỗ bật nhảy trên 2 chân (Nữ 5 lần, Nam 7 lần) Bài tập 6: 2 người đứng đối diện di chuyển chuyền bóng qua dây cho nhau (dây có độ cao 2m kể từ mặt đất) - Mục đích: Nhằm giúp học sinh thực hiện được kỹ thuật di chuyển kết hợp với chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh cơ bản thực hiện đúng kỹ thuật di chuyển kết hợp với chuyền bóng qua dây qui định. - Chuẩn bị: 20 quả bóng chuyền, 2 dây khâu bì mỗi dây dài 15 ® 20m, 2 bộ cọc đa năng. Chia lớp thành 4 tổ xếp thành 4 hàng ngang đứng đối diện 2 bên phía đầu dây và cách nhau 3,5 ® 4m - Phương pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu. + Cách chơi: hình 6 Hình 6 (Di chuyển chuyền bóng qua dây) + Cứ 2 học sinh đứng đối diện nhau thi đấu với nhau (Nam thi đấu với Nam, Nữ thi đấu với Nữ) + Thực hiện kỹ thuật di chuyển kết hợp với chuyền bóng qua dây, em nào thực hiện chuyền bóng qua dây số lần chuyền hỏng ít hơn em đó thắng. + Hình thức thưởng phạt: những em thua tại chỗ bật xa tiến, lùi bằng 2 chân (Nữ 6 lần, Nam 8 lần) Bài tập 7: Chuyền bóng bước 2 (chuyền 2) - Mục đích: Nhằm giúp học sinh hoàn thiện được kỹ thuật chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật, bóng chuyền đi ổn định, có độ cao trên lưới 0,5m trở lên và bóng rơi vào đúng ô qui định trên sân. - Chuẩn bị: 12 quả bóng chuyền, 1 dây khâu bì dài 11m (treo cách lưới 0,5m). Chia nhóm tập luyện thành 2 tổ xếp thành 2 hàng dọc đứng 2 bên lưới (h7) Hình 7 Chuyền bóng bước 2 - Phương pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu. + Cách chơi: Nam thi đấu với Nam, Nữ thi đấu với Nữ. + Tổ 1 thi đấu với tổ 2; Tổ nào có tổng số lần chuyền 2 (cao hơn mặt lưới 0,5m; và rơi vào đúng ô qui định dưới mặt sân) với số lần nhiều hơn tổ đó thắng. + Tổ chức thi đấu trong 3 hiệp tổ nào thắng 2 hiệp tổ đó thắng cuộc. + Hình thức thưởng phạt: Tổ thua nằm sấp chống tay nâng người (Nữ 7 lần, Nam 10 lần) Bài tập 8: Phối hợp phát bóng, đệm bóng, chuyền bóng - Mục đích: Nhằm giúp học sinh hoàn thiện được kỹ thuật phát bóng, đệm bóng, chuyền bóng. - Yêu cầu: Học sinh thực hiện đúng kỹ thuật, đệm bóng, chuyền bóng, bóng đi ổn định (trong đó chuyền bóng phải cao trên lưới 0,5m trở lên và bóng rơi vào đúng ô qui định trên mặt sân). - Chuẩn bị: 12 quả bóng chuyền, 1 dây khâu bì dài 11m (căng trên lưới và cách lưới 0,5m). Chia nhóm tập luyện thành 2 tổ xếp thành 2 hàng ngang phía cuối sân (hình 8). Hình 8 Phối hợp đệm bóng, chuyền bóng - Phương pháp tổ chức thực hiện: Tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu. + Cách chơi: Nam thi đấu với Nam, Nữ thi đấu với Nữ. + Mỗi tổ cử ra 1 em phát bóng, khi có hiệu lệnh em phát bóng, phát bóng qua sân cho em số 1 đội mình, em số 1 đệm bóng lên cho em số 2, em số 2 thực hiện chuyền bóng, thực hiện xong đi về cuối hàng, sau đó đổi vị trí em số 1 lên số 2, em ngoài sân vào thay vị trí em số 1. Cứ tiếp tục thực hiện như vậy cho đến em cuối cùng. + Tổ 1 thi đấu với tổ 2; Tổ nào có số lần đệm bóng, chuyền 2 (cao hơn mặt lưới 0,5m và bóng rơi vào đúng ô qui định trên mặt sân) với số lần nhiều hơn tổ đó thắng. + Tổ chức thi đấu trong 3 hiệp tổ nào thắng 2 hiệp tổ đó thắng cuộc. + Hình thức thưởng phạt: Tổ thua chạy lò cò 1 vòng xung quanh sân bóng chuyền. 2. Kết quả thu được sau khi áp dụng các bài tập a) Năm học 2019 - 2020 Tôi nghiên cứu ở 7 lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C4, 10C6, 10C7, 10C8. Trong đó, lớp 10C1, 10C2, 10C3 là lớp không thực nghiệm (lớp dạy đơn thuần các bài tập theo sách giáo viên hướng dẫn) còn lớp 10C4, 10C6, 10C7, 10C8 là lớp thực nghiệm (lớp được áp dụng các bài tập tôi đã nêu ở trên). Kết quả thu được sau khi kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng như sau. * Kỹ thuật chuyền bóng các lớp không thực nghiệm STT Lớp Sĩ số học sinh Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10C1 39 29 74,4 10 25,6 2 10C2 40 28 70,0 12 30,0 3 10C3 39 31 79,5 8 20,5 Tổng 3 lớp 118 88 74,6 30 25,4 * Kỹ thuật chuyền bóng các lớp thực nghiệm STT Lớp Sĩ số học sinh Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10C4 38 32 84,2 6 15,8 2 10C6 39 34 87,2 5 12,8 3 10C7 37 34 91,9 3 8,1 4 10C8 40 35 87,5 5 12,5 Tổng 4 lớp 154 135 87,7 19 12,3 So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm, qua bảng so sánh kết quả năm học 2019 - 2020 chúng ta nhận thấy. - Tỉ lệ phần trăm loại đạt (Đ) nội dung chuyền bóng ở 4 lớp thực nghiệm 10C4, 10C6, 10C7, 10C8 cao hơn 3 lớp 10C1, 10C2, 10C3 (lớp không thực nghiệm) là 13,1%. - Ngược lại, tỉ lệ phần trăm loại chưa đạt (CĐ) nội dung chuyền bóng ở 4 lớp thực nghiệm 10C4, 10C6, 10C7, 10C8 thấp hơn 3 lớp 10C1, 10C2, 10C3 (lớp không thực nghiệm) là 13,1%. Như vậy, những bài tập tôi đưa vào để cho các lớp tập luyện đã có tác dụng, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. b) Năm học 2020 - 2021 Ngoài 2 lớp 11, tôi được phân công dạy thể dục 5 lớp 10: 10C6; 10C7; 10C8; 10C9; 10C10. Qua một năm dạy và thực nghiệm, tôi nhận thấy bài tập mình đưa ra có hiệu quả, nên năm học này tôi mạnh dạn thực nghiệm, áp dụng cho 4 lớp đó là: 10C6; 10C7; 10C8; 10C9 còn lớp 10C10 là lớp không thực nghiệm (lớp dạy đơn thuần các bài tập theo sách giáo viên hướng dẫn). Kết quả thu được sau khi kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng như sau: * Kỹ thuật chuyền bóng lớp không thực nghiệm: STT Lớp Sĩ số HS Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10C10 39 30 76,9 9 23,1 Tổng 1 39 30 76,9 9 23,1 * Kỹ thuật chuyền bóng các lớp thực nghiệm: STT Lớp Sĩ số HS Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10C6 40 36 90,0 4 10,0 2 10C7 38 35 92,1 3 7,9 3 10C8 40 35 87,5 5 12,5 10C9 39 36 92,3 3 7,7 Tổng 4 157 142 90,4 15 9,6 So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm, qua bảng so sánh kết quả năm học 2020 - 2021 chúng ta nhận thấy: - Tỉ lệ phần trăm loại đạt (Đ) nội dung chuyền bóng ở 4 lớp thực nghiệm 10C6, 10C7, 10C8, 10C9 cao hơn lớp 10C10 (lớp không thực nghiệm) là 13,5%. - Ngược lại tỉ lệ phần trăm loại chưa đạt (CĐ) nội dung chuyền bóng ở 4 lớp thực nghiệm 10C6; 10C7; 10C8; 10C9 thấp hơn lớp 10C10 (lớp không thực nghiệm) là 13,5%. Kết luận Các lớp được áp dụng những bài tập, trò chơi thi đấu ở trên kết quả đạt được cao hơn các lớp không được áp dụng. Như vậy, đến thời điểm hiện tại khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy các bài tập mà mình đưa vào để giảng dạy nội dung chuyền bóng, đệm bóng (môn Bóng chuyền) cho học sinh lớp 10 trường THPT Kỳ Sơn đã phát huy được hiệu quả. Điều đó, đã nâng cao một bước chất lượng giảng dạy của giáo viên, khích lệ tinh thần phấn chấn trong học tập của học sinh và đạt kết quả cao. Giáo án minh họa cho một tiết dạy cụ thể nội dung (bóng chuyền) lớp 10, theo hướng đổi mới phương pháp dạy học để các đồng chí tham khảo và có thể áp dụng vào bài dạy của mình. Tiết 24 (Thể dục lớp10) BÓNG CHUYỀN - CHẠY BỀN I. Mục tiêu, yêu cầu 1. Về kiến thức - Biết các Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn), kỹ thuật đệm bóng, kỹ thuật chuyền bóng. - Biết cách chạy trên địa hình tự nhiên. 2. Về kĩ năng - Biết cách thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật động tác trò chơi khởi động, kỹ thuật chuyền bóng và bước đầu thực hiện được kỹ thuật đệm bóng. - Biết cách thở, phân phối sức... và chạy hết quãng đường qui định (Nữ 500m; Nam 800m). 3. Về thái độ Tự giác, tích cực tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân vận động trường THPT Kỳ Sơn - Phương tiện: Sân bóng chuyền, 20 quả bóng chuyền, 2 bộ cọc đa năng, 2 dây khâu bì mỗi dây dài 15 ® 20m, trang phục đúng qui định. III. Tiến trình lên lớp Nội dung và phương pháp tổ chức tập luyện STT Nội dung KL Phương pháp tổ chức tập luyện (hoạt động của GV và HS) SL TG A Phần mở đầu 1. Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số, hỏi thăm sức khỏe HS, phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học (như trên). 2. Khởi động a. Khởi động chung - Xoay các khớp, ép dây chằng, chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông. b. Khởi động chuyên môn Trò chơi thi chuyền bóng - Cách chơi: Khi có hiệu lệnh tất cả các em số 1 cầm bóng bằng 2 tay trên đầu, ngửa ra sau chuyền cho em số 2; Em số 2 chuyền cho em số 3... cho đến em cuối cùng, sau đó thực hiện quay trở lại tổ nào xong trước tổ đó thắng cuộc. 3. Hỏi bài cũ: Em hãy thực hiện kỹ thuật chuyền bóng. 1L nL 1L 2HS 8p - Lớp trưởng xếp hàng, báo cáo sĩ số. GV hỏi thăm SK, phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học. Đội hình nhận lớp 4 hàng ngang GV - Khởi động chung: 4 hàng ngang đứng so le cự ly dãn cách mỗi người 1 sải tay. Phương pháp thực hiện: Đồng loạt - Đội hình trò chơi: 4 hàng dọc GV - Đội hình hỏi bài cũ 4 hàng ngang: GV gọi 2 HS thực hiện và gọi HS tự nhận xét kỹ thuật của bạn. Giáo viên bổ sung và xếp loại. B Phần cơ bản 1. Bóng chuyền Học kỹ thuật đệm bóng; Ôn kỹ thuật chuyền bóng * Nam học kỹ thuật đệm bóng - Tập động tác mô phỏng không bóng. + Tại chỗ tập động tác mô phỏng đệm bóng. + Tập động tác mô phỏng đệm bóng (hàng này thực hiện hàng kia xem). - Di chuyển (tiến, lùi...) tập động tác mô phỏng đệm bóng. - Tự đệm bóng: Hàng 1 thực hiện hàng 2 xem và đếm số lần của bạn sau đó đổi cho nhau * Nữ ôn kỹ thuật chuyền bóng - Tự chuyền bóng: Hàng 1 thực hiện hàng 2 xem và đếm số lần của bạn sau đó đổi cho nhau. - Tự chuyền bóng vào ô qui định trên trường. - 2 người đứng đối diện tại chỗ chuyền bóng qua dây cho nhau. * Đổi nội dung cho nhau: nam ôn kỹ thuật chuyền bóng, nữ học kỹ thuật đệm bóng. * Củng cố: kỹ thuật đệm bóng, chuyền bóng. 2. Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên: nam 800m, nữ 500m (theo nhóm sức khỏe). nL nL nL nL nL nL nL nL 32p (27p) - Chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ. + Nam học kỹ thuật đệm bóng. + Nữ ôn kỹ thuật chuyền bóng sau 13 -> 14 phút thì đổi nội dung cho nhau. GV phân tích, làm mẫu kỹ thuật động tác tổ chức cho HS tập luyện: - Tại chỗ tập động tác mô phỏng đệm bóng + Tập theo phương pháp đồng loạt + Tập theo phương pháp phân nhóm: hàng này thực hiện hàng kia xem và sửa sai KT cho bạn. - Di chuyển (tiến, lùi...) tập động tác mô phỏng đệm bóng. GV phân tích, làm mẫu kỹ thuật động tác tổ chức cho HS tập luyện: theo phương pháp đồng loạt. - Tự đệm bóng (phương pháp thực hiện tổ chức dưới dạng trò chơi như đã nêu ở trên) GV xem sửa sai cho HS (những em sai tổ chức cho tập lại động tác mô phỏng). GV phân tích, làm mẫu kỹ thuật động tác, tổ chức cho HS tập luyện. - Tự chuyền bóng (phương pháp thực hiện tổ chức dưới dạng trò chơi như đã nêu ở trên). - Bài tập tự chuyền bóng vào ô qui định trên tường (phương pháp thực hiện tổ chức dưới dạng trò chơi như đã nêu ở trên). Bài tập: 2 người đứng đối diện tại chỗ chuyền bóng qua dây cho nhau (dây có độ cao 2m kể từ mặt đất). - Phương pháp thực hiện: tổ chức dưới dạng trò chơi như đã nêu ở trên. C Phần kết thúc - Thả lỏng kỹ các khớp, toàn thân - Nhận xét: Nêu ưu, khuyết điểm của HS thông qua giờ học. - Bài tập về nhà: Các em luyện tập các nội dung đã học tiết này. 1L 5p GV xem sửa sai cho HS (những em KT yếu tổ chức cho tập lại bài tập tự chuyền bóng sau đó mới cho tập tiếp). - Giáo viên tổ chức củng cố theo nhóm học tập. - Chạy bền: GV nhắc lại cho HS biết: kỹ thuật chạy, cách thở, phân phối sức... sau đó phân nhóm theo sức khỏe và tổ chức cho HS chạy. - Đội hình thả lỏng 4 hàng ngang cự ly 1 sải tay. Đội hình nhận xét 4 hàng ngang cho HS dồn hàng lại. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ I. Kết luận 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác dạy học a) Với giáo viên Có được nhiều bài tập tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu, được sắp xếp, hướng dẫn thực hiện cụ thể, khoa học. Nhờ vậy, đã tạo nên những hiệu quả sau: Trong các tiết dạy TTTC (bóng chuyền) lớp 10, giáo viên đã đảm bảo về mặt thời gian, có điều kiện hướng dẫn đầy đủ nội dung, giúp học sinh tiếp thu nhanh về mặt kĩ thuật. Đặc biệt, việc sử dụng các bài tập này đã phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh. b) Với học sinh Thông qua các bài tập được tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu này, giúp các em dễ dàng tiếp thu kỹ thuật động tác, tập luyện một cách tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo hơn, phát huy được vai trò của cá nhân trong học tập, tập luyện và thi đấu. Đồng thời, tăng được cường độ, lượng vận động, tạo điều kiện cho các em phát triển sức khỏe thể chất, phát huy được tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể, mở rộng giao lưu giữa tập thể, các đơn vị lớp cũng như với các trường bạn.Tạo cho học sinh phấn khởi, hứng thú trong học tập, làm cho các em yêu thích môn học hơn, đồng thời đạt kết quả cao hơn trong học tập bộ môn. Thể hiện tỉ lệ phần trăm các em loại đạt (Đ) năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 được nâng lên. Trong khi đó, tỉ lệ % loại chưa đạt (CĐ) đã giảm đi rõ rệt. Chứng tỏ, các bài tập này đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh hiện nay. 2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khả năng mở rộng a) Tính mục đích Thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, đã đáp ứng được Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, những sai lầm thường gặp và cách khắc phục trong môn Bóng chuyền cho học sinh khối 10. b) Tính khoa học - Các bài tập, phương pháp tổ chức được thực hiện chính xác, khoa học. - Sắp xếp kế hoạch nội dung TTTC (bóng chuyền) phù hợp. - Các số liệu đưa ra chính xác, khách quan. c) Tính thực tiễn Để có được sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã nghiên cứu thông qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm đúc kết lại, không những bản thân đã thực nghiệm mà cho đến nay tất cả các đồng chí trong tổ Thể dục Trường THPT Kỳ Sơn áp dụng, ngoài ra còn có các trường THPT huyện bạn đã áp dụng đều thấy hiệu quả khả quan. Giúp giáo viên thuận lợi hơn trong phương pháp tổ chức một giờ dạy, cũng như giúp học sinh tiếp thu nội dung bài học một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả cao. d) Khả năng mở rộng Đề tài khoa học này, không những áp dụng cho học sinh khối 10 mà còn có thể áp dụng được cho học sinh khối 11, 12 trong những tiết học có nội dung ôn kỹ thuật chuyền bóng và không những áp dụng được cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn mà còn có thể áp dụng được cho tất cả học sinh trong huyện cũng như trong tỉnh và toàn quốc. 3. Bài học kinh nghiệm - Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, đọc sách giáo viên, tài liệu tham khảo, tạp chí thể thao, tạp chí bóng chuyền... - Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp và cho bản thân. - Tham gia tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng đội tuyển Thể dục thể thao dự thi hội khỏe phù đổng các cấp và giao lưu bóng chuyền với các trường bạn trong Huyện, trong Tỉnh. - Luôn có ý thức thường xuyên, liên tục nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. - Trước khi soạn bài, lên lớp cần phải xác định được nội dung, mục tiêu, yêu cầu và trọng tâm bài học một cách chính xác, từ đó đưa ra các bài tập mà mình đã nghiên cứu cho phù hợp và khoa học. II. Đề xuất, kiến nghị Qua nghiên cứu đề tài, tôi đưa ra một số đề xuất sau: - Do điều kiện cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu mới chỉ là bước đầu. Tôi kính mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu để có thể có được những kết luận khách quan hơn. - Các bài tập tôi đưa vào để thực nghiệm đều có hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến nội dung, kế hoạch giảng dạy, nên các đồng chí có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy cho học sinh. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí! Kỳ Sơn, ngày 06 tháng 03 năm 2021 Xác nhận của tổ chuyên môn Tác giả Lín Xy Thoong TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Toán, Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên, NXB Thể dục thể thao, 2005. Vũ Đạo Hùng, Nguyễn Mậu Loan, Trò chơi vận động, NXB Giáo dục, 1998. Nguyễn Viết Minh, Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất. Nguyễn Thanh Nhàn, Sinh lí học vận động. Tạp chí Bóng chuyền, Tạp chí Thể thao Sách giáo viên môn Thể dục lớp 10, lớp 11, lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
File đính kèm:
- skkn_ky_thuat_chuyen_bong_cao_tay_bang_hai_tay_truoc_mat_nhu.doc