SKKN Khai thác hiệu quả câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự của Yên Thành trong giảng dạy bài 2, Giáo dục công dân 12

Vai trò của việc sử dụng câu chuyện tình huống pháp luật mang tình thời sự của

địa phương Yên Thành trong giảng dạy bài 2 môn GDCD12.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông

mới 2018. Môn giáo dục công dân đặc biệt chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để

học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển

hình, tăng cường sử dụng thông tin, cuộc sống xung quanh gần gũi với học sinh trong việc

phân tích, đối chiếu để nội dung bài học có sức hấp dẫn, nhẹ nhàng, hiệu quả, coi trọng tổ

chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển

kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành phẩm chất và năng lực của người công

dân tương lai. Sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật của địa phương phù hợp với

nội dung bài học sẽ giúp các em không những nắm vững kiến thức mà còn có thể nhìn nhận,

đánh giá và có thái độ phù hợp trong việc thực hiện pháp luật trong đời sống.

Tình huống, câu chuyện pháp luật mang tính thời sự ở địa phương là những ví dụ thực

tiễn có tính thực tế cao, mới mẻ, nóng hổi đang diễn ra hằng ngày của địa phương Yên

thành, thông qua câu chuyện pháp luật của địa phương mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng

của mình về câu chuyện đó. Tạo điều kiện để các em liên hệ đến những vấn đề đang diễn ra

trong cuộc sống có liên quan đến bài học, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn

điều cần học.

Hiện nay trong khoa học giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về câu chuyện

tình huống. Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích

giáo dục. Tình huống là những thông tin chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Nói cách khác về

tình huống. Tình huống là một câu chuyện có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn

cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là

một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời sống thực vào

lớp học.

Phương pháp sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật ở địa phương Yên Thành

vào bài 2 giúp các em không những nắm vững các kiến thức về thực hiện pháp luật. Mà còn

hiểu biết sâu sắc về việc thực hiện pháp luật của địa phương và có được kỹ năng phân tích,

tổng hợp ra quyết định trên cơ sở các tình huống có thật, mới mẻ, gần gũi đòi hỏi sự tương

tác, phản ứng, bình luận của người học.

pdf53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác hiệu quả câu chuyện, tình huống pháp luật mang tính thời sự của Yên Thành trong giảng dạy bài 2, Giáo dục công dân 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai báo. Do sức khỏe
chưa có biệu hiện gì và cho về cách ly tại nhà, đồng thời quán triệt các quy định
và kí cam kết thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên đến ngày 8/8 ông Nam tụ tập uống rượu vơi 2 người cùng xóm
thì bị chính quyền địa phương phát hiện và mời 3 công dân nói trên làm việc và ra
quyết định xử phạt cảnh cáo.
Ngày 14/8 ông Nam tiếp tục vi phạm, ông tự tiện ra khỏi nhà và đến khu
vực chợ Gám để mua sắm.Trước những hành vi trên, UBND xã Xuân Thành đã
xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cảnh Nam theo Nghị định
176/2013NĐ-CP ngày 14/3/2013 trong lĩnh vực y tế. (Trung tâm VHTT&Truyền
thông Yên Thành đăng truyenhinhnghean.vn ngày 17/08/2020)
37
Câu hỏi thảo luận:
+ Theo em hành vi trên của Ông Nam có vi phạm pháp luật không?
+ Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật nào?
+ Trách nhiệm pháp lý mà ông Nam phải gánh chịu cho hành vi trên là gì?
+ Nêu hiểu biết của nhóm em về vi phạm hành chính?
Nhóm 3: Thảo luận tình huống. Năm 2013 UBND xã X đã cho anh A thầu một
mảnh hồ là 3 hecta. Nhưng từ đó đến nay nhà anh A chưa năm nào được sử dụng
mảnh đất mình đã thầu. Do có 2 hộ gia đình khác cứ lấn chiếm lấy đất và sử dụng.
Đến năm 2017 họ đổ đất và trồng cây trên đó coi như đất của họ. Mặc dù nhiều lần
gia đình anh A có ý kiến nhưng họ vẫn cố tình sử dụng. Quá bức xúc anh A làm
đơn kiện gửi lên UBND xã.
Câu hỏi thảo luận.
+ Theo dõi tình huống em có nhận xét gì về hành vi của hai hộ gia đình trên?
+ Hai hộ gia đình trên phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
Nhóm 4: Thảo luận tình huống.
Bà Vũ Thị Linh công chức văn hóa xã hội xã Tăng Thành đã ghép người
thân vào các hộ cận nghèo của xóm để trục lợi của nhà nước. Cụ thể bà Vũ Thị
Linh đã đưa ông Nguyễn Văn Thắng (chồng) ghép vào hộ bà Hoàng thị Sen, đưa
bà Phạm Thị Đoài (mẹ chồng) vào hộ anh Lê Văn Dũng trú cùng xóm 1 là hộ cận
nghèo. Mục đích của bà Linh đưa người thân ghép vào hộ cận nghèo khác để
hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Ngày 10/6/2020 UBND xã Tăng Thành đã có tờ trình số 53/TTr gửi UBND
huyện Yên Thành đề nghị thi hành kỷ luật đối với bà Linh.
 (Theo báo dân tộc và phát triển ngày 23/06/2020)
Câu hỏi thảo luận:
+ Theo em hành vi trên của bà Linh có vi phạm pháp luật không?
+ Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật nào?
+ Trách nhiệm pháp lý mà bà Linh phải gánh chịu cho hành vi trên là gì?
+ Nêu hiểu biết của nhóm em về vi phạm kỷ luật?
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 c) Dự kiến sản phẩm của học sinh. 
Học sinh nêu được:
Nhóm 1: 
- Hành vi vi phạm trong tình huống trên Của Dũng, Đức, Hương là hành vi vi
phạm pháp luật. 
- Dấu hiệu vi phạm pháp luật của ba đối tượng trên.
- Là hành vi trái luật, cướp tài sản, đây là hành vi hành động xâm phạm đến trật tự
an toàn xã hội.
- Cả 3 đối tượng đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật hình
sự. Cả 3 đối tượng nhận thức cướp tài sản là sai, trái quy định pháp luật nhưng vẫn
cố tình thực hiện, lỗi cố ý.
38
 Với dấu hiệu trên cả 3 đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm. Do đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
 Nhóm 2: 
 - Hành vi của ông Nam có vi phạm pháp luật
 - Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật hành chính vì ông Nam không
tuân thủ quy định nhà nước. cánh ly khi đến từ vùng dịch.
 - Ông Nam phải gánh chịu Trách nhiệm hành chính bị xử phạt hành chính 2 triệu
đồng đối với ông Nguyễn Cảnh Nam theo Nghị định 176/2013NĐ-CP ngày
14/3/2013 trong lĩnh vực y tế.
 Nhóm 3: 
 - Hành vi giành quyền sử dụng đất của hai hộ gia đình trên là vi phạm pháp luật
dân sự.
 - Hai hộ gia đình trên phải chịu trách nhiệm dân sự, trả lại quyền sở hữu đất cho
nhà anh Hải.
Nhóm 4: 
- Theo em hành vi trên của bà Linh có vi phạm pháp luật.
- Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm kỉ luật.
- Trách nhiệm pháp lý mà bà Linh phải gánh chịu cho hành vi trên là trách nhiệm
kỷ luật.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận và từ tình huống đưa ra kết luận về các loại vi
phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
* Vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
quy định tại Bộ luật hình sự.
 - Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp
hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm .
* Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho
xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
- Trách nhiệm hành chính: Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo
quy định của pháp luật. Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi
phạm hành chính do mình gây ra.
*Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài
sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các
quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác. 
- Trách nhiệm dân sự: Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân
sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo PL
*Vi phạm kỉ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ
nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
- Trách nhiệm kỷ luật: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu
trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác
khác, buộc thôi việc
39
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về các loại vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý, để từ đó có thái độ tôn trọng pháp luật.
b. Nội dung: - GV tổ chức học sinh làm bài tập.
 - HS làm bài tập .
c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời phù hợp với yêu cầu của GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
 Học sinh là bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, Hành vi của cụ ông 70 tuổi xâm hại 2 bé gái
ở Văn Thành là vi phạm?
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, Cụ ông 70 tuổi xâm hại 2 bé gái ở Văn thành
phải chịu trách nhiệm?
 A. chịu trách nhiệm kỷ luật. B. chịu trách nhiệm hình sự.
C. chịu trách nhiệm dân sự. D. chịu trách nhiệm hành chính.
Câu 3: Bạn A trường lớp 10C Trường THPT Bắc Yên Thành thường xuyên đi học
muộn và bỏ tiết. Hành vi của bạn A thuộc loại vi phạm nào dưới đây. 
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 4: Cơ sở sản xuất bánh mì của anh C ở xã Công Thành không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm anh C đã vi phạm.
A. quy tắc quản lí xã hội. B. quy tắc quản lí của nhà nước.
C. quy tắc kỉ luật lao động. D. nguyên tắc quản lí hành chính.
Câu 5: Anh A ở xã Hậu Thành vay 100 triệu của anh B ở xã phúc Thành, dù đã
quá hạn và anh B nhiều lần yêu cầu anh A trả lại Tiền nhưng anh A vẫn không trả.
Hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm công vụ B. Vi phạm quy chế
C. Vi phạm hành chính D. Vi phạm dân sự
Câu 6: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ
tuổi nào dưới đây?
A. Từ 15 tuổi trở lên. B. Từ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 
* Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh thấy được một số biểu hiện vi phạm 
pháp luật mà bản thân cần tránh 
* Dự kiến đánh giá năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển 
bản thân, năng lực tìm hiểu. 
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG + MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống
trong thực tiễn.
b. Nội dung: - GV tổ chức học sinh làm bài tập.
 - HS làm bài tập .
c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời phù hợp với yêu cầu của GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv tổ chức cho học sinh làm bài tập.
40
Gv chiếu các tình huống sau lên máy chiếu.
HS: Nghiên cứu điền thông tin vào bảng.
Bài tập 1: Những cá nhân vi phạm pháp luật dưới đây thuộc loại vi phạm
pháp luật nào? và họ phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào đối với hậu
quả mà họ gây ra.
1. Ngày 20/2/2020 Công an huyện Yên Thành triệu tập ông Đào Văn T, xóm 6 xã
Tăng Thành về trụ sở làm việc về nội dung đăng tải video không đúng sự thật trên
mạng xã hội với nội dung: Người Trung Quốc tràn qua cửa khẩu Lạng Sơn.
2. Ngày 10/7/2020, thông tin từ phòng cảnh sát kinh tế (công an Nghệ An) cho biết
đơn vị vừa phá chuyên án, bắt giữ Nguyễn Hữu Khánh, huyện Yên Thành thu giữ
600 kg pháo nổ các loại. (Baonghean.vn ngày 10/7/2020)
3. Anh Nguyễn Văn C trú tại xóm 5 Lăng Thành có giấy chứng nhận tâm thần.
Cuối tháng 5 năm 2018 anh C đi theo nhóm học sinh xem các hoạt động lễ hội do
anh chị sinh viên tổ chức. Do không kiềm chế được hành vi anh C đã đập vỡ tivi
42in của nhà trường.
4. Do cần tiền chơi điện tử T (13 tuổi trú tại xóm X, xã Lăng Thành) đã bán chiếc
xe đạp diện bố mua cho để đi học với giá 2 triệu đồng cho ông M thợ sửa xe trước
cổng trường. khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, sau nhiều lần tra hỏi, bố T
mới biết việc mua bán đó. Bố T đã tìm gặp ông M đã tìm gặp ông M đề nghị được
chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 2 triệu đồng nhưng ông M không đồng ý vì cho
rằng việc mua bán giữa ông và T là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách
nhiệm phải trả lại chiếc xe.
 Câu hỏi: Theo em việc ông M mua chiếc xe đạp của T thuộc loại vi phạm pháp
luật nào? Trách nhiệm pháp lý mà ông M phải gánh chịu là gì?
5.Với chiêu bài huy động tiền cho người cần đảo khế vay với lãi suất cao, một nữ
cán bộ Phạm Thị Thủy (SN1982) nhân viên Agribank huyện Yên Thành đã móc
nối một đối tượng khác lừa đảo chiếm đoạt khoảng 5 tỷ đồng. (BaoNghean.vn
ngày 21/8/2019) 
6. Một số hộ dân kinh doanh trên quốc lộ 7B, quốc lộ 48E và đường nội thị Yên
Thành lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
 (bản tin an toàn giao thông nghệ an 21/3/2019)
STT Hành vi Loại vi phạm Biện pháp xử lý
1 Ông T đăng tin sai sự thật lên mạng xã 
hội gây hoang mang cho người dân.
2 Nguyễn Hữu Khánh buôn bán,vận 
chuyển 600kg pháo nổ.
3 Anh C tâm thần đập ti vi của trường 
thpt A ở Yên Thành.
4 Chiếm đoạt quyền sử dụng đất của 
người khác.
5 Phạm Thị Thủy lừa đảo chiếm đoạt 5 tỷ
đồng.
6 Kinh doanh lấn chiếm vỉa hè gây mất 
41
an toàn giao thông.
* Dự kiến sản phẩm của học sinh:
 Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống trong 
thực tiễn.
S
STT
 Hành vi Loại vi phạm Biện pháp xử 
lý
1
1
1
Ông T đăng tin sai sự thật lên mạng 
xã hội gây hoang mang cho người 
dân.
Hành chính Xử lí hành 
chính, phạt 
tiền.
2
2
Nguyễn Hữu Khánh buôn bán,vận 
chuyển 600kg pháo nổ.
Hình sự Chịu trách 
nhiệm hình sự 
theo quyết định
của Tòa Án
3
3
Anh C tâm thần đập ti vi của trường
thpt A ở Yên Thành.
Không Không 
4
4
Chiếm đoạt quyền sử dụng đất của 
người khác
Dân sự Trách nhiệm 
dân sự, trả lại 
quyền sử dụng 
đất
5
5
Phạm Thị Thủy lừa đảo chiếm đoạt 
5 tỷ đồng.
Hình sự Chịu trách 
nhiệm hình sự 
theo quyết định
của Tòa Án
6
6
Kinh doanh lấn chiếm vỉa hè gây 
mất an toàn giao thông.
Hành chính Xử lí hành 
chính, phạt 
tiền.
* Dự kiến đánh giá năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát 
triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tự học.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỰ HỌC
Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa: 
 Vẽ sơ đồ tư duy bài 2.
Phần III. KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của đề tài
- Về phía học sinh:
 Sau khi triển khai, thực nghiệm đề tài “Khai thác hiệu quả câu chuyện, tình
huống pháp luật mang tính thời sự ở Yên Thành trong giảng dạy bài 2 GDCD
12” , bản thân giáo viên đã thu nhận những hiệu ứng tốt đẹp từ phía các em học
sinh. Ở trường sở tại, giáo viên tổ chức thực nghiệm trên lớp dạy của mình kết
quả ban đầu cho thấy. 
42
Các em học sinh rất hào hứng, thích thú hơn trong các giờ học công dân. Các
em đã tham gia hoạt động học tập sôi nổi, tích cực theo dõi thông tin và xử lí tình
huống. Nhờ các kiến thức cụ thể, sinh động mà khả năng tiếp thu kiến thức bài 2
môn giáo dục công dân của các em đã tốt hơn. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và
biết vận dụng kiến thức từ thực tế để lấy ví dụ chứng minh cho kiến thức trong
sách giáo khoa.
Sau khi đựơc tham gia giải quyết tình huống pháp luật ở Yên Thành học sinh
yêu thích hơn với bộ môn công dân và ham muốn thể hiện những hiểu biết của cá
nhân về những kiến thức thực tế ngoài sách giáo khoa. Các em đã biết tìm hiểu,
tham khảo kiến thức thực tế từ các nguồn khác nhau như từ mạng Internet, từ đồi
sống hằng ngày ở địa phươngTừ đó hình thành thói quen chủ động, độc lập
trong việc lĩnh hội tri thức và cả trong các hoạt động học tập khác. Các em cũng
tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các tiết học, biết đưa ra các quan điểm cá
nhân của mình để trao đổi với giáo viên và các bạn. Trong giờ học, học sinh
không còn ngồi nghe một cách thụ động, giáo viên không còn phải “độc thoại”
trên bục giảng mà biểu hiện rõ sự sôi nổi, tích cực của học sinh. Kiến thức khô
khan của pháp luật cũng trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống. Chất
lượng học tập vì vậy cũng được nâng cao rõ rệt.
Thông qua hoạt động thảo luận tình huống, giáo viên cũng đã phát hiện ra
một số hạt nhân tiêu biểu. Nhiều em tự tin và có khả năng thuyết trình trước đám
đông. Có những em bình thường nhút nhát nhưng khi được giao nhiệm vụ làm
nhóm trưởng thì rất chững chạc và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.
Đề tài không chỉ có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn có ý
nghĩa giáo dục các em có ý thức tôn trọng pháp luật. Từ đó nâng cao ý thức thực
hiện pháp luật và có thái độ đúng đắn trước những hành vi thực hiện đúng pháp
luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật ở quê hương
mình.
Hiệu quả của đề tài còn được thể hiện ở việc các em được hình thành và phát
triển một số kĩ năng, năng lực như năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực
hợp tác, năng lực trình bày một vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực điều chỉnh
hành vi, năng lực phát triển bản than 
 - Về phía giáo viên:
Sau khi thực hiện đề tài, giáo viên nhận thấy việc tổ chức dạy - học bài 2
gắn với tình huống ở Yên Thành là cần thiết. Nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn cho
học sinh trong việc bồi dưỡng năng lực hợp tác, giải quyết tình huống trong thực
tiễn, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật; Tạo hứng thú hơn trong học tập. .
Trong giờ dạy, giáo viên đỡ phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, đưa các
kiến thức trừu tượng vào bài giảng, bởi có những kiến thức rất gần gũi với học
sinh trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy bài giảng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả
và thuyết phục hơn.
43
- Khảo sát sau khi kết thúc hoạt động: 
Cùng một thời điểm, cùng một dung lượng thời gian, cùng một nội dung
phạm vi kiến thức, và giữa các lớp có khả năng tiếp thu kiến thức ngang nhau,
chúng tôi 
thu được kết quả như sau 
- Thời gian tiến hành vào cuối tiết học (tiết ppct 5).
 Đánh giá mức độ hứng thú với tiết học
Nhóm đối
tượng
Số
lượng
HS
Tiết học
hứng thú
Tiết học bình
thường
Tiết học
không hứng
thú
12D1 - Thực
nghiệm
42 HS 40 HS– 95% 2 HS – 5% 0 HS – 0%
12C1 - Đối
chứng
41 HS 20 HS– 49% 16HS – 38% 5 HS – 13%
Bảng 1: Điều tra mức độ hứng thú học tập của HS
Biểu đồ minh họa:
Nhận xét: Hứng thú là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết học.
Qua bảng số liệu 1 và biểu đồ chứng tỏ bài học sử dụng câu chuyện, tình huống
pháp luật mang tính thời sự ở Yên Thành đã đạt được mục đích tạo hứng thú cho
HS.
Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức bài 2 của học sinh
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu
12D1
Lớp thực nghiệm
(42 HS)
13/42
(30%)
17/42
(40%)
13/42
(30%)
0
(0%)
12C1 5/41 13/41 21/41 2/41
44
( Lớp đối chứng
(Có 41 HS)
(12%) (32%) (51%) (5%)
 Bảng 1: Điều tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS
 Qua bảng điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy, kết quả đạt được
của lớp được tiến hành thực nghiệm khác hẳn so với lớp không được thực nghiệm
(lớp đối chứng). Phân phối tỉ lệ điểm khá – giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp
đối chứng. Chứng tỏ học sinh ở các lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn học
sinh ở các lớp đối chứng. Từ đó có thể cho thấy, hình thức dạy học mà tôi thực
hiện trong quá trình thực nghiệm đã có những tác động tích cực đến kết quả học
tập của học sinh lớp 12 THPT trong môn công dân
 3.2. Khả năng nhân rộng
Đề tài tuy mới chỉ triển khai trong phạm vi cơ sở giáo dục là trường chúng tôi
nhưng có thể cung cấp một kĩ thuật dạy học, kết hợp học đi đôi với hành để nâng
cao hiệu quả thiết thực việc tổ chức dạy học qua tình huống pháp luật ở địa
phương. Hơn nữa, trên địa bàn các trường THPT của tỉnh Nghệ An hầu như địa
phương nào cũng có hành vi vi phạm pháp luật ... Vì thế đề tài này có khả năng
vận dụng để áp dụng cho tất cả các trường THPT, THCS không chỉ ở Yên Thành,
mà còn có thể ở nhiều địa phương khác.
3.3. Những kiến nghị
Để việc dạy học bài 2 giáo dục công dân 12 nói riêng và nội dung giáo dục
công dân 12 nói chung thì việc vận dụng một số câu chuyện tình huống pháp luật ở
địa phương vào dạy học pháp luật đạt kết quả cao, góp phần giáo dục toàn diện cho
học sinh, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Ý tưởng của sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi trên cơ sở nội
dung giáo dục phải gắn liền với thực tiễn địa phương, mục tiêu giáo dục là phát
huy tính cực, chủ động sáng tạo và phát triển phẩm chất năng lực của chủ thể học
tập. 
- Việc dạy học gắn với trải nghiệm thực tế nên áp dụng phổ biến ở các bài
giảng dạy về pháp luật, bởi rằng trên khắp địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng cũng
như trên cả nước nói chung địa phương nào cũng có các hành vi thực hiện pháp
luật. Hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh -
những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Các cấp quản lí cần tạo điều kiện và thời gian để giáo viên và học sinh
thường xuyên thực hiện tiếp cận với các hoạt động tìm hiểu việc thực hiện pháp
luật ở địa phương. Để các em hiểu biết sâu sắc hơn những vấn đề đã được học
trong sách vở, rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức trừu tượng, chung chung với
thực tế cuộc sống.
45
- Nhà trường và giáo viên cần quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục học sinh
ý thức thức thực hiện pháp luật ở địa phương để học sinh thấy được trách nhiệm
của bản thân đối với sự phát triển của quê hương, đất nước. Điều này rất cần thiết
trong giáo dục “kĩ năng sống” cho học sinh hiện nay.
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“ Khai thác
hiệu quả câu chuyện tình huống pháp luật mang tính thời sự ở Yên Thành trong
giảng dạy bài 2, GDCD12”. Chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng
nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn cách giúp học sinh hứng thú với môn GDCD - Ths. Bùi Thi Cần 
 ( Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam ngày 6/3/2016 )
46
2. Một vài trao đổi việc lựa chọn phương pháp tình huống trong tiết dạy học môn
GDCD lớp 12 ở trường THPT- Ths. Nguyễn Thị Hà
(Tạp chí khoa chính trị luật
15/1/2020)
3. Phương pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy luật học - Lê Thu Hà (2011) 
 http: //gdcdlaocai.edu.vn.
4. TS Tô Văn Hòa. Tình huống pháp luật và phương pháp sử dụng tình huống
trong giảng dạy luật học.
 Trường đại học luật Hà Nội, http//luật tài chính
2010/01/25
 5. TS Nguyễn thị Phượng, TS Phạm Thị Thúy. Cẩm nang phương pháp sư phạm 
 Nhà xuất bản tổng hợp TP
HCM.
6. Báo công an Nghệ An.
7. Trang tin Công an Yên thành .
8. Đài truyền hình Nghệ An.
9. Báo Việt Nam.Net.
PHỤ LỤC
47
Hình 1: Thảo luận phân công tình huống đóng vai
 Hình 2: Tình huống đóng vai “ bạn ngủ gật trong giờ học bị chụp lại và đưa lên
Facebook”
48
49
-Hình 3: Thảo luận nhóm về vi phạm hình sự
50
Hình 4: Thảo luận nhóm về vi phạm hành chính
51
Hình 5: Thuyết trình về tình huống trách nhiệm pháp lí
Hình 6: Thảo luận nhóm về tình huống vi phạm kỷ luật
52
53

File đính kèm:

  • pdfskkn_khai_thac_hieu_qua_cau_chuyen_tinh_huong_phap_luat_mang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan