SKKN Kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Sóng cơ và sóng âm” Vật lý 12 nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Cách tiến hành

Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một

khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết

bằng chữ in hoa. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây

hiệu ứng chú ý và ghi nhớ.

Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc

nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.

Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết.

Trong DH, có thể sử dụng KT sơ đồ tư duy trong nhiều tình huống khác

nhau.

GV chuẩn bị sơ đồ tư duy và tổ chức cho HS tìm hiểu bài giảng theo trình

tự các nhánh nội dung trong sơ đồ tư duy do GV thiết kế. GV cũng có thể yêu cầu

HS hoàn thành các nội dung còn khuyết hoặc triển khai thêm dựa trên sơ đồ tư

duy do GV cung cấp.

GV yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề;

trình bày kết quả thảo luận, nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân; trình bày tổng

quan một chủ đề; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi chú bài học.10

Các bước vẽ SĐTD

Tóm lại, các bước vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Đọc bài gạch chân các từ khóa

Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm là tên bài (có thể là tên chương)

Bước 3: Vẽ các nhánh chình là các mục của bài

Bước 4: vẽ các nhánh phụ dựa vào các từ khóa

Bước 5: Sử dụng óc sáng tạo bản thân thêm hình ảnh, màu sắc để sơ đồ

thêm sinh động, dễ nhớ

pdf90 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Sóng cơ và sóng âm” Vật lý 12 nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t được câu hỏi liên quan đến nội dung học tập về sóng âm 
Hoạt động 2: Thuyết trinh về sóng âm và ứng dụng bằng SĐTD 
- Âm. Nguồn âm 
- Âm nghe được, hạ âm, siêu âm 
- Sự truyền âm, phản xạ âm 
- Đặc trưng vật lý của âm 
- Đặc trưng sinh lý của âm 
- ứng dụng sóng âm trong đời sống hằng ngày, trong y học 
Hoạt động 3: Thuyết trình về tiếng ồn và tác hại bằng SĐTD 
+ Tạp âm là những sóng âm có đồ thị không tuần hoàn 
+ Ngưỡng đau của tai người khi Mức cường độn âm tương ứng 130dB 
69 
+ Khi nào sóng âm là tiếng ồn: Là tạp âm, chạm ngưỡng đau, nhiều nguồn 
âm cùng phát, còn phụ thuộc tâm lý, hoàn cảnh người nghe 
+ HS phân tích tác hại của tiếng ồn trong đời sống. 
+ HS rút ra được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn, bảo vệ thính giác, 
bảo vệ không gian sống 
Hoạt động 4: Thuyết trình về nhạc âm, 1 số nhạc cụ 
- Nhạc âm có đồ thị tuần hoàn theo thời gian tạo cảm giác êm ái dễ chịu. 
- Thiết kế một số nhạc cụ. 
- Tư vấn cách chơi nhạc cụ: Đàn, Sáo 
Phát triển năng lực thẩm mĩ và năng lực âm nhạc 
Sau khi dạy học bài 10, bài 11, thông báo cho học sinh về tiết học 
TNST, chia lớp thành 4 nhóm, phân công hoạt động cho từng nhóm. 
Các nhóm bốc thăm các hoạt động và kết quả như sau: 
Nhóm 1: Hoạt động 2 
Nhóm 2: Hoạt động 1 
Nhóm 3: Hoạt động 3 
Nhóm 4: Hoạt động 4 
* Tiến trình dạy học tiết báo cáo sản phẩm như sau: 
Bước 1. Lần lượt từng nhóm lên báo cáo sản phẩm, thời gian tối đa 8 
phút/ mỗi nhóm. 
70 
Nhóm 2 diễn kịch về bạo lực học đường 
Nhóm 1 thuyết trình sóng âm và ứng dụng bằng SĐTD 
71 
Nhóm 3 thuyết trình về tiếng ồn và tác hại 
Nhóm 4 thuyết trình về nhạc âm và 1 số nhạc cụ 
72 
Một số nhạc cụ do nhóm 4 chuẩn bị 
Bước 2. Chất vấn, thảo luận, Gv hợp thức hóa kiến thức, các nhóm đánh giá 
nhóm khác. 
Bước 3. Gv đánh giá các nhóm, nhận xét thành công và cho điểm. 
Nhóm 1: 9 điểm; 
Nhóm 2: 8 điểm; 
Nhóm 3: 8 điểm; 
Nhóm 4: 9 điểm. 
4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
4.1. Đánh giá chung 
- Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm theo tổ các em đã có hợp tác trong 
một thời gian do đó đã làm việc hiệu quả, phối hợp dễ dàng và đưa lại kết quả cao 
trong quá trình học tập. 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Các nhóm lập kế hoạch, tổ chức 
giải quyết vấn đề qua sách vở, thông tin Internet, các em đã tự mình chiếm lĩnh 
kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ của GV giao. Sản phẩm mỗi nhóm báo cáo 
bằng Powerpoint, thiết bị, giấy, bảng màu, bút vẽ... đã giúp tiết học sinh động, 
học sinh thích thú và tích cực hơn trong quá trình học tập. 
- HS đã chủ động thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức và phối hợp với nhau 
trong hoạt động nhóm để tạo ra các sản phẩm, do đó kiến thức sẽ được ghi nhớ 
tốt, đồng thời phát triển kỹ năng tìm kiếm tài liệu và khai thác tốt hơn các nguồn 
thông tin. Khuyến khích HS tự học, tự tích lũy kiến thức và phát huy kỹ năng trình 
bày vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông. Kỹ năng sử dụng CNTT 
73 
của HS đã được nâng lên. Hình thức bài báo cáo đã được các nhóm được đầu tư 
như thiết kế trình chiếu Powerpoint với các nội dung lý thuyết kết hợp với các 
hình ảnh minh hoạ. Biết kết hợp kiến thức SGK và vấn đề thực tiễn cuộc sống. 
Qua đó HS phát triển các năng lực, cụ thể: 
4.2. Kết quả đánh giá cụ thể từng nhóm. 
Trong quá trình thực hiện GV theo dõi, ghi nhận những HS tích cực, không 
tích cực theo công cụ bảng kiểm. Đồng thời kết hợp với quá trình các nhóm báo 
cáo kết quả học tâp GV sẽ tiến hành cho điểm mỗi dự án học tập. Kết hợp với kết 
quả đánh giá của các nhóm trưởng và nội dung bài thu hoạch về nhà để cho điểm 
học sinh. 
Bảng điểm hoạt động nhóm lớp 12A13 
Bài Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 
Bài 8 8 8 7 9 
Bài 9 8 7 8 9 
Bài 10 + 11 9 7 8 9 
Tiết học TNST 9 8 8 9 
Điểm TB 8.5 7.5 7.8 9 
4.3 Hiệu quả thực nghiệm 
- Tôi tiến hành thực nghiệm dạy môn Vật lí cho 3 lớp 12A11, 12A12, 
12A13 số lượng 128 HS, với việc sử dụng kết hợp phương pháp day học theo 
nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy, kết quả cho thấy: 
* Mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh tăng lên so với 
trước khi thực nghiệm. 
 Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho 
một chủ đề, bài học 
Có thể đánh giá hoạt động DH phát triển PC, NL HS dựa trên tiêu chí đánh 
giá bài học được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng 
dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và 
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường 
xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng đề đánh giá bài học khi triển khai 
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch DH 
và tài liệu DH, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ 
và cải tiến bài học. 
Qua quan sát các biểu hiện, hành động tham gia dạy học qua các tiết học, 
tôi thu được kết quả như sau: 
74 
Bảng 1: So sánh mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh trước và 
trong khi thực nghiệm. 
Thời gian 
Chỉ số NV Chỉ số ST Chỉ số TC Chỉ số CX 
SL % SL % SL % SL % 
Trước TN 58 45,3 60 46,9 57 44,5 56 43,8 
Trong TN 86 67,2 88 68,8 90 70,3 85 66,4 
Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh trước và 
trong khi thực nghiệm. 
- Chỉ số NV: Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập 
của tất cả HS trong lớp. 
- Chỉ số ST: Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo hợp tác của HS trong 
việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Chỉ số TC: Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, 
thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Chỉ số CX: Mức độ đúng đắn, chính xác phù hợp của các kết quả thực 
hiệm nhiệm vụ học tập của HS 
 Qua bảng tổng hợp quan sát và biểu đồ so sánh ở trên, tôi nhận thấy các 
chỉ số thể hiện tính tích cực của HS trong thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm, 
điều này cho thấy. Việc sử dụng kết hợp SĐTD và phương pháp dạy học theo 
nhóm trong dạy học đã lôi cuốn HS có sự hứng thú tập trung vào bài học, bài thảo 
luận sơ đồ của nhóm, nhóm bạn để đưa ra nhận xét, phản biện khi cần giúp các 
em tích cực tham gia các hoạt động học tập ở lớp. Hơn nữa, các em được giao 
75 
nhiệm vụ làm việc nhóm để lập SĐTD bài học. Do vậy sự hợp tác và mức độ trao 
đổi ý kiến của các em làm cho lớp học trở nên sôi nổi, tích cực hơn. 
* Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp SĐTD với phương pháp dạy học 
theo nhóm 
- Khảo sát để HS tự đánh giá (phiếu khảo sát ở phụ lục) hiệu quả của 
việc sử dụng kết hợp SĐTD với phương pháp dạy học theo nhóm với các mức 
độ: 
 Rất hiệu quả (5), Hiệu quả (4), bình thường (3), không hiệu quả (2), 
hoàn toàn không hiệu 
Bảng 2: Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp kĩ thuật SĐTD với dạy học theo 
nhóm trong dạy học môn Vật lí 
STT Tiêu chí 
Mức độ hệu quả - SL( %) 
5 4 3 2 1 
1 
Sự tham gia tích cực 
của HS 
39,1 45,3 15,6 6,3 0 
2 
Cách thức hoạt động 
của nhóm 
31,3 39,1 23,4 0 0 
3 
Hệ thống kiến thức 
mà các thành viên 
nhận được 
46,9 42,2 10,9 1,6 0 
4 
Kĩ năng giao tiếp, 
hợp tác 
29,7 54,7 14,1 1,6 0 
5 
Kĩ năng trình bày 
vấn đề một cách 
thuyết phục 
40,6 45,3 12,5 0 0 
6 
Kĩ năng nhận xét, 
đánh giá, tự đánh giá 
kết quả nhóm bạn và 
nhóm mình 
37,5 42,2 20,3 0 0 
7 
Khả năng sáng tạo 
của HS 
26,6 57,8 15,6 0 0 
8 
Người học được học 
sâu và học thoải mái 
35,9 39,1 21,9 3,1 0 
76 
 Biểu đồ: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kết hợp kĩ thuật SĐTD với dạy 
học theo nhóm trong dạy học môn Vật lí 
Ghi chú: Rất hiệu quả (5), Hiệu quả (4), bình thường (3), không hiệu 
quả( 2), hoàn toàn không hiệu 
Từ bảng và biểu đồ trên, cho thấy, HS đánh giá hiệu quả của giải pháp 
trên ở 8 tiêu chí với các mức độ: Rất hiệu quả và hiệu quả là chủ yếu. Điều này 
thể hiện tính ưu việt của phương pháp: Giúp HS tích cực, hứng thú, sáng tạo; 
biết cách làm việc nhóm; hệ thống hóa kiến thức và phát triển kĩ năng sống, 
năng lực của bản thân như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp 
tác và tư duy phê phán qua việc nhận xét, đánh giá bài học. 
Từ việc phân tích nội dung giải pháp cùng với những số liệu minh chứng 
về hiệu quả của nó, có thể thấy, việc sử dụng kết hợp kĩ thuật SĐTD với phương 
pháp dạy học theo nhóm đã góp phần tích cực hóa hoạt động người học trong 
học tập, đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. 
Vậy, việc vận dụng hoạt động nhóm kết hợp kĩ thuật SĐTD theo hướng 
phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và góp phần nâng cao chất 
lượng kiến thức của HS bước đầu đã đem lại hiệu quả. 
4.4. Kiểm chứng kết quả thực nghiệm 
Sau quá trình thực nghiệm lớp 12A11, 12A12, 12A13 so sánh với 12A10, 
cùng khối và cùng điểm đầu vào, không được thực nghiệm . Lấy ngẫu nhiên 20 
em ở hai bên cùng làm một bài kiểm tra 15 phút (đề ở phụ lục), ta có bảng so 
sánh sau: 
0
10
20
30
40
50
60
70
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 TC8
Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp kĩ thuật SĐTD với 
dạy học theo nhóm
5 4 3 2 1
77 
 Nhóm chứng Nhóm đối chứng 
1 7 7 
2 8 8 
3 8 6 
4 9 6 
5 8 7 
6 9 7 
7 10 5 
8 6 6 
9 7 8 
10 7 9 
11 7 6 
12 7 6 
13 7 7 
14 9 8 
15 8 7 
16 6 7 
17 8 7 
18 7 6 
19 9 5 
20 8 8 
TB 7.6 6.5 
 Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm: 7.6 điểm, của lớp đối chứng: 
6,5 điểm cho thấy: Điểm trung bình, tỷ lệ bài kiểm tra đạt loại khá, giỏi ở lớp 
thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. 
78 
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Đánh giá kết quả 
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã đạt được một số 
kết quả như sau: 
Thứ nhất, thông qua quá trình điều tra thực tế, chúng tôi đã chỉ ra một cách 
có căn cứ về thực trạng dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” Vật lí 12 về phương 
pháp dạy học đa số GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình và ít sử dụng kĩ 
thuật SĐTD quá trình dạy học chưa tạo cơ hội để phát huy tính tích cực, sáng tạo 
của HS. 
Thứ hai, tinh thần, thái độ học tập của học sinh được nâng cao, tập 
thể lớp đoàn kết, gắn bó, các học sinh phấn chấn hơn trong việc học tập. 
Thứ ba, Thấy được ý nghĩa, vai trò của việc vận dụng kĩ thuật SĐTD kết 
hợp phương pháp dạy học hợp tác nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng 
lực HS theo định hướng chương trình giáo dục đổi mới. Học sinh vẽ được sơ đồ 
tư duy, làm chủ được cách vẽ sơ đồ tư duy 
Thứ tư, tôi đã giúp HS có được một bức tranh đầy màu sắc về Sóng cơ và 
sóng âm. Các em hiểu được sự vận dụng kiến thức về sóng âm để giải các bài tập 
, giải thích các hiện trong đời sống, biết cách khắc phục ảnh hưởng của tác động 
bởi tiếng ồn. 
Thứ năm, năng lực sáng tạo của học sinh được nâng tầm đáng kể, sơ đồ tư 
duy mang tính cá nhân, không rập khuôn, ý tưởng càng tốt thì sơ đồ càng ngắn 
ngọn, dễ nhớ, tạo hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá bản thân của HS 
Thứ sáu, tôi tin rằng hiệu quả dạy và học ở trường THPT Hoàng Mai được 
nâng cao, đào tạo thế hệ trẻ được tiếp cận với phương pháp học tiên tiến của thế 
giới 
Thứ bảy, đề tài hướng đến tăng cường áp dụng CNTT vào dạy và học trường 
THPT Hoang Mai nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh. 
Tóm lại, việc kết hợp SĐTD với PPDH theo nhóm trong dạy học đã 
chứng tỏ tính ưu việt vượt trội của nó trong việc đưa người học lên đến vị trí trung 
tâm của quá trình dạy học, tăng hứng thú học tập của người học, góp một phần 
không nhỏ vào việc khai thác tiềm năng trí tuệ của người học, phát huy tối đa tính 
tích cực và sáng tạo của họ trong học tập và góp phần không nhỏ vào việc đổi mới 
PPDH. 
2. Kiến nghị 
2.1. Với giáo viên 
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp dạy học 
hợp tác kết hợp kĩ thuật SĐTD. Nâng cao chất lượng cho giờ dạy học, từ đó rèn 
luyện cho HS năng lực theo hướng đổi mới, thầy cô giáo cần quan tâm đến khả 
79 
năng tự học, khả năng giao tiếp và khả năng sử dụng CNTT để tạo môi trường 
lành mạnh cho các em học tập, noi gương. 
Giáo viên cần ý thức được tính cần thiết của việc áp dụng kĩ thuật SĐTD 
với PPDH theo nhóm trong dạy học, có thói quen thường xuyên soạn bài, thiết kế 
bài dạy, tóm tắt bài học bằng SĐTD thểhiện sựlogic, chặt chẽ; hướng dẫn, khuyến 
khích HS thường xuyên ghi bài bằng SĐTD; đánh giá đúng mức kết quả hoạt 
động của những nhóm SV không chỉ về nội dung kiến thức, về tính thẩm mĩ, khoa 
học trong SĐTD của nhóm mà còn là thái độ hợp tác, trách nhiệm của các thành 
viên đóng góp vào nhóm như thế nào. 
GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy, thiết kế giáo án với những PP, hình thức tổ 
chức dạy học phù hợp với cả nội dung bài học và đặc điểm đối tượng HS. 
Giáo viên cũng cần định hướng học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo; 
sử dụng các phầm mềm ứng dụng CNTT đặc biệt là phần mềm vẽ SĐTD mindmap 
quan tâm đến những điểm yếu kém và bù lấp những lỗ hổng kiến thức cho học 
sinh; chỉ ra những cái hay cái đẹp và những lợi ích thiết yếu của Toán học để giúp 
các em hứng thú hơn với môn học này. 
2.2. Với học sinh 
Chủ động tìm tòi, phát hiện các vấn đế có liên quan mang tính hệ thống với 
nhau để tìm ra phương pháp học tập phù hợp. Chú ý đến vai trò của các phân môn 
trong chương trình để dựa vào đó có cách khai thác nhiều vấn đề phục vụ cho việc 
học tập của cá nhân, không nên học bài nào, biết bài đó sẽ rất manh mún và không 
hình thành được phương pháp học tập phù hợp. 
Sử dụng SĐTD phù hợp để giải quyết các bài tập. 
2.3.Với các cấp quản lý 
Tăng cường hơn nữa các tiết học có tính chất phát triển tư duy năng lực của 
học sinh, làm cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu các bài học riêng rẽ. 
Tăng cường việc học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy liên cụm, 
trường giúp trường. 
Tôi xin gửi tới ban nghiệm thu SKKN, các đồng nghiệp sẽ góp ý cho bản 
đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành nhất! 
80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số20/2018/TTBGDĐT, ngày 22/8/2018 ban 
hành quy định Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 
2. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
3. Bộ GD-ĐT (2018). Chỉthị số 2919/CT-BGDĐT, ngày10/8/2018 về nhiệm vụ 
chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục. 
4. Phạm Hồng Quang - Nguyễn Danh Nam (2016). Nâng cao hiệu quảbồi dưỡng 
giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Tạp chí 
Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr 2-5. 
5. Cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam khoo. 
6. Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học 
sinh các môn học, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014. 
81 
PHỤ LỤC 
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1 CỦA GV 
Giáo viên:,Trường:  
1. Cách soạn giáo án theo công văn 5512? 
.... 
2. Trình bày các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại? 
3. Trình bày yêu cầu cần đạt cần đạt về phẩm chất và năng lực tronng 
chương trình GDPT mới? 
... 
4.GV đã sử dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy vào dạy học Vật lí chưa? 
Nếu có lấy VD? 
5. Kể tên các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy mà GV đã áp dụng? Nếu có lấy 
VD? 
.... 
6. GV vận dụng kết hợp phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật sơ 
đồ tư duy nhằm hình thành phẩm chất, năng lực HS chưa? Nếu có lấy 
VD? 
. 
82 
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 CỦA HS 
Học sinh:,Trường:  
1. Cảm nhận của anh, chị về kiến thức môn Vật lí THPT? 
. 
2. Sau khi học xong chương “ Sóng cơ và sóng âm”, nhận xét lý thuyết 
của chương? 
. 
3. Anh chị có thấy sự cần thiết của SĐTD trong dạy học Vật lí nhằm nâng 
cao kiến thức để giải các bài tập không? 
. 
4. Anh chị có thể tự thiết kế SĐTD về một kiến thức trong chương sóng cơ, 
sóng âm được không? Lấy VD? 
. 
5. Anh chị hãy liệt kê các phần mềm vẽ SĐTD? Nêu cách dùng? 
. 
6. Đánh giá của anh chị về việc GV ứng dụng phần mềm vẽ SĐTD trên 
điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng nhằm phát triển năng lực 
HS trong giảng dạy Vật lí? 
. 
83 
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 3 
 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP HỢP 
TÁC VỚI KĨ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 
Họ sinh: , Lớp: .., Nhóm: . . 
1* Sự tham gia tích cực của HS 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
 2* Cách thức hoạt động của nhóm 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
3* Hệ thống kiến thức mà các thành viên nhận được 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
4* Kĩ năng giao tiếp, hợp tác 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
5* Kĩ năng trình bày một vấn đề một cách thuyết phục 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
84 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
6* Kĩ năng nhận xét, đánh giá, tự đánh giá kết quả nhóm bạn và nhóm 
mình 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
7* Khả năng sáng tạo của học sinh 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
8* Người học được học sâu và học thoải mái 
1. Hoàn toàn không hiệu quả 
2. Không hiệu quả 
3. Bình thường 
4. Hiệu quả 
5. Rất hiệu quả 
85 
KIỂM TRA KHẢO SÁT CHƯƠNG II: SÓNG CƠ 
(Thời gian 15 phút – 10 câu trắc nghiệm) 
Câu 1: Chọn phát biểu sai : 
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. 
B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền trong một chu kì. 
C. Đối với sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng giảm tỉ lệ 
với quãng đường truyền sóng. 
D. Hai điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng trên phương truyền sóng thì 
dao động ngược pha. 
Câu 2: Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = acos20t(cm) với t 
tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường 
bằng bao nhiêu lần bước sóng ? 
A. 20 B. 40 C. 10 D. 30 
Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về giao thoa sóng: 
A. Giao thoa là sự tổng hợp hai hay nhiều sóng kết hợp. 
B. Điều kiện để có giao thoa sóng là các sóng phải là sóng kết hợp 
C. Quĩ tích những điểm có biên độ cực đại là họ các đường hyperbol 
D. Cả ba phương án trên đều đúng. 
Câu 4: Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta 
thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền 
sóng trên dây là : 
A. 60 m/s B. 80 m/s C. 40 m/s D. 100 m/s 
Câu 5: Chọn câu đúng : Sóng phản xạ 
 A. luôn ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ 
 B. luôn cùng pha với sóng tới tại điểm phản xạ. 
 C. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ nếu vật cản cố định. 
 D. ngược pha với sóng tới tại điểm phản xa nếu vật cản tự do 
Câu 6: Hộp cộng hưởng có tác dụng gì ? 
 A. Làm tăng tần số của âm. B. Làm giảm bớt cường độ âm. 
C. Làm tăng cường độ của âm. D. Làm giảm độ cao của âm. 
Câu 7: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta 
đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần 
số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 
86 
30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ 
cực đại trên đoạn S1S2 là 
 A. 9 B. 11 C. 8 D. 5 
Câu 8: Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục Ox, có phương trình sóng 
là u = 6cos(4πt – 0,02πx) trong đó u và x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này 
có bước sóng là 
 A.100 cm B. 150 cm C. 50 cm D. 200 cm 
Câu 9: Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là 
nút sóng thì : 
 A. chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng. 
 B. bước sóng luôn luôn đúng bằng chiều dài dây. 
 C. bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây. 
 D. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng 
Câu 10: Trong hệ sóng dừng mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng lớn nhất 
trên dây là ? 
A. khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng B. độ dài dây 
C. hai lần độ dài dây. D. hai lần khoảng cách giữa hai nút hay hai bụng. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ket_hop_ki_thuat_so_do_tu_duy_voi_phuong_phap_day_hoc_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan