SKKN Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học Phổ thông

Nội dung và hình thức của văn bản văn học.

- Nội dung của tác phẩm văn học:

+ Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện

thực. Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống được15

phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là đánh giá - cảm xúc đối với cuộc

sống đó.

+ Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai

thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi lý tưởng của tác giả, được xuyên suốt

bằng vòng tư tưởng của tác giả (Gulaiép).

- Các khái niệm thuộc về nội dung:

+ Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá

và thể hiện trong văn bản. Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài người

nông dân.

+ Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Ví dụ: “Tắt

đèn” của Ngô Tất Tố có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới

chế độ siêu cao thuế nặng của bọn thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu

tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào, quan lại. Chủ đề không lệ thuộc

vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề.

+ Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc

sống, con người được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm

thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của Ngô Tất Tố.

Đồng thời tác phẩm thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ.

+ Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những

trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản.

Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có cảm hứng yêu thương, căm giận.

* Hình thức tác phẩm văn học.

- Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung.

- Hình thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp

với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.

- Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh

động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài

lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống

nhất

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kín để đem đến cho người đọc những điều 
mới mẻ, thú vị. 
- Nhận định cũng đã đặt ra định hướng đối với quá trình tiếp nhận của độc 
giả, phải tinh tế và sâu sắc để cảm nhận được những nghĩa lí sâu kín từ tác phẩm. 
9. Đối với dạng đề lí luận về tiếp nhận văn học và giá trị văn học 
9.1. Lí luận về tiếp nhận văn học 
- Tiếp nhận văn học là gì? 
+ Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung 
động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng 
tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người 
nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả 
tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống 
của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,làm cho tác phẩm từ một văn bản khô 
khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. 
+ Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc 
nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. 
- Tính chất tiếp nhận văn học 
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các yếu 
tố thuộc về cá nhân có vai vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, 
trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình 
cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự 
chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm. 
Ví dụ (..). 
+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một 
tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác 
48 
nhau trong cảm thụ đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, 
hình tượng phức tạp, ngôn ngữ đa nghĩa,) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh 
nghiệm, học vấn, tâm trạng,). 
9.2. Lí luận về giá trị văn học 
* Khái niệm: Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp 
ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con 
người và cuộc sống. 
* Những giá trị cơ bản: 
+ Giá trị nhận thức 
+ Giá trị giáo dục 
+ Giá trị thẩm mĩ 
* Giá trị nhận thức 
- Cơ sở của giá trị nhận thức: 
+ Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện 
thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc 
đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu về nhận thức. 
+ Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không 
gian nhất định với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới 
hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng 
sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi. 
+ Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu 
của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào 
cuộc sống một cách có hiệu quả. 
- Nội dung giá trị nhận thức: 
+ Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt của cuộc 
sống với những thời gian, không gian khác nhau (Quá khứ, hiện tại, tương lai, các 
vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,). 
+ Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con 
người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh của con người), 
từ đó mà hiểu chính bản thân mình. 
* Giá trị giáo dục 
- Cơ sở giá trị giáo dục: 
+ Con người khôn chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, 
khao khát cuộc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương. 
49 
+ Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng-tình cảm, nhận xét đánh giá,của mình 
trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc. 
+ Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm 
sâu sắc thêm giá trị nhận thức. 
- Nội dung giá trị giáo dục: 
+ Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. 
+ Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp học có thái 
độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. 
+ Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con 
người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. 
+ Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết 
phân biệt phải - trái, tốt - xấu, đúng - sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó 
cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của con người. 
- Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc đến nhận thức, tự 
giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,). Văn học cảm hóa con người bằng hình 
tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, 
lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng 
con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt 
đẹp hơn. 
* Giá trị thẩm mĩ 
- Cơ sở giá trị thẩm mĩ: 
+ Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp. 
+ Thế giới hiện thực đã có sẵn cái đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận 
biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm 
một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm 
nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. 
+ Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người 
những rung động trước cái đẹp (cái đẹp của cuộc sống và cái đẹp của chính tác 
phẩm). 
- Nội dung giá trị thẩm mĩ: 
+ Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của 
cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,). 
+ Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng-
tình cảm, những hành động, lời nói,). 
+ Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình 
thường và cả những vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. 
50 
+ Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu,ngôn ngữ,) cũng chính là một nội 
dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. 
* Mối quan hệ giữa các giá trị văn học 
- Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cũng tác động đến 
người đọc (khái niệm chân - thiện - mĩ của cha ông). 
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm 
sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị 
giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo 
dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành 
động. 
Tuy nhiên, giá trị nhận thức là giáo trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách 
tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ - giá trị tạo nên đặc 
trưng của văn học. 
9.3. Hướng giải quyết 
Bước 1: Giải thích, nêu ý nghĩa của vấn đề lí luận trong đề bài 
- Cắt nghĩa, giảng giải những từ ngữ, hình ảnh khó hiểu, thông qua các phép 
tu từ, lối nói ví von giàu ẩn ý của nhận định hoặc các nhận định, của bài thơ, câu 
chuyện... 
- Giải thích nghĩa của từng vế, từng phần của lời nhận định hoặc các nhận 
định. 
- Nêu tổng hợp nội dung, ý nghĩa chung. 
Bước 2: Lí giải vấn đề 
- Nêu ý kiến đánh giá của người viết về vấn đề nghị luận (thường là đồng 
tình với vấn đề), khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận (nếu đề có hai 
nhận định thì nêu ý kiến đối với từng nhận định rồi đánh giá chung về hai nhận 
định) 
- Sử dụng những hiểu biết lí luận văn học về tác phẩm văn học, đặc trưng 
văn học, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, tiếp nhận văn học và giá trị 
văn học để lí giải vấn đề, hoặc các vấn đề nghị luận, chủ yếu tập trung ở các 
kiến thức sau: 
+ Tiếp nhận văn học 
+ Tính chất tiếp nhận văn học 
+ Giá trị văn học 
+ Giá trị nhận thức 
+ Giá trị giáo dục 
51 
+ Giá trị thẩm mĩ 
+ Mối quan hệ giữa các giá trị văn học 
Bước 3: Phân tích, chứng minh cho vấn đề nghị luận trong đề bài 
- Lấy dẫn chứng từ tác phẩm, hoặc nhóm tác phẩm được nêu trong đề bài để 
chứng minh cho vấn đề hoặc từng khía cạnh của vấn đề. 
- Lấy dẫn chứng từ tác phẩm đã học, đã đọc để chứng minh cho vấn đề hoặc 
từng khía cạnh của vấn đề. 
- Chú ý đưa thêm những tác phẩm, hoặc một phương diện của tác phẩm bên 
ngoài khác để đối chiếu so sánh làm phong phú và thuyết phục thêm cho vấn đề. 
Bước 4: Bình luận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề 
- Khẳng định lại tính đúng đắn, sâu sắc của nhận định. 
- Nếu là hai nhận định thì khẳng định tính đúng đắn của từng nhận định, mối 
quan hệ giữa hai nhận định, thường là sự kết hợp, bổ sung cho nhau 
- Nhấn mạnh tính minh họa, sức thuyết phục của dẫn chứng vừa phân tích ở 
trên đối với vấn đề của đề bài. 
Bước 5: Liên hệ, mở rộng vấn đề, bổ sung, nêu phản đề 
- Khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề đối với người cầm bút. 
- Vai trò quan trọng của vấn đề trong việc định hướng đối với quá trình tiếp 
nhận của độc giả. 
- Có thể bổ sung thêm những khía cạnh chưa thỏa đáng, hoặc phản bác 
những chỗ chưa đúng (nếu có) 
9.4. Đề minh họa 
“Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những 
chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, 
nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào 
những góc khuất của cuộc đời và của con người.” (Theo “Nhà văn nói về môn 
Văn” - “Văn học và tuổi trẻ” - NXB GD, 2015). 
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào, bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn 
hiện đại, hãy làm sáng tỏ. 
Đứng trước dạng đề này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các 
bước như sau: 
Bước 1: Giải thích ý kiến 
- Văn chương là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ 
nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người. 
52 
- Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những 
chiều sâu đáng kinh ngạc: văn chương thầm lặng đem đến cho người đọc những 
trải nghiệm mà một cuộc đời khó lòng thấu trải hết. Nó giúp người đọc thỏa mãn 
nhu cầu nếm trải sự sống muon hình vạn trạng. Đến với văn học, ta không chỉ 
khám phá, nhận thức hiện thực mà còn cảm nhận, hiểu biết tư tưởng, tình cảm, ước 
mơ, khát vọng của nhân loại và chính mình. 
- Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, nếu ta biết tìm trong 
mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất 
của cuộc đời và của con người: 
+ “nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng 
soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”: vệt sáng, nguồn sáng 
soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người: sự phát hiện của nhà 
văn về những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thế giới tâm hồn con người, có tác động 
tích cực đối với con người, cuộc đời. Người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa của văn chương 
với tâm hồn mình từ chính điều này. Nếu người đọc chủ động tìm kiếm cái đẹp ẩn 
kín, tiềm tàng cũng như nhận ra sự thể hiện những vẻ đẹp sâu thẳm trong hình 
tượng nghệ thuật ở tác phẩm thì sẽ nhận ra được những thông điệp thẩm mĩ sâu xa. 
+ Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn: tác phẩm văn học 
đem lại cho con người niềm vui trong sáng, thánh thiện, làm nảy nở trong tâm hồn 
ta những xúc cảm cao đẹp, hướng ta đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân 
văn. 
Bước 2: Lí giải vấn đề 
- Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách tổng hợp, toàn vẹn trong 
mọi quan hệ đa dạng, phức tạp, tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng của tâm 
hồn con người. 
- Văn học có sứ mệnh cao cả bởi tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần con 
người: văn học làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về 
chính bản thân mình; văn học bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, 
khiến con người trở nên hoàn thiện, người hơn, sống tốt hơn. 
- Văn học luôn đồng hành với nhân loại, có vị trí không thể thay thế được 
trong đời sống của con người. 
Bước 3: Làm sáng tỏ ý kiến bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại 
trước 1945. 
Có thể lựa chọn một vài truyện ngắn hiện đại mà mình yêu thích để thấu 
hiểu vấn đề. Tuy nhiên, đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập 
trung vào hai phương diện: 
- Chỉ ra các thông điệp nghệ thuật, những trải nghiệm về cuộc sống, số phận, 
nhân cách hay chiều sâu tâm hồn con người trong tác phẩm. Từ tác phẩm, khám 
53 
phá những điều mới mẻ trong cái bình thường, phát hiện chân lí sâu xa trong 
những điều giản dị. 
- Từ việc phát hiện cái đẹp sâu xa của nội dung tác phẩm ở những vệt sáng, 
nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của nhân vật, hình tượng nghệ thuật trong 
tác phẩm mà nhận ra giá trị nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người của tác phẩm. 
Đó cũng chính là sứ mệnh cao cả muôn đời của văn chương nghệ thuật. 
Bước 4: Bình luận, đánh giá ý kiến 
- Ý kiến là lời tâm sự, chia sẻ của một người cầm bút luôn yêu quý và trân 
trọng văn chương, chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người. 
- Ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm trong chiều 
sâu tư tưởng của nó. 
- Bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng 
sống đẹp cho bạn đọc nói chung. 
Bước 5: Liên hệ, mở rộng vấn đề, bổ sung, nêu phản đề 
- Ý kiên khẳng định tầm quan trọng của giá trị văn học và tiếp nhận văn học 
đối với người cầm bút. 
- Định hướng đối với quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của độc giả. 
IV. KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM 
- Bất cứ một vấn đề nghiên cứu nào cũng bắt nguốn từ thực tế và cuối cùng 
cũng trở lại phục vụ, cải tạo thực tế. Sáng kiến kinh nghiệm này cũng vậy, bắt 
nguồn từ thực tế của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi trong những năm 
qua để có được một số điều tâm đắc. Từ những gom nhặt của mình, tôi muốn 
chưng cất lại thành một hệ thống lí thuyết và giải pháp để áp dụng cho bản thân và 
đồng nghiệp. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, bởi 
vậy nếu có những giải pháp hỗ trợ cho giáo viên thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. 
Bởi vậy, bài những khinh nghiệm trong đề tài này sẽ là cứu cánh cho việc thức 
hiện nhiệm vụ mà trường học giao phó. Công việc thuân lời hơn, kết quả tốt đẹp 
hơn, chính là mục tiêu mà tôi hướng tới đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở nhà 
trường phổ thông trung học. 
- Với việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi 
ở trường THPT, tôi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tong quá trình bồi 
dưỡng, tôi đã cho học sinh thực hành nhiều lần với các dạng đề trên, thông qua hệ 
thống giải pháp đã nêu và thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của nó. 
+ “Bàn về thơ, có người cho rằng: Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống 
đã thật đầy. Cũng có quan niệm: Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc. Qua hai tác 
54 
phẩm “Tự tình” (Bài II) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương, 
anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.” 
Trên đây là đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An, môn Ngữ văn lớp 11, 
năm học 2016 – 2017, tôi đã có hai học sinh đậu với giải cao: giải nhì là em Võ 
Thị Thanh (lớp 11D1- trường THPT Phan Thúc Trực), giải ba là em Đặng Thị 
Hạnh (lớp 11D1- trường THPT Phan Thúc Trực). 
 + “Theo Raxun Gamzatop: “đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của 
anh ta- là một nửa việc làm.Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất 
thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà 
thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình- nghĩa là trở thành nhà thơ”. 
(Trích “Đaghextxtan của tôi”, quyển 1, NXB Cầu Vồng, Matxcơva, trang 165-166) 
Từ việc phân tích bút pháp của nhà thơ Quang Dũng trong bài “Tây Tiến”, anh/chị 
hãy bình luận ý kiế trên.” 
Và trên đây là đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An môn Ngữ văn lớp 12, 
năm học 2020 – 2021, tôi đã có hai học sinh đậu với giải cao: giải nhì là em Lê 
Đậu Thu Hiền (lớp 12D1- trường THPT Phan Thúc Trực), giải ba là em Nguyễn 
Thị Mùi (lớp 12C1- trường THPT Phan Thúc Trực). 
Với những kết quả vừa nêu, tôi có thể khẳng định về tính khả thi của sáng 
kiến kinh nghiệm này. 
V. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ 
1. Về ưu điểm 
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã tạo được một hành lang về lí thuyết cho giáo 
viên vận dụng vào thực tiến với các dạng đề có lí luận văn học khi bồi dưỡng học 
sinh giỏi ở trường THPT. Tạo được tâm thế vững vàng, tự tin cho giáo viên khi 
giải quyết vân đề vấn đề. Nó giúp cho công việc của thầy cô giáo nhẹ nhàng hơn, 
hiệu quả cao hơn. 
- Sáng kiến kinh nghiệm này còn giúp cho học sinh có kĩ năng cơ bản để giải 
quyết các dạng đề có lí luận văn học khi bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. 
Các em sẽ có khả năng tư duy, biện luận tốt hơn và đây cũng là một cách cung cấp 
thêm những kiến thức lí luận văn học đề có thể vận dụng vào rất nhiều bài văn 
khác nhau. 
- Đây là đề tài nghiên cứu có tính tổng hợp cao, có tính khả thi, vận dụng tốt 
vào thực tiễn. Bên cạnh đó, nó giúp cho người dạy lẫn người học tìm thấy được 
những điểm thống nhất, gần gũi để tạo tiền đề cho tính hiệu quả của quá trình bồi 
dưỡng. Từ lẽ đó, việc thẩm định một bài văn của học sinh cũng trở nên thuận tiện, 
khoa học hơn. 
55 
2. Về hạn chế 
- Trong đề tài có này đôi chỗ còn nặng về tính lí luận, tính liệt kê vấn đề khá 
nhiều, khá phức tạp. 
- Đồng thời các vấn được trình bày đề khá dày đặc, có sự chồng chéo, đan 
cài, đôi khi khó phân biệt, khó xử lí rạch ròi. 
- Các vấn đề được nêu đôi chỗ còn mang tính kế thừa, tổng hợp, có thể 
không thực sự mới mẻ, sáng tạo. 
C. KẾT LUẬN 
 Qua quá một trình tìm tòi và nghiên cứu, tôi thấy đề tài sáng kiến khinh 
nghiệm “Hướng giải quyết các dạng đề lí luận văn học trong bồi dưỡng học sinh 
giỏi ở trường THPT” thực sự cần thết và bổ ích cho giáo viên cũng như học sinh. 
Thiết nghĩ, một cá nhân đúc rút được đôi điều về chuyên môn thì có thể chia sẻ 
cùng đồng nghiệp và học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục 
trong nhà trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nghiệm vụ quan trọng trong 
trường học, để khẳng định tầm vóc của các trường trong hệ thống giáo dục của tỉnh 
nhà. Chính vì vậy, sáng khiến kinh nghiệm này sẽ thực sự hữu dụng đối với một 
lĩnh vực mà các trường học đang cần. Tôi rất mong những thể nghiệm mà tôi rút ra 
được sẽ là cẩm nang thúc đẩy hiệu quả của hoạt đọng bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
trường THPT. Đó chính là những nghĩa lí mà người viết sáng kiến mong muốn 
hướng tới. 
 Bất kì một bài nghiên cứu nào cũng không thể tránh được những vết xước, 
những hạt sạn. Vì thế, trong quá trình thực hiện đề tài này, chắc chắn còn có những 
chỗ thiếu sót hoặc chưa chuẩn mực. Tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung của đồng 
nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn. 
56 
Một số hình ảnh minh họa về bài làm của học sinh Lê Đậu Thu Hiền, 
Nguyễn Thị Mùi trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Phan 
Thúc Trực: 
57 
58 
59 
60 
61 
62 
63 
64 
65 
66 
67 
68 
69 
70 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực 
phương Tây thế kỷ XIX, NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr.65, tr. 66, 
tr. 147, tr. 172 
[2]. Đỗ Hữu Châu (1990), Một số luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các tác 
phẩm văn học. Tạp chí ngôn ngữ, số 2, 1990. 
[3]. Đỗ Ngọc Thống(2012), Tài liệu chuyên Văn, Tập I, II, III. NXB Giáo dục Việt 
Nam. 
[4]. Hà Bình Trị(2003), Những bài văn đoạt giải Quốc gia. NXB Giáo dục. 
[5]. Jean-Paul Sartre – Nỗi đam mê làm người trong thế kỷ 
[6]. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, NXB. Thanh Niên, Hà 
Nội, tr. 473 
71 
[7]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên 2011), Từ điển 
thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[8]. Nhiều tác giả. (2015), Chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng Ngữ văn 10, 11, 
12.NXB Giáo dục. 
[9]. Nguyễn Thuỳ, Viết văn, Đọc văn: “Đối thoại với chính mình, với người” 
[10]. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, “Từ điển thuật ngữ văn học” 
[11]. Hà Minh Đức, “Lí luận văn học”, chủ biên, NXB Giáo dục 
[12]. NXB “Tác phẩm mới”, “Các nhà văn nói về văn” 
[13]. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 01/2009 
[14]. NXB Giáo dục Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam. 
[15]. NXB Hà Nội 1999 , “Thạch Lam văn và đời”. 
[16]. “Văn học và tuổi trẻ” - NXB GD- “Nhà văn nói về môn Văn” – 2015 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_giai_quyet_cac_dang_de_li_luan_van_hoc_trong_boi.pdf
Sáng Kiến Liên Quan