SKKN Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trải nghiệm chủ đề “Hóa học và các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường”

Hoá học là bộ môn khoa học có liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống, là cầu

nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hoá

học có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Hoá học là môn học đóng một

vai trò quan trọng trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Hoá học

giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức

này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.

Hiệu quả giáo dục của bài học về vai trò của hoá học càng nâng cao khi được tổ

chức, tiến hành bằng những hình thức và biện pháp tích cực nhằm phát huy năng lực

của HS qua những hoạt động học tập đa dạng và gắn với thực tiễn. Trong đó, việc vận

dụng hình thức dạy học chủ đề vào dạy học hoá học theo hướng tham quan, trải

nghiệm nếu được thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại nhiều ý nghĩa:

- Có tác dụng to lớn trong việc trang bị kiến thức; giáo dục tư tưởng, tình cảm và

rèn luyện kĩ năng cho HS.

- Tăng tính hấp dẫn trong học tập, tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính tích

cực, chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện.

Qua việc học tập một cách chủ động, tự giác thông qua trải nghiệm thực tế, HS

được phát triển nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt như: năng lực tự học,

năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề,

năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Các bài giảng gắn với thực tiễn đời sống,

tăng thời gian thực hành đã giúp cho HS động não, trải nghiệm và giải quyết những

vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm của

Chương trình Giáo dục phổ thông mới: tạo ra những con người Việt Nam phát triển

hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung

và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học

tập suốt đời.

- Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên môn, xuyên môn, liên ngành.

Các bài học hoá học triển khai dưới hình thức chủ đề tham quan trải nghiệm có

nội dung phong phú và đa dạng, thường mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của12

nhiều môn học (vật lý, sinh học, công nghệ, ), nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục

như: giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, , Chính nhờ đặc

trưng này mà học tập qua hoạt động trải nghiệm trở nên gần gũi, thiết thực với cuộc

sống, giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Có hình thức và cách thức tổ chức hoạt động đa dạng, có tính mở về không

gian, tăng cường gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Dạy học hoá học chủ đềtheo hướng tham quan trải nghiệm có thể tổ chức theo

các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc

liên trường với nhiều hình thức như nội khóa và ngoại khóa. Tuy nhiên, tổ chức theo

quy mô nhóm và quy mô lớp với hình thức vừa nội khóa và ngoại khóa có ưu thế

hơn về nhiều mặt như đơn giản, ít tốn kém, mất ít thời gian, HS được phát huy tối

đa vai trò của mình.

Hình thức tổ chức dạy học này còn có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp,

liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban giám hiệu nhà

trường, Tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ

HS, chính quyền địa phương góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

pdf77 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trải nghiệm chủ đề “Hóa học và các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có nước là được. 
 Bằng nồi cơm điện: Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi cơm điện, sau đó xếp các 
khuôn bánh vào rồi phủ khăn xô lên miệng nồi, đậy kín nắp. Bật nút “Cook” và nấu khoảng 
20 phút, khi nồi chuyển sang chế độ ủ “Warm” là bánh đã chín. 
Thực hiện làm kem flan tại nhà cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: 
 Bánh flan có màu sắc bắt mắt, mịn màng không bị lõm hay vỡ nát. 
 Phần caramel bên dưới không bị dính hay có vị quá đắng. 
 Bánh có độ mềm vừa phải, vị ngọt, béo của các nguyên liệu hòa quyện. 
Bánh flan sau khi hoàn thành bạn để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng là có thể 
thưởng thức. Khi ăn cho thêm chút đá bào, sữa đặc, cà phê lại càng tăng thêm hương vị và 
độ hấp dẫn. 
61 
4.1.2. Thành phẩm của nhóm 
4.2. Thạch 3D hình cá chép 
4.2.1. Cách làm thạch 
CÔNG THỨC LÀM THẠCH RAU CÂU 
I) Nguyên liệu 
 Bột rau câu (số lượng tùy theo nhu cầu) 
 Nước: 1.5 – 3 lít 
 Đường 
 Màu: 
+ Màu từ hoa củ quả: Xanh dương (hoa đậu biếc – khoảng 5 bông là đủ), xanh 
lá cây (lá dứa*), tím (bắp cải tím) 
 Cách chế biến lá dứa: 
B1: rửa sạch, cắt nhỏ 200g lá dứa 
B2: Cho lá dừa vào xay với 250 ml nước 
B3: Cho vào khăn vải vắt ra lá dứa 
B4: Chưng cách thủy nước lá dứa trên lửa rất nhỏ trong 10 phút. 
B5: Để một tiếng cho cặn lắng xuống, sau đó lấy phần nước cốt bên trên 
+ Màu thực phẩm: Siro (dâu, chanh, socola,) 
62 
II) Dụng cụ 
 Khuôn đổ thạch (có thể là hộp nhựa, khuôn thạch mua ở siêu thị hình bông 
hoa, con cá,.v.v, cốc nước.) 
 Thêm: Cân điện tử mini, cốc đong, máy xay cháo 
III) Các bước chế biến 
 Bước 1: Trộn đều bột rau câu với đường (tỉ lệ ghi trên bao bì của bột rau câu) 
 Bước 2: Đun 1.5 ~3 lít nước rồi cho hốn hợp bột rau câu và đường vào (bột 
rau câu là 25g->khối lượng hỗn hợp cần cho vào theo tỉ lệ ghi trên bao bì bột rau câu) 
+ Nếu lấy màu từ hoa củ quả thì đun nước cùng với hoa của quả luôn 
+ Nếu lấy màu từ siro thì có thể bỏ sau khi đã cho hỗn hợp đường và bột rau câu) 
 Bước 3: Khuấy đều cho đến khi nước quánh lại rồi tắt bếp 
 Bước 4: Nhanh chóng cho vào khuôn (Làm thạch một màu thì đổ đầy khuôn, 
còn nếu làm thạch nhiều tầng màu thì đổ từng tầng) 
 Bước 5: Sau khi hoàn thành công việc đổ khuôn, bỏ thạch vào tủ lạnh, chờ 
khoảng 10 phút để thạch đông lại 
 Bước 6: Thưởng thức. Cất vào tủ lạnh để bảo quản tiếp 
IV) Hạn sử dụng: 3 ngày ~ 1 tuần 
V) Lưu ý 
- Phải dùng đúng tỉ lệ nước – đường – bột rau câu: Nếu nhiều nước quá thạch sẽ 
bị chảy nước, nếu thiếu nước hoặc bột rau câu hoặc cả hai thạch sẽ khó đông lại được, 
quá nhiều bột rau câu sẽ làm thạch đông rất nhanh, khó kiểm soát trong khi nấu và đổ 
khuôn 
4.2.2. Sản phẩm của nhóm 
NHÓM 2: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ 
1. Bản báo cáo tình hình làm việc của nhóm 
1.1. Phân công 
a) Nội dung 
- Phan Khôi Nguyên: Vai trò của hóa học đối với sức khỏe con người 
- Nguyễn Quỳnh Anh: Ảnh hưởng của chất gây nghiện đối với sức khỏe con người 
63 
- Nguyễn Ngọc Quân: Tìm hiểu chu trình xử lí rác thải, kiểm định thuốc; phân loại thuốc; 
giới thiệu, đề xuất điều chế một số loại thuốc từ thiên nhiên 
- Trần Dương Mạnh: giới thiệu về sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của nhóm (sữa 
chua) 
b) Powerpoint: Nguyễn Minh Ngọc 
c) Cố vấn, xem xét, gợi ý, chỉnh sửa, định hướng, nhóm trưởng: Phạm Trọng Phương An 
1.1. Địa điểm tham quan (đề xuất): Trung tâm kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm 
của Sở Y tế Nghệ An 
1.2. Nội dung tham quan: Nghe hướng dẫn và giới thiệu về cách kiểm nghiệm thuốc và 
mỹ phẩm, chu trình kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm, tham quan các dụng cụ và máy móc 
dùng để kiểm nghiệm. 
1.3. Sản phẩm đề xuất 
- Điều chế thuốc từ thiên nhiên: tamiflu trị cúm A, B 
- Sản phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe: Sữa chua hoa quả, mứt dừa sắc màu. 
2. Báo cáo tham quan 
Video sản phẩm: trên trang web hoạt động trải nghiệm A4K48 
64 
3. Cách làm sữa chua và mứt dừa 
3.1. Sữa chua 
Cách làm sữa chua sữa chua chanh leo và sữa chua xoài 
Nguyên liệu làm sữa chua chanh leo: 1 hộp sữa đặc; 250 ml nước sôi; Nước cốt chanh 
leo; 400ml sữa tươi; 2 thìa sữa bột; 200gr sữa chua mua sẵn; Hũ đựng sữa chua 
Bước 1: Chanh leo cắt đôi rồi xúc lấy ruột chanh, lọc qua dây để lấy 80ml nước cốt chanh 
leo. 
Bước 2: Cho nước sôi vào 1 cái tô to rồi thêm sữa đặc và khuấy đều cho hòa tan. 
Bước 3: Tiếp theo cho sữa bột, sữa chua mua sẵn và nước cốt chanh leo vào cùng, khuấy 
đều nguyên liệu. 
Bước 4: Rót sữa chua vào các hũ đựng sau đó cho vào máy ủ sữa chua, đổ nước ngập 
khoảng 2/3 hũ sữa, chờ 6- 8 h lấy ra và thưởng thức 
 Sữa chua xoài 
Nguyên liệu : 1 lít sữa tươi không đường; 1 lon sữa đặc; 2 hộp sữa chua không đường; 
500gr xoài chín 
Cách làm : 
Bước 1: Sơ chế xoài 
- Sau khi mua về đem rửa sạch, gọt vỏ lấy thịt quả cắt thành các miếng 
- Chia xoài thành 3 phần nhỏ. Sau đó, lấy 2/3 lượng xoài chín đi xay sao cho thật 
nhuyễn sau đó lọc qua rây cho mịn 
- Lượng xoài còn lại thì cắt hạt lựu 
Bước 2: Pha sữa chua 
Cho 1 lít sữa không đường vào nồi và đun nóng, khuấy đều trong khi đun, khi hỗn hợp đã 
nóng cho sữa đặc vào hòa chung và khuấy đểu cho hỗn hợp sữa chua được hòa tan. Khi 
hỗn hợp sữa đã hòa đều và tan hết, tắt bếp và vẫn giữ sữa ấm hỗn hợp 
Sau đó cho sữa chua làm cái vào nồi sữa, khuấy đều đến khi mịn thì cho toàn bộ phần 
xoài đã được xay mịn vào khuấy đều 
Bước 3: Làm sữa chua xoài 
Cho hỗn hợp sữa chua xoài vừa tạo ở bước 2 vào trong các hũ. Sau đó, đặt các hũ sữa chua 
này vào máy ủ, đổ nước ngập 2/3 hũ sữa chua, chờ 6 – 8h, lấy sữa chua ra ngoài cho thêm 
xoài hạt lựu và thưởng thức 
3.2. Mứt dừa nhiều màu 
Nguyên liệu: 1/2kg dừa rám, 300gr đường, 2 trái chanh, 1 ống vani, 2 muỗng bột trà 
xanh, 2 muỗng cà phê hòa tan, 2 muỗng bột nghệ, 1 củ dền 
Cách làm : 
65 
- Bạn vắt chanh vào một thau nước sạch rồi gọt dừa thành từng lát mỏng để ngâm dừa 
trong khoảng 10 đến 15 phút. 
- Cắt củ dền thành từng miếng nhỏ rồi bật bếp, đun củ dền cùng nước để tạo hỗn hợp 
màu. 
- Ướp đường và màu cho dừa 
- Dừa màu trắng bạn trộn đều dừa và đường, cho một xíu vani để mứt được thơm và ướp 
đường trong khoảng 6 tiếng. 
- Với dừa màu khác cũng vậy, bạn pha loãng phần bột tạo màu với nước rồi trộn cùng với 
dừa, đường và vani. 
Sên mứt dừa 
- Bật nóng bếp và tiến hành sên dừa. Bạn nên cho phần dừa màu trắng vào trước, mở lửa 
vừa để khi dừa vừa sôi lên thì bạn mở nhỏ lửa đi. 
- Bạn đảo dừa sơ đến khi khi đường cạn dần, đảo đều tay và tách những phần dừa bị dính 
lại với nhau. 
- Khi dừa bắt đầu khô lại và có lớp đường cát bám trên mứt dừa, bạn tắt bếp và đảo nhanh 
tay hơn cho đến khi dừa khô hẳn thì bạn lấy dừa ra. 
4. Sản phẩm của nhóm 
66 
NHÓM 3: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC, MAY MẶC 
1. Phân công nhiệm vụ và nhận xét 
Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét 
Hồ Thị Nhung 
- Đóng góp vào bài thuyết trình 
của nhóm 
- Tham gia đi tham quan và làm 
sản phẩm của nhóm 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
- Có tinh thần trách nhiệm cao và 
có góp ý bổ sung cho các hoạt động 
của nhóm 
- Có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ thành 
viên khác. 
Nguyễn Phan 
Thùy Linh 
- Đóng góp vào bài thuyết trình 
của nhóm 
- Tham gia đi tham quan và làm 
sản phẩm của nhóm 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
- Có ý tưởng bổ sung vào bài 
powerpoint 
- Có tham gia vào các hoạt động và 
công việc chung của nhóm 
Lê Thùy Dương 
- Đóng góp vào bài thuyết trình 
của nhóm 
- Tham gia đi tham quan và làm 
sản phẩm của nhóm 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
- Có góp ý vào bài thuyết trình của 
nhóm 
- Có tham gia vào các hoạt động và 
công việc chung của nhóm 
Nguyễn Hoàng 
Đức 
- Đóng góp vào bài thuyết trình 
của nhóm 
- Tham gia đi tham quan 
- Hoàn thiện bài thuyết trình và 
làm bài powerpoint 
- Hoàn thành chưa tốt các nhiệm vụ 
được giao (đóng góp vào bài thuyết 
trình sơ sài; không hoàn thành công 
việc được giao khi tham gia trải 
nghiệm thực tế) 
- Làm việc chậm trễ, không hoàn 
thành gây ảnh hưởng tới kết quả 
chung của cả nhóm 
Trần Tiến Sơn 
- Đóng góp vào bài thuyết trình 
của nhóm 
- Tham gia đi tham quan và làm 
sản phẩm của nhóm 
- Lập bản báo cáo tham quan 
- Hoàn thành tương đối các nhiệm 
vụ được giao (đóng góp vào bài 
thuyết trình sơ sài) 
- Hoàn thành công việc còn chưa 
đúng thời gian (hơi chậm làm ảnh 
hưởng đến nhóm) 
67 
Lê Thị Ngọc 
Ánh 
Nhóm trưởng 
- Phân công nhiệm vụ cho các 
thành viên 
- Quay và tổng hợp các video, 
hình ảnh của nhóm 
- Tham gia đi tham quan và làm 
sản phẩm của nhóm 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
BÁO CÁO CHUYẾN THAM QUAN TRƯỜNG NẤU ĂN 
VÀ LÀM BÁNH TRUNG THU 
Phần 1: Chuẩn bị cho chuyến đi 
1- Lý do tổ chức chuyến đi 
Nhằm nâng cao nhận thức, giúp học sinh tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm 
nghiệm lý thuyết đã học. Đồng thời phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, 
vận dụng ứng dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế. Nhóm 1 đã 
liên hệ tổ chức chuyên đi tham quan trường làm bánh với sự đồng ý của thầy, cô giáo chủ 
nhiệm 11A4. Sau chuyến đi, mỗi học sinh đều có những cảm nhận và nhận xét riêng, bản 
thân em cũng vậy, em viết báo cáo để tổng kết lại những gì thu được trong chuyến đi. 
2- Kế hoạch chuyến đi thực tế. 
 Địa điểm tham quan: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An. 
 Thời gian của chuyến đi: Chiều ngày 21/9 
Thành viên tham gia gồm: Dương, Linh, Nhung, Ánh, Sơn, Đức. 
3- Chuẩn bị trước khi đi. 
 Liên hệ cô giáo phụ trách: Linh 
 Chuẩn bị câu hỏi: Cả nhóm 
 Chuẩn bị máy ghi hình và dụng cụ cần thiết: Sơn 
Phần 2: Nội dung chi tiết chuyến đi thực tế 
1- Mục đích chuyến đi. 
Với những chuẩn bị rất kỹ của các bạn học sinh nhóm 1, chúng em hi vọng chuyến 
tham quan này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, biết cách vận dụng các kiến thức hóa học vào 
thực tế. Đây đồng thời cũng là một hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập. 
2- Nội dung chi tiết của chuyến đi. 
Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng nhân đậu xanh và khoai môn 
- Nguyên liệu nấu nước đường: 1kg đường, ½ quả chanh tươi, 600ml nước lọc. 
68 
- Nguyên liệu làm vỏ bánh: 300g bột mì, 2 lòng đỏ trứng gà, 5g mật ong, 15g bơ đậu 
phộng, 40g dầu thực vật, 210g nước đường bánh nướng. 
- Nguyên liệu làm nhân đậu xanh: 200g đậu xanh bỏ vỏ, 150g đường trắng, 30g bột 
bánh dẻo, 50g dầu ăn. 
- Nguyên liệu quét mặt bánh: 1 lòng đỏ trứng gà, ½ thìa nước đường bánh nướng, 1 
thìa sữa tươi, 1 thìa dầu ăn. 
Bước 1: Nấu nước đường bánh nướng 
- Cho 1kg đường vào 600ml nước lọc rồi khuấy tan. Sau đó cho lên bếp đun với lửa nhỏ. 
Khi nước đường sôi chú ý vớt bọt. 
- Chanh vắt nước, dùng rây lọc nước cốt chanh để không bị dính tép chanh. Bóc hết phần 
ruột của nửa quả chanh vừa vắt nước rồi cho cả nước cốt chanh và vỏ quả chanh vào nồi 
nước đường. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi thu được hỗn hợp có độ sánh nhẹ thì tắt bếp, 
vớt bỏ vỏ chanh. 
- Nước đường nấu xong để nguội mới dùng. Nếu có thời gian thì nên nấu nước đường bánh 
nướng trước 1 tuần đến 1 tháng thì bánh sẽ ngon hơn và màu đẹp hơn. 
Bước 2: Cách làm nhân đậu xanh 
- Đậu xanh ngâm nước từ 4 - 6 tiếng. Sau đó đã sạch và cho vào nồi cùng ít nước lọc hấp 
cho chín. Cho toàn bộ đậu xanh hấp chín vào máy xay xay nhuyễn mịn. 
- Đổ đậu xanh đã xay vào chảo, thêm 150g đường, 1/2 thìa cafe muối vào đảo đều rồi bật 
lửa nhỏ sên. 
- Hòa tan 30g bột bánh dẻo cùng xíu nước và đổ từ từ vào chảo đậu xanh đang sên, cho 
thêm 50g dầu ăn vào sên cùng. Khi sên đảo liên tục và đều tay cho đến khi thu được hỗn 
hợp đậu xanh dẻo quánh là được. 
- Đậu xanh sên dẻo quánh, để nguội bớt và nặn viên tròn có đường kính tầm 4cm cho khuôn 
bánh 75g. 
Bước 3: Làm vỏ bánh nướng 
- Lấy 210g nước đường đã nấu vào 1 bát tô, cho 1 - 2 lòng đỏ trứng gà, 5g mật ong, 15g 
bơ đậu phộng, 40g dầu thực vật khuấy cho tan hết. Ủ hỗn hợp trong khoảng 2 tiếng. 
- Sau khi ủ lấy hỗn hợp nước đường ra, múc từng thìa bột mì cho vào nước đường, múc 
đến đâu khuấy đều đến đấy cho đến khi thu được hỗn hợp bột dẻo thành 1 khối thì bọc kín 
lại để nghỉ 30 phút. (Không nhồi bột) 
- Sau khi ủ xong, lấy bột ra nhồi lại rồi bắt đầu chia bột thành từng khối với khối lượng 
bằng 1/2 nhân bánh. 
Bước 4: Đóng khuôn và nướng bánh 
- Đóng khuôn bánh:Lấy 1 khối vỏ bánh đặt lên bề mặt phẳng, dùng cán cán mỏng sao cho 
vừa đủ bọc được hết phần nhân bánh. Đặt 1 viên nhân đậu xanh vào giữa phần bột đã cán 
mỏng, vo kín vỏ bánh sao cho phủ kín hết nhân. Cần vo chắc tay để vỏ bánh ôm trọn nhân 
69 
đậu xanh, không để rỗng bên trong khi nướng bánh sẽ bị nổ.Phết 1 lớp dầu ăn mỏng lên 
khuôn bánh, cho bánh vào khuôn rồi nén bánh. Cho bánh đã nén ra khay có lót lớp giấy 
nến. Thực hiện cho đến khi hết. 
- Nướng bánh Trung thu nhân đậu xanh: Trước khi nướng bánh thì pha hỗn hợp quét 
bánh. Cho 1 lòng đỏ trứng gà cùng 1/2 thìa nước đường bánh nướng, 1 thìa sữa tươi và 1 
thìa dầu ăn đánh đều là được. Bật lò nướng hoặc nồi chiên với nhiệt độ 180 độ trong 10 
phút cho nóng. Cho bánh vào khay nướng, quét hỗn hợp quét bánh một lượt rồi cho vào 
nướng với nhiệt độ 180 độ trong 10 phút. Lấy bánh ra, chờ cho bánh nguội bớt rồi lại tiếp 
tục quét hỗn hợp quét bánh đều lên mặt bánh, cho bánh vào nướng tiếp 5 - 10 phút nữa. 
Khi thấy bánh nướng chín vàng đều, có mùi thơm là bánh đã chín. 
5. Sản phẩm của nhóm 
70 
NHÓM 4: HOÁ HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 
1. Bản phân công công việc 
Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét 
Nguyễn Gia Bảo 
Nhóm trưởng 
- Phân công nhiệm vụ cho các 
thành viên 
- Hoàn thiện bài thuyết trình 
và làm bài powerpoint 
- Lập bản dự thảo kế hoạch 
tham quan 
- Quay và tổng hợp các video, 
hình ảnh của nhóm 
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được 
giao 
- Tích cực tham gia vào các hoạt 
động cũng như công việc chung của 
nhóm 
Nguyễn Lê Hoàng - Tìm hiểu nội dung hoá học 
và vấn đề ô nhiễm môi 
trường. 
- Tham gia đi tham quan và 
làm sản phẩm của nhóm 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
- Có tinh thần trách nhiệm cao và 
có góp ý bổ sung cho các hoạt động 
của nhóm 
Vũ Nhật Tiến - Tìm hiểu và xây dựng nội 
dung hoá học và vấn đề 
phòng chống ô nhiễm môi 
trường. 
- Tham gia đi tham quan và 
làm sản phẩm của nhóm 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
- Có ý tưởng bổ sung vào bài 
powerpoint 
- Có tham gia vào các hoạt động và 
công việc chung của nhóm. 
Nguyễn Đức Tấn 
Sang 
- Chuẩn bị tư trang để quay 
phim chụp ảnh tư liệu. 
- Tiến hành làm sản phẩm của 
nhóm 
- Làm báo cáo để trình chiếu. 
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được 
giao 
- Có góp ý vào bài thuyết trình của 
nhóm 
- Có tham gia vào các hoạt động và 
công việc chung của nhóm 
Đậu Đức Mạnh - Thu thập và xây dựng hình 
ảnh, làm video cho nhóm 
- Tiến hành làm sản phẩm của 
nhóm 
- Hoàn thành tương đối các nhiệm 
vụ được giao. 
- Video và hình ảnh chưa phong 
phú. 
2. Báo cáo tham quan 
2.1. Lý do tổ chức chuyến đi 
71 
Để tìm hiểu về cách cách xử lý nước sạch ở Nghệ An. Tìm hiểu về phương pháp lọc nước. 
2.2. Kế hoạch chuyến đi thực tế. 
 Địa điểm tham quan: nhà máy nước Hoà Sơn, Đô Lương. Xã Hòa Sơn, Huyện 
Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam 
 Thời gian của chuyến đi: Chiều ngày 25/9 
Thành viên tham gia gồm: Bảo, Sang, Mạnh, Tiến. 
Chuẩn bị trước khi đi. 
 Liên hệ giám đốc phụ trách: Sang 
 Chuẩn bị câu hỏi: Cả nhóm 
 Chuẩn bị máy ghi hình và dụng cụ cần thiết: Tiến 
2.3. Nội dung chi tiết chuyến đi thực tế 
a. Tìm hiểu sơ bộ 
+ Xét nghiệm chất lượng nước. 
+ Xử lý nước uống. 
+ Xử lý nước thải & nước thải sinh hoạt. 
+ Xử lý nước thải đô thị. 
+ Xử lý nước thải cho vùng nông thôn. 
+ Xử lý chất thải nông nghiệp. 
b. Tìm hiểu chi tiết 
+ Dây chuyền xử lý nước. 
+ Cấu tạo bình lọc nước. 
+ Cơ chế lọc nước. 
3. Cách làm dụng cụ lọc nước (tham khảo internet) 
3.1. Thu thập vật liệu. 
Bạn sẽ cần một dụng cụ lọc nước bao gồm nhiều lớp để làm sạch nước bẩn. Nếu 
muốn uống nước, bạn sẽ phải đun sôi sau khi lọc. 
Sau đây là những thứ bạn cần: 
Chai nhựa có nắp đậy; Dao rọc giấy; Búa và đinh (tùy ý); Giấy lọc cà phê 
Cốc to hoặc ca (tùy ý); Than hoạt tính; Cát; Sỏi; Vật đựng nước (lọ, cốc, ca, v.v) 
3.2. Cách tiến hành 
+ Dùng dao cắt rời khoảng 2,5 cm đáy chai nhựa. Chọc mũi dao vào cạnh chai 
nhựa và bắt đầu cắt từ từ. Có lẽ bạn nên cưa tới lui từng nhát ngắn (như cưa gỗ) sẽ dễ 
72 
hơn.Làm quai xách để có thể treo lên khi lọc nước. Đầu tiên chọc hai lỗ đối diện nhau gần 
mép cắt trên chai. Xâu một sợi dây qua hai lỗ và thắt nút lại. 
+ Dùng búa và đinh để chọc một lỗ trên nắp chai. 
Lỗ thủng này sẽ giúp nước chảy chậm lại và tăng hiệu quả lọc nước. Nếu không có búa và 
đinh, bạn có thể dùng dao rọc giấy rạch một hình chữ thập trên nắp chai. 
+ Úp giấy lọc cà phê lên miệng chai và vặn chặt nắp chai bên trên. 
Giấy lọc cà phê sẽ giữ cho than hoạt tính bên trong chai không rơi xuống. Nắp chai sẽ giữ 
cố định giấy lọc cà phê. 
+ Úp nắp chai vào ca hoặc cốc. Như vậy chai sẽ đứng vững khi bạn đổ vật liệu vào. 
Nếu không có cốc hoặc ca, bạn có thể tì chai nước xuống bàn và dùng một tay để giữ. 
+ Đổ than hoạt tính đầy 1/3 chai. Nếu đó là các hòn than to, bạn cần phải đập nhỏ 
ra. Đập than bằng cách bỏ vào túi và đập bằng một vật cứng (chẳng hạn như búa). Không 
để các hòn than to hơn hạt đậu. Than có thể rất bẩn. Bạn nên giữ tay sạch bằng cách đi 
găng 
+ Đổ cát đến nửa chai. 
Bạn có thể dùng bất cứ loại cát nào, nhưng tránh dùng cát màu thủ công. Cát màu có 
thể khiến thuốc nhuộm ngấm vào nước. Cố gắng tạo lớp cát dày bằng lớp than. Chai nước 
bây giờ sẽ đầy quá nửa.Thử dùng hai loại cát: cát mịn và cát thô. Cát mịn đổ xuống trước, 
bên trên lớp than. Sau đó là cát thô, bên trên lớp cát mịn. Điều này sẽ tạo thêm nhiều lớp 
cho nước ngấm qua 
+ Đổ sỏi vào phần còn lại. Chừa lại một khoảng 2,5 cm trên cùng. Không đổ sỏi đầy đến 
hết mép chai, bằng không nước có thể tràn ra ngoài nếu không chảy xuống kịp. Thử dùng 
hai loại sỏi: sỏi nhỏ và sỏi to. Sỏi nhỏ đổ xuống trước, bên trên lớp cát. Tiếp đó là sỏi to đổ 
lên trên lớp sỏi nhỏ. 
3.3. Sử dụng dụng cụ lọc nước 
+ Chọn lọ hứng nước lọc. Đảm bảo lọ phải sạch và đủ rộng để hứng được nước. Nếu không 
có lọ đựng nước, bạn có thể dùng tô, cốc, nồi hoặc ca. 
+ Giữ chai lọc nước trên lọ hứng nước. Phần nắp chai chúc xuống đáy lọ. Nếu lọ hứng 
nước có miệng rộng, bạn có thể thử đặt chai lọc nước lên trên miệng lọ. Như vậy bạn sẽ 
không phải cầm chai lọc nước. Nếu bạn đã làm quai xách thì bây giờ treo chai lọc nước 
lên. Đặt lọ hứng nước ngay bên dưới. 
+ Rót nước vào chai lọc. Nhớ rót từ từ để nước khỏi tràn ra ngoài. Khi nước bắt đầu dâng 
lên gần đến mép chai, ngừng lại và chờ cho mực nước rút xuống. Khi nước đã rút xuống 
dưới lớp sỏi, bạn có thể rót thêm nước. 
+ Chờ cho nước chảy vào lọ hứng nước bên dưới. Quá trình này có thể mất từ 7-10 phút. 
Nước sẽ sạch hơn khi chảy qua các lớp lọc. 
+ Rót nước trở lại chai lọc nếu thấy nước vẫn chưa được trong. 
73 
Lấy lọ hứng nước ra khi nước không còn rỏ xuống. Đặt một chiếc lọ khác bên dưới 
chai lọc nước, sau đó rót nước vừa lọc lên lớp sỏi trong chai lọc. Bạn có thể lặp lại quá 
trình lọc nhiều lần cho đến khi nước trong. 
+ Đun sôi nước ít nhất 1 phút để có nước uống an toàn. Nước đã lọc vẫn còn chứa các loại 
vi khuẩn, hóa chất và vi sinh vật nguy hại. Bạn có thể loại bỏ những thành phần này bằng 
cách đun sôi nước trong thời gian ít nhất 1 phút. 
+ Để nước nguội trước khi trữ trong vật chứa có nắp đậy kín. Không trữ nước quá lâu vì vi 
khuẩn có thể hình thành bên trong. Nếu thấy nước sôi có vị lờ lợ, bạn hãy thử thêm vào 
một nhúm muối. Bạn cũng có thể rót nước qua lại giữa hai vật chứa nước sạch nhiều lần. 
Lưu ý: 
 Quá trình lọc không thể đảm bảo nước có thể uống được an toàn. Luôn phải làm sạch 
nước dùng để uống, rửa và nấu ăn. 
 Luôn luôn đun sôi nước lọc trước khi dùng nước để uống, đánh răng, nấu ăn, pha 
nước uống (như pha trà hay cà phê) và rửa bát đĩa. 
4. Sản phẩm của nhóm 
Video sản phẩm: trên trang facebook Trải nghiệm A4K48-2020 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_nghien_cuu_va_trai_nghiem_chu_de_hoa.pdf
Sáng Kiến Liên Quan