SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi Lớp 12 ở trường THPT Yên Dũng số 3
Các giải pháp áp dụng
Giải pháp 1: Hệ thống lý thuyết một số vấn đề chung về hướng dẫn học sinh
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Tác giả nêu sơ lược về Atlat Địa lí Việt Nam, cách
thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat, những yêu cầu khi khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam. Tác giả hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam: nêu một số kĩ năng,
kiến thức và hướng dẫn khai thác Atlat khi làm bài thi. Với hệ thống lý thuyết này
giáo viên đưa ra kĩ năng và các bước khai thác Atlat giảng dạy phù hợp với học
sinh từ đó học sinh làm bài một cách dễ dàng, không còn phải học thuộc lòng một
cách máy móc mà sẽ hiểu bản chất của khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa
lí ngành nông nghiệp và từ đây cũng phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng tổng hợp,
phân tích.
Kết quả giải pháp 1: Hệ thống được lí thuyết một số vấn đề chung về hướng
dẫn học sinh khai thác Atlat và hướng dẫn kĩ năng khai thác Atltat Địa lí Việt Nam.
(Chi tiết tại phụ lục 1)
Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập chủ đề Địa lí ngành nông
nghiệp.
Trong giải pháp này tác giả đã đưa ra 2 dạng câu hỏi:
- Câu hỏi tự luận có hướng dẫn khai thác và gợi ý trả lời: phần này để củng
cố phần lý thuyết ở giải pháp 1 sau đó vận dụng ở các cấp độ khác nhau vào các đề
thi học sinh giỏi tỉnh. Với các dạng câu hỏi khác nhau, sau khi làm được các câu4
hỏi này học sinh càng khắc sâu kiến thức của quá trình khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp. Từ đó giúp học sinh tự tin làm bài thi khi
gặp các dạng câu hỏi này. Các câu hỏi tự luận phần này có hướng dẫn và gợi ý trả
lời để học sinh có thể đối chiếu.
- Câu hỏi trắc nghiệm: sau khi đã hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam học sinh có thể tự học khai thác Atlat để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Đây cũng là những nội dung giáo viên dùng để củng cố, ôn luyện và kiểm tra đánh
giá học sinh. Qua đó sẽ nâng cao trình độ, phát triển tư duy, kỹ năng xử lý tình
huống, đúc rút kinh nghiệm khi làm bài thi.
Kết quả giải pháp 2:
Tác giả đã xây dựng 6 dạng câu hỏi tự luận và 3 dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Đặc biệt là các dạng câu hỏi vận dụng kiến thức Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích,
chứng minh, giải thích sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thưc, cây công
nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Các dạng này xuất hiện rất nhiều trong
các đề thi học sinh giỏi tỉnh.
(Chi tiết tại phụ lục 2)
Tôi đã sử dụng sáng kiến trong hoạt động dạy đội tuyển cho lớp 12, được
các đồng chí trong tổ bộ môn ghi nhận có hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất
lượng bồi dưỡng đội tuyển, tiết kiệm thời gian các buổi rèn kĩ năng làm bài cho đội
tuyển.
a có nhiều tiềm năng để phát triển cả nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. + Các nguyên nhân khác: cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị đánh bắt, chính sách, lao động - Ngành nuôi trồng phát triển mạnh hơn ngành khai thác vì: + Nguồn thủy sản gần bờ bị suy giảm nghiêm trọng trong khi đánh bắt gần bờ gặp nhiều khó khăn như tàu thuyền công suất nhỏ lạc hậu; tranh chấp về ngư trường; phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. + Trong những năm gần đây nước ta đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản đặc biệt là xuất khẩu; nhu cầu của thị trường lớn; chủ động được các mặt hàng xuất khẩu và khai thác những thuận lợi về nguồn lợi nuôi trồng thủy sản. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Tổng 6,0 ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 3 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (14 điểm) Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết cây đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được trồng chủ yếu ở các tỉnh A. Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. B. Hà Giang, Sơn La, Điện Biên. C. Điện Biên, Thái Nguyên, Sơn La. D. Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết phần lớn diện tích trồng chè Tây Nguyên tập trung ở tỉnh A. Gia Lai. B. Đắc Lắc. C. Lâm Đồng. D. Kom Tum. 64 Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, các tỉnh, thành phố có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt trên 50% phân bố ở các vùng A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào của nước ta? A. Tây Bắc. B. Bắc trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, dừa được trồng nhiều nhất ở vùng nào của nước ta? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết đàn trâu nước ta được nuôi nhiều ở đâu? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết đàn bò nước ta được nuôi nhiều ở đâu? A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh nhỏ nhất? A. Lai Châu. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Bình Dương. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng nhỏ so với diện tích toàn tỉnh? 65 A. Hà Nam, Bến Tre. B. Gia Lai, Cao Bằng. C. Hà Tĩnh, Đắk Nông. D. Cà Mau, Quảng Nam. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh? A. Khai thác của Bình Thuận nhỏ hơn Hậu Giang. B. Khai thác của Kiên Giang lớn hơn Đồng Tháp. C. Nuôi trồng của Hậu Giang lớn hơn Đồng Tháp. D. Nuôi trồng của Cà Mau nhỏ hơn Đồng Nai. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta? A. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. B. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. C. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, nhận định nào sau đây không đúng về cây công nghiệp ở nước ta năm 2007? A. Bình Phước có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước. B. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. C. Tổng diện tích trồng cây công nghiệp của Đắk Lắk nhỏ hơn Gia Lai. D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm của Nghệ An lớn hơn Hà Tĩnh. Câu 13. Sự phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến có ý nghĩa lớn nhất là A. làm tăng chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. B. thúc đẩy nông nghiệp tiến lên sản xuất hàng hóa. C. huy động được tối đa các nguồn lực phát triển. D. thu hẹp và tiến tới xóa bỏ kinh tế hộ gia đình. Câu 14. Việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp góp phần rất lớn vào việc A. tăng thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. B. sử dụng được sự đa dạng của điều kiện phát triển. 66 C. tạo ra nhiều loại mặt hàng nông sản cho thị trường. D. thu hút mạnh mẽ lao động từ các vùng khác về. Câu 15. Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn có ý nghĩa lớn nhất là A. sử dụng được sự đa dạng của điều kiện phát triển. B. tạo ra nhiều loại mặt hàng nông sản cho thị trường. C. giảm thiểu rủi ro nếu thị trường có biến động. D. thu hút mạnh mẽ lao động từ các vùng khác về. Câu 16. Ảnh hưởng rõ nét nhất của sự phân hóa của khí hậu nước ta đến phát triển nông nghiệp là A. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng. B. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. D. hướng chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp nước ta. Câu 17. Sự phân hóa của địa hình, đất trồng cho phép và đòi hỏi sản xuất nông nghiệp nước ta cần A. đầu tư hơn nữa cho các vùng đồng bằng. B. đẩy mạnh phát triển khai thác tài nguyên đất vùng đồi núi. C. áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. D. tăng cường vốn đầu tư để khai thác lãnh thổ. Câu 18. Khó khăn không phải về tự nhiên đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? A. Công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới còn hạn chế. B. Thiên tai. C. Sâu bệnh, dịch bệnh. D. Sự phân mùa của khí hậu. Câu 19. Nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta ngày càng được khai thác có hiệu quả, thể hiện ở việc A. đa dạng hóa các loại nông sản vùng nhiệt đới. B. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả). 67 C. diện tích lúa mùa ngày càng tăng thay thế cho lúa đông xuân và hè thu. D. đẩy mạnh sản xuất các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Câu 20. Ý nào sau đây chứng minh nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? A. Đa dạng hóa các loại nông sản vùng nhiệt đới. B. Diện tích lúa mùa ngày càng tăng thay thế cho lúa đông xuân và hè thu. C. Đẩy mạnh sản xuất các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. D. Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Câu 21. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là A. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực. B. đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi. C. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất. D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp. Câu 22. Phát biểu sau đây không đúng về hiện trạng ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay? A. Vật nuôi giữ vai trò số 1 trong việc cung cấp thịt là lợn. B. Miền Bắc nuôi trâu nhiều hơn nuôi bò. C. Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D. Đàn bò sữa gần đây tăng mạnh, phân bố ven các thành phố lớn. Câu 23. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, đầu ra chủ yếu của sản xuất nông nghiệp nước ta phải là A. nông sản nguyên liệu chưa qua chế biến. B. sản phẩm đã qua chế biến. C. sản phẩm sơ chế và nông sản chưa qua chế biến. D. sản phẩm chưa qua chế biến và cả sản phẩm đã qua chế biến. Câu 24. Nạn chặt phá rừng ở nước ta hiện nay diễn ra nhiều nhất ở A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ 68 Câu 25. Nước ta có thể phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là nhờ: A. có nhiều giống cây trồng vùng cận nhiệt và ôn đới. B. biên độ sinh thái của các cây trồng ngày càng rộng. C. miền Bắc có mùa đông lạnh và khí hậu phân hóa theo độ cao. D. biến đổi khí hậu làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa. Câu 26. Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là: A. Thị trường thế giới không ổn định. B. Cơ sở vật chất thiếu thốn. C. Công nghiệp chế biến còn nhiều lạc hậu. D. Mùa khô kéo dài. Câu 27. Hai vùng có số lượng đàn bò lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. B. Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. C. Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Hồng. Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là A. các dịch vụ về giống chưa phát triển B. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. C. nguồn thức ăn chưa được đảm bảo. D. người dân còn ít kinh nghiệm về chăn nuôi. Câu 29. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên khi phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là A. thiếu nước vào mùa khô. B. địa hình dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi. C. thiếu đất trồng cây công nghiệp. D. môi trường bị suy thoái. 69 Câu 30. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển nên A. lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp. B. lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. C. việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo. D. rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá. Câu 31. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái rừng của nước ta hiện nay là do A. khai thác bừa bãi, quá mức. B. sự tàn phá của chiến tranh. C. nạn cháy rừng. D. du canh, du cư. Câu 32. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 33. Cơ cấu mùa vụ của nước ta đang thay đổi theo hướng A. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa. B. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu. C. giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa hè thu D. giảm diện tích đông xuân, tăng diện tích vụ hè thu. Câu 34. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh thời gian gần đây là do A. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi. B. điều kiện thời tiết có diễn biến thuận lợi và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi. C. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ. D. dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ và ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển. 70 Câu 35. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động A. dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá. B. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. C. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. D. khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng. Câu 36. Năng suất lao động của ngành đánh bắt thủy sản còn thấp, chủ yếu do A. công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế. B. môi trường biển ngày càng bị suy thoái. C. phương tiện đánh bắt chậm được đổi mới. D. nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm. Câu 37. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2005 (Đơn vị : nghìn tấn) Năm 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 3432,8 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1995,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1437,4 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng? A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. B. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 – 1995. C. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. D. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành. Câu 38. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1990 - 2010 (Đơn vị: nghìn ha) 71 Năm 1995 2000 2005 2008 2010 Cả nước 278,4 413,8 482,7 631,5 740,5 Đông Nam Bộ 213,2 272,5 306,4 395,0 433,9 Theo bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây cao su của Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 1990 – 2010 là A. đường. B. tròn. C. miền. D. cột. Câu 39. Cho biểu đồ sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 Nhận xét nào sau đây đúng nhất tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm nước ta, giai đoạn 2005 – 2014? A. Cà phê tăng nhanh nhất, chè tăng chậm nhất. B. Cà phê, chè, cao su đều liên tục tăng. C. Cao su tăng nhanh nhất, chè tăng chậm nhất. D. Cao su tăng nhanh nhất, cà phê tăng chậm nhất. Câu 40. Cho biểu đồ: 72 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam – NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2018. B. Diện tích cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2018. C. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2018. D. Sản lượng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2018. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta. Câu 2. (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh cà phê là cây công nghiệp chủ lực của nước ta? Câu 3.(2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tình hình phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất và tình hình phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LẦN 3 MÔN: Địa lí, lớp 12 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C A D C B A D A B 73 Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C B A C A C A B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C C B A C A B C A B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A D C A B C B A C B PHẦN II. TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm 1 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta. 2,0 - Tình hình phát triển: + Tổng diện tích rừng tăng. + Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng. + Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng. Tuy vậy, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp nhỏ và có xu hướng giảm. - Phân bố: + Độ che phủ rừng ở khu vực đồi núi khá cao (chủ yếu trên 40%). Độ che phủ rừng ở khu vực đồng bằng thấp (chủ yếu dưới 20%). + Các tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất (trên 60%) thuộc vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ (Quảng Bình), Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tuyên Quang). Các tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất (dưới 10%) đều thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 2 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh cà phê là cây công nghiệp chủ lực của nước ta? 2,0 74 - Diện tích ngày càng tăng. Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê (đất, khí hậu, nước... thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, công nghiệp chế biến phát triển...). - Mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. + Sản lượng cà phê thu hoạch năm 2007 đạt 489 nghìn tấn (lớn hơn sản lượng cao su và điều) do mở rộng diện tích, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. + Phân bố tập trung cao tại 2 vùng chuyên canh quy mô lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực (dẫn chứng) do sản lượng cao, nhu cầu thị trường lớn. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tình hình phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất và tình hình phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta. 2,0 - Tình hình phát triển: + Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục 2,3 lần. Chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Nguyên nhân do cơ sở thức ăn ngày càng bảo đảm, nhu cầu thị trường mở rộng, cơ cấu giống từng bước được cải thiện, hình thức chăn nuôi ngày càng đa dạng, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. + Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang ở mức thấp (chiếm khoảng 1/4 giá trị sản xuất nông nghiệp), có xu hướng tăng nhưng còn chậm, năm 2000 mới đạt 19,3% và tăng lên 24,4% năm 2007. Do hình thức chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu theo lối quảng canh; giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; cơ sở thức ăn chưa ổn định vững chắc; cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi còn hạn chế, dịch bệnh. - Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi: + Chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng cao do cơ cấu đàn gia súc đa dạng, phân bố rộng khắp, Việt Nam có điều kiện địa hình 0,25 0,25 0,25 75 thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc (3/4 là đồi núi, 85% núi thấp và trung bình), mục đích chăn nuôi có sự thay đổi. + Tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt có xu hướng giảm do tác động của dịch bệnh trên đàn gia cầm đã ảnh hưởng tới số lượng và thị trường tiêu thụ. - Tình hình phân bố ngành chăn nuôi: + Đàn trâu phân bố tập trung ở các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có số lượng đàn trâu lớn như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Do trâu nuôi để lấy thịt, sức kéo ... Trâu ưa ẩm, chịu rét được, dễ thích nghi với các điều kiện chăn thả trong rừng ở các tỉnh phía Bắc. + Đàn bò tập trung ở các tỉnh Duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Ngoài ra bò còn được nuôi nhiều ở Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk. Do bò nuôi để lấy thịt, sữa là chủ yếu. Bò thích hợp với khí hậu ấm, khô, giàu thức ăn. + Đàn lợn phân bố ở khắp nơi, nhưng tập trung ở Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra còn nuôi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù có nguồn thức ăn dồi dào nhưng đàn lợn không đông. Do lợn nuôi với mục đích lấy thịt, mỡ, tận dụng phân bón ruộng, lợn được nuôi nhiều ở những vùng có khả năng đảm bảo nguồn thức ăn và có nhu cầu lớn. Đàn lợn ở Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế do ngành chăn nuôi này ở đây chưa được chú trọng phát triển (nguồn thực phẩm chủ yếu là thủy sản và gia cầm). + Đàn gà: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ do nhu cầu thị trường lớn. + Đàn vịt: Đồng bằng sông Cửu Long do có diện tích mặt nước lớn, nguồn thức ăn dồi dào. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Tổng 6,0 76 Phụ lục 4 Danh sách HS giỏi đạt giải tỉnh 1. Năm học 2017-2018: theo thông báo số 203/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 22/03/2018 có 01 HS đạt giải, cụ thể: STT Họ và tên Đạt giải Ghi chú 1 Hoàng Thị Vân Khuyến khích 2. Năm học 2019-2020: theo thông báo số 620/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08/06/2020 có 02 HS đạt giải, cụ thể: STT Họ và tên Đạt giải Ghi chú 1 Trần Thị Vi Nhất 2 Trần Thị Thu Hường Khuyến Khích 3. Năm học 2020-2021: theo thông báo số 183/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 18/03/2021 có 02 HS đạt giải, cụ thể: STT Họ và tên Đạt giải Ghi chú 1 Phạm Thị Quỳnh Nhất 2 Trần Thu Uyên Ba 77 Minh chứng hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam Học sinh đội tuyển Địa lí lớp 12 làm bài khảo sát chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp. 78 Học sinh Phạm Thị Quỳnh và Trần Thu Uyên khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Học sinh đội tuyển lớp 12 khai thác Atltat Địa lí Việt Nam làm bài trên tuyển sinh 24/7. 79 Phiếu học tập khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 (lâm nghiệp). Phiếu học tập khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 (cây công nghiệp). 80 Phiếu học tập học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 (cây lúa) Phiếu học tập học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 (thủy sản) 81
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_atlat_dia_li_viet_nam_chu.pdf