SKKN Hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua tổ chức các tiết học Xemina trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học Phổ thông

Khái niệm về phẩm chất - năng lực và chương trình giáo dục định

hướng phẩm chất và năng lực.

Phẩm chất: là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con

người, cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.6

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái

độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và hiệu quả trong các tình

huống đa dạng của cuộc sống. Trong năng lực gồm có Năng lực chung và Năng

lực đặc thù.

Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm

nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề

nghiệp. Năng lực chung được hình thành và phát triển qua nhiều môn học.

Năng lực đặc thù: là những năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu

thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.

Chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực được

bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu

hướng quốc tế và được cụ thể hóa trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng

thể được Bộ giáo Dục và Đào Tạo ban hành kèo theo thông tư số 32 ngày

26/12/2018. Giáo dục định hướng phẩm chất và năng lực nhằm đảm bảo chất

lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm

chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống

thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của

cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học

với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức.

Khác với chương trình giáo dục định hướng nội dung như trước đây,

chương trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực tập trung vào

việc mô tả chất lượng đầu ra, đó chính là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình

dạy học. Dưới đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình

định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của chương trình giáo dục mới này.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua tổ chức các tiết học Xemina trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG KHẢO SÁT. 
Anh/chị vui lòng hoàn thành các câu hỏi sau đây: 
44 
Câu 1: Theo em Xê-mi-na là gì? 
A. Là một hoạt động ngoại khóa. 
B. Là một hoạt động văn hóa - văn nghệ hoặc thể dục - thể thao. 
C. Là hình thức các nhóm học sinh tranh luận với nhau về một vấn đề nào đó. 
D. Là một hình thức học tập, trong đó học sinh trình bày, thảo luận, tranh luận 
về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên. 
Câu 2: Hoạt động Xê-mi-na ở lớp em diễn ra như thế nào? 
A. Chưa bao giờ 
B. Một và lần 
C. Thường xuyên 
Phụ lục 2: PHIẾU THĂM DÒ 
Hãy phát biểu cảm nhận của bản thân em sau khi tham gia tiết học Xê-mi- 
na bằng cách đánh dấu vào một trong 3 ô dưới đây: 
Rất hứng thú: 
Hứng thú: 
Không hứng thú: 
45 
Phụ lục 3: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng 
LỚP 11 
Câu 1: Nguyên nhân chung của hai cuộc chiến tranh thế giới là: 
A. Do sự phát triển không đều của CNTB 
B. Do sự mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa 
C. Do sự hiếu chiến của nước Đức 
D. Do sự dung dưỡng thỏa hiệp của Anh và pháp 
Câu 2: Nhân tố tác động trực tiếp đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 là gì? 
A. Mâu thuẩn các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. 
B. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. 
C. Hệ quả của trật tự Véc xai - Oasinhtơn. 
D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. 
Câu 3: Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới 
sau chiến tranh thế giới thứ nhất là: 
A. Mĩ tham gia chiến tranh 
B. Nga rút khỏi chiến tranh 
C. Đức kí văn kiện đầu hàng vô điều kiện 
C. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước Xô Viết được thành lập. 
Câu 4: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế 
quốc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? 
A. Sự phân chia thuộc địa không đều giữa các nước đế quốc 
B. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản. 
C. Tiềm lực kinh tế của các nước đế quốc. 
D. Tiềm lực quân sự của các nước đế quốc. 
Câu 5: loại hình chiến tranh nào sau đây được gọi là chiến tranh chính nghĩa? 
A. Chiến tranh vệ quốc B. Chiến tranh đế quốc 
C. Chiến tranh xâm lược D. Chiến tranh giành giật thuộc địa. 
Câu 6: Chiến tranh đế quốc phi nghĩa do lực lượng nào tiến hành? 
A. Giai cấp tư sản 
B. Giai cấp vô sản 
C. Các thế lực phản động và hiếu chiến gây ra nhằm đạt được mục đích nào đó, 
bất chấp hậu quả để lại cho nhân loại. 
46 
D. Liên minh phong kiến. 
Câu 7: Hòa bình sẽ mang lại cho các quốc gia dân tộc trên thế giới những cơ hội 
gì? 
A. Tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác giữa các quốc 
gia dân tộc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn. 
B. phát huy được sức mạnh tổng hợp để phát triển bền vững và thịnh vượng, 
mới thực hiện được các mục tiêu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 
C. con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc, yên ổn, có cơ hội được học tập đầy đủ, 
được lao động, cống hiến và hưởng thụ.. 
D. Tăng trưởng nhanh về kinh tế. 
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ hòa bình thế giới? 
A.Trước hết, tất cả các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương 
của Liên Hợp quốc, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
B. Liên Hợp quốc với tư cách là tổ chức quốc tế lớn nhất giữ vai trò quan trọng 
trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới cần phát huy tốt vai trò và chức 
năng của mình để ngăn ngừa chiến tranh, thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, 
hợp tác quốc tế. 
C. Các quốc gia trên thế giới cần tăng cường giao lưu, hợp tác vì hòa bình, ổn 
định và phát triển, góp phần bảo vệ hòa bình, chống các thế lực hiếu chiến.... 
 D. Tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác giữa các quốc 
gia dân tộc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn. 
Câu 9: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của: 
A. Cá nhân B. Quốc gia 
C. Liên Hợp quốc D. Toàn nhân loại. 
Câu 10: Ý nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc bảo bệ nền 
hòa bình thế giới? 
A. Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc 
gia dân tộc trên thế giới. 
B. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện, bình đẳng giữa con người với 
con người. 
C. Ra sức học tập và rèn luyện, cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một 
cách thân thiện và bình đẳng tránh xung đột mâu thuẫn... 
D. Tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương của Liên Hợp quốc, giải quyết các 
tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
Câu 11: Cuộc cách mạng tháng Mười Nga mang tính chất gì? 
47 
A. Cách mạng tư sản 
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ 
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 
D. Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN) 
Câu 12: Tiền đề quan trọng nhất dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng 
tháng Mười Nga năm 1917 là: 
A. Nước Nga là nơi tập trung cao độ những mâu thuẩn của chủ nghĩa đế quốc. 
B. Giai cấp vô sản Nga đã có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn, có chính 
Đảng lãnh đạo. 
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế 
quốc chủ nghĩa. 
D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Nga vô cùng cực khổ, không thể tiếp tục 
sống như cũ được nữa. 
Câu 13: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đập tan ách áp bức bóc lột 
của: 
A. Phong kiến B. Tư sản 
C. Các nước đế quốc D. Phong kiến, tư sản 
Câu 14. Đọc đoạn trích: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết 
cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra 
chân lý trên dưới tác động, ảnh hưởng từ cuộc cách mạng nào dưới đây? 
A. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). 
B. Cách mạng tư sản Pháp (1789). 
C. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917). 
D. Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917). 
Câu 15: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 
Mười Nga? 
A. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga 
B. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi 
ách áp bức bóc lột 
C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình 
D. Đưa đến sự thành lập Liên bang Xô viết (Liên Xô) 
Câu 16: Mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất 
nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Đó là: 
A. mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga. 
48 
B. ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. 
C. nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga. 
D. nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga. 
Câu 17: Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến hoạt động tìm 
đường cứu nước của Nguyên Ai Quốc như thế nào? 
A. Giúp cho Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin. 
B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành - người thanh niên yêu nước 
đang bôn ba tim đường cứu nước. 
C. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin từ đó tin theo Lê-nin, đi 
theo con đường Cách mạng tháng Mười. 
D. Tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga. 
Câu 18: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười 
Nga là 
A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ 
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa 
tư bản 
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng 
thế giới 
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế 
Câu 19: Hệ quả của cách mạng tháng Mười là: 
A. Dẫn đến sự ra đời của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. 
B. Giải phóng các tầng lớp nhân dân lao động khỏi mọi xiềng xích áp bức bóc 
lột. 
C. Làm thay đổi cục diện thế giới 
D. Dẫn đến sự thành lập Liên bang Xô Viết (Liên Xô) 
Câu 20: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất mà cách mạng tháng Mười để lại 
là: 
A. Cách mạng muốn thành công phải có một chính Đảng của giai cấp vô sản 
lãnh đạo. 
B. Đảng phải có cương lĩnh đường lối đúng đắn, là ngọn cờ tập hợp sức mạnh 
toàn dân, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và đáp ứng khát vọng, lợi ích 
của nhân dân và tòn dân tộc. 
C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. 
D. Phải chớp thời cơ thuận lợi để giành thắng lợi. 
49 
ĐÁP ÁN 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
ĐA B D C B A C B D D C 
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
ĐA D B D C D B C C A A 
LỚP 12 
Câu 1: Nguồn gốc sâu xa thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - 
công nghệ nửa sau thế kỉ XX là: 
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. 
B.Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 
C. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất. 
Câu 2: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là: 
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học 
B. Đạt được thành tựu kì diệu trên các lĩnh vực khoa học- kĩ thuật 
C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp 
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp 
Câu 3: Tác động lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ đối với nền kinh 
tế thế giới là 
A.hình thành một thị trường với xu thế toàn cầu hoá. 
B.tạo ra nhiều việc làm cho kinh tế các nước đang phát triển. 
C.sự sáp nhập của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 
D.làm cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu.. 
Câu 4: Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 là gì ? 
A.Đã chế tạo nhiều vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ CTTG III. 
B.Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng. 
C.Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người. 
D.Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có tính chất hủy diệt.Gây ra 
nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới 
Câu 5. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là 
50 
A.sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế 
giới. 
B.sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên 
toàn cầu. 
C.sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa 
các nước. 
D.sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu 
vực. 
Câu 6. Một trong những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là 
A. sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn thương mại quốc tế. 
B. sự hợp tác và tác động to lớn của các tổ chức liên kết khu vực. 
C. sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. 
D. sự tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất tiên tiến trên thế giới. 
Câu 7: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa 
đối với Việt Nam? 
A. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự 
phát triển của dân tộc. 
B. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển 
trong đó có Việt Nam. 
C. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa 
đất nước. 
D. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng 
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
Câu 8: Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong 
thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa 
A. Khai thác được nguồn lực trong nước 
B. Xã hội hóa lực lượng sản xuất 
C. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ 
D. Tăng cường hợp tác quốc tế 
Câu 9: Xu thế toàn cầu hóa tạo ra thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt 
là gì? 
A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. 
B. Trình độ của người lao động còn thấp. 
C. Trình độ quản lí còn thấp. 
51 
D. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài. 
Câu 10: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải 
A. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức 
B. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới. 
C. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế 
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 
Câu 11: "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong 
thời gian nào? 
A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga xa ki của Nhật. 
B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945). 
C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam 
lần hai. 
D. Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào 
giải giáp quân Nhật. 
Câu 12: Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt nam 
giành chính quyền từ tay 
A. thực dân Pháp. B. vua Bảo Đại. 
C. phát xít Nhật. D. chính phủ Trần Trọng Kim. 
Câu 13:Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 không mở đầu kỉ nguyên 
mới nào sau đây của lịch sử dân tộc 
A. Kỷ nguyên độc lập, tự do 
B. Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ 
vận mệnh dân tộc 
C. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội 
D. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa 
Câu 14: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh 
chóng và ít đổ máu là do 
A. Đảng ta chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa. 
B. Đảng đã có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời. 
C. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. 
D. Quân Đồng minh tiến công mạnh vào quân Nhật ở châu Á. 
Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng 
Tám năm 1945 ở Việt Nam là 
52 
A. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất. 
B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
C. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, đồng lòng. 
D. Điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi. 
Câu 16: Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt 
của cách mạng Việt Nam vì 
A.mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do 
B.gắn Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. 
C.lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật - Pháp và tay sai. 
D.lật đổ sự tồn tại hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. 
Câu 17: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quốc tế như 
thế nào ? 
A. Mở ra bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. 
B. Tác động, cổ vũ cách mạng thế giới. 
C. Đưa nhân dân ta trở thành người làm chủ chế độ mới. 
D. Khai sinh ra nhà nước công, nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 
Câu 18 : Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách 
mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là 
A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất 
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp 
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng 
trong cả nước. 
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, 
giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa. 
Câu 19 : Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 
được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa 
đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc? 
A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh. 
B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh 
C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước. 
D. Có đường lối đúng đắn, phù hợp. 
Câu 20: Từ thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta có thể rút ra 
bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? 
53 
A. Nhanh chóng chớp thời cơ thuận lợi từ bên ngoài. 
B.Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực. 
C.Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế. 
D.Tăng cường sự đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước. 
Đáp án 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
ĐA D D A D C D A D A A 
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
ĐA D C D A B A B C D D 
Phụ lục 4: 
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 
Lớp 
Số 
bài 
Điểm số 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
11A 39 0 0 0 0 8 11 7 5 2 0 0 
11G 42 0 0 0 0 0 0 5 7 13 12 6 
12D 36 0 0 0 0 0 1 4 6 11 9 5 
12H 34 0 0 0 3 7 11 8 4 1 0 0 
54 
Phụ lục 5: Một số hình ảnh tại lớp thực nghiệm 11G 
55 
56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 nước CHXHCN Việt Nam. 
2. Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương VIII khóa 
11 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. 
3. Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường 
phổ thông, Nguyễn Thị Côi, nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2006. 
4. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - Ban hành kèm theo thông tư 
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Đào tạo. 
5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử - Ban hành kèm theo 
thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo. 
6. Rèn luyện kỉ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử. Nguyễn Thị Côi chủ 
biên, nhà xuất bản Đại học sư phạm - năm 2011. 
7. Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, 
Trịnh Đình Tùng. Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2010. 
8. Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái, Nhà xuất bản giáo dục, 2003. 
9. Thực trạng nhận thức của Giảng viên và sinh viên về Seminar trong dạy 
học môn Giáo dục học ở đại học theo tiếp cận năng lực. Nguyễn Thị Bích Liên. 
Tạp chí Giáo dục số 329, kì 1 - 3/2014 
10. Tổ chức Seminar trong dạy học toán, phần “các tập hợp số” cho sinh 
viên nghành giáo dục tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực. Trần Ngọc Bích - 
Lý Văn Hoan. Tạp chí Giáo dục số 332. kì 2 - 4/2014. 
11. Thực trạng rèn luyện một số kĩ năng nghiên cứu khoa học thông qua 
hình thức Seminar cho sinh viên trường Đại học sư phạm Hà nội 2. Thạc sĩ 
Nguyễn Bích Liên. Tạp chí Giáo dục số 361. kì 1 - 7/2015. 
12. Seminar - Hình thức dạy học phát huy tính tích cực học tập của sinh 
viên đại học, cao đẳng. Trần Hồng Minh - Nguyễn Quốc Tuấn. Tạp chí giáo dục 
số đặc biệt, kì 1 tháng 10/2017. 
13. Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên. Bộ giáo dục và đào tạo, cục 
nhà giáo và cán bộ quả lí cơ sở giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2013. 
14. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học. Bộ giáo dục và đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ quả lí 
cơ sở giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2013. 
15. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên. Bộ giáo dục 
và đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ quả lí cơ sở giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục 
Việt Nam, 2013. 
57 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lí do chọn đề tài. 1 
2. Mục đích nghiên cứu. 2 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 2 
4. Kế hoạch nghiên cứu. 2 
5. Phương pháp nghiên cứu. 3 
B. PHẦN NỘI DUNG 3 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 3 
1. 1 Cơ sở lý luận. 3 
1.1.1. Các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc đổi mới phương pháp 
dạy học. 
3 
1.1.2. Các phẩm chất và năng lực cần hướng tới theo chương trình 
giáo dục phổ thông mới. 
4 
1.2. Cơ sở thực tiễn. 8 
1.2.1. Thực trạng học tập và giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT. 8 
1.2.2. Phương pháp dạy học Xê-mi-na và nhận thức của Giáo viên 
về dạy học Xê-mi-na ở trường THPT. 
9 
1.2.3. Tính hiệu quả của hình thức tổ chức dạy học Seminar trong 
việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh. 
10 
II. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ, THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC 
TIẾT XÊ-MI-NA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 11 VÀ 
12, NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẨM 
CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH. 
11 
2.1. Lựa chọn chủ đề. 11 
2.1.1. Quan điểm lựa chọn chủ đề. 11 
2.1.2. Mục tiêu lựa chọn các chủ để. 12 
2.1.3. Lựa chọn chủ đề để tổ chức các tiết học Xê-mi-na. 12 
2.2. Thiết kế các tiết học Xê-mi-na theo các chủ đề đã lựa chọn. 15 
58 
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế. 15 
2.2.2. Thiết kế các chủ đề. 16 
2.3. Tổ chức các tiết Xê-mi-na theo các chủ đề đã thiết kế. 35 
2.1. Công tác chuẩn bị. 35 
2.1.1. Chuẩn bị của Giáo viên. 35 
2.1.2. Chuẩn bị của học sinh. 36 
2.2. Tổ chức thực hiện. 36 
III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. 37 
C. PHẦN KẾT LUẬN. 40 
D - KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. 41 
PHẦN PHỤ LỤC 42 
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng dạy và học Xê-mi-na ở trường 
THPT hiện nay. 
42 
Phụ lục 2: PHIẾU THĂM DÒ 43 
Phụ lục 3: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng 44 
Phụ lục 4: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 52 
Phụ lục 5: Một số hình ảnh tại lớp thực nghiệm. 53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_mot_so_pham_chat_nang_luc_cho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan