SKKN Hình thành kĩ năng đọc - hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực
Cơ sở lí luận
- Nghị quyết Trung ương V( T.Ư ), khóa VIII nêu rõ: “ Tập trung nâng cao chất
lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, đảm bảo mọi
điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ vai trò tự học, tự
đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua năm 2005 quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,
khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
GS Trần Đình Sử trong bài viết Con đường đổi mới phương pháp dạy học văn
( Văn nghệ số 10, 7-3- 2009) cũng khẳng định: “ Khởi điểm của môn ngữ văn là
dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn. Nếu học sinh không
trực tiếp đọc các văn bản thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn
đều chỉ là nói suông, khó đi tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Trong mô hình
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh: “ Trong giờ
học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi”. Đây là
quan điểm khoa học sư phạm đúng dắn đối với việc tiếp cận môn ngữ văn trong
nhà trường.
Chuyên đề Dạy học tự học cho sinh viên trong các nhà trường Trung học
Chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học viết: “ Tự học là hoạt động độc lập, chiếm
lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực
trí tuệ ( quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.) cùng các phẩm chất động cơ, tình
cảm để chiếm lĩnh kiến thức, một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay kinh nghiệm lịch
sử, xã hội của nhân loại biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”.
G.S Trần Phương ( Đại học Huế) cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ
yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại
thành kiến thức của mình. Tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ
năng thực hành các tri thức ấy”.
Công văn ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Số:
4612/BGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học
2017-2018 gửi Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, các trường phổ thông trực thuộc4
có viết: “Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách
giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ
học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập,
thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng
hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.”
đời. Ở lứa tuổi 20, tôi rời vùng rừng núi hẻo lánh để tìm đường tiến vào thế giới văn minh, giống như một gã trai kỳ dị, không bạn bè, không học thức, không một xu dính túi. 19 22 tuổi, tôi mất việc ở vị trí một nhân viên bán hàng. Tôi muốn theo học ngành luật, nhưng học vấn của tôi lại không đủ điều kiện vào trường. 23 tuổi, tôi chấp nhận nợ nần để cùng với đối tác mua chịu một cửa hàng tạp hóa nhỏ. 26 tuổi, đối tác qua đời, để lại tôi với món nợ chồng chất mà có lẽ phải cần rất rất nhiều năm sau tôi mới có thể trả hết được. 28 tuổi, sau 4 năm kiên trì theo đuổi một cô gái, tôi ngỏ lời cầu hôn nhưng bị khước từ. 37 tuổi, phải đến lần thứ ba nỗ lực, tôi mới được bầu vào Quốc hội Mỹ. Nhưng lại sớm thất bại cho cuộc tái bầu cử 2 năm sau đó. 41 tuổi, đứa con trai 4 tuổi của tôi qua đời. 45 tuổi, tôi lại chạy đua vào Thượng viện nhưng bất thành. 47 tuổi, tôi thất bại cho vị trí ứng cử viên phó tổng thống. 51 tuổi, tôi đắc cử trong cuộc bầu chọn Tổng thống Hoa Kỳ. Và tôi là ai? Tên tôi là Abraham Lincoln. ( dẫn theo: https://www.dkn.tv ...) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2. Xác định biện pháp tu từ chính của văn bản? 3. Nội dung chính của văn bản ? 4. Ý nghĩa sâu sắc của văn bản? - Kiến thức nhận biết + Câu 1. Nhận diện phương thức biểu đạt: phương thức tự sự (tác giả kể lại hành trình cuộc đời với bao biến cố, nỗ lực từ lúc sinh ra đến khi là tổng thống). + Câu 2. Nhận diện biện pháp tu từ: liệt kê (các mốc chính của cuộc đời theo tuổi tác). - Kiến thức thông hiểu + Câu 3. Nội dung chính của văn bản: ý chí, nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh để thực hiện ước mơ chân chính, lẽ sống cao đẹp. + Câu 4. Ý nghĩa của văn bản: bài học nhân sinh sâu sắc cho mọi người ở nhân vật- vị tổng thống thứ 16 ( 3/1861- 4/1865) trên tổng số 46 vị tính đến Joe Biden của Hợp chủng quốc Hoa Kì về ý chí, nghị lực vươn lên không ngừng để đạt được khát vọng( lí tưởng ) cao đẹp.Trong cuộc sống, mỗi người hãy biết nuôi ước mơ, khát vọng vượt lên mọi khó khăn, mất mát, đau thương kể cả vấp ngã, thất bại. 20 3.1.3. Hình thành năng lực đọc hiểu Từ việc rèn luyện, học sinh từng bước hình thành năng lực đọc và hiểu văn bản cho chính mình. Đó là các năng lực: - Năng lực đọc: Từ tri giác các con chữ tới ý thức đọc - tiếp nhận văn bản; hiểu nghĩa của kho từ vựng phong phú trong tiếng Việt; - Năng lực ngôn ngữ: Học tập cách dùng từ hay, đúng phong cách, cách đặt câu đúng mục đích, cách dùng các phép tu từ đạt hiệu quả,; - Năng lực nhận biết, phát hiện các dấu hiệu hình thức chứa đựng nội dung, tư tưởng mà người xưa từng gọi là “ nhãn tự ”, “ thần cú” - Năng lực cảm thụ ( biết rung động và bày tỏ cảm xúc, thái độ, quan điểm trước các hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ ), hiểu văn bản ( nội dung câu văn, hiệu quả của phép tu từ, ý nghĩa văn bản, tác động của nội dung văn bản tới bạn đọc); 3.2. Với việc viết đoạn văn 3.2.1. Kĩ năng chọn cấu trúc đoạn Theo như các đề thi tốt ngiệp THPT những năm qua, câu nghị luận xã hội được định hướng khá rõ ( xem trang 12). Đó là một thuận lợi để học sinh lựa chọn cho mình một cấu trúc đoạn phù hợp và sở tích, sở trường lập luận của từng cá nhân. Theo đó, ở trường học, chúng tôi cố gắng chọn những văn bản đọc hiểu sát với thực tế giáo dục và cũng đưa ra mệnh đề cụ thể chứ không chung chung như trước nhằm gây khó cho học sinh như: từ nội dung văn bản (đoạn trích), anh / chị hãy viết một đoạn văn bàn về vấn đề đó. - Nếu luận đề đã được thừa nhận là chân lí thì chọn cấu trúc đoạn văn diễn dịch, lúc này câu chủ đề đứng đầu đoạn. Nói cách khác, diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn. - Nếu luận đề là một dự đoán khoa học thì cần đi từ cụ thể đến khái quát.trong trường hợp này, học sinh chọn cấu trúc đoạn văn quy nạp. Nói cách khác, quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn. - Nếu muốn trình bày vấn đề mà vừa cần có sự khái quát và sự tổng hợp thì sử dụng cấu trúc đoạn văn tổng- phân -hợp. Lúc này, diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng còn quy nạp giúp ta hiểu được cái chung. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nạp và diễn dịch trong nhận thức và nghiên cứu khoa học. Khi viết đoạn văn, học sinh cũng cần chú ý điều đó. 21 Ngoài những cấu trúc trên, học sinh có thể tự lựa chọn cấu trúc khác miễm sao đáp ứng tốt yêu cầu đề ra và có tính thuyết phục cao. 3.2.2. Kĩ năng hành văn Một trong những điểm yếu của số đông học sinh hiện nay, qua khảo sát và thực tế dạy học, chúng tôi thấy năng lực diễn đạt chưa tốt. Vì vậy, giáo viên cần rèn cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của diễn đạt đối với đoạn văn nói riêng, bài văn nghị luận nói chung. Cụ thể: - Từ ngữ được dùng tránh sáo mòn, công thức, sai phong cách, thiếu chính xác hoặc cầu kì. Giáo viên cần giúp và yêu cầu học sinh sử dụng kết hợp các phép tu từ từ vựng, từ ngữ biểu cảm, từ ngữ gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp vấn đề nghị luận nhằm tăng sức hấp dẫn, sức thuyết phục. - Trong diễn đạt tránh dùng một kiểu câu duy nhất (như câu chủ động hoặc câu bị động,...) gây nhàm chán đơn điệu, thiếu gợi cảm. Cần kết hợp các kiểu câu đơn, các kiểu câu ghép, câu thro mục đích ( kể, hỏi, cảm, cầu khiến) để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc. Bên cạnh đó, cần sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc. 3.2.3. Kĩ năng viết sáng tạo Sáng tạo là một yêu cầu trong brem điểm những năm qua. Nội dung này chiếm 0,25 điểm trên tổng số 2,0 điểm của câu nghị luận xã hội. Vậy thế nào là viết sáng tạo? Viết sáng tạo là tránh lối viết sáo mòn, công thức. Đoạn văn có cấu trúc riêng, sử dụng từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh, giàu sức gợi; kết hợp linh hoạt các kiểu câu văn phù hợp với vấn đề nghị luận. Viết sáng tạo sẽ hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hơn, vì vậy, học sinh cần được hướng dẫn và không ngừng rèn luyện trong suốt cấp học ( từ lớp 10 lên lớp 12). 3.2.4. Hình thành năng lực viết đoạn viết văn Trước hết viết đoạn văn nghị luận xã hội mới chỉ là yêu cầu trong các kì thi những năm gần đây nhằm thay thế cho viết văn bản trên tinh thần giảm thời gian thi xuống còn 120 phút.Việc viết đoạn văn, với học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, nhất là học sinh đầu cấp THPT ở các trường tên địa bàn nông thôn. Vì thế rèn ciết đoạn văn là để hình thành cho các em năng lực cần thiết, trước là phục vụ cho thi, sau là đáp ứng tốt nhu cầu cuộc sống. Cụ thể là các năng lực: - Năng lực quan sát, suy nghĩ, am hiểu các vấn đề xã hội; - Năng lực chia sẻ, bày tỏ thái độ, chính kiến trước các vấn đề đời sống; - Năng lực trình bày quan điểm, chính kiến; - Năng lực giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận; - Năng lực sử dụng từ ngữ, chữ viết ( viết thường, viết máy) đúng quy tắc chính tả tiếng Việt hiện hành; 22 - Năng lực giải quyết vấn đề xã hội đặt ra trong đề thi, trong cuộc sống; - Năng lực viết đoạn văn (văn bản ngắn) theo yêu cầu và theo nhu cầu sao cho ngắm gọn phù hợp với thời đại; ... III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Phạm vi ứng dụng ( ở các trường khảo sát, thể nghiệm) Đề tài được ứng dụng ở 6 lớp học sinh của ba trường THPT: trường Đặng Thúc Hứa, trường Đặng Thai Mai và trường Nguyễn Sỹ Sách. Qua từng giai đoạn khảo sát, khi đưa ra các phương pháp rèn luyện nhằm hình thành năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh, tôi thấy kết quả lần sau tăng lên đáng kể so với lần trước, đặc biệt là học sinh theo học các khối C,D, A1. Từ kết quả này, tôi thấy có thể ứng dụng trong diện rộng, trước tiên mở rộng ra các lớp trong những trường được chọn làm thể nghiệm. 2. Mức độ ứng dụng - Việc rèn luyện nhằm hình thành năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội có thể áp dụng được với mọi trình độ học sinh. Từ học sinh yếu - kém qua rèn luyện để lên trung bình hoặc hạn chế tối đa đối tượng này, từ trung bình lên trung bình khá, từ khá lên giỏi. Tất nhiên đối tượng giỏi trong học sinh không được nhiều ( bởi thực tế giỏi còn là năng khiếu). - Để phát huy tinh thần tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong nhiều năm qua, phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội là cần thiết. Trước là phục vụ cho học tập kiểm tra đánh giá, sau là hình thành năng lực cho học sinh khi trở thành công dân tham gia vào các hoạt động xã hội. 3. Hiệu quả của đề tài Từ thống kê lần thứ nhất, tôi chọn các lớp mũi nhọn và lớp thường để thể nghiệm. Vì học sinh ở các lớp này có 3 trình độ cơ bản: yếu, trung bình và khá trở lên nên cũng dễ dàng hơn cho việc thực hiện. Khi thực hiện phương pháp rèn năng lực đọc văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết quả cho thấy năng lực ở học sinh có nhiều tiến bộ.. Sau đây là bảng số liệu thu được: Bảng 1: Đọc hiểu 23 Trường Lớp chọn ( mũi nhọn) Lớp thường Lớp Kết quả Lớp Kết quả Nhận biết Thông hiểu Nhận biết Thông hiểu Nguyễn Sỹ Sách 10C5 35/35 ( 100%) 30/35 ( 85,71%) 10C9 25/33 ( 75,75%) 20/33 (60,60%) Đặng Thúc Hứa 10 C 35/40 ( 87,5%) 27/40 (67,5%) 10E 35/42 ( 83,3%) 30/42 (71,42%) Đặng Thai Mai 10C4 37/43 ( 86,04%) 35/43 (81,39%) 10C8 35/40 ( 87,5%) 30/40 ( 75%) Như vậy, so với lần khảo sát đầu tiên, sau khi tổ chức rèn năng lực theo kế hoạch học sinh các lớp thể nghiệm có những tiến bộ rõ rệt, tuy có lớp ( lớp thường ) chưa cao. Số lượng học sinh mỗi lớp ở mức độ nhận biết và thông hiểu tăng lên, đáp ứng được các yêu cầu học tập và kiểm tra đánh theo tinh thần đổi mới của Chương trình giáo dục 2018, chuẩn bị cho việc thực hiện hoạt động giáo dục của một giai đoạn mới. Bảng 2: Viết đoạn văn Trường Rèn luyện theo phương pháp này Lớp chọn( mũi nhọn) Rèn luyện theo phương pháp này Lớp thường Lớp Kết quả Lớp Kết quả Chưa biết viết Đã biết viết Viết đúng Viết hay Chưa biết viết Đã biết viết Viết đúng Viết hay Nguyễn Sỹ Sách 10C5 2/35 (5,71%) 30/35 ( 85,71%) 28/35 (80%) 10/35 (28,57%) 10C9 10/33 (30,30%) 25/33 (75,75%) 20/33 ( 60,60%) 2/33 (6,06) Đặng Thúc Hứa 10C 2/42 (4,76%) 30/42 ( 71,42%) 27/42 ( 64,38%) 8/42 19,04%) 10E 6/40 (15%) 29/40 (72,5%) 25/40 (62,5%) 9/40 ( 22,5%) 24 Đặng Thai Mai 10C4 1/43 (2,33) 30/43 (69,76%) 25/43 ( 58,13%) 10/43 (23,25%) 10C8 8/40 (20%) 25/40 (52,5%) 20/40 ( 50%) 2/40 ( 5,00%) Ở phần viết đoạn văn, qua qua trình gần một năm luyện tập, lấy bài luyện tập cuối làm kết luận , chúng tôi thấy, tiế bộ về phát triển năng lực củ học sinh là đáng kể. Điều đó, chứng tỏ, muốn phát triển năng lực viết đoạn văn, không còn cách nào khác là cung cấp cho học sinh phương pháp và không ngừng luyện tập theo ngày, tuần, tháng, kì,... và cũng không ngừng nhận xét, đánh giá của cả học sinh và định hướng của giáo viên. Kết quả thể nghiệm năm học 2020- 2021 Để khẳng định kết quả của việc rèn luyện năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội, năm học 2020- 2021, tôi trực tiếp kiểm chứng kết quả rèn luyện của lớp học sinh đầu cấp trực tiếp dạy học tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách như sau: Bảng 1: Đọc hiểu 1/ Đầu năm học: Trường Lớp chọn (xã hội) Lớp chọn (tự nhiên ) Lớp Kết quả Lớp Kết quả Nhận biết Thông hiểu Nhận biết Thông hiểu Nguyễn Sỹ Sách 10C4 35/46 ( 76,08%) 30/46 ( 65,21%) 10C5 20/41 ( 48,78%) 25/41 (60,97%) 2/ Cuối học kì 1 Trường Lớp chọn ( mũi nhọn) Lớp thường Lớp Kết quả Lớp Kết quả Nhận biết Thông hiểu Nhận biết Thông hiểu Nguyễn Sỹ Sách 10C4 42/46 ( 91,30%) 40/46 ( 86,95%) 10C5 35/42 ( 83,33%) 30/41 (73,17%) 25 Bảng 2: Viết đoạn văn 1/ Đầu năm học Trường Rèn luyện theo phương pháp này Lớp chọn C Rèn luyện theo phương pháp này Lớp Tự nhiên 3 Lớp Kết quả Lớp Kết quả Chưa biết viết Đã biết viết Viết đúng Viết hay Chưa biết viết Đã biết viết Viết đúng Viết hay Nguyễn Sỹ Sách 10C4 6/46 (13,04%) 35/46 ( 76,08%) 40/46 ( 86,95%) 2/46 (4,34%) 10C5 14/41 (34,14%) 25/41 (60,97%) 20/41 (48,,78%)) 0/41 (0,0%) 2/ Cuối học kì 1 Trường Rèn luyện theo phương pháp này Lớp chọn( mũi nhọn) Rèn luyện theo phương pháp này Lớp thường Lớp Kết quả Lớp Kết quả Chưa biết viết Đã biết viết Viết đúng Viết hay Chưa biết viết Đã biết viết Viết đúng Viết hay Nguyễn Sỹ Sách 10C4 1/46 (2,17%) 45/46 ( 97,82%) 40/46 (86,95%) 10/46 (21,73%) 10C5 5/41 (12,19%) 38/41 (92,68%) 38/41 ( 92,68%) 2/41 (4,88%) Vớ bảng số liệu được thống kê, chứng tỏ thong qua hoạt động học tập đúng phương pháp đổi mới cũng như kiểm tra đánh giá, học sinh từng bước đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Với tinh thần này của cả thầy, trò và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của nhà trường, hưởng ứng của cha mẹ học sinh và cộng động xã hội, tin chắc, sau 3 năm rèn luyện học sinh sẽ đạt được kết quả tốt đẹp hơn. IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN SKKN 1. Công bố đề tài trước tổ chuyên môn, hội đồng khoa học nhà trường từ đầu năm học 2. Đăng kí và tiến hành thực hiện đề tài ở trường THPT Đặng Thúc Hứa và trường THPT Đặng Thai Mai 26 3. Phối hợp với lãnh đạo tổ chuyên môn các nhà trường và đồng nghiệp để thực hiện đề tài 4. Kiểm định tính khả thi của đề tài thông qua khảo sát, lập bảng, phân tích, đánh giá C. KẾT LUẬN I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới Việc đổi mới căn bản toàn diện phương pháp dạy học, lấy người học làm chủ thể, chú trọng phát triển năng lực người học, bám sát yêu cầu đổi mới, tính mới của đề tài được thể hiện ở những điểm sau: - Xác định được mục đích của việc được rèn và tự rèn luyện cho học sinh để mỗi em nâng cao nâng cao ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập. - Cung cấp phương pháp học tập, những kiến thức căn bản để đọc hiểu và viết đoạn văn, đặc biệt, học sinh có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo về cả nội dung và hình thức đối với việc tạo lập văn bản ( độ dào lớn hơn đoạn) . - Rèn luyện được cho học sinh thói quen chiếm lĩnh kiến thức, bày tỏ nhận thức, quan điểm trước một vấn đề qua việc đọc hiểu; thói quen đọc sách, viết văn; thói quen học hỏi, tranh luận về một vấn đề liên quan đến kiến thức, những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội và thế giới để có đoạn văn nghị luận xã hội sắc sảo, thuyết phục. 2.Tính khoa học Đề tài được trình bày đảm bảo tính khoa học của một công trình nghiên cứu. Hệ thống các luận điểm, luận cứ mạch lạc, hệ thống, lô gic. Đề tài dựa trên tính lí thuyết và được vận dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn, có sức thuyết phục. Các số liệu lấy từ thực tế trước và sau khi sử dụng các phương pháp hình thành kĩ năng đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội theo hướng phát triển năng lực như dã trình bày ở trên. 3. Khả năng ứng dụng Với kết quả thu được từ thể nghiệm, tôi thấy khả năng ứng dụng của đề tài là khả quan. Các phương pháp hình thành kĩ năng đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội theo hướng phát triển năng lực phù hợp với các đối tượng học sinh từ yếu đến giỏi trên cơ sở hướng dẫn, kiểm tra, “gỡ rối” cho học sinh của mỗi giáo viên ngữ văn. Tuy nhiên, trong khi môn học chưa được học sinh chú trọng, giáo viên cần có sự động viên, khích lệ thỏa đáng. Với lớp học sinh có tỉ lệ yếu và trung bình nhiều thì khích lệ lại càng cần thiết. Có như vậy, việc rèn luyện kĩ năng tự học, tự rèn luyện đối với đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã mới thực sự có hiệu quả.Và qua đó mà các năng lực cơ bản mà môn học ngữ văn mang lại dần dần được hình thành. 27 II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 1. Với các cấp quản lí Để thực hiện đúng tinh thần của ngành đối với việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, các cấp quản lí cần thực sự quan tâm nhiều tới bộ phận chuyên môn, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên trực tiếp đứng lớp, trong đó có môn ngữ văn. Cấp sở tăng cường tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở nắm được thực tế học tập của học sinh ở các trường trong toàn tỉnh, nhất là các trường còn gặp nhiều khó khăn. Quản lí cấp trường cần khích lệ động viên thầy cô giáo, mở các đợt trao đổi phương pháp dạy học trong giáo viên, phương pháp phát triển năng lực của những học sinh có kết quả học tập tốt nhờ sự rèn luyện, trong đó có năng lực đọc hiểu văn bản và viết đoạn nghị luận xã hội ở môn ngữ văn. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc thay sách giáo khoa sắp tới ( Chương trình giáo dục 2018) cần chú trọng hơn việc định hướng cụ thể về cách học cho học sinh THPT nhằm giúp học sinh không ngừng phát triển năng lực. 2.Với giáo viên Đây là một công việc không giản đơn một sáng một chiều có thể gặt hái thành công. Do vậy để có kết quả, mỗi giáo viên phải thực sự chuyên tâm, vượt lên những khó khăn của đời sống để góp phần đào tạo những công dân thực sự có năng lực, phẩm chất, tích cực, chủ động, không ngừng sáng tạo, trước hết là học tập trong nhà trường phổ thông tích lũy kiến thức, sau đó góp phần xây dựng đất nước ngày một phồn vinh. 3. Với học sinh - Mỗi học sinh phải xác định được mục đích của việc học tập, nhất là ý thức tự rèn luyện các năng lực, trong đó có năng lực đọc hiểu văn bản và viết đoạn văn nghị luận xã hội trên tinh thần tự học, tự rèn luyện ở nhà, ở trường theo hướng dẫn của thầy cô giáo. - Mỗi học sinh không quản khó khăn, tăng cường học hỏi, trao đổi, kể cả với bạn bè về cách đọc cách viết để phát triển năng lực bản thân. Bởi vì trên bước đường của sự thành công không có chỗ của kẻ lười biếng. - Cần chủ động, tích cực trong việc tự rèn luyện để hình thành các năng lực cần thiết từ đọc hiểu văn bản và viết đoạn văn ; đặc biệt luôn có ý thức cầu thị, nhất là học sinh có mục tiêu học các bậc đào tạo cao hơn. 4. Với việc kiểm tra, đánh giá - Để thực sự được nâng cao về năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn NLXH, giáo viên nên khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và bạn bè trong các buổi luyện tập ở trường. - Đánh giá học sinh phải dựa vào các công văn hướng dẫn, vào chương trình giáo dục 2018 của Bộ nhằm đảm bảo tính thống nhất, khách quan. Chú trọng chọn 28 những văn bản có tính thời sự, tính nghệ thuật, tính giáo dục cao để kết hợp cả hai yêu cầu: đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội, đáp ứng việc hình thành năng lực cần và đủ cho học sinh giai đoạn hội nhập, công nghệ và toàn cầu hóa. * * * Trên đây là những kinh nghiệm dạy học của tôi trong thời gian qua, đặc biệt là việc hình thành năng lực đọc hiểu và viết đoạn văn của học sinh, một yêu cầu đổi mới dạy học của ngành trong những năm gần đây: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” ( trích Luật giáo dục). Tuy nhiên, do năng lực có hạn, đối tượng học sinh nông thôn còn gặp nhiều khó khăn nên việc thực hiện đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần trao đổi, cầu thị, tôi chân thành tiếp thu những đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp, Hội đồng khoa học trường, Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An để đề tài tiếp tục được hoàn thiện và có tính ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn dạy học bộ môn ngữ văn THPT trong bối cảnh đổi mới đã và đang diễn ra. Xin trân trọng cảm ơn! 29 PHỤ LỤC Sau đây là một số sản phẩm ( minh chứng) cho kết quả đọc hiểu và viết đoạn văn của học sinh trong quá trình rèn luyện. 1/ Đọc hiểu 30 31 32 33
File đính kèm:
- skkn_hinh_thanh_ki_nang_doc_hieu_van_ban_va_viet_doan_van_ng.pdf