SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - Trung học Phổ thông

Hình thức tổ chức hội thi Địa lí khám phá di sản địa phương.

Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt

hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham

gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng

định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và

trong các hoạt động tập thể. Quy mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ

chức hội thi như thế nào phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội

dung của hội thi. Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối

hoặc toàn trường. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học. Đối tượng

tham gia hội thi là các cá nhân hoặc nhóm học sinh.

1.1.5.1. Các bước tiến hành hội thi Địa lí:

- Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi.

- Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi.

- Bước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế

hoạch hội thi, ban tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ

của mình.

- Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả (Do ban tổ chức và ban giám khảo thực

hiện).

- Bước 5: Tổng kết hội thi (Đánh giá toàn bộ các hoạt động của hội thi, rút kinh

nghiệm, đề ra phương pháp mới và công khai tài chính hội thi).

1.1.5.2 Tiến trình hội thi:

- Khai mạc (không nhất thiết phải đọc diễn văn, có thể chỉ bằng hình thức ra mắt

của các đội dự thi, giới thiệu đại biểu ).

- Thi từng phần, từng mục theo sự điều khiển của người dẫn chương trình. Sau mỗi

phần thi giám khảo cho điểm công khai, ban thư ký cộng điểm cho từng đội.9

- Giữa các phần thi có thể chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.

- Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm: Giá trị giải thưởng không cần lớn,

chủ yếu để động viên tinh thần. Nên có quà lưu niệm cho các đội tham gia nhằm

khuyến khích, động viên học sinh.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chiếu câu trả lời đúng nhất (mỗi gói câu hỏi sẽ có một bài hát 
điển hình về quê hương Con Cuông: Cây đa Cồn Chùa, Phố huyện Con Cuông, Nghĩa 
Tình Con Cuông, Tình Ca Con Cuông, Bên Chum rượu cần,...) 
- Hình thức: 
+ Các đội bốc thăm thứ tự thi 
+ Đội đến lượt thi cử đại diện lên bốc thăm gói câu hỏi mà chúng tôi đã chuẩn bị 
sẵn, người dẫn chương trình đọc câu hỏi đội chơi suy nghĩ trong 5 giây và trả lời, Mỗi 
câu trả lời đúng được 10 điểm, sai không bị trừ điểm. 
+ Thời gian cho mỗi gói câu hỏi tối đa 5 phút. 
- Các gói câu hỏi của chúng tôi như sau: 
+ Gói câu hỏi số 1: Gồm có 5 câu hỏi 
Câu 1. Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền núi vùng cao Nghệ An được thành lập tại xã nào 
của huyện Con Cuông? 
32 
Đáp án đúng: xã Môn Sơn 
Câu 2. Tháng 4/ 1931 Chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập tại ngôi nhà của đồng 
chí nào ? 
Đáp án đúng: Nhà đồng chí Vi Văn Khang 
Câu 3. Huyện Con Cuông có một dòng suối rất đẹp, nước của dòng suối đó được mọc 
lên từ lòng đất sâu, dòng suối đó có tên gọi là gì ? 
Đáp án đúng: suối Nƣớc Mọc (Khe nƣớc mọc, tiếng DT Thái là Tạ Bó) 
Câu 4. Thẩm Hoi (hay còn gọi là Hang Ốc) là một di chỉ khảo cổ học quan trọng 
được phát hiện vào năm nào ? 
Đáp án đúng: Năm 1967 
Câu 5. Nghe đoạn nhạc “Ngày xưa rừng quê ta chắc có nhiều con chim Công, để cha 
ông đặt tên cho quê ta là Con Cuông...” Em hãy cho biết tên bài hát và tên tác giả bài 
hát trên? 
Đáp án đúng: Tình ca Con Cuông – tác giả Trần Vƣơng 
+Gói câu hỏi số 2: Gồm có 5 câu hỏi 
Câu 1. Bia Ma Nhai thuộc địa phận xã nào của huyện Con Cuông ngày nay? 
Đáp án đúng: xã Chi Khê 
Câu 2. Ngày 9/8/1931 Ở Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên được tự vệ đỏ 
treo lên ở địa điểm nào thuộc xã Môn Sơn ? 
Đáp án đúng: Cây đa Cồn Chùa 
Câu 3. Trong Vườn quốc gia Pù Mát có một thác nước đẹp nổi tiếng chảy từ độ cao 
khoảng 500m, qua 3 bậc thang, nước đổ xuống trông như một dải lụa. Thác nước có 
tên gọi là gì? 
Đáp án đúng: Thác Khe Kèm ( Thác Mộc Bố) 
Câu 4. Nhà cụ Vi Văn Khang được Bộ VH – Thông Tin ra quyết định xếp hạng là di 
tích lịch sử cách mạng cấp Quốc Gia vào năm nào? 
Đáp án đúng: năm 1994 
Câu 5. Nghe đoạn nhạc “Póm mà nơ...” Em hãy cho biết tên bài hát và tên tác giả 
bài hát trên? 
Đáp án đúng: Nghĩa Tình Con Cuông – tác giả cố nhạc sĩ Lƣơng Tuyển 
+Gói câu hỏi số 3: Gồm có 5 câu hỏi 
Câu 1. Thành Trà Lân thuộc địa phận xã nào của huyện Con Cuông ngày nay? 
33 
Đáp án đúng: xã Bồng Khê 
Câu 2. Tháng 4/ 1931, chi bộ Đảng xã Môn Sơn được thành lập do đồng chí nào làm 
bí thư chi bộ ? 
Đáp án đúng: đ/c Vi Văn Khang 
Câu 3. Năm 2011, Di tích lịch sử nào của huyện Con Cuông đã được Bộ VH – thể 
thao và du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc Gia? 
Đáp án đúng: Bia Ma Nhai 
Câu 4. Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế 
giới vào năm nào ? 
Đáp án đúng: Năm 2007 
Câu 5. Nghe đoạn nhạc...Em hãy cho biết tên bài hát và tên tác giả bài hát trên? 
(Lên miền Tây Nam miền tây xứ Nghệ...) 
Đáp án đúng: Cây đa Cồn Chùa – tác giả Trần Vƣơng 
Sau khi 3 đội trả lời xong, người dẫn chương trình dẫn giải hai địa điểm quan trọng 
của huyện Con Cuông có trong 3 gói câu hỏi trên. 
Ảnh: Các đội chơi phần thi khám phá di sản huyện Con Cuông 
Phần 3. Phần thi dành cho khán giả (20 – 25 phút) 
- Gồm 2 phần : 
* Phần 1. Tổ chức thi Hiểu biết về di sản Con Cuông cho khán giả, người dẫn 
chương trình đưa ra 6 câu hỏi/ 6 người chơi (8 phút) 
Luật chơi : sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi khán giả nào giơ tay 
nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời, mỗi câu trả lời đúng người chơi sẽ nhận được 
1 phần quà từ chương trình, nếu trả lời sai, khán giả khác có quyền trả lời. 
Câu 1: Người dẫn chương trình đưa ra tình huống: Giả sử có một hộ gia đình sống 
cạnh di tích lịch sử bia Ma Nhai, do khuôn viên gia đình chật hẹp, gia đình đó đã cơi 
34 
nới, xây dựng và lợp mái tôn thành ga ra để xe ô tô nhà mình bên cổng lên cửa hang 
đá thuộc khuôn viên bia Ma Nhai. Theo em, gia đình trên làm đúng hay sai? Tại sao? 
Hướng trả lời : Việc cơi nới, xây dựng các công trình của cá nhân, gia đình trong 
khuôn viên di tích lịch sử cấp Quốc gia tại bia Ma Nhai như trong tình huống trên là 
sai. Vì : Các di sản cần được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị, nếu lấn chiếm sử 
dụng vì mục đích cá nhân sẽ làm mất giá trị của di tích, đánh mất vẻ đẹp tự nhiên vốn 
có của di sản. 
Câu 2: Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của những huyện nào 
Đáp án đúng : Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Anh Sơn 
Câu 3. Thành Trà Lân thuộc xã Bồng Khê, huyện Con Cuông ngày nay đã gắn liền 
với tên tuổi vị tướng nào của dân tộc ta ? 
 Đáp án đúng : Tƣớng Lê Lợi 
Câu 4 : Tại Bản Pha, xã Yên Khê có một hang đá vôi rất đẹp với những nhũ đá, phiến 
đá muôn hình muôn vẻ, trông giống như cung điện nhà vua. Đặc biệt có khối đá hình 
hai mẹ con ôm chặt lấy nhau,...hang có tên gọi là gì ? 
 Đáp án đúng : Hang Nàng Màn (Thẳm Nàng Màn) 
Câu 5. Bảo tàng thiên nhiên - văn hóa mở miền Tây Nghệ An được đặt ở đâu của 
huyện Con Cuông ? 
Đáp án đúng : trụ sở Vƣờn Quốc Gia Pù Mát 
Câu 6: Người dẫn chương trình đưa ra tình huống: Có một nhóm du khách vào thăm 
quan trải nghiệm tại thác Khe Kèm (xã Yên Khê, huyện Con Cuông), nhóm du khách 
này đã chuẩn bị thực phẩm sống từ ở nhà đưa đi. Vào đến thác, cả nhóm đã tìm củi 
khô để nhóm lửa nướng thức ăn, sau khi tổ chức ăn uống xong nhóm học sinh đã 
không lấy nước tưới lên than củi và không nhặt rác để vào thùng rác công cộng. Là 
một người dân Con Cuông, khi gặp tình huống trên em sẽ làm gì? 
Hướng trả lời : Đó là một hành động vô cùng xấu làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi 
trường chung, làm ảnh hưởng xấu đến danh lam thắng cảnh du lịch của huyện nhà, 
nếu không dập tắt than củi lửa có thể bén trở lại và dễ gây cháy rừng khi không phát 
hiện kịp thời. Nếu gặp đoàn khách em sẽ nhắc nhở họ dập tắt than củi và nhặt rác bỏ 
vào đúng nơi quy định, nhắc nhở họ lần sau không được đưa thức ăn sống vào thác để 
nhóm lửa nướng, gây ảnh hưởng cảnh quan môi trường. Nếu đoàn khách đã rời khỏi 
thác nước mà than vẫn còn cháy, em sẽ lấy nước dập lửa và nhặt rác bỏ vào thùng rác 
công cộng đúng quy định để giữ môi trường thác Khe Kèm sạch đẹp. 
35 
*Phần 2 : Tổ chức trò chơi “Chuyền chanh” dành cho khán giả (12 phút) 
Ảnh: Trò chơi chuyền chanh trong phần thi dành cho khán giả 
Người dẫn chương trình cho khán giả đăng kí chơi bằng cách giơ tay, chọn 20 
người chơi chia về 2 đội, cân bằng nam và nữ cho cả 2 đội. 
Mỗi đội sẽ có 20 quả chanh và 10 cái thìa 
 BTC sẽ phát cho mỗi thành viên 1 cái thìa. 
 Mỗi đội chia làm hai hàng đứng đối diện, so le nhau 
 Chuẩn bị và ổn định : 5 phút 
 Thời gian chơi nháp: 2 phút 
 Thời gian chơi chính: 5 phút 
 Luật chơi: Cả đội sẽ chuyển quả chanh bằng thìa ngậm ở miệng từ người đầu 
hàng đến người cuối hàng để vào sọt đã chuẩn bị ở vạch đích. Sau 5 phút, nếu đội nào 
chuyền được số chanh nhiều hơn hoặc chưa hết thời gian đã chuyển hết số chanh về 
đích, đội đó sẽ dành chiến thắng (trong quá trình chuyển, quả chanh nào bị rơi khỏi 
thìa sẽ không được chuyển tiếp quả chanh đó) 
36 
Ý nghĩa: Rèn luyện tính khéo léo và hỗ trợ đồng đội. Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, 
biết tương trợ nhau. 
4. Phần thi: Em làm hƣớng dẫn viên du lịch 
- Nội dung: các đội đã bốc thăm 
Đội 1 - Đội Sông Giăng 
Đội 2 – Đội Trà Lân 
Đội 3 – Đội Khe kèm 
- Hình thức: Thuyết minh tua du lịch của đội mình 
- Thời gian: từ 5 đến 10 phút 
- Điểm: 20 điểm 
Ảnh: Phần thi em làm hƣớng dẫn viên du lịch 
5. Tổng kết, trao giải thƣởng: 
Mời ban thư kí tổng hợp điểm cả 3 phần chơi 
- Công bố kết quả chung cuộc: 
+ Giải nhất: Đội Khe Kèm với tổng điểm cả 3 phần thi 86,8 điểm 
+ Giải nhì: Đội Sông Giăng với tổng điểm cả 3 phần thi 81,6 điểm 
+ Giải ba: Đội Trà Lân với tổng điểm cả 3 phần thi 73,9 điểm 
- Kính mời thầy giáo Nguyễn Văn Hải lên trao quà và giải thưởng cho 3 đội chơi 
37 
Ảnh: Trao giải cho 3 đội chơi 
Chương trình khép lại, ban tổ chức chúng tôi muốn gửi gắm ý nghĩa sâu xa của buổi 
ngoại khóa hôm nay tới các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường rằng: sau này dù đi 
đâu, làm gì, ở cương vị công tác nào cũng hãy luôn hướng về quê hương, nhớ về nơi 
chôn rau cắt rốn của mình, bởi vì mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về! 
Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những 
người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình dựng xây quê hương. Đó 
là tình yêu lớn lao nhất. 
 Hãy tri ân quê hương bằng những hành động tốt đẹp, thết thực mà trước hết là 
giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản huyện Con Cuông, quảng bá hình ảnh 
quê hương mình với bạn bè ở mọi miền tổ quốc và quốc tế, từ đó góp phần phát triển 
kinh tế - xã hội quê nhà. 
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá (10 phút) 
- Làm bài kiểm tra thu hoạch sau đợt học ngoại khoá là rất quan trọng. Trước hết 
nó góp phần tạo ra cho học sinh nề nếp học tập nghiêm túc, tạo cơ hội để một lần nữa 
các em được khắc sâu thêm kiến thức mà mình đã học. Mặt khác, đó chính là kênh 
thông tin phản hồi giúp chúng ta rút kinh nghiệm để những lần tổ chức sau đạt kết quả 
tốt hơn. 
38 
- Cuối buổi ngoại khoá chúng tôi sẽ phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh về buổi 
ngoại khoá. BTC chuẩn bị 120 phiếu thăm dò. 
1. Thực hiện: 
- BTC phát phiếu thăm dò, yêu cầu các em trả lời và nạp ngay sau 10 phút. Nội 
dung của phiếu thăm dò như sau: 
 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SAU HỘI THI 
Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, chúng tôi rất mong nhận được sự 
giúp đỡ, hợp tác của các bằng cách điền đầy đủ thông tin vào phần I và trả lời các câu 
hỏi ở phần II. 
Hƣớng dẫn trả lời : Đánh dấu X vào câu trả lời bạn cho là đúng. 
I/ Thông tin cá nhân 
Họ và tên :  Dân tộc:   
Lớp: Trường:.. 
Quê quán (xã, phường): .... 
II/ Nhận thức của học sinh về hội thi tìm hiểu di sản 
 Câu 1: Em có thích hình thức tổ chức ngoại khoá hội thi “Tìm hiểu di sản huyện Con 
Cuông” không? 
 Rất thích  Thích  Không thích 
Câu 2: Em đánh giá như thế nào về dung lượng kiến thức về di sản mà hội thi đưa 
ra? 
 Quá nhiều  Hơi nhiều  Vừa phải  Hơi ít 
Câu 3: Em tiếp nhận được khoảng bao nhiêu % dung lượng kiến thức về di sản mà 
hội thi cung cấp? 
 100%  75%  50%  25%  0% 
Câu 4: Em đánh giá như thế nào về hiệu quả giáo dục di sản huyện Con Cuông qua 
hội thi Tìm hiểu về di sản này ? 
 Rất hiệu quả  Hiệu quả vừa phải  Ít hiệu quả  Không hiệu quả 
Câu 5: Em thích phần nào nhất trong hội thi? 
  Phần thi chào hỏi 
  Phần thi khám phá di sản huyện Con Cuông 
  Phần thi dành cho khán giả 
39 
  Phần trò chơi cho khán giả 
  Phần thi em làm hướng dẫn viên du lịch 
Câu 6: Cảm nhận của em qua buổi ngoại khóa tìm hiểu về di sản huyện Con Cuông? 
( Viết khoảng 10 – 15 dòng) 
2. Kết quả đạt đƣợc 
 - Qua phần phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh, chúng tôi đã thu được kết 
quả như sau: 
Câu hỏi Các đáp án Phần trăm lựa chọn 
Câu 1: Em có thích 
hình thức tổ chức ngoại 
khoá hội thi “Tìm hiểu 
di sản huyện Con 
Cuông” không? 
A. Rất thích 
B. Thích 
C. Không thích 
80% 
20% 
0% 
Câu 2: Em đánh giá 
như thế nào về dung 
lượng kiến thức về di 
sản mà hội thi đưa ra? 
A.Quá nhiều 
B. Hơi nhiều 
A. Vừa phải 
D. Hơi ít 
5% 
10 % 
85% 
0% 
Câu 3: Em tiếp nhận 
được khoảng bao nhiêu 
% dung lượng kiến thức 
về di sản mà hội thi 
cung cấp? 
A.Tất cả 
B. Phần lớn 
C. Một nửa 
D. Một phần ba 
E. Không tiếp nhận được 
11% 
52% 
18% 
17% 
2% 
Câu 4: Em đánh giá 
như thế nào về hiệu quả 
giáo dục di sản huyện 
Con Cuông qua hội thi 
Tìm hiểu về di sản ? 
A. Rất hiệu quả 
B. Hiệu quả vừa phải 
C. Ít hiệu quả 
C. Không có hiệu quả 
63% 
17% 
16% 
4% 
Câu 5: Em thích phần 
nào nhất trong hội thi? 
A. Phần thi chào hỏi 
B. Khám phá về các di sản 
20% 
25% 
40 
 C. Phần thi dành cho khán giả 
D. Phần trò chơi cho khán giả 
15% 
17% 
E. Phần thi em làm hướng dẫn 
viên du lịch 
23% 
 Kết quả bài làm thu hoạch của học sinh: 
Điểm Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi 
Số lượng ( HS) 0/120 22 / 120 62 /120 36/120 
Tỷ lệ ( %) 0 18,3 51,7 30,0 
Qua những ý kiến trả lời và kết quả bài làm thu hoạch của học sinh, chúng tôi 
nhận thấy đa số các em đều rất hào hứng với việc tổ chức hình thức ngoại khoá như 
thế này, phần lớn các em đã thu nhận được kiến thức và ý thức rất rõ giá trị giáo 
dục, thẩm mĩ mà chương trình ngoại khoá đã mang lại. 
41 
PHẦN III - KẾT LUẬN 
3.1. Kết luận 
3.1.1. Quá trình nghiên cứu 
Đề tài đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học với 
nguồn tài liệu đáng tin cậy từ các báo cáo, văn bản chính thống của chính quyền địa 
phương, huyện ủy huyện Con Cuông, từ các sách tài liệu nghiên cứu dành cho giáo 
viên ngành giáo dục... Vì vậy, đề tài đã được ban giám hiệu nhà trường ủng hộ áp 
dụng rộng rãi trong học sinh toàn trường, gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp 
cận thông tin, kiến thức về các di sản của quê hương và yêu thích môn địa lí. 
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài và bài học kinh nghiệm 
Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn 
hóa, danh lam thắng cảnh hay bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề, trò chơi dân 
gian, điệu hò điệu ví, câu khắp, điệu nhuôn, xuối, lăm, các bài ca dao, đồng dao, tổ 
chức các lễ hội,... là một nội dung quan trọng trong giáo dục di sản địa phương đối 
với học sinh THPT. 
Chương trình ngoại khóa địa lí thường tạo được những sân chơi trải nghiệm vô 
cùng hào hứng và thú vị đối với học sinh, ngoại khóa địa lí với hình thức tổ chức một 
hội thi lại tạo được động lực tìm tòi khám phá, sáng tạo và phát huy được những năng 
khiếu tiềm ẩn của học sinh mà trong giờ học chính khóa các em không có đủ thời gian 
để trải nghiệm và thể hiện. 
Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa huyện Con Cuông có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã 
tạo ra một cách tiếp cận mở, có tác dụng nhiều mặt mà trước hết đó là hướng dẫn các 
em cách tìm hiểu về các di sản thông qua các kênh thông tin sách báo, mạng Internet, 
tìm hiểu qua các bà, các mẹ, già làng, trưởng bản,... Giáo dục lòng yêu quê hương đất 
nước, ý thức bảo vệ của công; Giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá 
trị to lớn của các di sản trong phát triển kinh tế - xã hội quê nhà; Góp phần quảng bá 
hình ảnh quê hương Con Cuông thông qua hình ảnh các di sản đến bạn bè trên mọi 
miền tổ quốc mà rộng hơn nữa là bạn bè quốc tế. Đây là một sân chơi bổ ích giúp các 
em có cơ hội được thể hiện vốn kiến thức của mình về các di sản huyện nhà và các kỹ 
năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể. Tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí 
bằng hình thức tổ chức hội thi đã tạo được sự gắn kết giữa các giáo viên trong trường, 
trong tổ chuyên môn; tạo điều kiện phát huy được sự liên kết liên môn, tạo động lực 
cho giáo viên khảo sát, khám phá thực địa và các di sản trước khi đưa vào giảng dạy 
địa lí địa phương trong nhà trường. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về di sản 
huyện Con Cuông để tổ chức hội thi cho học sinh bản thân tôi cũng đã được học hỏi 
rất nhiều, hiểu biết sâu hơn, rõ ràng hơn về nguồn gốc xuất xứ, ý nghĩa văn hóa – lịch 
42 
sử về các di sản của huyện nhà; đồng thời có nhiều ý tưởng dạy học tốt hơn khi áp 
dụng dạy học ngoại khóa môn địa lí. 
Giáo dục di sản phải kết hợp với đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động ngoại 
khóa Địa lí mới thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo học sinh và giáo 
viên. Tuy nhiên để tổ chức được các hoạt động ngoại khoá Địa lí thật sự hiệu quả, tôi 
nhận thấy rằng cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, trí tuệ để có thể đưa ra được một 
hình thức tổ chức phù hợp. Hình thức dạy học này không chỉ góp phần cung cấp 
thông tin, khắc sâu kiến thức mà còn hình thành và phát triển được các kĩ năng sống, 
giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện trong nhà trường về Đức – Trí – Thể - Mỹ, đó là thông điệp giáo 
dục bền vững không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả mai sau. 
 Vì vậy, các trường học khác trong huyện Con Cuông có thể mạnh dạn ứng 
dụng để tổ chức, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà 
trường. 
3.2. Kiến nghị 
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, cũng như qua quá trình thực 
nghiệm tổ chức tại trường, tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục 
di sản trong ở trường phổ thông hiện nay muốn đạt hiệu quả cao thì phải có sự phối 
hợp đồng bộ giữa các Ban ngành (cụ thể là giữa Sở Giáo dục Đào tạo với Sở Văn hoá, 
Thể thao và Du Lịch; giữa chính quyền địa phương với phòng văn hóa huyện và nhà 
trường), giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự quan tâm hỗ trợ từ Ban giám 
hiệu, sự nỗ lực đầu tư nghiên cứu của giáo viên và thái độ học tập tích cực của học 
sinh. Vì vậy, tôi có một số kiến nghị cụ thể như sau: 
3.2.1. Đối với nhà trƣờng 
- Cần đầu tư nhiều hơn cả về trang thiết bị, cơ sở vật chất và tài chính để giáo 
viên có thể thực hiện các hoạt động ngoại khóa thuận lợi hơn. 
- Tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể tham quan trải nghiệm thực tế 
tìm hiểu các di sản. 
- Thư viện nhà trường cần có các tài liệu, tư liệu (phim ngắn, video, hình ảnh) 
về các di sản không những của địa phương mà còn của cả nước và các di sản nổi tiếng 
thế giới 
3.2.2. Đối với giáo viên 
- Phải đầu tư thời gian để trải nghiệm thực tế các di sản để có thêm kiến thức 
sát thực khi cung cấp cho học sinh. 
- Luôn học hỏi, tìm tòi các tài liệu, kiến thức về lịch sử, văn hóa của các di sản. 
43 
- Luôn truyền cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, truyền cho các em 
năng lượng tích cực để luôn yêu thích môn địa lí, luôn có hứng thú với các cuộc thi 
tìm hiểu kiến thức địa lí qua hoạt động ngoại khóa. 
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí 
bằng tổ chức hội thi cho học sinh, nhằm giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho HS THPT. 
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo 
đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn 
thiện hơn, hi vọng sẽ được áp dụng rộng rãi hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Sử dụng Di sản trong dạy học ở 
trường phổ thông - Môn Địa lý, tháng 10 năm 2013. 
 2. Hướng dẫn 73/2013/HD-BGDĐT- BVHTTDL“Sử dụng di sản văn 
hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”do Bộ Giáo 
dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. 
 3. PGS - TS Lâm Quang Dốc - “Dạy học địa lí địa phương trong nhà trường theo 
hướng tích cực” - NXB Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
4. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc “Lý luận dạy học Địa lí” Nxb Đại học 
Sư phạm. 
5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng “Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng 
tích cực” Nxb Đại học Sư phạm. 
6. “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông”, Nxb Giáo 
dục, Bộ giáo dục Đào tạo. 
7. “Tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật Lí trường THPT 
”-Thái Nguyên 4/2003, Nguyễn Quang Đông. 
8. Lịch sử Đảng bộ huyện Con Cuông – Nhà xuất bản Nghệ An 
9. Dự thảo Dư địa chí huyện Con Cuông 
 10. Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản 
sắc văn hóa dân tộc Thái huyện Con Cuông giai đoạn 2013 - 2017 (có tính đến năm 
2020) Phương hướng nhiệm vụ thực hiện đề án trong giai đoạn tới và báo cáo phát 
triển kinh tế - xã hội huyện Con Cuông năm 2018. 
 11. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Con Cuông lần thứ XXVII 
(nhiệm kì 2020 – 2025) 
12. Nguồn Internet 
45 
PHỤ LỤC 
Một số hình ảnh trong hội thi: 
 Ảnh: Thầy giáo Lê Đăng Vinh (hiệu trƣởng) Ảnh: Giới thiệu 3 đội chơi 
Ảnh: Giao lƣu với khán giả 
46 
Ảnh: Phần thi của các đội chơi phần chào hỏi 
Ảnh: Phần thi của các đội chơi em làm hƣớng dẫn viên du lịch 
47 
Ảnh: Học sinh tham quan tìm hiểu về các di sản 
Ảnh: Giáo viên tham quan tìm hiểu các di sản trƣớc khi tổ chức hội thi 
cho học sinh 
48 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_y_thuc_bao_ton_di_san_cho_hoc_sinh_huyen_con_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan