SKKN Giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua dạy học các môn khoa học xã hội và tổ chức hoạt trải nghiệm sáng tạo

Nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho HS THPT trên địa bàn

tỉnh Nghệ An bao gồm:

- Truyền thống dựng nước và giữ nước của địa phương: Gắn liền với các sự kiện

lịch sử phát triển của địa phương từ thời nguyên thủy đến nay, các phong trào đấu

tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nghệ An, những biểu hiện yêu nước của

nhân dân Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.

- Truyền thống văn hóa địa phương: Gắn liền với phong tục tập quán, nét đẹp văn

hóa của địa phương như đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù, sáng tạo trong lao

động; các loại hình nghệ thuật văn hóa địa phương như dân ca ví dặm, tuồng, chèo

- Truyền thống hiếu học: Gắn liền với lịch sử dạy học, khoa bảng, các tấm gương

hiếu học, thành đạt của địa phương.

Giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cần tập trung cung cấp cho

học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thời

nguyên thủy đến nay, về các danh nhân, di tích lịch sử văn hóa địa phương, danh lam

thắng cảnh, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, truyền thống hiếu học và

những nét đẹp về phong tục tập quán của địa phương Nghệ An. Qua đó giáo dục giáo

dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, truyền thống cách mạng đối với học sinh,

truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết Từ đó khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng tự

hào và ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp.

Mặc dù nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương có sự khác biệt rõ nét

giữa các vùng miền địa phương ở các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhưng việc

lựa chọn các nội dung giáo dục luôn phải đảm bảo những yêu cầu: Gần gũi, dễ nhớ

mang tính cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; đa dạng, phong phú

không nhàm chán; phản ánh được bản sắc truyền thống văn hóa của địa phương nơiTrang 6

học sinh đang tham gia học tập; lựa chọn cần đặc sắc, cô đọng, súc tích, không dàn

trải; bảo tính chính xác về thông tin, không sai lệch.

pdf87 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua dạy học các môn khoa học xã hội và tổ chức hoạt trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T VÀ SỰ 
KIỆN” trong giờ học môn Ngữ văn: bài “xin Lập khoa luật”.(Ngữ văn lớp 11) 
- Giáo viên giao nhiệm vụ : 
+ Học sinh dựa vào tiểu dẫn SGK Ngữ văn 11, bài Xin Lập khoa luật kết hợp tự tìm 
hiểu tư liệu về danh nhân Nguyễn Trường Tộ, chuẩn bị ở nhà . 
+ Hình thức làm việc theo nhóm với phương pháp đóng vai. 
+ Nội dung đóng vai: Hãy tưởng tượng một cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa một MC đài 
truyền hình và danh nhân Nguyễn Trường Tộ để phỏng vấn, chia sẻ về cuộc đời, sự 
nghiệp của một người con xứ Nghệ. 
-HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: Làm việc theo nhóm , xây dựng kịch bản phỏng 
vấn, đóng vai, mượn trang phục. 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: tại lớp, tiết học văn bài Xin lập khoa luật 
thực hiện đóng vai. 
- Gv cho HS nhóm khác nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá 
Sau đây là một sản phẩm của học sinh: Kich bản học sinh tự thực hiện 
Phóng viên: Vâng, xin chào ông Nguyễn Trường Tộ, xin cảm ơn ông đã dành thời 
gian đến với chương trình “ Theo dòng lịch sử” của đài truyền hình NTV ngày hôm 
nay. Và cháu là Thụy Miên, MC của chương trình, rất vinh dự được gặp và trò 
chuyện cùng ông. 
 Nguyễn Trường Tộ: xin chào cháu và tất cả các quý vị đang xem truyền hình. 
Phóng viên: Lời đầu tiên, cho cháu xin kính chúc ông sức khỏe, nhiều niềm vui 
trong cuộc sống ạ. Và bây giờ ông có thể chia sẻ đôi điều về gia đình, quê hương 
của mình cho mọi người biết rõ hơn đượckhông ạ? 
Nguyễn Trường Tộ: Rất sẵn lòng thôi cháu . Ông sinh năm 1830, thân phụ là 
Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc đông y. Nhưng cha ông mất sớm. Gia đình ông 
theo đạo Công giáo. Thuở thiếu thời, ông học chữ Hán với cha và các thầy ở trong 
vùng. Lớn lên ông được học tiếng Pháp nhờ giám mục Gauthier. Quê hương ông ở 
làng Chu Bùi, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Vậy quê hương 
của cháu ở đâu? 
Phóng viên: Dạ, cháu sinh ra ở Yên Thành, cùng là người con của quê hương xứ 
Nghệ với ông đó ạ (cười vui) . Cháu thấy thật may mắn và tự hào khi sinh ra ở một 
vùng quê giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, giàu truyền thống văn học như vậy 
 Dạ, ông là người tài giỏi ở nhiều lĩnh vực, ông có thể chia sẻ cho chúng cháu biết 
những công việc ông đã làm không ạ. 
Nguyễn Trường Tộ: Cảm ơn cháu quá khen, ông luôn tâm niệm mình làm được 
việc gì có thể cống hiến, giúp dân, giúp nước là thì làm thôi. Ông từng làm thầy 
giáo dạy chữ Hán trong nhà chung Xã Đoài mà mọi người hay gọi là “Thầy Lân” 
đó cháu. Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô 
Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp 
cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây. 
Sau đó ông có hoạt động tham gia cải cách xã hội, đầu tháng 5 năm 1863 thì ông đã 
thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế cấp luận", "Giáo môn 
luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận". Song tất cả đều không được phúc đáp. 
Đầu năm 1864 ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện 
thất lạc) để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao. 
Trong thời gian phái bộ Phan Thanh Giản ở Pháp về Sài Gòn chờ tàu để đi Huế (từ ngày 
18 đến 24 tháng 3 năm 1864), ông đã đến tiếp xúc với các chánh phó sứ để thảo luận 
nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, ông viết "Lục 
lợi từ" (còn có tên "Dụ tài tế cấp bẩm từ", tháng 6 năm 1864) rồi gửi lên Triều đình, 
nhưng sau đó cũng không được phúc đáp. Ông đã viết bài tấu lên vua "Người da 
trắng nếu ta đối xử tốt với họ, họ cũng sẽ đối xử tốt với mình. Còn nếu không, họ sẽ 
chiếm nước ta thành thuộc địa, giống như người da đen". Khoảng cuối năm 1864 cho 
đến đầu năm 1865, ông đã gửi liên tiếp một số văn bản gửi lên vua và triều đình. Ông 
nói rằng: "Những người phương Tây nếu được đối đãi tử tế cũng sẽ đối đãi tử tế với 
mình, còn nếu không họ sẽ chiếm làm thuộc địa giống như các nước ở châu Phi", 
nhưng chưa kịp gửi lên triều đình thì bị họ Phạm ngăn cản. Còn ba văn bản gởi cho 
ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền 
máy" (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền 
máy" (tháng 2 năm 1865) và "Khai hoang từ" (tháng 2, 1866). 
 Ông cũng có làm kiến trúc và viết văn. Ông có tham gia xây dựng giúp tổng đốc 
Hoàng Tá Viêm đào kênh Sắt ở Hưng Nguyên, Nghệ An. 
Phóng viên: ( tay đặt lên trái tim, thái độ chân thành) : Dạ, chúng cháu thật sự 
ngưỡng mộ trước tài năng, tâm huyết của ông. Điều mà thế hệ trẻ chúng cháu rất 
quan tâm và thấy có trách nhiệm tiếp nối truyền thống lịch sử đó là lòng yêu quê 
hương đất nước từ các bậc tiền bối như ông đó ạ. Cháu được biết, sinh thời ông 
thông thạo cả Hán học và Tây học nên có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa rộng hơn 
nhiều trí thức nho sĩ đương thời. Ông đã viết rất nhiều bản điều trần gửi lên triều 
đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Ông có thể cho chúng cháu biết rõ hơn về thể văn điều 
trần, nội dung cơ bản của những bản điều trần đó không ạ? 
Nguyễn Trường Tộ: ( xúc động) : Cảm ơn cháu đã nhớ đến những điều tâm huyết 
nhất của ông. Thể loại này có tên là điều trần nghe hơi xa lạ với các cháu nhưng 
thực ra nó gần giống với các văn bản pháp luật hiện nay. Điều là điều mục, trần là 
trình bày, nghĩa là trình bày các vấn đề theo từng điều, từng mục. Đây là loại văn 
nghị luận nên lập luận phải chặt chẽ, chứng cứ xác thực, ngôn từ vùa mềm dẻo, uyển 
chuyển vừa thẳng thắn, rõ ràng. 
Nội dung cơ bản của các bản điều trần đó là ông đề nghị nhà Nguyễn thực thi 
các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước, từ đó có thực lực để đối 
phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây. Nhiều đề xuất quan trọng của ông được 
ghi trong “ Tế cấp bát điều” ( Tám việc cần làm gấp). Đáng tiếc là triều đình Tự Đức 
tuy có tiếp nhận nhưng không tích cực thực thi những tư tưởng đổi mới này của ông 
( Ánh mắt nhìn xa xăm, vẻ mặt trầm buồn). 
Phóng viên: ( chân thành, thái độ đồng cảm) Vâng, chúng cháu học sử cũng có biết 
được điều này, quả thật đáng buồn khi triều Nguyễn có ách ứng xử như vậy với các 
bản điều trần của ông. Vậy cho cháu hỏi, Tế cấp bát điều ( Tám việc cần làm gấp) 
mà ông tâm nguyện đó là gì ạ? 
Nguyễn Trường Tộ: ( giọng hào hứng, tâm huyết) : Tám việc ông thấy cần làm gấp 
thời bấy giờ là: Xin gấp rút việc sửa đổi võ bị; xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số 
quan lại và khóa sinh; gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ; sửa đổi học thuật, 
chú trọng thực dụng; điều chỉnh thuế ruộng đất; sửa sang lại cương giới; nắm rõ dân 
số; xin lập khoa luật. 
“ Xin lập khoa luật” là bản điều trần số 27, ông nói rõ về vai trò quan trọng 
của luật pháp, so sánh việc thực thi luật pháp ở nước ta và các nước phương tây để 
thấy nước ta bấy giờ chưa nghiêm, đạo Nho không thực hiện được luật pháp, và nên 
gắn luật pháp với đạo đức. Từ đó ông thuyết phục triều đình cho mở khoa luật. 
Phóng viên: vâng quả thực đó là những điều thật sự thiết thực, ý nghĩa trên nhiều 
lĩnh vực không chỉ thời ông sống mà còn ý nghĩa, giá trị cả ngày nay ông ạ. Hiện 
nay nhà nước ta có chính sách tinh giản biên chế, tăng cường sức khỏe toàn dân, 
giáo dục chú trọng vận dụng lí thuyết vào thực tiến, điều tra dân số, sống và làm việc 
theo Hiến pháp, Pháp luật cũng là phát triển những điều ông đã đề cập đến từ thế 
 kỉ 19. Trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 chúng cháu có học bài “xin lập khoa 
luật’ là bản điều trần số 27 của ông đó ạ. Chúng cháu cảm phục ông bởi những bản 
điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ mà còn thấm 
đượm tinh thần yêu nước sâu nặng trong lối văn phong sáng rõ. 
Dạ thưa ông, chúng cháu thật sự yêu kính, cảm phục trước tài năng, tâm huyết, 
những cống hiến hết mình vì dân vì nước của ông. Và bây giờ, chúng cháu thật sự 
muốn nghe những điều chỉ dạy của ông đới với thế hệ trẻ ngày nay a. 
Nguyễn Trường Tộ: Ông rất cảm ơn chương trình đã cho ông một khoảng thời gian 
để gặp gỡ, trò chuyện vượt thời gian cùng các cháu. Nói là chỉ dạy thì hơi to tát, ông 
và thế hệ cha ông đi trước chỉ mong mỏi một điều là: các cháu, thế hệ trẻ hãy biết 
trân trọng quá khứ, có ý thức, trách nhiệm tồn, phát huy những giá trị truyền thống 
văn hóa, lịch sử của dân tộc nói chung, của que hương mình nói riêng.Như quê 
hương xứ Nghệ ta đó, người dân chịu khó, cần cù, sống nặng nghĩa nặng tình, thẳng 
thắn và nhất là rất yêu quê hương, đất nước, ham học hỏi. 
Phóng viên: Dạ chúng cháu xin cảm ơn ông đã tham gia chương trình, và chúng 
cháu xin hứa chân thành với ông sẽ nỗ lực cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ 
năng, hoàn thiện nhân cách để luôn có bản lĩnh để tiếp nối và phát huy những điều 
tốt đẹp của cha ông để lại trong hời kì hiện đại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách 
thức hiện nay ạ. Một làn nữa kính chúc ông sức khỏe, hạnh phúc ( phóng viên đứng 
dậy, bắt tay, tặng hoa). 
 Phụ lục 6. 
Đề kiểm tra lớp thực nghiệm, lớp đối chứng nhằm kiểm tra tính hiệu quả của 
việc sử dụng các giải pháp giáo dục truyền thống LSVH cho HS THPT trên địa 
bàn tỉnh Nghệ An của đề tài. 
Họ và tên........................... Lớp: . 
Câu hỏi 1 (2 điểm). Em hãy kể tên các huyện, thị xã, thành phố hiện nay của tỉnh 
Nghệ An hiện nay 
Câu hỏi 2 (1 điểm). Em hãy cho biết tỉnh Nghệ An giáp với các tỉnh nào sau đây 
( Em hãy tích vào ô có đáp án đúng) 
Bắc Cạn Bắc Giang 
Thanh Hóa Hà Tĩnh 
Hải Dương Thái Bình 
Câu hỏi 3 (2 điểm). Em hãy cho biết nghề truyền thống sau ở đâu? 
STT Làng nghề Địa 
danh 
1 Nghề làm miến và làm tương 
2 Nghề làm nồi đất 
3 Làm nước mắm 
4 Nghề dệt thổ cẩm 
5 Nghề mộc dân dụng 
6 Nghề mây tre đan 
7 Nghề dệt chiếu 
8 Nghề làm ngói 
Câu 2 (3 điểm ): Em có hiểu biết gì về truyền thống LSVH địa phương? 
Câu 3 (2 điểm ): Trách nhiệm của bản thân em trong việc giữa gìn và phát huy truyền 
thống lịch sử văn hóa địa phương. 
 Phụ lục 7: Kịch bản cuộc thi rung chuông vàng tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệm 
cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
Thời lượng tổ chức trò chơi: Từ 30 phút đến 45 phút 
1) Mục tiêu hoạt động 
Sau khi tham gia cuộc thi, HS có thể: 
- Hiểu được cuộc đời sự nghiệp cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
- HS học tập các phẩm chất phong cách đạo đức Hồ Chí Minh. 
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về quê hương 
- HS ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống 
LSVH của địa phương 
2) Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức. 
- HS có mặt tại buổi tham quan học tập trải nghiệm tại khu di tích Kim Liên: Danh sách HS 
tham gia sẽ do các em HS đề cử, GV cần chú ý đến việc cân bằng giới và học sinh các khối 
lớp khác nhau khi lựa chọn danh sách gửi cho Ban tổ chức) 
- Quy mô tổ chức: Cấp trường 
3) Thời gian và địa điểm tổ chức. 
 Thời gian: Đầu học kì II. Địa điểm: Tại d di tích Kim Liên 
4) Chuẩn bị 
- Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo và Ban cố vấn. 
 - Chuẩn bị nội dung: Xây dựng hệ thống câu hỏi về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh liên môn ngữ văn, địa lí, lịch sử, tiếng anh 
- Xây dựng thể lệ cuộc thi: Ban giám khảo chịu trách nhiệm. Xây dựng kịch bản chương trình: 
Ban tổ chức chịu trách nhiệm. 
- Đề cử HS dẫn chương trình. Phân công người phụ trách âm thanh, sân khấu và bố trí sân chơi. 
Phần thưởng: giấy khen và tặng phẩm.. Một số trò chơi cứu trợ. Một vài tiết mục văn nghệ xen 
kẽ 
5) Tiến hành tổ chức cuộc thi 
- Văn nghệ chào mừng: 2 đến 3 tiết mục 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: Ban tổ chức 
- Khai mạc hội thi: Trưởng ban tổ chức 
Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn và chương trình hội thi: HS dẫn chương trình. 
 -Đội thi ra mắt. 
 - Ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi 
 - Tiến hành cuộc thi theo chương trình đã xây dựng: Thi loại trực tiếp. 
- Giữa cuộc thi có văn nghệ giao lưu: 2 đến 3 tiết mục 
- Chọn HS rung được chuông vàng 
- Công bố kết quả. Tổng kết, đánh giá hội thi 
- Trao giải cho HS cuối cùng. 
- Rút kinh nghiệm, quan quan khu di tích Kim Liên 
6) Tài liệu tham khảo cho cuộc thi 
a. Thể lệ cuộc thi. 
- HS sẽ tham gia thi theo hình thức đấu loại trực tiếp. 
- Mỗi thành viên tham gia trả lời tổng số câu hỏi là 15 câu. 
- Mỗi câu hỏi được suy nghĩ trong thời gian 30”. 
- Các thí sinh sẽ viết đáp án vào bảng con và giơ lên hoặc giơ thẻ chữ có đáp án mình lựa 
chọn (A hoặc B, hay C, D). Đáp án đưa ra trùng với đáp án của chương trình mới coi là đúng. 
Đáp án phải rõ ràng, đúng chính tả. (Trường hợp có đáp án đúng khác, Ban cố vấn chương 
trình có quyết định cụ thể mới được công nhận). 
- Khi bị loại thí sinh phải rời sàn thi đấu, về ngồi đúng vị trí theo thứ tự. 
- Cuộc thi có thể dừng lại trước câu 15 nếu trên sàn thi đấu chỉ còn 1 thí sinh. Thí sính 
sau cùng còn lại là người đạt giải. 
Nếu sau câu 15 trên sàn thi đấu còn lại nhiều thí sinh thì các thí sinh sẽ dự thi tiếp phần 
câu hỏi dự phòng, cho đến khi sàn thi đấu chỉ còn lại 1 thí sinh cuối cùng. 
- Quá trình thi đấu thí sinh phải trật tự không trao đổi trên sàn thi đấu. 
- Thí sinh đạt giải "Rung chuông vàng " của hội thi sẽ được nhận giải thưởng và giấy 
khen. 
- Mọi thí sinh đều có cơ hội trải qua 3 vòng thi, cụ thể như sau: 
Vòng 1: Mỗi thành viên tham gia trả lời tổng số câu hỏi là 15 câu. Trả lời từ câu 01 đến 
câu 5 để làm quen với chương trình. Ai sai không bị loại. 
Vòng 2: Các thành viên sẽ trả lời tiếp từ câu 6 đến câu 20. Thành viên nào trả lời sai sẽ bị loại 
trực tiếp theo từng câu. Nếu hết câu 10 trong sàn thi đấu chỉ còn lại 30% thành viên, Ban tổ chức 
sẽ tổ chức một trò chơi cứu trợ ( Người tham gia cứu trợ là giáo viên và đại diện HS các khối, số 
lượng tùy theo trò chơi). Số lượng thành viên trở lại sàn thi đấu phụ thuộc vào kết quả cứu trợ 
của GV. 
Vòng 3: Các thành viên được trở lại sàn thi đấu cùng với số lượng chưa bị loại tiếp tục thi 
đấu ở câu hỏi từ 11 đến 15. Thành viên nào trả lời sai sẽ bị loại trực tiếp theo từng câu hỏi cho 
đến câu 15 sẽ chọn ra 01 thành viên còn lại duy nhất trao thưởng và giấy khen. Nếu đến hết 
câu 15 mà vẫn chưa tìm được HS rung chuông vàng thì Ban tổ chức cuộc thi sẽ cho thi tiếp 
 câu hỏi dự phòng cho đến khi tìm được người rung chuông vàng. 
b. Trò chơi cứu trợ 
- Trò chơi 2: Mỗi khối cử 2 GV và 4 HS tham gia cứu trợ. 4 HS có nhiệm vụ thổi và buộc 
bóng, sau đó đưa quả bóng đã thổi cho 2 GV. 2 GV có nhiệm vụ cùng kẹp bóng trên trán để 
mang bóng từ vị trí xuất phát đến đích, cách chỗ đứng 5 mét. Trong thời gian 3 phút đội nào 
mang được nhiều bóng đến đích hơn sẽ có số HS được quay trở lại sàn chơi nhiều hơn. Mỗi 
bóng tương ứng với 1 HS trong khối của mình. 
c. Các câu hỏi trong cuộc thi 
Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào? ở đâu? 
Đáp án: 5/6/1911, tại bến cảng nhà Rồng 
Câu 2: Bạn hãy cho biết tên khai sinh của Bác Hồ là gì? 
Đáp án: Nguyễn Sinh Cung 
Question 3: When and where was our Uncle Ho born? 
Answer: On the 19th of May, 1890 in Kim Lien, Nam Dan, Nghe An 
Câu 4: Tác phẩm “Ngục trung nhật ký” viết bằng chữ Hán có bao nhiêu bài thơ? 
Đáp án: 133 bài 
Câu 5: “Bác sống như đất trời của ta 
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa 
Tự do cho mỗi đời nô lệ 
Sữa để em thơ, lụa tặng già” 
Bạn hãy cho biết 4 câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả? Thời gian sáng tác? 
Đáp án: Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu sang tác vào ngày 06/09/1969 sau khi Bác từ trần 
Câu 6: Nhân ngày 8/3/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng phụ nữa Việt Nam 8 chữ vàng. 
Bạn hãy cho biết 8 chữ vàng đó? 
Đáp án: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” 
Question 7: How many languages could our Uncle Ho speak? 
Answer: Four languages: Chinese, French, English and Russian 
Câu 8: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mõi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó (mỗi bữa 
một bơ) để cứu dân nghèo”. Đoạn văn trên được trích trong bài viết nào của chủ tịch Hồ 
Chí Minh? 
Đáp án: “bài sẻ áo nhường cơm” 
Câu 9: “Không có việc gì khó, chỉ sự lòng không bền, Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt 
làm nên” hãy cho biết 4 câu thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào thời gian nào? 
Đáp án: 9/1950 
 Question 10: When and where did our Uncle Ho go abroad to find a way for our 
national independence? 
Answer: On the 5th of June in 1911 at Nha Rong Habour 
Câu 11: Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là 
khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ nam chí Bắc, khắp đất nước Việt 
Nam”. Bạn hãy cho biết đoạn văn trên của Bác được viết trong chỉ thị nào? 
Đáp án: Chỉ thị thành lập VNTTGPQ 
Question 12: When did Our Uncle Ho have the name Nguyen Tat Thanh? 
Answer: In 1901 
Câu 13: Hãy cho biết Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh? 
Đáp án: Bác Hồ có 152 tên goi, bút danh và bí danh 
Câu 14: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy môn chữ Hán và thể dục tại trường nào? 
Đáp án: Trường Dục Thanh- Phan Thiết 
Question 15: When did our Uncle Ho have the name Ho Chi Minh? 
Answer: On the 13th of August in 1942 
Câu 16: Khi thoát khỏi nhà tù thực dân Anh. Ai đã giúp đỡ Bác Hồ nối lại liên lạc với 
Quốc tế cộng sản và trở lại công tác tại Liên Xô? 
Đáp án: Bà Tống Khánh Linh (vợ Tôn Trung Sơn) 
Câu 17: Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào của chủ tịch Hồ 
Chí Minh ? 
Đáp án : Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951) 
Câu 18: Bạn hãy cho biết sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác Hồ trở về tổ quốc tháng 
năm nào? 
Đáp án: 1/1941 
Câu 19: Nguyễn Ái Quốc sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào thời 
gian nào? ở đâu? 
Đáp án: 6/1925 tại Quảng Châu. 
Question 20: “ A new year starts with spring 
 A new life starts at young age 
 The young are the spring of society” 
Can you tell me which book/works do these sentences come from? 
Answer: They are in the works “The letter to Teenagers” at Tet 1946 
 Phụ lục 8. Sản phẩm một số bài kiểm tra thường xuyên có tích hợp giáo dục truyền thống LSVH 
địa phương cho HS THPT trong môn Ngữ văn. 
 Phụ lục 9 
Bảng 2.1: Thực trạng mức độ nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của giáo dục 
truyền thống lịch sử văn hóa địa phương cho học sinh THPT 
Stt 
Nội dung 
Ý kiến đánh giá 
Rất 
quan 
trọng 
Quan 
trọng 
Bình 
thường 
Không 
quan 
trọng 
Điểm 
Thứ 
tự 
1 Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê 
hương, yêu gia đình, làng xóm, tự hào 
về quê hương. 
50 10 0 0 230 1 
2 
Giáo dục ý thức xây dựng quê hương, 
ý thức tôn trọng và bảo vệ các di tích 
lịch sử văn hóa ở địa phương. 
50 10 0 0 230 1 
3 
Làm cho vốn tri thức của học sinh về 
lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới trở 
nên hoàn chỉnh, đa dạng, sinh động, 
phong phú. 
30 30 0 0 210 3 
4 
Làm cho học sinh không chỉ hiểu biết 
về truyền thống LSVH ĐP mà còn 
hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn tiến 
trình LS dân tộc và thế giới. 
32 25 3 0 209 4 
5 Là biện pháp thiết thực để bảo vệ di 
sản văn hóa. 
38 12 10 0 208 5 
6 Góp phần xây dựng thế giới quan và 
tư duy biện chứng cho học sinh. 37 13 10 0 207 6 
7 Rèn luyện cho HS thói quen học kết 
hợp với hành cũng như các kỹ năng về 
hoạt động thực tiễn 
20 20 20 0 180 8 
8 Định hướng cho các em thái độ ứng 
xử phù hợp, có văn hóa. 
20 25 15 0 185 7 
 Phụ lục 10 
Bảng 3.1: Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh sau khi GV áp dụng các 
giải pháp, phương pháp của đề tài. 
Trường 
Năm 
học 
Lớp 
Không sử dụng phương pháp của đề tài 
Lớp 
Sử dụng phương pháp của đề tài 
Thích 
Không 
thích 
Dễ hiểu 
Khó 
hiểu 
Thích 
Không 
thích 
Dễ hiểu 
Khó 
hiểu 
2020-
2021 
Bảng 3. 2: Bảng khảo sát kết quả học tập qua bài kiểm tra 
Trường 
Năm 
học 
Lớp 
Lớp đối chứng 
Lớp 
Lớp dạy thực nghiệm 
Điểm 9 
– 10 
Điểm 
7- 8 
Điểm 
5 – 6 
Điểm 
< 5 
Điểm 
9 - 10 
Điểm 
7 - 8 
Điểm 
5 – 6 
Điểm 
< 5 
2020-
2021 
Bảng 3.3: Bảng khảo sát ý kiến của giáo viên. 
Năm học 
Kết quả 
Dễ thực 
hiện và có 
hiệu quả 
Khó thực 
hiện và hiệu 
quả không 
cao 
Tiếp tục 
thực hiện và 
nhân rộng 
Không tiếp 
tục sử dụng 
Sử dụng có 
cải tiến 
2020-2021 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_truyen_thong_lich_su_van_hoa_dia_phuong_cho_ho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan