SKKN Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên thông qua mạng xã hội tại trường Trung học Phổ thông Quỳnh Lưu 4

Cơ sở thực tiễn5

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ luôn

được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Những năm

qua, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ

đã được triển khai, đạt nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật, công tác quản lý nhà nước

về thanh thiếu nhi ngày càng được hoàn thiện. Giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không ngừng được tăng cường

và đổi mới.

Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, giáo dục lý tưởng cách mạng,

đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức,

cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ

trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Việc cụ thể hoá các chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa

kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu. Vai trò, trách nhiệm

của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được

như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện

nay. Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực. Hình

thức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh

niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà trường, gia đình, xã

hội còn nhiều hạn chế.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên thông qua mạng xã hội tại trường Trung học Phổ thông Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiến thức an ninh mạng cơ bản, ý thức của 
ĐVTN trong việc sử dụng mạng xã hội được nâng cao, có “sức đề kháng” với các 
thông tin xấu độc. Bắt đầu mạnh dạn lên tiếng phản bác, hạn chế sự lan truyền của 
các nội dung thông tin, video xấu, độc được phát tán trên mạng xã hội. 
ĐVTN có khả năng nhận diện, nhận biết những âm mưu, thủ đoạn chống phá 
của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; từ đó có những quan điểm, 
nhận định đúng đắn, góp phần phòng ngừa và đấu tranh với những thông tin xấu 
độc trên internet, mạng xã hội hiện nay. 
Bước đầu tạo ra một môi trường mạng xã hội tích cực, lành mạnh cho sự phát 
triển toàn diện của ĐVTN. 
 33 
2.4.13. Tham gia đề xuất các chính sách, pháp luật nhằm góp phần hoàn 
thiện các quy định về quản lý hoạt động thông tin trên mạng nói chung và mạng 
xã hội nói riêng 
 Về mục đích: 
Tham gia đề xuất các chính sách, pháp luật nhằm góp phần hoàn thiện các 
quy định về quản lý hoạt động thông tin trên mạng nói chung và mạng xã hội nói 
riêng, góp ý xây dựng Luật về quản lý thông tin trên mạng để có thể tạo ra hành 
lang pháp lý đầy đủ, phù hợp. Qua đó, xây dựng chế tài xử phạt nặng đối với người 
ứng xử vô văn hóa trên mạng, tung thông sai trái, bịa đặt, góp phần tạo sự “miễn 
dịch” trong mỗi người dân cũng như giới trẻ. 
Về cách thức tiến hành: 
Tuyên truyền rộng rãi về luật an ninh mạng trong ĐVTN, tổ chức diễn đàn 
trực tuyến trao đổi về các giải pháp tăng cường anh ninh mạng xã hội. 
Tổ chức khảo sát, tổng hợp liệt kê và thông báo rộng rãi đểĐVTN nắm những 
trang mạng đen, địa chỉ website, blog cá nhân không nên truy cập, tiếp cận; hoặc 
có những điểm lưu ý khi truy cập, khai thác thông tin. 
Tổng hợp và để xuất đến các cơ quan chức năng các giải pháp tăng cường an 
ninh mạng như: Cần đầu tư kinh phí cho những dự án nghiên cứu, sản xuất các 
phần mềm, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để ngăn chặn các website, 
báo điện tử, blog, thư điện tử có nội dung xấu độc trên internet và trên mạng xã 
hội; Đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phục vụ đấu tranh ngăn ngừa, 
đẩy lùi thông tin sai trái, bịa đặt trên internet và mạng xã hội... 
2.5. Kết quả nghiên cứu 
2.5.1. Kết quả giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN 
Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa không ngừng được nâng 
cao góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đa số ĐVTN 
có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh 
thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật 
tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia 
các hoạt động vì cộng đồng, có nhiều tấm gương điển hình về trí tuệ, ý chí nghị lực, 
tinh thần vượt khó, trung thực, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, năng động và sáng 
tạo 
Về kết quả cụ thể: 
100% ĐVTN tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn trường, nhà trường, 
các hoạt động vì cộng đồng, xã hội do Đoàn trường và địa phương phát động. 
 100% ĐVTN không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, không buôn bán, 
tàng trữ, nổ pháotình trạng vi phạm an toàn giao thông, được giảm thiểu đáng 
kể. 
 34 
TT Năm học Số vụ vi phạm của HS Số HS bị kỷ luật 
1 2017 – 2018 8 6 
2 2018 - 2019 6 7 
3 2019 - 2020 3 2 
Bảng: Thống kê số liệu học sinh vi phạm kỷ luật từ năm 2017 – 2020 
* Kết quả xếp loại hạnh kiểm: 
Bảng: Tổng hợp tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm từ năm 2017 đến 2020 
* Đoàn viên ưu tú học đối tượng Đảng: 
Nhờ công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống được đẩy mạnh, từ đó đội 
ngũ ĐVTN ngày càng có ý thức cao trong học tập, rèn luyện, đạt thành tích xuất 
sắc trong học tập và năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo trong các hoạt động phong trào. 
Qua đó, hàng năm, công tác phát triển Đảng được chi ủy, chi bộ, BGH nhà trường, 
Đoàn trường quan tâm, chỉ đạo, theo dõi, phát hiện và giới thiệu các đoàn viên ưu 
tú tham gia học lớp đối tượng Đảng, lựa chọn các nhân tố xuất sắc để kết nạp vào 
hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. 
Năm học 2017 – 2018, có 8 đoàn viên ưu tú được Chi bộ công nhận đối tượng 
Đảng và đã xét kết nạp 4 đồng chí vào Đảng. 
Năm học 2018 – 2019, có 10 đoàn viên ưu tú được Chi bộ công nhận đối 
tượng Đảng và Chi bộ đã xét kết nạp 6 đồng chí vào Đảng đợt 1. 
Năm học 2019 – 2020, có 11 đoàn viên ưu tú được Chi bộ công nhận đối 
tượng Đảng và Chi bộ đã xét kết nạp 5 đồng chí vào Đảng đợt 1. 
Năm học 2020 – 2021, có 13 đoàn viên ưu tú được Chi bộ công nhận đối 
tượng Đảng và Chi bộ và hiện đang theo dõi để kết nạp cho các đối tượng Đảng ưu 
tú. 
 * Tinh thần tương thân tương ái: 
Năm học Tốt Khá TB, YẾU 
 2017 - 2018 83,11% 13,78% 3,11% 
2018 - 2019 85.90% 13.02% 1.08% 
2019 - 2020 86.88% 12.33% 1.0% 
 35 
Năm học 2018 - 2019, nhờ vào chỉ đạo kịp thời và hoạt động tích cực của các 
CLB, Đoàn trường, kêu gọi rộng rãi trên tài khoản và chuyên trang của Đoàn 
trường đã trao gần 40 triệu đồng cho em Hà Văn Quân (lớp 11A9), gần 20 triệu 
đồng cho em Hồ Công Huy (11A10), huy động được 20 suất quà (mỗi suất 500 
nghìn đồng của Hội Phật giáo), 30 suất quà (mỗi suất 500 nghìn đồng từ các doanh 
nghiệp trên địa bàn) và trực tiếp trao 70 suất quà (mỗi suất gần 300 nghìn đồng 
trong ba dịp Tết sẻ chia 2019, Mít tinh kỷ niệm 26/3 và chương trình Khi tôi 18 
trong năm học 2018 – 2019. Bên cạnh đó, Đoàn trường còn phối hợp với các Đoàn 
trường THPT trên địa bàn, Huyện đoàn Quỳnh Lưu tổ chức chuyến tình nguyện 
lên Tri Lễ - Quế Phong, trao 30 suất quà, mỗi suất 300 nghìn đồng cho các em học 
sinh nghèo vùng cao. 
Ảnh: Các chương trình, hoạt động “tương thân tương ái” được triển khai trên các 
tài khoản và chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường 
 Năm học 2019 – 2020, qua tuyên truyền, kêu gọi ĐVTN hoạt động gây quĩ 
trên tài khoản và chuyên trang trên mạng xã hội, Đoàn trường đã đóng được tủ 
quần áo thiện nguyện cho bà con nhân dân các xã, phát khẩu trang, xà phòng, nước 
rửa tay miễn phí cho ĐVTN, bà con nhân dân trong xã, trao 59 suất quà cho 
ĐVTN vượt khó mỗi suất 200.000 trong chương trình Tết Xưa 2020. 
 36 
Ảnh: Các chương trình trải nghiệm và các hoạt động “tương thân tương ái” được 
triển khai trên các tài khoản và chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường 
Năm học 2020 - 2021, kêu gọi ủng hộ thông qua tài khoản và chuyên trang 
của Đoàn trường cho trường hợp của em Nguyễn Văn Tuấn 12A3, Nguyễn Thị 
Linh 10A3 tổng tiền hơn 31 triệu đồng, kêu gọi ủng hộ cho 2 con của cô Nguyễn 
Thị Tâm - GV trường THPT Thái Lão được gần 10 triệu đồng, kêu gọi ủng hộ cho 
bà con miền Trung bị bão lụt được gần 80 triệu đồng. 
Ảnh: Các hoạt động “tương thân tương ái” được triển khai trên các tài khoản và 
chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường 
* Kết quả các cuộc thi: 
TT Tên cuộc thi Năm học 
(2017 – 2018 đến nay) 
1 “ATGT cho nụ cười ngày 
mai” do Bộ Giáo dục và 
Đào tạo tổ chức. 
NH 2017 – 2018: Gần 1.100 bài thi, đạt 3 
giải Khuyến khích. 
NH 2018 – 2019: Gần 1.500 bài thi, đạt 1 
giải Ba, 1 giải Khuyến khích. 
2 “Olympic Tiếng Anh 2018” 
do Trung ương Đoàn phối 
hợp Bộ giáo dục và đào tạo 
tổ chức. 
Trường có số lượng dự thi đông nhất cả 
nước. 
Top 12 thí sinh xuất sắc nhất tỉnh Nghệ An 
dự thi vòng 2. 
 37 
3 “Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh 
dành cho học sinh trung học 
” do Sở giáo dục và đào tạo 
Nghệ An tổ chức. 
NH 2017 – 2018: 1 giải Ba, 2 giải Khuyến 
khích. 
NH 2019 – 2020: 1 giải Nhì, 2 giải Khuyến 
khích 
NH 2020 – 2021: 1 giải Ba 
4 Sáng tạo trẻ KH&CN 2019 
do Sở KH&CN và Hội liên 
hiệp các nhà KH tỉnh Nghệ 
An tổ chức 
1 Giải đặc biệt 
5 Cuộc thi Tin học trẻ 2019 do 
Tỉnh Nghệ An tổ chức. 
1 giải Ba, 1 KK 
6 Thi KHKT năm 2020 do 
Hội LHKHKT tỉnh tổ chức 
1 giải Nhì, 2 giải KK. 
7 “Rung chuông vàng về vấn 
đề dân số và sức khỏe sinh 
sản vị thành niên 2018”do 
Chi cục dân số - KHHGĐ 
tỉnh Nghệ An tổ chức. 
Đạt 1 giải Nhì và các giải phụ khác 
8 “Rung chuông vàng về luật 
bảo hiểm y tế trong học sinh 
sinh viên tỉnh Nghệ An” do 
Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức. 
Đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Khuyến 
khích. 
9 “Hát dân ca khối trường 
học 2018” do huyện Quỳnh 
Lưu tổ chức 
Giải Nhì huyện, Nhất khối THPT 
10 “Người đẹp biển Quỳnh 
2017” 
Giải Hoa khôi, Á Khôi 2. 
11 Người đẹp làng sen 2018 Giải Nhì 
12 “Duyên dáng biển Quỳnh Giải Hoa khôi, Á khôi 1 và giải Người đẹp 
 38 
2018” ứng xử hay nhất. 
13 “Nữ sinh thanh lịch Quỳnh 
Lưu 2019” 
Giải Hoa khôi, Á khôi 2 và giải Người đẹp 
ứng xử hay nhất. 
14 Người đẹp làng sen 2019 Giải Nhì, giải KK 
15 “Đồng diễn sân trường” NH 2017 – 2018: Giải Ba 
NH 2018 – 2019: Giải Nhất 
16 Hội thao quốc phòng 2020 Giải Nhì toàn đoàn 
1 giải Nhất, 6 giải Nhì, 2 giải Ba, 9 KK 
17 “Hội khỏe Phù Đổng cấp 
tỉnh” 
NH 2017 – 2018: 2 giải Nhất, 3 giải Ba 
NH 2019 – 2020: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 
giải Ba. 
18 “Gian hàng tình nguyện” 
do Huyện đoàn Quỳnh Lưu 
tổ chức 
Giải Nhì 
19 “Thiết kế, trình diễn thời 
trang rác tái chế” do Huyện 
đoàn Quỳnh Lưu tổ chức 
Giải Nhì 
20 “Giải bóng đá cán bộ 
Đoàn” do Huyện đoàn 
Quỳnh Lưu tổ chức 
Giải Nhất 
Bảng: Kết quả xếp loại các cuộc thi từ năm 2017 - 2021 
2.5.2. Kết quả về sự ảnh hưởng lan tỏa đến các tổ chức và cơ sở Đoàn trên 
địa bàn 
Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐVTN các hoạt động đã 
được triển khai trong công tác Đoàn, phong trào thanh niên và một số hoạt động 
của nhà trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn về mặt vật chất và tinh thần, 
góp phần tạo điều kiện gắn kết các tổ chức của nhà trường với các cơ quan, chính 
quyền địa phương, các doanh nghiệp, các bậc phụ huynhđể thực hiện một mục 
tiêu chung là giáo dục, đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ của quê nhà. 
Hoạt động sôi nổi của Đoàn trường Quỳnh Lưu 4 trong các năm học vừa qua cũng 
nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Đoàn trường học, Đoàn xã trong khu vực 
như trường THPT Đông Hiếu, THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 3, Đoàn xã 
Quỳnh Châu 
 39 
Một số những giải pháp và mô hình hay được áp dụng phổ biến như: Tổ chức các 
cuộc thi: “Thay đổi và thách thức”, “Nam thanh nữ tú”, “Vẽ tranh cổ động phòng 
chống Covid”, “ Thủ lĩnh áo xanh”... trên tài khoản và chuyên trang của nhà 
trường, Đoàn trường;Thiết lập đường dây nóng, dựng Infographic, clip phóng sự, 
trailer cổ động, tuyên truyền;Tổ chức diễn đàn, đối thoại, thảo luận các vấn đề cấp 
thiết của ĐVTN, hoặc các vấn đề thời sự, chỉ thị, chủ trương quan trọng của Đoàn 
cấp trên 
Ảnh: Cuộc thi “Thủ lĩnh áo xanh 2021” với các chương trình hành động vì cộng 
đồng là cuộc thi có sức ảnh hưởng và lan tỏa tích cực trong nhà trường và các 
trường và Đoàn cơ sở khu vực Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn 
 2.5.3. Kết quả sự trưởng thành vượt bậc từ ĐVTN thông qua tổ chức Đoàn 
Thông qua tham gia hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, nhiều ĐVTN 
đã thực sự trưởng thành cả trong lĩnh vực học tập lẫn hoạt động năng khiếu, nghệ 
thuật: 
- Em Nguyễn Thị Hương (cựu HS lớp 12C1K38) – Hoa khôi biển Quỳnh 
2015, Á khôi Người đẹp làng sen 2018, đặc cách tham dự vòng chung kết khu vực 
Bắc miền Trung cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018. 
- Em Nguyễn Như Quỳnh (cựu HS lớp 12A2K42) – Hoa khôi biển Quỳnh 
2018, Á khôi người đẹp Làng Sen 2019 – hiện là chủ nhiệm CLB FOT media Đại 
học công nghiệp Hà Nội. 
- Em Hà Đức Tâm (cựu HS lớp 12B1K39) - cựu thành viên CLB Năng 
khiếu, SV trường Cao đẳng Nghệ thuật quân đội đã lọt vào vòng Liveshow 1 của 
cuộc thi Giọng hát Việt 2018. 
- Em Lê Cường (Cựu HS khóa 28) – Ca sĩ nổi tiếng dòng nhạc Bolero, thành 
lập trung tâm Giọng ca Vàng tại thành phố Hồ Chí Minh. 
- Em Trần Linh Giang (cựu HS lớp 12B1K39) – cựu thành viên CLB Tiếng 
Anh, SV Học viện ngoại giao – chủ nhiệm CLB Âm nhạc Học viện ngoại giao. 
 40 
- Em Phan Thị Mai – Cựu SV trường Đại học Thương Mại – Cựu thành viên 
CLB Tiếng Anh, hiện đang theo học chương trình Thạc sĩ TESOL tại ĐH National 
Chiao Tung University của Đài Loan. 
- Em Nguyễn Trần Minh Tú – Học viên trường Sĩ quan thông tin– hiện đang 
du học tại Academia Militar das Agulhas Negras. 
2.5.4. Kết quả đánh giá, xếp loại của chi bộ và đoàn cấp trên 
- Cá nhân: 
Đồng chí Lê Thị Thanh Huyền – Bí thư Đoàn trường: 
+ Bằng khen của Tỉnh đoàn: Năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018. 
+ Bằng khen của Trung ương Đoàn: Năm học 2018 - 2019 
+ Chi bộ Trường THPT Quỳnh Lưu 4 xếp loại: Đảng viên hoàn thành xuất 
sắc nhiệm vụ năm học 2017 – 2018, 2018 - 2019, 2019 - 2020 
+ BCH huyện đoàn Quỳnh Lưu xếp loại: Chủ trì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 
Đồng chí Trần Văn Thành – Phó BT Đoàn trường: 
+ Giấy khen của Huyện đoàn Quỳnh Lưu năm học: 2014 – 2015, 2015 – 
2016, 2017 – 2018. 
Đồng chí Nguyễn Thị Hiền – Phó BT Đoàn trường: 
+ Giấy khen của Huyện đoàn Quỳnh Lưu năm học: 2018 – 2029, 2019 – 2020. 
- Tập thể: 
+ Trung ương Đoàn: Tặng bằng khen Tập thể xuất sắc năm học 2016 – 2017, 
2017 – 2018. 
+ BCH Huyện đoàn Quỳnh Lưu xếp loại: Xuất sắc. 
Ảnh: Một số thành tích cá nhân, tập thể Đoàn trường Quỳnh Lưu 4 đạt được 
 năm học 2017 - 2018, 2018 - 2019 
 41 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
3.1. Kết luận 
Với thời gian nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc từ năm 2017 đến nay, từ 
kết quả đạt được, sức lan tỏa của các hoạt động đã triển khai, những phản hồi từ 
đồng nghiệp, các trường lân cận và cộng đồng, chúng tôi nhận thấy sáng kiến đã 
bắt kịp chủ trương của Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn, đáp ứng yêu cầu của 
Bộ GD&ĐT, nhất là Kế hoạch số 261/KH - SGDĐT của SGD&ĐT Nghệ An ngày 
09/02/2021 V/v Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh 
trên môi trường mạng năm 2021 và định hướng đến năm 2025. 
Đề tài đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối 
sống của ĐVTN nói riêng, công tác Đoàn, hoạt động giáo dục của nhà trường nói 
chung. Qua thực hiện các giải pháp mà đề tài đã trình bày, công tác giáo dục lý 
tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh của Trường THPT Quỳnh Lưu 4 có những 
chuyển biến rõ nét, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng mà nhà nước 
đã đề ra, đưa chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. 
Đối với Đoàn trường, việc đổi mới, vận dụng linh hoạt các hình thức, giải 
phápvề giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐVTN đã từng bước tạo chuyển 
biến tích cực trong nhận thức, hành động của mỗi ĐVTN, đồng thời mang lại một 
bộ mặt mới, tươi trẻ, sôi động cho Đoàn trường Quỳnh Lưu 4. Chất lượng của hoạt 
động Đoàn và phong trào thanh niên được tăng lên rõ rệt thể hiện qua kết quả của 
các cuộc thi, hội thi, vai trò, tầm ảnh hưởng, bộ mặt của tổ chức Đoàn đối với 
ĐVTN nói riêng và đối với xã hội nói chung được nâng cao. 
Đối với ĐVTN, khi thực hiện đề tài, 100% ĐVTN được tiếp cận, tương tác và 
tham gia vào các họat động và giải pháp, được trải nghiệm thực tế, từ đó nâng cao 
nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, hình thành lối sống đẹp cho 
ĐVTN. ĐVTN cũng ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn, yêu trường, yêu lớp, tích 
cực, hứng thú tham gia các hoạt động của trường, của lớp, kết quả học tập được 
nâng cao, hạn chế rất lớn các ĐVTN sa ngã vào các tệ nạn xã hội, các thói hư tật 
xấu, nâng cao thể chất, trí não, hình thành phẩm chất, năng lực công dân. 
Đối với lãnh đạo nhà trường, GV, phụ huynh HS, các tổ chức trong và ngoài 
trường, doanh nghiệp, chính quyền địa phương các giải pháp và hoạt động mới 
mẻ được triển khai trong công tác Đoàn, phong trào thanh niên và một số hoạt 
động đổi mới của nhà trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn về mặt vật 
chất và tinh thần, góp phần tạo điều kiện gắn kết các tổ chức của nhà trường với 
các cơ quan, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các bậc phụ huynhđể 
thực hiện một mục tiêu chung là giáo dục, đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ của quê 
nhà. 
Từ kết quả nêu trên, bản thân chúng tôi nhận thấy đề tài này rất phù hợp với 
thực tế ở các trường THPT và các cơ sở Đoàn hiện nay: 
 42 
Về nội dung: Áp dụng đối với việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho 
ĐVTN nói riêng và giáo dục toàn diện cho HS nói chung. 
Về phương pháp: Có thể áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông và các cơ 
sở Đoàn. 
Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng SKKN này sẽ rất hữu ích, cần thiết để cho 
nhiều đồng nghiệp, cán bộ Đoàn tham khảo và áp dụng. 
3.2. Bài học kinh nghiệm 
Trong quá trình thực hiện các giải pháp của SKKN, chúng tôi rút ra được một 
số bài học kinh nghiệm như sau: 
Để thực hiện được các giải pháp trong SKKN yêu cầu cán bộ Đoàn trường 
học và Đoàn cơ sở phải nắm vững công nghệ thông tin, hiểu tính năng và sử dụng 
nhuần nhuyễn mạng xã hội. 
 Cần thành lập một đội ngũ quản lý, kỹ thuật viên, báo viên, tuyên truyền viên 
hỗ trợ phụ trách các tài khoản, chuyên trang, nhóm, diễn đàn, để kiểm soát, xử lý 
thông tin và phản hồi khi cần thiết. 
 Những thông tin đưa lên mạng xã hội cần kịp thời, chọn lọc (thông tin chính 
thống), lựa chọn, vận dụng cho phù hợp. 
 Trong quá trình thực hiện giải pháp cần linh động, sáng tạo, kết hợp nhuần 
nhuyễn các giải pháp truyền thống và hiện đại để việc giáo dục ĐVTN đạt hiệu quả 
tối ưu. 
 Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, Đoàn xã, 
Ban Công an nơi cư trú để có sự hỗ trợ tối ưu khi tiến hành giải pháp. 
 Để đảm bảo hiệu quả khi tiến hành giải pháp cần thực hiện thường xuyên, kịp 
thời, có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, chiến lược cụ thể; thường xuyên đổi 
mới nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng 
ĐVTN thì tính lan tỏa mới cao, ý nghĩa giáo dục càng thiết thực, hiệu quả, tạo ấn 
tượng sâu sắc. 
 Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cấp, nghành, địa phương, 
cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh mạng, an toàn 
thông tin, phòng ngừa, ngăn chặn các website, trang thông tin giả mạo. Thường 
xuyên có sự giám sát, đánh giá việc thực hiện trong công tác giáo dục, tuyên 
truyền, để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế. 
3.3. Kiến nghị 
Đối với nhà trường: Cần tạo điền kiện hỗ trợ tối đã về cơ sở vật chất để phục 
vụ công tác giáo dục: Máy tính, máy ảnh, máy chiếu, loa máy, hệ thống internet. 
Động viên cán bộ, GV gương mẫu, đi đầu trong việc sử dụng có hiệu quả mạng xã 
hội, tương tác, chia sẻ, ủng hộ chủ trương của nhà trường, 
 43 
 Đối với Đoàn trường: Cần lựa chọn, phân công nhiệm vụ, xây dựng qui chế 
hoạt động cụ thể cho cán bộ, GV phụ trách công tác giáo dục mảng này, có chế độ 
hỗ trợ về tài chính để động viên cán bộ, GV. 
Đối với các bậc phụ huynh: Cần chuẩn mực trong lối sống, hành động để làm 
gương cho con cái, quan tâm sâu sát hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng, tình hình 
học tập, rèn luyện của con em mình, luôn phối hợp tích cực với GVCN, GVBM, 
nhà trường, Đoàn trường trong việc giáo dục con cái. 
 Đối với Sở GD&ĐT, Đoàn cấp trên: tăng cường công tác chỉ đạo, quản lí, 
kiểm tra các nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo 
viên và học sinh trên môi trường mạng. Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao 
năng lực quản lý, viết bài, tuyên truyền, định hướng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, 
cộng tác viên phụ trách công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học 
sinh trên môi trường mạng và đội ngũ quản trị các Website, diễn đàn, mạng xã hội 
của các trường học; Cung cấp tài liệu bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý, giáo 
dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng dành cho cán bộ, nhà 
giáo, cộng tác viên; tài liệu hướng dẫn kỹ năng sử dụng, khai thác, tiếp cận thông 
tin trên Internet, mạng xã hội dành cho học sinh; Tổ chức hội thảo, tập huấn, trao 
đối kinh nghiệm. Xây dựng, phát triển hệ thống đội ngũ cộng tác viên quản lý, giáo 
dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng. 
Đối với cơ quan chức năng trên địa bàn: Cần có sự phối hợp, hỗ trợ với nhà 
trường, Đoàn trường trong việc nắm bắt, trao đổi thông tin, xử lý các sự việc trong 
tình huống khẩn cấp có liên quan Luật an ninh mạng. 
 Quỳnh Lưu, ngày 08 tháng 3 năm 2021 
 Nhóm tác giả: 
 Lê Thị Thanh Huyền 
 Nguyễn Bỉnh Hải 
 44 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_ly_tuong_dao_duc_loi_song_van_hoa_cho_doan_vie.pdf
Sáng Kiến Liên Quan