SKKN Giảng dạy và huấn luyện học sinh Trung học Phổ thông đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh

 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Qua nhiều năm dẫn học trò đi thi đấu, nhiều năm viết sáng kiến về lĩnh vực chuyên môn đá cầu này và nội dung bản thân tâm đắc nhất là nội dung đá đội 3 nam nên tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến này để thể hiện những hiểu biết vốn có của mình từ các kỹ thuật động tác đến chiến thuật tập luyện, cách phát hiện điểm yếu, đánh tâm lý vào điểm yếu đối phương, rèn luyện tâm lý học trò và phát hiện ưu điểm của đội nhà, điểm mạnh ưu thế của đối phương tìm cách chế ngự, hạn chế sự tấn công sở trường của đội bạn để thi đấu lấn lướt làm nên chiến thắng, đồng thời chỉ rõ các phương pháp tập luyện, nội dung thi đấu mũi nhọn của đội tuyển trong giai đoạn chuẩn bị thi đấu HKPĐ cấp tỉnh năm 2020 sắp tới.

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

 Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng học sinh; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Đá Cầu là một môn học bao gồm các yếu tố trên vì môn học thực hành chủ yếu trên sân tập, mang tính vận động nhiều, tinh thần đoàn kết cao, ý chí và nghị lực tốt, phát huy tính sáng tạo của người tập nhằm mục đích thực hiện tốt yêu cầu của môn học là rèn luyện thân thể và nâng cao sức khoẻ bản thân. Nên trong quá trình tập luyện giáo viên là người huấn luyện gương mẫu nhất từ thị phạm kỹ thuật động tác đến tác phong đạo đức phải chuẩn mực nhất nhất để các em noi theo. Đồng thời, chính bản thân người huấn luyện viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân mình mà còn thường xuyên nắm bắt thông tin mới nhất đến bộ môn mình phụ trách. Bởi vậy, bí quyết thành công của tôi trên con đường đi dạy học cũng như huấn luyện học trò khi đi thi đấu HKPĐ cấp tỉnh cũng như HKPĐ cấp Toàn quốc là tuân thủ theo nguyên tắc: Biết kính trên nhường dưới, vui vẻ, hòa đồng trong tập thể, siêng năng học hỏi, đoàn kết tập thể, tuân thủ lời HLV chỉ bảo tập luyện nhiệt tình ra thi đấu hết mình và tôn trọng đối thủ trên tinh thần “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng ”. Thành tích đạt được của đội tuyển đá cầu qua nhiều năm thi đấu là thước đo chất lượng, hiệu quả của quá trình tập luyện, nghiên cứu, sáng tạo; nó là lí thuyết hóa kiến thức từ thực tiễn chuyên môn đến độ kinh nghiệm từng trãi của người thầy- người huấn luyện; là kết quả của một quá trình tìm tòi, phát hiện, vận dụng, đào tạo huấn luyện lâu dài của người giảng dạy đối với môn sinh trong môi trường giáo dục của nhà trường ; là một công trình huấn luyện dài hạn buộc người làm huấn luyện phải đầu tư với tâm trí kiên trì, thật khoa học để góp phần đem lại sự khởi sắc cho sự nghiệp trồng người nói chung và bồi dưỡng nhân tài của trường THPT An Phú nói riêng, do đó để đạt thành tích tốt nhất trong lúc thi đấu, khơi dậy lòng nhiệt huyết, tinh thần thi đấu hăng say, lòng ham muốn chiến thắng của học trò thì người huấn luyện phải biết: trấn an tâm lý, khích lệ tinh thần, cổ vũ nhiệt tình từ chính bản thân mình, lời động viên của BGH, lời cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Qua đó tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng ngay khi chúng ta đứng lớp giảng dạy bằng cách áp dụng nhiều bài tập luyện mà tôi nêu bên dưới đây nhằm mục đích giúp các em có kiến thức cơ bản về môn đá cầu đồng thời nắm được yếu tố then chốt của các kỹ thuật nâng cao như phát cầu, quét cầu, cúp cầu và có thể vận dụng các yếu tố: thể lực, kỹ thuật, tâm lý ảnh hưởng đến học trò mình để huấn luyện các em tham gia thi đấu ở các giải huyện hay HKPĐ cấp tỉnh đạt giải cao.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giảng dạy và huấn luyện học sinh Trung học Phổ thông đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đội 3 Nam :
A. Huấn luyện kỹ thuật cúp cầu tấn công: Đây là kỹ thuật được sử dụng khi cầu ở gần phía trên lưới.
F Tư thế chuẩn bị: vị trí đứng của người cúp cầu lúc này là đứng gần lưới về sát góc để chuẩn bị đón đường cầu từ đồng đội chuyền đến.
 F Thực hiện kỹ thuật: khi cầu được đồng đội chuyền đến thì người chủ công nhanh chóng dựng cầu bổng lên và phán đoán tầm cầu hợp lí nhất của mình thì nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể từ chân lăng chuyển sang chân trụ và nhanh chóng lấy đà từ 1 đến 3 bước đà sau đó thực hiện chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp xúc cầu và dùng lực miết cổ chân xuống và lúc này nhanh chóng quay lưng vào phía lưới thực hiện cúp cầu - tiếp đất.
F Kết thúc: Động tác kết thúc kỹ thuật cúp cầu khi tiếp đất là phải đảm bảo an toàn bằng cách hoãn xung giữa cơ thể và mặt sân, tránh trường hợp mất thăng bằng té xuống sân dẫn đến chấn thương.
 Điều đáng lưu ý để đạt được hiệu quả cúp cầu như ý muốn thì điều cơ bản là người tập phải dựng cầu chuẩn ở mọi tình huống để tạo thế công cầu bằng cách: tại chỗ tâng cầu nhiều lần bằng hai chân, dựng cầu ở độ cao vừa tầm chuẩn của người tập liên tục bằng kỹ thuật tâng “giật” cầu, búng cầu, chủ yếu làm cho đường cầu bay về phía trước để tạo thuận lợi cho việc lấy đà và thực hiện kỹ thuật. Tiếp đó là luyện tập chuyền cầu nhưng ở đây thì được tập luyện bằng cách 1 em chuyền cầu cho em còn lại dựng cầu và tập cúp cầu qua lưới.
Trường hợp các em thực hiện sai kỹ thuật cúp cầu hoặc thực hiện chưa chuẩn thì giáo viên nên cho người tập ra bên ngoài sân tập luyện với động tác kỹ thuật cúp cầu (không cầu) rồi sau đó treo cầu cố định ở độ cao vừa tầm của các em HS khoảng từ 1.4m - 1.6m cho các em luyện tập. 
F Cách tập luyện: Bạn phục vụ đứng ngay vị trí trung tâm của một bên sân, 3 bạn còn lại đứng chuẩn bị chắn vầu và đỡ cầu. Cách tập luyện thực hiện như sau:
(H8)
1
2
3
4
Bạn số 1 phát cầu tấn công cho số 2 hoặc số 3, sau đó bạn số 2 hoặc số 3 có cầu thì chuyền cầu cho số 4 dựng cầu tấn công theo các hướng mặc định của HLV đã được thể hiện trên hình vẽ (H8) bằng các hướng mũi tên, đồng thời số 2, số 3 di chuyển theo hình mũi tên và đứng phía sau người cúp cầu để làm công việc hổ trợ bạn số 4 đá tấn công qua sân không thành công bị đối phương chắn cầu.
Điều quan trọng của kỹ thuật cúp cầu là phải dựng cầu chuẩn và điều khiển quả cầu bay theo ý định của mình – phải tạo dược kỹ thuật dựng cầu tốt nhất có lợi cho mình tấn công. Như vậy để đạt được thì người chủ công phải tự tâng cầu chuẩn bằng 2 chân ở 3 mức độ khác nhau: tâng cầu thấp, tâng cầu tầm trung bình ngang ngực, tâng cầu tầm cao qua khỏi đầu. Bên cạnh đó phải tự tạo tình huống là đồng đội chuyền cầu cho mình rồi tâng cầu nhịp 1 đá cúp cầu tấn công về các hướng mặc định như đá “Y”, đá “A”. 
Yếu tố quan trọng của cúp cầu là chạy đà – giậm nhảy – cúp cầu nhằm phát huy tốc độ cúp cầu nhanh, mạnh với tư thế ở trên không do chạy đà giậm nhảy đưa cơ thể lên cao. Ở đây sẽ tạo được nhiều thế thuận lợi hơn là cúp cầu không bậc nhảy và chạy đà rất nhiều, do vậy chính bản thân tôi phải cho các em tập luyện để nâng cao sức bậc, tốc độ ra cầu nhanh- mạnh- hiểm bằng cách cho các em thực hiện các bài tập: tự lò cò 1 chân bằng chân thuận nhiều lần, bậc bục, bậc cóc, nhảy dây...Tự tập cách vào đà để bay lên cúp cầu ( với giai đoạn cúp cầu không cầu cố định, đến cúp cầu có đà, cầu bay di chuyển trên không do đồng đội chuyền cầu...). 
* Hình ảnh minh họa kỹ thuật cúp cầu: được thể hiện qua từng giai đoạn: chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp xúc cầu.
F Kinh Nghiệm: trong lúc dựng cầu tấn công sang sân đối phương, người chủ công phải tinh mắt quan sát được sự di chuyển, ý đồ, điểm yếu của đối phương và tìm được khoảng trống bên sân đối phương mà mình muốn cúp cầu. Sự tính toán này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì mình không nhìn thấy đối phương di chuyển, điểm yếu, khoảng trống bên sân của đối phương thì lúc này cúp cầu chỉ còn mang ý nghĩa là thắng nhờ may mắn khi cầu rơi xuống sân đối phương. 
Các bước trên là điểm cốt lõi mà người làm chủ công phải nắm chắc và nằm lòng, đồng thời khi sử dụng chiến thuật này thì người chơi phải áp dụng cách đá cầu dài, ngắn liên tục vào các góc sân buộc đối phương phải di chuyển nhiều để đón đỡ cầu, tiêu hao thể lực và gây cho đối phương lúng túng, mất tập trung dễ tự làm hỏng cầu và hạn chế những đường cầu tấn công vì đang rơi vào thế bị động. Sử dụng chiến thuật này cần lưu ý đến những đường cầu ngắn - vì thực hiện đường cầu ngắn mà lại thành đường cầu tầm trung (cầu bay đến nửa sân trên) thì người chơi dễ bị phản công ngay dẫn đến thua mất điểm rất đáng tiếc! Từ đó suy ra trong lúc tập luyện không phải các em tập nhiều là hay mà cần phải biết tư duy chiến thuật, tầm quan sát tỉ mĩ đến từng khía cạnh, cần tập hay hơn tập nhiều, cần chất hơn cần lượng, cần tập giỏi, tập tốt chứ không phải tập nhiều mà tập kém, phải cảm giác được lực chân sử dụng khi tiếp xúc quả cầu là mạnh hay yếu, luôn luôn giữ cho đầu óc mình một chữ “tĩnh” trong lúc thi đấu. Do đó phải tập luyện thường xuyên, tích cực, tăng cường rèn luyện thể lực và tầm quan sát khi thực hiện kỹ thuật, phối hợp hài hòa tinh thần đoàn kết giữa đồng đội lẫn nhau (không ỷ mình nhanh mắt lẹ chân mà dành cầu đá một mình không biết phối hợp với đồng đội) có như thế mới dẫn đến thành công còn đi ngược lại sẽ dẫn đến thất bại như lời Bác Hồ đã nói: 
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Dưới đây là các đường cầu tấn công do tôi đã hướng dẫn các em với phương châm tập luyện “ tấn công vào điểm yếu của đối phương với đường cầu mặc định của mình”, để làm sáng tỏ hơn về vấn đề tôi vừa nói tôi xin trình bày cụ thể như sau:
Bài tập 1: Ü Trong bài tập đầu tiên tôi hướng dẫn cho em HS nam dựng cầu và công cầu theo các hướng mặc định về cuối sân (H9).
(H9)
(H10)
Bài tập 2:Ü Trong bài tập thứ 2 tôi cho các em tự dựng cầu từ phía đồng đội chuyền cho người chủ công rồi sau đó tấn công vào vị trí ở giữa và vị trí trung tâm của đội đối phương (H10).
(H11)
Bài tập 3:Ü Áp dụng chiến thuật đánh lừa đối phương di chuyển khỏi vị trí cầu thủ để phát động đường cầu tấn công (H11).
Trường hợp đối với các em thực hiện sai kỹ thuật cúp cầu hoặc thực hiện chưa chuẩn thì giáo viên nên cho người tập ra bên ngoài sân tập luyện với động tác kỹ thuật cúp cầu (không cầu) rồi sau mới cho các em vào sân luyện tập. Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì lúc mới tập cúp cầu nên cho các em dựng cầu có độ cao vừa phải không nên dựng cầu cao quá cũng không nên dựng cầu thấp quá mà phải dựng cầu vừa tầm chuẩn của mình để dần dần tạo nên thói quen dựng cầu chuẩn, vừa tầm cúp. Song song đó là dựng cầu với khoảng cách xa lưới nhằm tạo cho các em có cảm giác tự tin, ít mắc lỗi chạm lưới đồng thời tạo độ khó cho đối phương trong việc chắn cầu. Sau đó mới cho các em tập dựng cầu gần lưới để thực hiện nhiều kỹ thuật cúp cầu xuống sân. Ở đây trong quá trình tập luyện thì tôi yêu cầu Hs phải dựng cầu đúng theo dự định tính sẵn có nghĩa dựng cầu theo mặc định là đưa cầu vào tình huống nào thì cúp cầu về hướng nào, vị trí nào theo thống nhất của tôi mà chính tôi đã biên soạn trong lý thuyết cho các em học mà tôi đã kinh nghiệm, viết lại trong khi tập luyện, thi đấu của bản thân tôi đã từng trãi qua.
Ví dụ: Khi dựng quả cầu bay trong không gian khoảng giữa sân lưới thì người chủ công phải cúp cầu về phía góc phải của sân đối phương, khi dựng cầu gần cuối mép lưới gần cột ăngten thì người chủ công phải cúp cầu ngay vào vị trí trung tâm của sân, nếu có người chắn thì cúp mạnh vào hàng chắn đối phương để cầu bay ra ngoài dành điểm thắngĐây là yếu tố quan trọng và là thành phần quyết định sự thành công hay thất bại ở việc thực hiện nên tôi buộc các em phải học thuộc lý thuyết đồng thời phải vận dụng linh hoạt trong tập luyện, thi đấu vì trong thể thao tư duy phải cao! (H12)
(H12)
Tóm lại: Việc tập luyện kỹ thuật cúp cầu và đạp cầu phải được tập luyện thường xuyên trong thời gian dài, tránh trường hợp tập luyện quá nôn nóng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau này như: chấn thương khớp gối, cổ chân, chấn thương lưng,, đồng thời phải quan sát sửa sai cho người tập, khuyến khích, đôn đốc các em tập luyện. Song song đó việc cho các em thực hiện các kỹ thuật từ khâu dựng cầu đến việc cúp cầu thì người HLV phải hướng dẫn tỉ mỉ từng giai đoạn như: dựng cầu - chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp xúc cầu - giữ thăng bằngGiáo viên là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo của HS trong giai đoạn này. 
B. Huấn luyện kỹ thuật phòng thủ - chắn cầu : HLV tiến hành cho đội đứng vào đội hình 1 hàng ngang và phân tích kỹ thuật phòng thủ và kỹ thuật chắn cầu cho Hs quan sát, tiếp thu và tập luyện. 
F Cách tập luyện: HLV hướng dẫn cách di chuyển trong khi phòng thủ : khi bạn chủ công đá cầu tấn công qua lưới thì bạn số 1 di chuyền gần mang cá (kế vạch 2m) để chuẩn bị đón cầu khi bị đối phương chắn cầu qua lưới ở phía trước, đồng thời bạn số 2 di chuyển sau lưng bạn số 3 để chuẩn bị đỡ đường cầu khi đối phương chắn cầu qua lưới ở phía sau (H13)
(H13)
 Đó là những trường hợp thực dụng nhất trong thi đấu mà các vđv của đội cầu THPT An Phú đã vận dụng tốt các kỹ thuật chiến thuật này để công thủ 1 cách hợp lý, hiệu quả nhất để giành chiến thắng . Đây là cách huấn luyện chắn cầu của tôi truyền đạt lại cho các em cầu công và cầu thủ. Đồng thời cả đội phải có khả năng bao quát xử lý các tình huống hết sức nhạy cảm, chính xác và thông minh thì mới đem lại kết quả tốt.Vì vậy, lúc chắn cầu đòi hỏi người chắn phải có kĩ thuật, chiến thuật hoàn chỉnh và phải có sức khoẻ tốt và sức bật tốt, phải có các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sức dẻo và sự khéo léo. Để đạt được điều này người tập phải tiến hành tập luỵên thường xuyên, liên tục có hệ thống, khoa học và hợp lý với phương châm: 
Đam mê – Luyện tập – Tiến bộ.
 Đối với hàng phòng thủ phải thường xuyên luyện tập các bước di chuyển như đơn bước, đa bước, nhảy bước, bước chéo, bước đuổi, cách phối hợp đỡ cầu, chắn cầu, chuyền cầu, phát cầu. Chính vì vậy mà mọi thành viên trong đội cầu đều phải siêng năng luyện tập, tập đúng kỹ thuật, tôn trọng đồng đội và đoàn kết gắn bó với nhau, biết phát huy những điểm mạnh của từng cá nhân, khắc phục những mặt còn hạn chế để không ngừng phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao trong tập luyện và thi đấu. 
C. Huấn luyện yếu tố thể lực: 
Các yếu tố đá cầu cơ bản gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Đây là những yếu tố cơ bản cũng là yếu tố quan trọng mà người chơi cần phải nắm để chơi tốt môn đá cầu này. Muốn đạt được các yếu tố trên thì đòi hỏi sự tập luyện hằng ngày kể cả trong quá trình tập luyện và thi đấu phải vận dụng liện tục các yếu tố ấy và phải biết uyển chuyển trong các tình huống thi đấu khác nhau mà vận dụng cho phù hợp.
1. Yếu tố sức nhanh, sức mạnh:
Đây là yếu tố rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu. Đòi hỏi người chơi phải biết sử dụng sức mạnh, sức nhanh đúng cách để có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương rơi vào thế bị động để tạo cơ hội tấn công lấy điểm. 
Trong quá trình làm công tác huấn luyện thì tôi thường xuyên trao đổi với các anh em đồng nghiệp để tìm ra phương pháp tập luyện mang lại hiệu quả nhất cho các em đặc biệt tận dụng địa hình thuận lợi có sẵn tại trường mà đưa ra những bài tập bổ trợ giúp các em thực hiện bài tập đạt hiệu quả. Đối với đá cầu thì sức mạnh sức nhanh thường được thực hiện với các bài tập như: Bậc nhảy bằng 1 chân và 2 chân lên các bục cao, chạy lên xuống cầu thang nhiều lần. Nhảy lò cò từng chân, nhảy dây ở tư thế đứng hoặc ngồi, nhảy cóc, chạy tốc độ cao lặp lại 30-50m tại sân trường, các bài tập di chuyển sang phải sang trái và tiến lùi với tốc độ cao có kết hợp buộc dây thun hỗ trợ... tập kéo xà đơn, nhảy cóc, chống đẩy,...Tập vít cầu, xiết cầu, miết cầu với lực mạnh, nhanh. Các bài tập trên được tôi cho các em tập luyện vào mỗi buổi tập để nâng cao thể lực và nâng cao tốc độ của các em trong các tình huống xử lý những quả cầu khó đòi hỏi phải có sức nhanh, sức mạnh.
2. Yếu tố sức bền: 
Đây là các yếu tố không thể thiếu được trong môn đá cầu. Có được sức bền tốt sẽ giúp các em phát huy hết khả năng vốn có của trong từng trận đấu khi phải tham gia thi đấu nhiều nội dung hay gặp những đối thủ mạnh sẽ giúp xử lý tốt trong những tình huống tấn công hoặc phòng thủ và nâng cao thành tích của mình trong tập luyện và thi đấu. Để phát triển sức bền cần tập luyện hững bài tập sau: chạy 800-1500m, chạy biến tốc 200-400m, chạy lặp lại nhiều làn các đoạn 30-50m, chạy cầu thang tốc độ với nhiều lần liên tục...
3. Yếu tố mềm dẻo, khéo léo :
Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi có nhiều kỹ thuật đa dạng, phức tạp đòi hỏi vđv phải có khả năng mềm dẻo, khéo léo để thực hiện kỹ thuật và điều cầu chính xác. Được tập luyện với các bài tập như xoay các khớp, xoạc dọc, xoạc ngang, đứng thẳng gập người, các động tác bậc nhảy đá lăng trên cao, nhảy dây...
Tóm lại trong tập luyện cũng như trong thi đấu cần phải chú ý sử dụng nhiều các đường cầu, kỹ thuật khác nhau một cách đa dạng, thuần thục và linh hoạt chứ không nên chỉ chú trọng một đường cầu cơ bản nào. Phải biết linh động trong thi đấu đề phòng đối phương bắt bài nên tấn công nhiều vị trí khác nhau trên sân nhằm tìm ra điểm yếu của đối phương đồng thời kết hợp tốt các yếu tố nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo, để tạo ưu thế làm chủ trận đấu.
 IV. Hiệu quả của sáng kiến:
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này giúp các em học sinh hình thành những kỹ năng cơ bản của môn đá cầu, làm nền tảng cho các em luyện tập kĩ thuật cao hơn, có độ phức tạp lớn hơn.
 - Giáo viên lên kế hoạch từng bước theo định hướng phát triển các hoạt động tập luyện theo nguyên tắc : từ dễ đến khó, từ khó đến nâng cao, từ nâng cao đến phức tạp, và đi sâu vào chuyên môn của từng kỹ thuật động tác trong đó chú trọng đến cách giao nhiệm vụ, bài tập của HLV cho học trò, khả năng thực hiện nhiệm vụ tập luyện của các em, cuối cùng phải là sự hình thành kỹ năng chiến thuật, tâm lý chiến đấu, kỹ thuật hoàn hảo nhất mà từng em trong đội cầu phải đạt đến .
- Sáng kiến : “Kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện học sinh THPT đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia HKPĐ cấp tỉnh” sẽ giúp giáo viên có hướng nhìn bao quát hơn về công tác huấn luyện giúp học sinh đạt được kết quả tốt nhất trong tham thi đấu HKPĐ cấp tỉnh.
- Rèn luyện học sinh hoàn thành tốt kỹ năng sống trong tập thể, tác phong thi đấu bãn lĩnh, mạnh mẽ và khả năng chịu được áp lực, mệt mỏi và rèn luyện tinh thần đoàn kết cao giữa các đồng đội với nhau.
- Giúp học sinh tiếp thu và vận dụng tốt kỹ chiến thuật, tâm sinh lý , rèn luyện ý chí, nghị lực tốt nhất trong các kì tham gia HKPĐ cấp Tỉnh và HKPĐ cấp toàn quốc sắp tới.
- Kết quả thi học sinh tham gia HKPĐ cấp Tỉnh và Toàn quốc môn Đá Cầu do tôi huấn luyện:
Năm học
Số lượng 
dự thi cấp tỉnh
Đạt giải
2015-2016
01 học sinh
HCV Đơn nữ
01 học sinh
HCĐ đơn Nữ
02 học sinh
HCV Đôi Nữ
03 học sinh nữ
HCV đội 3 nữ
2016-2017
HCĐ đội 3 Nam HKPĐ Toàn Quốc
 HCĐ đôi Nam Nữ HKPĐ Toàn Quốc
2017-2018
03 học sinh nam
HCĐ đội 3 Nam
03 học sinh nữ
HCĐ đội 3 nữ
02 học sinh
HCV đôi Nam - Nữ
V. Mức độ ảnh hưởng: 
 - Việc viết sáng kiến : “Kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện học sinh THPT đạt hiệu quả ở nội dung đội ba nam môn Đá cầu tham gia HKPĐ cấp tỉnh” theo kinh nghiệm của bản thân cũng như việc tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp trước đó, đó là một việc làm rất có hiệu quả về gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thể thao là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sự học tập và lao động thường ngày của các em.
- Đồng thời tăng cường ý thức cho phụ huynh, cho học sinh và mọi người nhận thức đúng về lợi ích thiết thực của việc tập luyện TDTT trong và ngoài nhà trường.  Nhìn chung qua thời gian tập luyện đa số học sinh nắm được về kỹ thuật, chiến thuật cơ bản và kỹ thuật, chiến thuật nâng cao của môn đá cầu này được tốt hơn so với ban đầu.
 - Chính vì vậy mà chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh trường THPT An Phú đều thích được tập luyện TDTT- thích môn đá cầu, các em có thời gian vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động TDTT và rất yêu thích môn học này vì mục đích thiết thực của việc luyện tập này là tham gia tích cực phong trào, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao sức khoẻ, tạo vẻ đẹp cho cơ thể, vui chơi giải trí, phục vụ tối đa cho học tập ...
Để học sinh đạt được kết quả như vậy nhà trường đã phát động tạo ra nhiều câu lạc bộ TDTT cho các em vui chơi như : CLB đá cầu, CLB Cầu lông, đồng thời trang bị phương tiện, sân bãi chất lượng như: đèn chiếu sáng, sân đal xi măng, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền cho học sinh và mọi người tham gia CLB để thấy được TDTT là vô cùng quan trọng để nâng cao sức khoẻ, rèn luyện thân thể vì “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” giúp phong trào TDTT của trường phát triển hơn. Đúng vậy, khi ta khỏe mạnh thì ta cảm thấy sảng khoái, hăng say làm việc và yêu đời. Đồng thời chúng ta sẽ rũ bỏ được những mệt mỏi, phiền muộn trong cuộc sống và cảm nhận được nguồn sinh lực dồi dào đầy năng lượng nếu biết kết hợp giữa sự vận động về thể xác với tinh thần thì cuộc sống sẽ trở nên hài hoà hơn, hoàn hảo hơn. 
VI. Kết luận:
 1. Những bài học kinh nghiệm:
 - Đây là phương pháp dạy và huấn luyện theo hướng tích cực hiện đại mà tôi đã nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn trong quá trình huấn luyện học sinh tham gia thi đấu HKPĐ cấp tỉnh, toàn quốc và chính bản thân tôi đã thi đấu, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các người anh em, người thầy hướng dẫn mình.
- Nội dung sáng kiến viết về cách hướng dẫn tập luyện, phối hợp thi đấu của đội 3 nam, tôi tin chắc rằng sẽ không tránh khỏi điều thiếu sót rất mong được quí anh em đồng nghiệp, quí Thầy, Cô ban giám khảo bổ chính cho tôi những thiếu sót hay sai lầm về mặt kỹ thuật, chiến thuật trong huấn luyện để lần sau tôi có kinh nghiệm trau dồi kiến thức và viết sáng kiến sẽ sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn. 
 - Với tinh thần trao đổi, học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm của bản thân tôi, với mong muốn phát triển phong trào Đá cầu được lan rộng từ nhà trường đến bên ngoài xã hội tôi hy vọng sáng kiến này sẽ góp phần chút ít vào công việc này.
2. Kiến nghị và đề xuất:
 - Đa số học sinh lứa ở tuổi THPT có tính hiếu động, nhanh nhẹn dễ tiếp thu nên khi vào học môn đá cầu các em rất hăng hái và nhiệt tình, lại tiếp thu kỹ thuật nhanh chóng vì các em đã có khiếu thể thao về môn này nên đa phần những kỹ thuật mà tôi đã giới thiệu thì các em tập luyện rất tốt và đạt hiệu quả cao.
-Muốn đạt hiệu quả như vậy không những HS tích cực tập luyện mà giáo viên chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ bản thân và tự hoàn thiện mình, luôn trao đổi, nghiên cứu tìm ra những phương pháp soạn giáo án tập luyện phù hợp và các biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong tập luyện để đạt được chất lượng GDTC tốt nhất.
- Để đảm bảo công tác giảng dạy và tập luyện cho học sinh đạt hiệu quả trong tập luyện môn đá cầu đòi hỏi phải tăng cường giao lưu thể thao, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn giữa các huyện với nhau, đồng thời nên tổ chức cho các em học sinh trong trường thi đấu đá cầu giữa các khối lớp với nhau trong những dịp lễ như 20/11, HKPĐ cấp trường, các giải cấp huyện, Đầu tư dụng cụ phục vụ cho việc tập luyện như: lưới che chắn gió để đá cầu, lưới, trụ và giày đá cầu hàng năm
	 - Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên thể dục khi giảng dạy và huấn luyện môn Đá cầu ở các trường THPT, trong các kì tham gia HKPĐ cấp Tỉnh hay HKPĐ cấp toàn quốc và sáng kiến được thực hiện tại trường THPT An Phú.
- Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến
	 Lâm Minh Toàn
CHÚ THÍCH KÝ HIỆU VIẾT TẮT
THPT: Trung Học Phổ Thông.
BGH: Ban Giám Hiệu.
GV: Giáo Viên.
HS : Học sinh.
HLV: Huấn luyện viên.
VĐV: vận động viên
HKPĐ: Hội Khỏe Phù Đổng.
TDTT : Thể Dục Thể Thao
TD-QPAN : Thể Dục- Quốc Phòng An Ninh
Số 1,2,3,4 lần lượt thực hiện theo thứ tự.
CLB: Câu lạc bộ.
HCV: Huy chương vàng.
HCĐ: Huy chương đồng.

File đính kèm:

  • docskkn_giang_day_va_huan_luyen_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_da.doc
Sáng Kiến Liên Quan