SKKN Giải pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ trong giờ dạy đọc hiểu văn bản kí văn học “ Người lái đò Sông Đà”

TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY ĐỌC VĂN BẢN KÍ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI, TÙY BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”.

IV.1. Giao “dự án” cho các nhóm học sinh tìm hiểu các thông tin liên quan đến văn bản.

IV.1.1 Nguyên tắc dạy đọc

Như tất cả các hoạt động dạy học, dạy đọc phải đáp ứng mục tiêu dạy học,phù hợp đối tượng người học, đặc trưng môn học, phù hợp với các đặc điểm của hoạt động học.

IV.1.1.1. Dạy cách kiến tạo nghĩa

 Trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực người học, dạy đọc phải là quá trình dạy học sinh cách tự kiến tạo ý nghĩa cho mình. Đó không chỉ là quá trình “ lấy ra “, “thu về” những thông tin trong văn bản mà còn là ý kiến của chính người đọc- học sinh dựa trên thái độ, kinh nghiệm, kiến thức nền.

 Để dạy học sinh cách kiến tạo ý nghĩa, GV cần cung cấp cơ hội và hướng dẫn cho học sinh biết đọc dựa trên kiến thức nền của mình. Hay nói cách khác HS cần biết kết nối những điều đã biết với thông tin trong văn bản để hiểu được và kiến tạo được ý nghĩa từ văn bản. Người GV cần khơi gợi được kiến thức nền của HS bao gồm : kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học, kiến thức về thể loại, cách tổ chức văn bản bằng hệ thống phương pháp, kĩ năng dạy học của mình. Như văn bản kí văn học, GV cần giúp các em xây dựng kiến thức nền phù hợp trước khi học văn bản như : hiểu biết về tác giả, đặc điểm phong cách nghệ thuật; hiểu biết về thể loại kí , tùy bút; cách thức đọc hiểu bài kí, tùy bút Bên cạnh đó, người GV cần khơi gợi khuyến khích trải nghiệm của học sinh về đối tượng Sông Đà được nhắc đến trong bài học như: địa lý, lịch sử Sông Đà. GV tổ chức các hoạt động học tập để HS dựa trên kiến thức nền chủ động khai thác, khám phá các tầng nghĩa của văn bản kí hiện đại; dạy cho HS các phương pháp, kĩ thuật đọc văn bản kí hiện đại.

 

docx42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ trong giờ dạy đọc hiểu văn bản kí văn học “ Người lái đò Sông Đà”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tượng đều phải được nhìn ở góc độ thẩm mĩ. Mỗi sự vật chỉ có một mà không có hai. Phong cách độc đáo riêng biệt này cũng chính là cái ngông của tác giả.
Trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, hình ảnh con sông Đà được tác giả cảm nhận ở hai vẻ đẹp: hung bạo và trữ tình. Khi miêu tả tính cách hung bạo của con sông, Nguyễn Tuân lần lượt miêu tả vách đá, ghềnh Hát Lóong, hút nước... Tác giả chọn những điểm nhìn khác nhau để cảm nhận, miêu tả vách đá, làm nổi bật độ hẹp, cao, sâu: “có vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu”. Nghệ thuật so sánh độc đáo làm nổi bật sự hiểm nguy của vách đá. Câu văn dài “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió ghùn ghè... đòi nợ xuýt” với nhịp văn gấp gáp, nghệ thuật nhân hóa đã khắc họa hình ảnh ghềnh nước như một kẻ thù nham hiểm, độc ác. Khi miêu tả dáng vẻ thơ mộng của sông Đà, tác giả có điểm nhìn mới: “từ trên máy bay nhìn xuống”. Để rồi từ đó, sông Đà hiện lên thật yêu kiều: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình...nương xuân”. Cùng là một câu văn dài, nhưng nhịp văn ở đây lại vô cùng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu nhạc điệu. Điều đó đã cho ta thấy được tài năng của Nguyễn Tuân khi đã rất linh hoạt trong việc miêu tả vẻ đẹp của dòng Đà giang...”
V.4. Kiểm tra thường xuyên học kì 1 ( 2020 -2021)
Với đề văn: Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân tiếp cận sự vật phi thường bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác. 
Qua hình tượng Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
* Kết quả điểm số như sau: 
Lớp
Sỹ số
Điểm
giỏi, khá
Điểm TB
Điểm yếu
Ghi chú
12A4
43
29
12
2
Học theo PP này
12D3
45
33
13
0
Học theo PP này
12T5
44
22
15
7
Không học theo PP này
C. KẾT LUẬN
I. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là đề tài lần đầu tiên đặt ra vấn đề phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ khi tổ chức dạy đọc văn bản kí văn học – tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.
Đề tài chú ý phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ khi tổ chức dạy đọc văn bản kí văn học – tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.Đây là yêu cầu cần thiết cho một giờ dạy đọc văn bản thuộc thể loại kí văn học, thể tùy bút và vận dụng vào các bài kiểm tra, các bài thi của học sinh. Nó phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn và đổi mơi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát huy năng lực.
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ là yêu cầu quan trọng để học sinh làm chủ bài học. Với định hướng này, học sinh có ý thức đọc sáng tạo, biết phát huy kinh nghiệm đọc cá nhân, huy động kiến thức nền để nắm vững kiến thức bài học. Đề tài giúp các em vận dụng khi làm các bài thi biết chọn lọc, nhận biết, cảm thụ các tín hiệu nghệ thuật theo yêu cầu của đề; tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp tự học, biết đọc các văn bản kí văn học.
Đề tài đã làm phong phú thêm các phương pháp tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản kí văn học hiện đại, khơi dậy niềm đam mê, tạo niềm vui trong học tập và lao động của người học, Tạo cảm hứng thành công trong công việc. Về thực tiễn, đề tài có thể được vận dụng trong các giờ dạy học đọc hiểu văn bản kí văn học hiện đại , tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.
II.TÍNH KHOA HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính khoa học:
Trên cơ sở bám sát dặc trưng thể loại, loại hình kí văn học – thể tùy bút, yêu cầu của việc dạy đọc văn bản tùy bút, đề tài đề xuất phương hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ cho người học; hình thành quan niệm về thể tùy bút, cách đọc tùy bút một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. 
2. Phạm vi ứng dụng: 
Đề tài được đúc kết từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học của bản thân, xuất phát từ trăn trở, băn khoăn với nghề. Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh và đồng nghiệp trong lĩnh vực đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Ngữ văn.Việc tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua các biện pháp và kĩ thuật đã nêu nên mở rộng phạm vi ứng dụng trong khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại khác tùy từng tác phẩm cụ thể.
3. Đối tượng ứng dụng
Đề tài có thể vận dụng trong thực tế giảng dạy của giáo viên, đổi mới kiểm tra đánh giá cho học sinh trong các bài kiểm tra thường xuyên, giữa kì, cuối kì, thi HSG, thi khảo sát chất lượng.
Giáo viên
Ứng dụng đề tài này giáo viên tiến hành giờ dạy học nhẹ nhàng, sôi nổi,dân chủ, khắc sâu được kiến thức, giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng cảm thụ thẩm mĩ của người học. Hiệu quả giờ dạy khá cao, đạt được các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, cảm thụ phê bình văn học. Khắc phục được nhược điểm trong quá trình truyền đạt cho học sinh
b) Học sinh
Học sinh được phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ; hoàn toàn chủ động trong bài học, khắc phục việc diễn xuôi, diễn nôm văn bản kí.
4. Một số đề xuất
- Muốn phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ trong giờ dạy đọc văn nói chung, văn bản kí văn học, tùy bút nói riêng, giáo viên phải thay đổi vị trí của mình, không còn là người cung cấp kiến thức mà chuyển sang người hướng dẫn, hỗ trợ và hợp tác. Giáo viên chấp nhận một thực tế rằng có nhiều vấn đề học sinh hiểu biết, thành thạo hơn. Từ đó người thầy phải biết tự học, đam mê học tập và học suốt đời.
- Giáo viên cần học hỏi để phát triển các kĩ năng quan trọng: hợp tác, lắng nghe, dạy học tích hợp, giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo trong dạy học, tìm hiểu học sinh và cộng đồng, kĩ năng phản biện, hiểu vấn đề sâu hơn và sáng tạo; sử dụng công nghệ; nghiên cứu các lĩnh vực lân cận.
- Giáo viên phải thường xuyên tổ chức học sinh phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, giao dự án học tập phù hợp với nội dung bài học Không chỉ với mục đích chiếm lĩnh tri thức văn bản tác phẩm mà còn hình thành phương pháp, cách tư duy cho các em.
- Chúng tôi mong muốn trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy hay các tài liệu tham khảo có những bài chuyên sâu về cách dạy đọc phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, để giáo viên và học sinh tham khảo.
Trên đây là những tìm tòi, trăn trở của tôi để tiến hành thực hiện đề tài. Với thời gian chưa nhiều, năng lực còn có hạn, đề tài chắc không tránh khỏi những hạn chế. Với tinh thần học hỏi, cầu thị tôi mong các đồng nghiệp, các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học góp ý để đề tài của tôi tiếp tục được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn! 
 PHẦN PHỤ LỤC
Đề ra: ( Đề kiểm tra thường xuyên học kì 1 năm 2020 – Trường THPT Đô Lương 1)
Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân thường tiếp cận sự vật độc đáo, phi thường bằng ngòi bút tài hoa, độc đáo. Qua hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 Bài 1
 Bài làm của em Trần Thị Ngọc Diệp,( học sinh lớp 12 A4, năm học 2020 – 2021, trường THPT Đô Lương 1 )
 Nhà thơ Vũ Quần Phương đến với sông Đà “bao lần rồi vẫn lạ” và nhận thấy “sau ánh mắt lặng yên/ vui buồn đâu dễ thấy/ sông Đà quen thuộc ấy/ nói hết cùng tôi chưa?”. Thì trước đó Nguyễn Tuân đã hòa nhập vào cuộc sống mới, lao động và chiến đấu của nhân dân để tìm kiếm “chất vàng mười” của con người và thiên nhiên Tây bắc và viết nên tùy bút nổi tiếng “Người lái đò Sông Đà”. Đây là một áng văn đẹp được viết nên từ một người muốn dùng văn chương để làm nổi bật vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của thiên nhiên và nét đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người vùng núi cao Tây Bắc của Tổ Quốc. Hình tượng sông Đà là nét đặc sắc nghệ thuật in đậm dấu ấn tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm cuả ông là một bài ca về cuộc sống. Bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác, độc đáo cùng với tình thiên nhiên, đất nước; qua chuyến đi trải nghiệm Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những dòng bút kí đặc sắc miêu tả vẻ đẹp của Sông Đà. Nguyễn Tuân là định nghĩa nghệ sĩ đích thực với quan niệm “nghề văn là khổ hạnh”. Trong lịch sử văn học dân tộc, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương là những bậc thầy Tiếng Việt, làm giàu có cho kho tàng ngôn ngữ. Nguyễn Tuân được biết đến là người thợ kim hoàn của chữ. Ông góp vào một vốn ngôn ngữ đầy sáng tạo, tinh luyện; được coi là hiện tượng vô tiền khoáng hậu của văn học. Ông cũng tự nhận mình là “chuyên viên Tiếng Việt”. “Người lái đò Sông Đà” là tùy bút xuất sắc của đời văn Nguyễn Tuân, kết quả đẹp đẽ của chuyến đi trải nghiệm năm một chín năm tám. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến cách tiếp cận sự vật phi thường bằng ngòi bút tài hoa uyên bác. Vậy như thế nào là phi thường xuất chúng? Phải chăng là nét độc đáo, khác lạ nổi bật hơn người, vượt mọi giới hạn thông thường? Và Nguyễn Tuân khi đến với sông Đà khám phá nét tính cách hung bạo, trữ tình của dòng sông? Trên dải đất cong cong hình chữ S có biết bao con sông để thương để nhớ. Ta đã biết đến con sông quê hương trong thơ Tế Hanh hay con sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” trong thơ Hoàng Cầm. Đến với thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, người đọc cảm nhận sự dữ dội, bạo ngược của sông Đà. Trước tiên, cái hung bạo của Đà giang là ở “đá dựng vách thành, chẹt lòng sông như một cái yết hầu”. Động từ “chẹt” gợi cảm giác trực tiếp độ hẹp, bức bối của lòng sông như đang bị kìm hãm bởi một thế lực đầy sức mạnh. Bằng tài dụng ngôn, sử dụng câu văn dài, trúc trắc, trùng điệp, Nguyễn Tuân đã đưa người đọc vào hành trình cảm nhận đầy phong phú, mới lạ. “Ngồi khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, tưởng như nhìn lên phòng của tầng nào đó vừa tắt phụt đèn điện”, liên tưởng độc đáo, thú vị, động từ mạnh “ngóng vọng. tắt phụt” gợi cảm giác đột ngột bất ngờ tô đậm cảnh đá bờ sông lạnh, sâu, hẹp, tối.
 Hung bạo sông Đà còn ở quãng ghềnh Hát Loóng “ nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió...”. Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng triệt để, phép điệp liên hoàn, động từ mạnh gợi cảm giác nối tiếp, xô đẩy nhau tạo vòng quay dữ dội của cảnh sắc. Đặc biệt từ láy “cuồn cuộn, gùn ghè” gợi tâm địa độc ác của thác nước sông Đà. Đó còn là những cái hút nước giống như cái giếng bê tông “nước thở và kêunhư cửa cống cái bị sặc”. Nguyễn Tuân đã thực thể hóa dòng sông, “thở” và ‘kêu” gợi cảm giác mạnh mẽ, dữ dội. “Cửa cống cái bị sặc” cho thấy độ sâu của hút nước và âm thanh ghê rợn của nước. Đặc biệt là thác dưới “nước réo gần mãi rồi lại réo to mãi lên, giọng gằn mà chế nhạo”. Tiếng nước như “oán trách, như là van xin, rồi lại khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Một loạt từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, trạng thái của “kẻ thù số một” của con người; cho thấy sông Đà là một mối hiểm nguy khôn lường với những tay lái đò khinh suất nào. Nguyễn Tuân dùng lửa để tả nước, tô đậm tính dữ dội, bạo ngược của sông Đà. Đá sông Đà cũng độc đáo không kém, tên nào tên ấy ngỗ ngược, cả một trận địa đá được bày ra để dìm chết thuyền. Tiêu biểu là trùng vi thạch trận ba vòng. Bằng liên tưởng độc đáo, sử dụng kiến thức liên ngành: quân sự, võ thuật, thể thao, nhà văn gợi dậy không khí chiến trận đầy cam go “Thạch trận dàn bày vừa xong thì con thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt...Với hệ thống hình ảnh, chi tiết đặc sắc, một loạt động từ mạnh gợi hình ảnh dữ dội, dồn dập, hối thúc trong chiến trận.
 Nhưng sông Đà đâu chỉ có vẻ hung bạo mà nó cũng là một dòng sông đầy trữ tình. Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân...” . Hình ảnh “áng tóc trữ tình” gợi vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, đậm chất hội họa. “Áng” gợi công trình kiệt tác nghệ thuật. Hình ảnh “hoa ban, hoa gạo” gợi sự lãng mạn, thơ mộng, sắc đỏ hoa gạo, sắc trắng hoa ban điểm xuyết trên nền đen óng ánh của tóc... Hình ảnh nên thơ, diễm lệ, kì ảo biết bao! Nước sông Đà là màu xanh ngọc bích thanh khiết, cao quý. Từ điểm nhìn trong rừng ra, nhà văn nhận thấy sông Đà như một “cố nhân”. Từ Hán Việt gợi màu sắc trang trọng, cố nhân – người cũ, sông Đà là tri âm tri kỉ, nặng sâu tình nghĩa. “Thuyền tôi trôi trên sông, cảnh ven sông lặng tờ đến thế...”, thanh bằng phủ ngập kết hợp nhịp văn chậm, tha thiết, gợi không gian mênh mông, nguyên sơ...
 Qua ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên ở nhiều dáng vẻ khác nhau. Nguyễn Tuân là bậc thầy ngôn ngữ, sử dụng ngôn từ biến hóa, giàu tính khơi gợi, sắc cạnh. Câu văn “co duỗi” nhịp nhàng. Văn học bao giờ cũng gắn liền với cuộc sống con người để có sức sống trụ lại với thời gian. Những trang văn Nguyễn Tuân đem đến cho ta những rung cảm, dư vị thấm thía về vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
 Bài 2: 
Bài làm của em Nguyễn Thị Hải Vân (học sinh lớp 12D3 năm học 2020 – 2021, Trường THPT Đô Lương 1)
Nhà thơ Quang Lâm đã từng viết về con sông Đà: “Đẹp ngàn đời biển trời xanh bát ngát/ Cá dầm xanh anh vũ nhảy theo mùa/ Khi mùa nước lũ thác reo gầm dữ dội/ Thu chớm lạnh, sóng nước lặng lờ trôi”. Tây Bắc đã trở thành miền đất hứa trong những năm năm tám – sáu mươi khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn, nhà thơ đã đến đây để tìm cho mình nguồn cảm hứng mới. Nếu Tô Hoài từng thốt lên: “mảnh đất Tây Bắc đã để thương để nhớ trong tôi nhiều lắm!” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập tùy bút “Sông Đà” và linh hồn là bài bút kí “Người lái đò Sông Đà” (1960). Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật độc đáo phi thường bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác”. Điều đó đã được thể hiện qua hình tượng con sông Đà với vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình.
Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam, mỗi tác phẩm của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa cùng lòng yêu thiên nhiên, con người, khám phá mới mẻ tong chuyến đi trải nghiệm ngược dòng về miền Tây Bắc, ông đã viết nên những trang bút kí đặc sắc tái hiện vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của sông Đà. Nguyễn Tuân là định nghĩa đích thực của một người nghệ sĩ đa tài với quan niệm “nghề văn là nghề khổ hạnh”. Trong văn học dân tộc, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương là những bậc thầy sáng tạo ngôn ngữ thì đến Nguyễn Tuân – một cây bút làm giàu có hơn cho kho từ vựng nước nhà, người thợ kim hoàn của chữ. “Người lái đò Sông Đà” là tùy bút xuất sắc trong tập “Sông Đà”. Nói đến “tiếp cận sự vật phi thường, độc đáo” là nói đến những sự việc vượt lên sự bình thường, tầm thường để hướng tới sự hoàn mĩ tột đỉnh, biến dòng sông thành một con người với tâm địa, diện mạo riêng biệt, Trên dải đất cong cong hình chữ S có biết bao con sông để thương để nhớ. Nếu trong thơ Hoàng Cầm, con sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” thì đến Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên với hai vẻ đẹp: vừa hung bạo, dữ dằn vừa trữ tình, thơ mộng.
Nhà văn nhìn sông Đà bằng cái nhìn độc đáo, tác giả triệt để sử dụng nghệ thuật nhân hóa, biến dòng sông thành một con người với tâm địa, diện mạo riêng. Hình ảnh dòng sông in đậm dấu ấn tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Tích tắc thăng hoa ngòi bút Nguyễn bắt chộp được những vẻ đẹp của thiên nhiên ngay trong tâm điểm hung bạo. Tính cách hung bạo của con sông Đà trước hết là cảnh đá bờ sông dựng vách thành “mặt sông chỗ ấy lúc đúng ngọ mới thấy được mặt trời”. Lúc chính ngọ lạnh lẽo âm u đến ghê người. Với nghệ thuật miêu tả sinh động, nhà văn giúp người đọc hình dung ra được độ cao của cảnh đá hai bên bờ sông; vừa diễn tả được cái lạnh lẽo ghê người của những khúc sông có dá chẹt “như cái yết hầu”. So sánh vừa chính xác vừa tinh tế, bất ngờ, lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân lục lọi tìm đến kiệt cùng cái kho ấn tượng ăm ắp, cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người. Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển dàn giao hưởng bài ca thác xô sóng đá. Vận dụng những tri thức liên ngành: quân sự, thể thso, võ thuật... Nguyễn Tuân đậm tô nét hoang dại hung hăng bạo ngược của Đà giang với ba vòng trùng vi thạch trận độc ác, hung tợn, kẻ thù số một với con người: “những boong ke chìm, pháo đài đá nổi, những thằng đá tướng, những cửa sinh, cửa tử bố trí lệch....”.
Ngòi bút tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân còn được biểu hiện ở những câu văn tài hoa miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Đà giang: “ Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai, cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân...”. Hình ảnh áng tóc gợi công tình nghệ thuật tuyệt mĩ của tạo hóa. Những hoa ban hoa gạo cài lên mái tóc diễm lệ gợi vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính hiếm thấy. So sánh “như một cố nhân”, cố nhân là người bạn cũ, gợi vẻ đẹp thân thương, trìu mến , tri âm tri kỉ. Vận dụng kiến thức liên ngành để miêu tả dòng sông, câu văn co duỗi nhịp nhàng chạm khắc trong tâm trí người đọc vẻ đẹp độc đáo tuyệt đẹp của dòng sông Tây bắc.
Gấp lại trang văn Nguyễn Tuân, người đọc vẫn mãi vấn vương một dòng Đà giang hùng vĩ mà thơ mộng, diễm lệ. “ Văn học là nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. Nguyễn Tuân đã thực sự “đóng triện riêng” trong nền văn học Việt Nam. 
 Bài 3
 Bài làm của em Nguyễn Thị Xuân Quý (HS lớp 12 A4, năm học 2020 – 2021, trường THPT Đô Lương 1)
Nhà phê bình Nguyễn Đăng mạnh đã nhận xét rằng: “Nguyễn Tuân đã tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri vô giác mà là một sinh thể có hành động, có tính cách, cá tính, tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản, đối lập nhau như tác giả đã nói: hung bạo và trữ tình”. Quả thật, qua hình tượng sông Đà, người đọc có thể thấy được rằng; “Nguyễn tuân tiếp cận sự vật phi thường bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác.
 Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến người suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được xem là người thợ kim hoàn của chữ, đóng góp cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc vốn từ ngữ phong phú, độc đáo và mới mẻ. Ông có cách tiếp cận riêng - tiếp cận sự vật phi thường xuất chúng. Vậy thế nào là phi thường? Phải chăng đó là những sự vật, hiện tượng độc đáo, tuyệt vời thơ mộng, hung bạo? Như M. Gorki từng nói: “Cái tầm thường là cái chết của nghệ thuật”. Điều này thật đúng với quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Với ông, mọi sự vật, hiện tượng đều phải được nhìn ở góc độ thẩm mĩ. Mỗi sự vật chỉ có một mà không có hai. Phong cách độc đáo riêng biệt này cũng chính là cái ngông của tác giả.
Trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, hình ảnh con sông Đà được tác giả cảm nhận ở hai vẻ đẹp: hung bạo và trữ tình. Khi miêu tả tính cách hung bạo của con sông, Nguyễn Tuân lần lượt miêu tả vách đá, ghềnh Hát Lóong, hút nước... Tác giả chọn những điểm nhìn khác nhau để cảm nhận, miêu tả vách đá, làm nổi bật độ hẹp, cao, sâu: “có vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu”. Nghệ thuật so sánh độc đáo làm nổi bật sự hiểm nguy của vách đá. Câu văn dài “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió ghùn ghè... đòi nợ xuýt” với nhịp văn gấp gáp, nghệ thuật nhân hóa đã khắc họa hình ảnh ghềnh nước như một kẻ thù nham hiểm, độc ác. Khi miêu tả dáng vẻ thơ mộng của sông Đà, tác giả có điểm nhìn mới: “từ trên máy bay nhìn xuống”. Để rồi từ đó, sông Đà hiện lên thật yêu kiều: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình...nương xuân”. Cùng là một câu văn dài, nhưng nhịp văn ở đây lại vô cùng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu nhạc điệu. Điều đó đã cho ta thấy được tài năng của Nguyễn Tuân khi đã rất linh hoạt trong việc miêu tả vẻ đẹp của dòng Đà giang.
Qua hình tượng con sông Đà, ta có thể thấy được sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Những câu văn co duỗi nhịp nhàng, ngôn từ độc đó, in đậm cốt cách của một người nghệ sĩ trong đời thực và trong văn. Ông luôn sử dụng bienj pháp đối lập, tương phản, nhân hóa, phép trùng điệp. Những câu văn ấm nóng tình người và rất trẻ trung hiện đại. Ông còn vận dụng kiến thức liên ngành để miêu tả “đứa con tinh thần của mình”. Qua đó, hình tuowngjta thấy cái đẹp trong tác phẩm của ông thuộc về nhân dân lao động và gắn liền với hiện thực cuộc sống.
“Nhà văn là người cho máu” người nghệ sĩ Nguyễn Tuân với cách tiếp cận đối tượng phi thường xuất chúng và ngòi bút tài hoa uyên bác thực sự như con tằm rút ruột nhả tơ, dốc hết tâm lực để chạm khắc trong lòng độc giả một con sông Tây Bắc bất tử cùng năm tháng. 

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_tich_cuc_hoa_hoat_dong_cua_hoc_sinh_phat_huy.docx
Sáng Kiến Liên Quan