SKKN Giải pháp phát triển một số kỹ năng tổ chức giải đấu thể thao cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông của tôi thông qua dạy học môn Thể dục
I. Cơ sở lí luận
Theo quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể
thao trong thời kỳ đổi mới, “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe,
tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng
cường thể lực của thanh niên, đào tạo con người phát triển toàn diện, có tri thức,
có đạo đức và hoàn thiện thể chất”. Cũng theo nhiều nghiên cứu, để thực hiện tốt
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển sâu, rộng hoạt động thi
đấu thể dục thể thao thì những người làm công tác TDTT có vai trò vô cùng to lớn.
Có thể nói đó là hạt nhân quan trọng để tuyên truyền, nhân rộng phong trào thi đấu
TDTT nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển TDTT trong thời kỳ phát triển và hội
nhập.
II. Cơ sở thực tiển
Trong những năm gần đây, phong trào TDTT tại tỉnh Nghệ An nói chung,
trường THPT của tôi và tại địa phương nói riêng phát triển sâu rộng. Một mặt là
nhờ sự quan tâm của hơn về phong trào thi đấu thể thao của nhà trường, sự tích cực
đổi mới về phương pháp dạy học của giáo viên Thể dục, mặt khác là phong trào thi
đấu thể thao phù hợp với thuần phong mỹ tục tại địa phương. Chính những xúc tác
đó là động lực để các giải thi đấu TDTT tại nhà trường, địa phương đặc biệt là các
câu lạc bộ càng ngày càng tăng về mặt số lượng. Tuy nhiên, một số không nhỏ
những giải đấu, trận đấu hiện nay không những không đưa lại những bổ ích cho
các em, ngược lại còn để lại nhiều hạn chế. Một phần lớn nguyên nhân nằm ở sự
không phù hợp của khâu tổ chức giải đấu khi mà học sinh là những người trực tiếp
tham gia vào công tác này lại thiếu những kỹ năng cơ bản nhất như: Kỹ năng xây
dựng điều lệ giải, cách áp dụng các thể thức thi đấu hay kỹ năng làm trọng tài
tạo sân chơi mới lạ, bổ ích hoặc là nhằm phát triển con người một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ, qua đó đẩy lùi tệ nạn xã hội, hình thành cách sống khoa học cho thế hệ trẻ. - Thời gian, địa điểm tổ chức giải: Chọn thời gian tổ chức cho phù hợp, gắn với ngày lễ, ngày kỷ niệm như: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, chào mừng năm học mới, ngày quốc khánh 2/9 . . . , gắn với các hoạt động chung của nhà trường (ví dụ: Chào mừng Đại hội Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, chào mừng ngày thành lập trường...) - Đối tượng và điều kiện tham dự giải: Như là HS toàn trường, theo khối, hoặc giới tínhcó học lực trung bình trở lên, hạnh kiểm khá trở lên - Nội dung, thể thức và cách tính thành tích thi đấu. + Tùy thuộc vào CSVC, kinh phí, thế mạnh và phù hợp thuần phong mỹ tục để xác định nội dung. + Tùy thuộc vào thời gian, CSVC, kinh phí, số lượng VĐV (đội) tham gia và tính chất của giải để xác định thể thức thi đấu. + Thành tích thi đấu tính theo điều lệ giải quy định phù hợp với luật. - Áp dụng luật thi đấu theo luật hiện hành - Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại: + Khen thưởng: Tùy theo kinh phí và quy mô của giải đấu. Có thể là cờ, cúp, tiền hoặc cộng điểm thi đua 35 + Kỷ luật: Tùy theo quy định các mức độ và hành vi của VĐV (đội) để áp dụng kỷ luật như: Phê bình, trừ thi đua hoặc loại khỏi giải + Giải quyết khiếu nại: Nếu về luật thì tổ trọng tài tham mưu cho BTC giải quyết, về nhân sự hoặc vấn đề khác thì BTC giải quyết. - Quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký thi đấu: Phụ thuộc vào từng giải đấu. - Kinh phí: Lập kế hoạch dự trù và được phê duyệt. - Các quy định khác (nếu có); - Điều khoản thi hành. 4.2.2. Phương pháp dạy học Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu và phương pháp thuyết trình, phân tích nội dung tiết học. Bước 2: Cho học sinh quan sát 1 quyết định mẫu trên máy chiếu Powerpoint. Bước 3: Đặt câu hỏi cho học sinh nghiên cứu trả lời. Câu 1: Em hãy đặt tên một giải đấu gắn với 1 ngày lễ lớn trong năm? Trả lời: Ví dụ: Giải bóng chuyền nam khối 12 chào mừng 89 năm ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh Câu 2: Mục đích, yêu cầu của giải đấu mà em đặt tên? Trả lời: Tùy theo giải đấu của các em chọn để giáo viên nhận xét. Câu 3: Em hãy nêu bản chất của thể thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua? Trả lời: Là thể thức VĐV (đội) thua 1 trận sẽ bị loại ngay, không thể thi đấu trận tiếp theo. Câu 4: Em hãy trình bày ưu, nhược điểm của thể thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua? Trả lời: - Ưu điểm: Là rút ngắn được thời gian toàn bộ giải đấu và tiết kiệm kinh phí. - Nhược điểm: Khó đánh giá chính xác trình độ và khả năng các VĐV (đội) ra sao. Câu 5: Em hãy nêu bản chất của thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm? Trả lời: Là thể thức thi đấu mỗi đội sẽ gặp nhau 1 lần. Và sau tổng số các vòng đấu đội nào có trận thắng nhiều nhất sẽ là đội vô địch. Câu 6: Em hãy trình bày ưu, nhược điểm của thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm? Trả lời: - Ưu điểm: Tất cả các VĐV (đội) đều được gặp nhau nên đánh giá khá chính xác trình độ và khả năng các VĐV (đội). 36 - Nhược điểm: Tổ chức nhiều trận đấu nên chiếm nhiều thời gian và kinh phí toàn bộ giải. Câu 7: Em hãy nêu bản chất của thể thức thi đấu hỗn hợp? Trả lời: Sử dụng phối hợp 2 thể thức thi đấu trở lên. Thường thì vòng loại chia bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm chọn VĐV (đội) vào thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua ở vòng tiếp theo hoặc ngược lại. Bước 4: Học sinh nhận xét, giáo viên chuẩn kiến thức. Bước 5: Phân lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tập làm điều lệ 1 giải đấu gắn liền với một sự kiện hay ngày lễ nào đó mà các em ưa thích. Bước 6: Đại diện các nhóm trình bày. Bước 7: Học sinh nhận xét, giáo viên chuẩn kiến thức. 4.3. Cách tính số vòng đấu, trận đấu và sơ đồ thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm và loại trực tiếp 1 lần thua 4.3.1. Phương pháp giảng dạy cách tính số vòng đấu và sơ đồ vòng đấu của thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm Bước 1: Giáo viên nêu thứ tự các bước tính số vòng đấu, trận đấu cho học sinh nắm bắt. Bước 2: Cách tính số vòng đấu. - Nếu số VĐV (đội) tham gia thi đấu là lẻ thì: X = a - Nếu số VĐV (đội) tham gia thi đấu là chẵn thì: X = a - 1 Bước 3: Giáo viên lấy ví dụ cụ thể và cùng học sinh tìm số vòng đấu. Ví dụ 1: Với số VĐV (đội) tham gia thi đấu là 3 VĐV (đội). Vì số đội là lẻ nên: X = a = 3 vòng đấu. Ví dụ 2: Với số VĐV (đội) tham gia thi đấu là 4 VĐV (đội). Vì số đội là chẵn nên: X = a – 1 = 3 vòng đấu. 37 Bước 4: Giáo viên sử dụng phương pháp lời nói đặt câu hỏi để học sinh phản xạ trả lời nhanh. Cách thức: Giáo viên đọc số VĐV (đội) tham gia thi đấu, học sinh trả lời số vòng đấu. Bước 5: Giáo viên chuẩn kiến thức. Bước 6: Cách vẽ số vòng đấu. Vòng 1 Vòng VĐV (đội) gặp VĐV (đội) - VĐV (đội) gặp VĐV (đội) - VĐV (đội) gặp VĐV (đội) - VĐV (đội) gặp VĐV (đội) - 4.3.2. Phương pháp giảng dạy cách tính số trận đấu và cách xếp trận đấu của thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm Bước 1: Giáo viên nêu và chú thích công thức. A = Trong đó: A: Tổng số trận đấu. a: Số VĐV (đội) tham gia thi đấu. Bước 2: Giáo viên lấy ví dụ cụ thể hướng dẫn học sinh đồng thời cùng học sinh tính số trận đấu. Ví dụ 1: Có 4 VĐV (đội) tham gia thi đấu. - Số VĐV (đội) là chẵn nên số vòng đấu sẽ là: X = 4 – 1 = 3 vòng. - Số trận đấu là: A = = 6 trận. - Giáo viên cùng học sinh tổng hợp số vòng đấu, trận đấu của ví dụ trên để xếp các vòng đấu và trận. Trận Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 1 1 - 4 1 - 3 1 - 2 2 2 - 3 4 - 2 3 - 4 38 Theo sơ đồ ta có: Vòng 1 có 2 trận đấu Vòng 2 có 2 trận đấu Vòng 3 có 2 trận đấu Trận 1: 1 gặp 4 Trận 1: 1 gặp 3 Trận 1: 1 gặp 2 Trận 2: 2 gặp 3 Trận 2: 4 gặp 2 Trận 2: 3 gặp 4 - Chia lớp thành 4 nhóm, ra bài tập cho các nhóm làm sau đó đại diện nhóm trình bày bảng sơ đồ vòng đấu và trận đấu. - Giáo viên chuẩn kiến thức. Ví dụ 2: Có 3 VĐV (đội) tham gia thi đấu. - Số VĐV (đội) là lẻ nên số vòng đấu là: X = 3 vòng. - Áp dụng công thức ta có: A = = 3 trận. - Giáo viên cùng học sinh tổng hợp số vòng đấu, trận đấu của ví dụ trên để xếp các vòng đấu và trận. Trận Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 1 0 - 3 0 - 2 0 - 1 2 1 - 2 3 - 1 2 - 3 Lưu ý: Nếu VĐV (đội) gặp 0 coi như được nghỉ trận đó. Theo sơ đồ ta có: Vòng 1 có 1 trận đấu. Vòng 2 có 1 trận đấu. Vòng 3 có 2 trận đấu Trận 1: 0 gặp 3 (Nghỉ) Trận 1: 0 gặp 2 (Nghỉ) Trận 1: 0 gặp 1 (Nghỉ) Trận 2: 1 gặp 2 Trận 2: 3 gặp 1 Trận 2: 2 gặp 3 - Chia lớp thành 4 nhóm, ra bài tập cho các nhóm làm sau đó đại diện nhóm trình bày bảng sơ đồ vòng đấu và trận đấu. - Giáo viên chuẩn kiến thức. Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức tổng hợp. 4.3.3.Phương pháp giảng dạy cách tính số VĐV (đội) phải thi đấu vòng đầu của thể thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua Bước 1: Giáo viên nêu và chú thích công thức. X = 2(a – 2n). 39 Trong đó: X: Số VĐV (đội) phải thi đấu vòng đầu. a: Là VĐV (đội). n: Là số tự nhiên. 2n ≤ a (2ngần a nhất). Bước 2: Giáo viên lấy ví dụ cụ thể, đồng thời cùng học sinh tính số VĐV (đội) thi đấu vòng đầu. Ví dụ: Có 6 VĐV (đội) tham gia thi đấu. Áp dụng công thức: X = 2(6 – 22) = 4 VĐV (đội). Bước 3: Vẽ sơ đồ. Lưu ý: Số trận thi đấu ở vòng đầu nên chia đều cho 2 nhánh của sơ đồ. Bước 4: Chia lớp thành 4 nhóm, ra bài tập cho các nhóm làm sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả bằng sơ đồ. Bước 5: Giáo viên chuẩn kiến thức. 4.4. Phương pháp giảng dạy ký hiệu trọng tài 1 số môn mà tại trường và địa phương thường tổ chức 4.4.1. Giáo viên cho các em xem video trận đấu có trọng tài điều khiển 4.4.2. Giáo viên cho xem 1 số ký hiệu qua hình ảnh trình chiếu 4.4.3. Làm thị phạm ký hiệu tương ứng với lỗi để học sinh tư duy, phản xạ 1 2 3 Chung kết 4 5 6 Trận: 1 Trận: 2 Trận: 3 Trận: 4 Trận: 5 40 4.4.4. Sử dụng trò chơi “Ký hiệu theo lời nói” hoặc “Nói theo ký hiệu” Cách chơi: Giáo viên hô các lỗi, học sinh làm ký hiệu hoặc ngược lại. Ví dụ 1: Giáo viên hô: Bóng ra ngoài. Học sinh: Làm ký hiệu bóng ra ngoài. Ví dụ 2: Giáo viên ký hiệu: Bóng chạm tay chắn. Học sinh nói: Bóng chạm tay chắn. 4.4.5. Thực hành làm trọng tài trong các tiết học ngoài trời có nội dung luật hoặc đấu tập 4.4.6. Vận động học sinh tham gia trọng tài các giải ở địa phương, nhà trường có Giáo viên hướng dẫn Chương III: Kết quả thực nghiệm I. So sánh thực nghiệm Trong nhiều năm công tác, bản thân chúng tôi được tham gia vào BTC cũng như ban trọng tài nhiều giải đấu như các giải đấu do nhà trường, do địa phương tổ chức, ngoài ra còn thường xuyên được TTVH huyện và sở GD&ĐT Nghệ An điều đi thực hiện nhiệm vụ trọng tài nhiều giải đấu cấp tỉnh, Quốc gia cụ thể: Giải Công Đoàn nghành, giải thể thao truyền thống, HKPĐ các cấp...tổ chức và được đánh giá rất cao về nghiệp vụ chuyên môn. Từ năm 2020 đến nay chúng tôi đều áp dụng “Giải pháp phát triển một số kỹ năng tổ chức giải đấu thể thao cho học sinh tại trường THPT của tôi thông qua dạy học môn Thể dục”, do chúng tôi soạn thảo. Cùng với sự so sánh kết quả điều tra, nắm bắt thông tin qua các năm chúng tôi thấy rằng: - Số lượng và kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao ở 2 năm trước. + Số học sinh làm công tác đoàn tại địa phương, tham gia các câu lạc bộ...ngày càng tăng. + Những em học sinh tham gia BTC giải phần lớn kỹ năng còn mơ hồ hoặc chưa nắm được chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản. + Giáo viên Thể dục, BCH Đoàn chưa chú trọng đến tầm quan trọng của vai trò kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao cho học sinh. + Ở địa phương, thực hiện đề án phát triển Đoàn 2 chiều nên các em là lực lượng nòng cốt cho mọi hoạt động. Bên cạnh đó việc phối hợp bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao cho các em chưa chú trọng quan tâm. - Giải pháp phát triển kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao của chúng tôi: 41 + Nhận rõ sự cần thiết của công tác tổ chức thi đấu thể thao đối với thế hệ trẻ hiện nay. + Cần chú trọng về vận dụng linh hoạt điều kiện CSVC, thời tiết, thời gian để lồng ghép nội dung này thông qua dạy học cũng như hoạt động NGLL. + Soạn thảo, xây dựng nội dung cơ bản để bồi dưỡng kiến thức cũng như kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao. + Dự kiến những phương pháp, KTDH để áp dụng vào từng buổi, tiết học cụ thể. - Kết quả đạt được. + Phong trào thể thao tại trường và địa phương phát triển rõ rệt. + Số lượng các giải đấu ngày càng tăng, chất lượng ngày càng đạt hiệu quả. + Kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao và công tác trọng tài của học sinh ngày càng được nâng cao và có chất lượng. + Các em được nhiều giải đấu từ các tổ chức đoàn thể nhà trường cũng như địa phương mời tham mưu BTC hoặc làm công tác trọng tài. + Nhiều em được tặng giấy khen về phong trào hoạt động đoàn. + Những giờ học thể dục ngoài trời có nội dung thi đấu được áp dụng giải pháp nên giờ học sinh động hơn, hứng thú hơn và đạt hiệu quả cao hơn. + Không những học sinh được phát triển kỹ năng mà giáo viên cũng được nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. 1. Số liệu so sánh số lượng giải được tổ chức thi đấu 2 năm 2018, 2019 chưa áp dụng đề tài và năm 2020 áp dụng đề tài Nơi tổ chức Năm tổ chức Tổng số giải thi đấu Nhà trường Địa phương Các Sport Câu lạc bộ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm 2018 19 3 15,8 10 52,6 2 10,5 4 21,1 Năm 2019 15 2 13,3 9 60 1 6,7 3 20 Năm 2020 23 3 13,1 11 47,8 4 17,4 5 21,7 42 2. Số liệu so sánh số lượng học sinh phải tham gia BTC giải 2 năm 2018, 2019 chưa áp dụng đề tài và năm 2020 áp dụng đề tài 3. Số liệu so sánh về kỹ năng học sinh tổ chức các giải đấu 2 năm 2018, 2019 chưa áp dụng đề tài và năm 2020 áp dụng đề tài Kỹ năng Năm thi đấu Tổng số hs khảo sát Kỹ năng tốt (Tự tin) Kỹ năng cơ bản (Thực hiện được) Kỹ năng mơ hồ (Không tự tin) Chưa có kỹ năng (Không dám thực hiện) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm 2018 126 0 0 2 1,6 11 8,7 113 89,7 Năm 2019 126 0 0 2 1,6 12 9,5 70 88,9 Năm 2020 126 9 7,2 75 59,5 10 7,9 32 25,4 4. Số liệu so sánh chất lượng các giải đấu 2 năm 2018, 2019 chưa áp dụng đề tài và năm 2020 áp dụng đề tài Chất lượng Năm thi đấu Tổng số giải thi đấu Thành công Chưa thực sự thành công Chưa thành công Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm 2018 19 5 26,3 8 42,1 6 31,6 Năm 2019 19 4 21,1 7 36,8 8 42,1 Năm 2020 23 21 91,3 2 8,7 0 0 Năm Lớp Tổng số hs khảo sát Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 HS tham gia Tỷ lệ % HS khôn g tham gia Tỷ lệ % HS tham gia Tỷ lệ % HS không tham gia Tỷ lệ % HS tham gia Tỷ lệ % HS không tham gia Tỷ lệ % Lớp 10A1 43 10 23,3 33 76,7 12 27,9 31 72,1 13 30,2 30 69,8 Lớp 11A1 42 12 28,6 30 71,4 15 35,7 27 64,3 16 38,1 26 61,9 Lớp 12A1 41 15 36,6 26 63,4 17 41,5 24 58,5 19 46,3 22 53,7 Tổng hợp 126 37 29,4 89 70,6 44 34,9 82 65,1 48 38,1 78 61,9 43 II. Kết quả Qua nhiều năm đảm nhiệm công tác giảng dạy và tham gia công tác thể thao ở các cấp khác nhau, bản thân chúng tôi nhận thấy thực trạng kỹ năng học sinh tổ chức các giải đấu thể thao hiện nay đang hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự quan tâm về công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao cho các em, chưa thực sự đầu tư về mặt xây dựng nội dung và giải pháp. Nhận thấy những hạn chế đó, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất, áp dụng giải pháp phát triển một số kỹ năng tổ chức giải đấu thể thao cho học sinh tại trường THPT của tôi thông qua dạy học môn Thể dục. Trên cơ sở phân tích, bàn bạc, căn cứ tình hình thực tế, chúng tôi đã thực hiện và được kết quả mang lại vô cùng lạc quan như: - Làm cho tiết học thể dục sinh động, nhiều hình thức, nội dung dạy học. - Tình trạng sức khoẻ, thể chất và tầm vóc của học sinh được nâng lên rõ rệt nhờ việc thi đấu thường xuyên, có hệ thống. - Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau được phát huy, môi trường học đường lành mạnh, các biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe được cải thiện. - Kỹ năng tổ chức thi đấu và kỹ năng trọng tài của các em đã dần mang lại hiệu quả rõ rệt. - Quy trình tổ chức trận đấu, giải đấu được thực hiện chặt chẻ theo đúng quy định và chất lượng được nâng cao. - Phẩm chất đạo đức, tính tự giác tích cực phát triển mạnh. - Xử lý với những cảm xúc tiêu cực, các tình huống, khiếu nại xảy ra trong trận đấu, giải đấu linh hoạt, đúng luật và có văn hóa. - Phát triển phong trào thi đấu thể thao rộng khắp cho mọi lứa tuổi, giới tính. - Hoàn thành xuất sắc đề án phát triển đoàn 2 chiều do tỉnh Đoàn Nghệ An phát động. 44 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Một lần nữa, với mong muốn được trao đổi, chia sẻ và học hỏi về chính đề tài mà chúng tôi đã đúc rút từ thực tế dạy học, từ thực tế tham gia công tác tổ chức và điều hành các trận đấu, giải đấu, qua quan sát các em thực hiện công tác tổ chức, công tác trọng tài ở các giải đấu, trận đấu, tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, internet, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng những vấn đề nghiên cứu trên đây và đã đưa lại hiệu quả đáng khích lệ. Với bề dày kinh nghiệm và thâm niên công tác chưa được nhiều, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ thể thao, nên chúng tôi chưa đủ sức lực và trí tuệ để giải quyết hết những hạn chế. Nhưng quan trọng là thông qua đề tài, chúng tôi muốn hướng tới xây dựng được một tinh thần, thái độ, một hệ thống nội dung, giúp giáo viên luôn chủ động trong việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao cho học sinh, góp sức cho sự nghiệp phát triển phong trào thi đấu thể thao nước nhà, cho đề án phát triển đoàn 2 chiều do tỉnh Đoàn Nghệ An phát động. Đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện, nâng cao thể chất, tầm vóc, phát triển hết năng khiếu trong hiện tại và tương lai. II. Kiến nghị và đề xuất 1. Đối với giáo viên - Thường xuyên cập nhật và tiếp cận những vấn đề mới đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa nội dung, luật thi đấu thể thao sửa đổi. - Chủ động phối hợp với các ban nghành, đoàn thể để nâng cao chất lượng về kỹ năng tổ chức thi đấu thể thao cho học sinh, cần chú trọng trước hết là BCS lớp và những em có năng khiếu. - Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân. - Sẵn sàng ghi nhận và tiếp thu những ý kiến góp ý của đồng nghiệp cũng như bạn đọc để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, ngoài nội dung học chính khóa cần chú trọng thêm dạy học theo chủ đề, vừa đáp ứng yêu cầu nội dung chính khóa, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, với đặc điểm thời tiết vùng miền và thuần phong mỹ tục tại địa phương. - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần quan tâm đến hoạt động thể thao trong trường học: Như tổ chức các giải thể thao nhân các ngày lễ trong năm. 45 3. Đối với BGH nhà trường - Chỉ đạo cho ban ngoại khóa nên lồng ghép nhiều hơn nữa chủ đề thể thao vào chương trình ngoại khóa hàng tháng. - Bổ sung thêm CSVC, tài liệu tham khảo để giáo viên nghiên cứu phục vụ cho dạy học và huấn luyện. - Tạo điều kiện về sân bãi, CSVC cho các CLB, các nhóm học sinh trong và ngoài trường tổ chức thi đấu nếu phù hợp. 4. Đối với các cấp quản lí giáo dục - Do sự thiếu thốn về CSVC, đặc điểm thời tiết vùng miền nên cần khuyến khích giáo viên có thể đa dạng hóa về hình thức lồng ghép nội dung vào tiết học khi điều kiện sân bãi không cho phép hay trong chương trình ngoài giờ lên lớp. - Nên phối hợp với sở VHTT&DL trang bị thêm tài liệu chuyên nghành nghiệp vụ thể thao cho giáo viên tham khảo. Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn mà bản thân chúng tôi đã đúc rút, tuy chưa được đầy đủ song ngoài áp dụng ở trường THPT thì đề tài này có thể áp dụng ở địa phương với đối tượng cùng lứa tuổi hoặc lứa tuổi lân cận. Rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến chân thành từ các đồng chí, đồng nghiệp để chúng tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu, ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng và chân thành cảm ơn! 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về TDTT. 2. Thực tế dạy học và tham gia BTC, trọng tài các giải đấu, trận đấu. 3. Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất – Tác giả: Nguyễn Toán – Phạm Danh Toán – NXB TDTT 1993. 4. Thực tế quan sát các giải đấu, trận đấu mà các em học sinh là BTC hay trọng tài. 5. Sinh lý học TDTT – Chủ biên: Vũ Thị Thanh Bình......NXB Đại học sư phạm. 6. Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao – NXB TDTT. 7. Tâm lý học TDTT – Chủ biên: PGS TS Lê Văn Xem – NXB Đại học sư phạm. 8. Giáo trình thống kê trong TDTT Chủ biên: TS Nguyển Hoàng Minh Thuận – NXB ĐHQG Hồ Chí Minh. 9. Giáo trình đường lối TDTT của ĐCS Việt Nam – Chủ biên: TS Phạm Văn Xen - NXB ĐHQG Hồ Chí Minh. 10. Cẩm nang thực hành dạy học TDTT cơ bản – Người dịch: Nguyễn Trọng Tấn – NXB ĐHSP Hà Nội. 11. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa – Đồng chủ biên: Hà Minh Dịu, Phùng Xuân Dũng – NXB ĐHQG Hà Nội. 12. Thông tin khoa học TDTT trên Internet. 47 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VÀ KÝ HIỆU GHI CHÚ 1 BGH Ban giám hiệu 2 GDTC Giáo dục thể chất 3 BTC Ban tổ chức 4 CTV Cộng tác viên 5 THPT Trung học phổ thông 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 VĐV Vận động viên 8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 9 TNCS Thanh niên cộng sản 10 CSVC Cơ sở vật chất 11 TDTT Thể dục thể thao 12 KHPĐ Hội khỏe phù đổng 13 BCH Ban chấp hành 14 HS Học sinh 15 TTVH Trung tâm văn hóa 16 NGLL Ngoài giờ lên lớp 17 KTDH Kỷ thuật dạy học 18 CLB Câu lạc bộ 19 VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch 20 Hướng di chuyển
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_phat_trien_mot_so_ky_nang_to_chuc_giai_dau_th.pdf