SKKN Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 10 – Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh

Một số vấn dề chung về kiểm tra đánh giá theo năng lực

- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và

hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa

dạng của cuộc sống

- Đánh giá theo năng lực: Đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và

thái độ của người học trong một bối cảnh có ý nghĩa. Cụ thể là đánh giá khả năng

của học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết các tình

huống trong học tập hoặc trong cuộc sống hàng ngày.

- .Quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Bước 3: Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá

Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá

Bước 5: Xử lý, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá

Bước 6: Giải thích và phản hồi kết quả đánh giá

Bước 7: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực HS

pdf62 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 10 – Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí thực nghiệm đã nhận xét: Khi 
được tiếp cận và tổ chức thực nghiệm hình thức đánh giá sản phẩm học tập học 
sinh trường các lớp tôi dạy rất hào hứng tham gia các dự án và tiết học có sản 
phẩm thảo luận nhóm. Tôi nghĩ rằng đây là các giải pháp có ý nghĩa thiết thực và 
 47 
phù hợp với nhiều trường THPT của tỉnh ta, do vậy cần được nhân rộng nhiều hơn 
nữa. 
Tại một trường THPT Đô Lương 2, đồng chí thực nghiệm đề tài đã cho biết: 
Khi được tiếp cận và tổ chức thực nghiệm công cụ của hình thức tự đánh giá và 
đánh giá đồng đẳng của sáng kiến tại đơn vị tôi, học sinh đã tham gia rất tích 
cực. Điều này cho thấy giải pháp này rất có ý nghĩa và mang tính thực tiễn cao. 
Những ý kiến nhận xét chân thành của các giáo viên thực sự đã đem lại cho 
chúng tôi một niềm tin, một nguồn động viên lớn để tôi tiếp tục đầu tư công sức, 
trí tuệ và thời gian nghiên cứu, ứng dụng để các hình thức kiểm tra này ngày càng 
có hiệu quả hơn nữa. 
- Cảm nhận của học sinh. 
Các giải pháp mới về đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá 
theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình 
Địa lí 10 đã đem lại hiệu quả giáo dục cao như năng hợp tự học, năng lực giao 
tiếp... cho học sinh. Tại đơn vị công tác, tôi đã phỏng vấn một số học sinh một số 
lớp khối 10. Sau đây là một số ý kiến của học sinh. 
Khi được hỏi: Nêu nhận xét của em khi được tham gia tự đánh giá khả 
năng hoàn thành bài tập của bản thân?. Em Hoàng Nữ Thanh Tuyền - HS lớp 
10A1 nói rằng: khi được tham gia tự đánh giá qua bảng kiểm, em thực sự rất thích 
thú và hào hứng vì em đã có thể tự đánh giá được khả năng làm bài của bản thân, 
từ đó khắc phục những sai sót trong bài làm để hiểu và làm các bài tập cùng dạng 
tốt hơn (Trích: cảm nhận của học sinh sau tham gia tự đánh giá) 
Sau khi tham gia trình bày ý tưởng của nhóm tại tiết Tác động của ngoại lực 
lên địa hình bề mặt trái đất, em Phạm Thị Phượng - HS lớp 10A4 cho biết: Được 
tham gia trình bày ý tưởng của nhóm, em thấy mình say mê học môn học Địa lí 
hơn, giúp em phát triển năng lực giao tiếp, hoạt động này thực sự rất hữu ích đối 
với chúng em. (Trích: cảm nhận của học sinh sau tham gia trình bày ý tưởng của 
nhóm). 
Những ý kiến của học sinh đã cho thấy rằng, những giải pháp mà tôi đã tổ chức 
cho học sinh trong sáng kiến là hiệu quả và hữu ích. 
 48 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận khoa học. 
 Để thực hiện thành công đề tài này, bản thân tôi đã tiến hành quá trình nghiên 
cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học theo các bước sau : 
Bước 1. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các tài liệu tập huấn về đổi mới dạy học và 
kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 
Bước 2. Tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài. 
Bước 3. Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài 
để vận dụng hiệu quả. 
Bước 4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực 
ở một số chủ đề và xây dựng bộ công cụ đánh giá các hình thức kiểm tra mới. 
Bước 5. Tổ chức tiến hành thực nghiệm theo nguyên tắc thực nghiệm khoa học và 
phân tích kết quả thực nghiệm chính xác, khách quan. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
 - Đối với giáo viên: giúp cho giáo viên luôn trau dồi kiến thức và kĩ năng tổ chức 
kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Đó là bước đệm 
quan trọng để giáo viên tiếp cận và không bỡ ngỡ với các hình thức kiểm tra đánh 
giá trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được triển khai dạy vào khối 
10 vào các năm học sau này. 
- Đối với học sinh: giúp học sinh phát triển các năng lực chung như: giao tiếp, 
năng lực tự học, tự chủ và các năng lực đặc thù bộ môn như: khai thác bảng số 
liệu, tranh ảnh. 
 3. Một số đề xuất. 
 - Mỗi giáo viên cần tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng ra đề, có bàn 
bạc trao đổi và giải quyết những vướng mắc khi biên soạn câu hỏi, bài tập, xây 
dựng chủ đề dạy học, xây dựng ma trận đề kiểm tra và các công cụ đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực. 
 - Tổ, nhóm chuyên môn tăng cường trao đổi thảo luận về xây dựng câu hỏi, bài 
tập, các công cụ đánh giá theo định hướng PTNL ở tất cả các khối. 
- Các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các giáo viên đã dự tập huấn tiếp tục tham gia 
diễn đàn trên mạng về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh . 
Đề tài được hoàn thành nhờ vào sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Rất mong được 
sự đóng góp, tham gia ý kiến để khắc phục những khuyết điểm và hạn chế để đề tài 
được hoàn thiện và thực sự hữu ích hơn. 
 Nghệ An, ngày 20 tháng 03 năm 2021 
Tác giả đề tài 
 Bùi Thị Hậu 
 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vụ GDTH - Tài liệu tập huấn dạy học và KTĐG theo định hướng PTNL – 
Hà Nội 2014. 
2. Phạm Thị Sen (chủ biên) - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng 
môn địa lí lớp 10. NXBGD, 2009. 
3. Lê Thông (Tổng chủ biên) - Sách giáo khoa Địa lí 10 (ban cơ bản). 
NXBGD, 2007. 
4. Lê Thông (Tổng chủ biên) - Sách giáo viên Địa lí 10 (ban cơ bản). 
NXBGD, 2007. 
5. Lê Thông ( tổng chủ biên). Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình 
trong SGK Địa Lý- NXB ĐH QG HN 2014. 
6. Nguyễn Minh Tuệ ( chủ biên) Dạy học và KTĐG theo định hướng PTNL 
– NXBĐH Sư phạm - Hà Nội 2018. 
7. Tăng Văn Dom – Học tốt Địa lý 10 – NXB ĐHSP TPHCM 2012. 
8. Nguyễn Đình Tám – Trương Văn Hùng – Câu hỏi và Bài tập Địa Lí 10 
NXBGD, 2009. 
9. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên) Giáo án và tư liệu dạy học điện tử. 
NXBĐHSP, 2007 
10. Đề thi OLYMPIC – 2016, NXBĐHSP. 
11. Đề thi OLYMPIC – 2015, NXBĐHSP. 
12. Lê Thông ( Tổng chủ biên) - Hướng dẫn ôn thi HSG quốc gia Môn Địa lý 
– NXB GD – 2013. 
13. Phạm Văn Đông - Bồi dưỡng HSG Địa lý 10 – NXBĐHQGHN- 2014. 
14. Bộ GD và ĐT – PISA và các dạng câu hỏi – NXBGD- 2009. 
15. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) - Câu hỏi trắc nghiệm và Bài tập tự luận 
Địa lý 10 – NXBĐHQGTPHCM- 2009. 
 50 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1. Phiếu kháo sát thực trạng đổi mới hình thức kiểm tra môn Địa 
lí lớp 10 – THPT theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực học 
sinh. 
1.1.Phiếu điều tra giáo viên. 
Thầy ( cô) vui lòng dánh dấu X vào ô lựa chọn? 
TT Nội dung câu hỏi Mức độ 
Ý kiến của thầy/cô 
( đánh dấu X vào đáp 
án thầy cô chọn) 
1 Ở trường thầy (cô) đã thực 
hiện những hình thức kiểm 
tra đánh nào? 
Kiểm tra viết 
Đánh giá sản phẩm học 
tập 
Đánh giá qua quan sát 
hoạt động học tập 
HS tự đánh giá, đánh 
giá đồng đẳng 
2 Theo thầy (cô) đổi mới 
hình thức, phương pháp 
kiểm tra đánh giá HS Có 
cần thiết không? 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
3 Theo thầy (cmô) ục đích 
đổi mới hình thức, phương 
pháp kiểm tra đánh giá HS 
là gì? 
Hình thành kiến thức 
Luyện tập kĩ năng 
phát triển năng lực 
4 Thầy (cô) gặp những khó 
khăn khi đổi mới hình 
thức, phương pháp kiểm 
tra đánh giá HS ? 
Kỹ năng tổ chức kiểm 
tra 
Xây dựng hệ thống câu 
hỏi bài tập theo năng 
lực 
Xây dựng bộ công cụ 
đánh giá 
 51 
1.2.Phiếu điều tra học sinh. 
Em hãy dánh dấu X vào ô lựa chọn? 
TT Nội dung câu hỏi Mức độ 
Ý kiến của em 
( đánh dấu X vào 
đáp án thầy cô 
chọn) 
1 
Em có thích khi được đánh giá năng 
lực học bằng các hình thức khác 
ngoài bài kiểm tra viết không? 
Không thích 
Thích 
Rất thích 
2 
Theo em các hình thức kiểm tra 
đánh giá khác có quan trọng đối với 
bản thân HS 
Không? 
Rất quan trọng 
Quan trọng 
Không quan 
trọng 
3 
Em cómong muốn được tham gia tự 
đánh giá năng lực học của bản thân 
hoặc của nhóm bạn không? 
Rất mong muốn 
Mong muốn 
Không mong 
muốn 
4 
Theo em đa dạng hóa các hình thức 
kiểm tra đánh giá đối có ý nghĩa gì 
với học sinh? 
Cung cấp kiến 
thức 
Luyện tập kĩ 
năng 
Hình thành 
năng lực 
Cả ba ý nghĩa 
trên 
PHỤ LỤC 2. Một số hình ảnh về sản phẩm thực nghiệm sư phạm 
 52 
2.1. Một trang vở ghi chép của học sinh 
2.2. Bài viết của HS 
PHỤ LỤC 3. Thực nghiệm sư phạm 
 53 
3.1. Phiếu điêu tra khảo sát ý kiến của HS về đa dạng hóa hình thức kiểm 
tra môn Địa lí 10? 
Em hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn? 
TT Câu hỏi Mức độ Ý kiến của em 
1 
 Em có yêu thích các 
hình thức kiểm tra đánh 
giá mà giáo viên đã thực 
hiện không? 
A. Rất thích 
B.Thích 
C. Không thích 
D. Ý kiến khác 
2 
Các hình thức kiểm tra 
có giúp em phát triển 
năng lực của bản thân 
không? 
A. nắm vững kiến thức 
B. Rèn luyện kĩ năng 
C.phát triển năng lực 
D. Tất cả các ý trên 
3 
Em hoàn thành các hình 
thức kiểm tra, đánh giá 
ở mức độ nào? 
A.Tất cả 
B. Phần lớn 
C.Một nửa 
D. Không hoàn thành 
 54 
PHỤ LỤC 4: Hệ thống câu hỏi và bài tập ở một số chủ đề trong chương 
trình Địa lí 10 
Chủ đề : Cấu trúc của Trái Đất. Thạch Quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Tác động 
của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái Đất 
- Bảng mô tả mức độ nhận thức và các năng lực được hình thành. 
Mức độ, 
Nội dung 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Vận dụng 
cao 
Cấu trúc 
của Trái 
Đất. 
Thạch 
Quyển 
 Trình bày được các 
lớp cấu trúc của Trái 
Đất (lớp vỏ, lớp 
Manti, nhân Trái Đất) 
về tỉ lệ thể tích, độ 
dày, thành phần vật 
chất cấu tạo chủ yếu, 
trạng thái. 
Biết được khái niệm 
thạch quyển. 
Trình bày được 
thuyết Kiến tạo 
mảng. 
Nêu được sự khác 
nhau giữa các lớp 
cấu trúc của Trái Đất 
Phân biệt được thạch 
quyển và vỏ Trái 
Đất. 
Xác định được các 
vành đai động đất, 
núi lủa và các dãy 
núi trẻ trên bản đồ. 
Liên hệ thực tế 
Việt Nam 
Vận dụng 
thuyết Kiến 
tạo mảng để 
giải thích sự 
hình thành 
các vùng núi 
trẻ ; các vành 
đai động đất, 
núi lửa. 
Tác động 
của nội 
lực lên 
địa hình 
bề mặt 
Trái Đất 
Trình bày được khái 
niệm nội lực. 
Biết được các vận 
động kiến tạo của nội 
lực lên địa hình bề 
mặt Trái Đất. 
Giải thích được 
nguyên nhân hình 
thành nội lực. 
Phân biệt được hiện 
tượng uốn nếp và 
hiện tượng đứt gãy. 
Liên hệ được một 
số thiên tai do tác 
động của nội lực 
gây ra trên thực tế. 
Mối quan hệ 
giữa sự dịch 
chuyển các 
mảng kiến 
tạo với việc 
hình thành 
các nếp uốn 
và đứt gãy. 
Tác động 
của ngoại 
lực lên 
địa hình 
bề mặt 
trái đất. 
Trình bày được khái 
niệm ngoại lực Biết 
được tác động của 
ngoại lực đến sự hình 
thành địa hình bề mặt 
Trái Đất. 
Giải thích được 
nguyên nhân hình 
thành ngoại lực. 
Nguyên nhân các 
qua trình tác động 
của ngoại lực. 
Phân biệt quá trình 
ngoại lực và nội lực 
và mối quan hệ nội 
lực, ngoại lực. 
Vận dụng liên hệ 
tác động các quá 
trình ngoại lực trên 
thực tế. 
Thiết lập được mối 
quan hệ giữa các 
quá trình ngoại lực. 
Vận dụng 
giải thích 
được tác 
động các quá 
trình ngoại 
lực trên thực 
tế 
 55 
Định hướng năng lực được hình thành: 
(1) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ 
(2) Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh ( mức 1,5), tư duy tổng hợp theo lãnh thổ ( mức 
1,4,5) 
- Xây dựng câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực. 
Trong chủ đề này, tác giả chọn phần tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt 
trái đất, vì quá trình tác động của ngoại lực học sinh dễ nhận biết bằng thực tế, 
cũng như vận dụng kiến thức của bài học để liên hệ và giải thích các hiện tượng 
địa lý ở Việt Nam và địa phương. 
* Câu hỏi mức độ nhận biết. 
Câu hỏi 1: Cho biết một số hoạt động kinh tế của con người làm phá hủy đá? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức đầy đủ: Khai thác khoáng sản, xây dựng đường giao thông... 
Mức tương đối đầy đủ: Kể đúng 1- 2 hoạt động. 
Mức không tính điểm: Câu trả lời sai. HS không trả lời. 
Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng sau về các quá trình phong hóa? 
Nội dung Phong hóa lý học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học 
Khái niệm 
Tác nhân 
Kết quả 
* Câu hỏi ở mức độ thông hiểu. 
Câu hỏi 1: Nối các ô chữ và hình ảnh sau sao cho thích hợp nhất? 
Câu hỏi 3: Cho các ô chữ sau: 
Từ các ô chữ trên em hãy viết một đoạn văn ngắn dưới 100 từ về quá trình ngoại 
lực? 
Nguồn năng lượng bức xạ mặt 
trời 
Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, gió, 
mưa 
Các dạng nước chảy, nước ngầm, 
băng hà, sinh vật . 
Là những lực sinh ra ở bên ngoài, 
trên bề mặt Trái Đất 
Phong hóa sinh học Phong hóa hóa học Phong hóa lý học 
 56 
Hướng dẫn trả lời 
Mức đầy đủ: Đoạn văn khái quát được khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. 
Mức tương đối đầy đủ: Câu trả lời có ý đúng nhưng diễn đạt ngôn ngữ chưa rõ 
ràng hoặc còn sai sót 
Mức không tính điểm: Câu trả lời sai. HS không trả lời. 
Câu hỏi 4: Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau cho thấy sự khác nhau 
 giữa các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. 
Quá trình phong hóa Quá trình bóc mòn Quá trình vận chuyển Quá trình bồi tụ 
Là ------------------ 
---------------------- 
Gồm có: ----------- 
---------------------- 
Là ------------------ 
---------------------- 
Gồm có: ----------- 
---------------------- 
Là ------------------ 
---------------------- 
Có hai hình thức: 
----------------------. 
Là ------------------ 
---------------------- 
Kết quả: ----------- 
---------------------- 
Câu hỏi 5: Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân biệt quá trình nội lực và ngoại 
lực? 
Hướng dẫn trả lời 
 Mức đầy đủ: 
 Ngoại lực Nội lực 
Khái niệm 
Là những lực được sinh ra do 
nguồn năng lượng ở bên ngoài 
của lớp vỏ Trái Đất. 
Nội lực là những lực sinh ra ở bên 
trong Trái Đất 
Nguyên nhân 
Chủ yếu là do nguồn năng lượng 
bức xạ Mặt Trời. 
- Do năng lượng của sự phân huỷ các 
chất phóng xạ. 
- Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật 
chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo 
trọng lực. 
- Năng lượng của các phản ứng hoá 
học, sự ma sát vật chất. 
Mức tương đối đầy đủ: HS chỉ phân biệt được khái niệm hoặc nguyên nhân của 
nội lực và ngoại lực 
Mức không tính điểm: HS không trả lời hoặc câu trả lời sai 
Câu hỏi 6: Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng 
(hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh? 
Hướng dẫn trả lời: 
 57 
Mức đầy đủ 
- Ở miền hoang mạc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho đá 
bị dãn nở, co rút liên tục sinh ra sự phá huỷ, nứt vỡ. Ở miền địa cực biên độ nhiệt 
năm rất cao nên quá trình phá huỷ đá cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngoài ra quá trình 
băng tan ở vùng khí hậu lạnh cũng làm cho đá bị nứt vỡ cơ giới mạnh. 
Mức tương đối đầy đủ: Chỉ giải thích được 1 miền khí hậu, hoặc giải thích đúng 
nhưng diễn đạt chưa chính xác. 
Mức không tính điểm: HS không trả lời hoặc câu trả lời sai 
* Câu hỏi mức độ vận dụng 
Câu hỏi 1: Em hãy kể tên một số thắng cảnh (nêu rõ thuộc Tỉnh nào) của các 
vùng địa hình cacxtơ ở nước ta ? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức đầy đủ 
- Kể được 3-4 thắng cảnh các vùng địa hình caxtơ ở nước ta, nêu rõ thắng cảnh đó 
thuộc tỉnh nào, ví dụ: Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh), Động Phong Nha ( Quảng 
Bình), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Hang Pắc Bó (Cao Bằng). 
Mức tương đối đầy đủ 
- Kể được 1-2 thắng cảnh các vùng địa hình caxtơ ở nước ta, nêu rõ thắng cảnh đó 
thuộc tỉnh nào. Hoặc kể được 3-4 thẳng cảnh nhưng không nêu rõ thắng cảnh đó 
thuộc tỉnh nào. 
Mức không tính điểm: HS không trả lời, hoặc câu trả lời sai. 
Câu hỏi 3: Từ sơ đồ sau, em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các quá trình ngoại lực? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức đầy đủ: 
- Các quá trình ngoại lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
Phong hóa 
Bóc mòn 
Bồi tụ 
Vận 
chuyển 
 58 
- Quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình bóc mòn, vận 
chuyển, bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật 
liệu bị phá hủy. 
Mức tương đối đầy đủ: Nêu được mối quan hệ giữa 4 quá trình ngoại lực nhưng 
không khẳng định được mối quan hệ chặt chẽ giữa các quá trình ngoại lực. 
Mức không tính điểm: Câu trả lời sai hoặc HS không trả lời. 
Câu hỏi 4: Ở vùng miền núi nước ta quá trình bóc mòn nào sau đây diễn ra mạnh 
nhất? 
A. Xâm thực B. Mài mòn 
C. Thổi mòn D. Khoét mòn 
Hướng dẫn trả lời: 
Mức đầy đủ: Đáp án A 
Mức không tính điểm: Các đáp án khác hoặc HS không trả lời. 
* Câu hỏi mức độ vận dụng cao. 
Câu hỏi 1: Quan sát các hình dưới đây, em hãy lý giải nguyên nhân tạo thành các 
dạng địa hình này ? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức đầy đủ: 
- Hình 1: Dạng địa hình nấm đá do gió tạo thành (thổi mòn, khoét mòn). 
- Hình 2: Dạng địa hình phi – o do băng hà tạo thành. 
Mức tương đối đầy đủ: Giải thích nguyên nhân nhưng không nói rõ dạng địa hình 
nào. 
Mức không tính điểm: Câu trả lời sai, HS không trả lời. 
Câu hỏi 2: Cho đoạn thông tin sau: 
" Động Phong Nha được hình thành do tác động của quá trình phong hóa 
nhiệt. Thăm động Phong Nha (Quảng Bình), chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và 
thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy và kì ảo của thiên nhiên ban tặng. Thời gian cùng 
Hình 1 
Hình 2 
 59 
với nhiệt độ, nước, khí CO2 ... qua quá trình bóc mòn đã hòa tan những khối đá 
vôi vô hình thành hang động tuyệt sắc, dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các 
khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Bàn tay tài hoa của tạo hóa khéo 
tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo 
về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương, không bút nào lột tả hết...” 
(Trích: Động Phong Nha – Sở VH- TT- DL Quảng Bình năm 2013) 
a. Em hãy tìm và sửa lỗi những từ, cụm từ sai về sự hình thành động Phong 
Nha? 
b. Những hành động xấu nào của con người có thể tác động xấu đến cảnh quan 
của Động Phong Nha? 
Hướng dẫn trả lời 
a. Tìm và sửa lỗi những từ, cụm từ sai 
 Mức đầy đủ: 
Các từ, cụm từ sai Sửa lại đúng 
Phong hóa nhiệt Phong hóa hóa học 
Quá trình bóc mòn Quá trình cacxtơ 
Mức tương đối đầy đủ: Tìm và sửa được ít nhất 1 từ, cụm từ sai, hoặc tìm được 2 
lỗi sai nhưng chưa sửa đúng 
Mức không tính điểm: Câu trả lời sai. HS không trả lời. 
b. Những hành động xấu của con người có thể tác động xấu đến cảnh quan của 
Động Phong Nha . 
Mức đầy đủ: Có thể nêu hai trong các hành vi dưới đây 
- Lấy nhũ đá. 
- Viết, khắc lên thành hang, động. 
- Phá đá cho các hoạt động sản xuất. 
- Vứt rác, chất thải trong hang động 
Mức không đầy đủ: Chỉ nêu được một hành vi phù hợp 
Mức không tính điểm: Câu trả lời sai. HS không trả lời. 
 60 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1. Lý do chọn đề tài 1 
2. Tính mới và đóng góp của đề tài 2 
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 
4. Phạm vi nghiên cứu 2 
5. Thời gian nghiên cứu 2 
6. Phương pháp nghiên cứu 
PHẦN II – NỘI DUNG 
Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 3 
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 
1.2. Cơ sở lí luận 3 
1.3. Thực trạng của đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng 
phát triển các phẩm chất năng lực của HS 
6 
Chương 2: Xây dựng công cụ đánh giá đổi mới hình thức kiểm tra đánh 
giá theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của HS 
8 
 2.1.Xây dựng câu hỏi và bài tập 8 
2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá 17 
2.3. Sự hình thành các phẩm chất, năng lực của học sinh qua một số hình 
thức kiểm tra đánh giá 
23 
Chương 3: Tổ chức thực nghiệm các giải pháp đổi mới hình thức kiểm tra 
đánh giá theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của HS 
24 
3.1. Hình thức kiểm tra viết trên giấy. 24 
3.2. Đánh giá qua nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh. 30 
3.3. Đánh giá qua quan sát hoạt động học tập của học sinh. 34 
3.4. Đánh giá qua trả lời câu hỏi của học sinh 37 
3.5. Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 37 
3.6. Phương pháp sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá đối với kết quả 
học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. 
39 
3.7. Ý nghĩa của đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá đối 
với sự phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh tại đơn vị công tác. 
40 
3.8. Kết quả thực nghiệm 43 
3.9. Hiệu quả của đề tài nghiên cứu 45 
PHẦN III – KẾT LUẬN 48 
1. Kết luận 48 
2. Ý nghĩa của đề tài. 48 
3. Một số đề xuất 48 
Tư liệu tham khảo, phụ lục 49 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN 
Nội dung Viết tắt 
Phát triển năng lực PTNL 
Trung học phổ thông, Giáo viên, học sinh THPT, GV, HS 
 61 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_hinh_thuc_kiem_tra_danh_gia_trong_chuong_trinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan