SKKN Đổi mới công tác quản lý sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường Tiểu học Chấn Hưng huyện Vĩnh Tường
Công tác chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học:
a. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của phương tiện thiết bị giáo dục.
Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng thiết bị dạy học qua tài liệu
Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy và học.
Trao đổi về cách tổ chức các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cự của học sinh.
b. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
Thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của giáo viên, chú trọng đánh giá phương pháp, kỹ năng sử dụng, khai thác hiệu quả thiết bị dạy học.
Dạy mẫu, so sánh, đối chiếu, phân tích, rút kinh nghiệm việc sử dụng thiết bị dạy học. Triển khai dạy đại trà trong toàn trường.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua việc sử dụng thiết bị dạy học một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.
c. Chỉ đạo giáo viên tự đánh giá kết quả sử dụng thiết bị dạy học của mình và đánh giá sự tích cực của học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học một cách khách quan.
Xây dựng quy chế làm việc của tổ, khối chuyên môn, cá nhân giáo viên hướng dẫn thảo luận kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị giáo dục.
d. Tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại việc sử dụng thiết bị dạy học.
Kiểm tra giáo án, kế hoạch cá nhân, kiểm tra sổ trả, mượn thiết bị dạy học.
Kiểm tra qua dự giờ thăm lớp.
Kiểm tra thông qua việc quan sát, theo dõi.
Kiểm tra thông qua việc sử dụng đồ dùng của học sinh.
Kiểm tra thông qua phiếu trắc nghiệm tổng hợp (trong đó có lồng cả nội dung kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học).
Theo dõi xếp loại giáo viên hàng tháng qua việc sử dụng thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
h nghiệm việc sử lý tình huống của bản thân. * Nguyên nhân chưa thành công: - Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chưa được thường xuyên, chưa chú ý đến các môn học như Âm nhac, Mĩ thuật, Thể dục. - Cán bộ quản lý nên hoãn kế hoạch kiểm tra vì trường có giáo viên dạy Âm nhạc. * Bài học kinh nghiệm: - Không ngừng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên về: tư tưởng, đạo đức, củng cố bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên. - Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, nêu gương trong công tác tự học và sáng tạo. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động dạy học, tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, các lớp quản lý giáo dục phục vụ cho đơn vị. - Chú trọng công tác chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng, xây dựng phong trào tự học trở nên thường xuyên, liên tục có nền nếp và coi đây là con đường quyết định để nâng cao chất lượng dạy và học. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá hoạt động nhà giáo ở trường bởi đây là một hoạt động quan trọng trong quản lý trường học. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá phải thường xuyên và phải có kế hoạch, đảm bảo đúng quy định, đa dạng hóa hình thức kiểm tra và áp dụng các phương pháp kiểm tra hợp lí; quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn. Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính pháp lý, công khai, dân chủ, khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá dạy học. 7.2. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤN HƯNG – HUYỆN VĨNH TƯỜNG. 7.2.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của công tác quản lý thiết bị dạy học của nhà trường. Dựa vào các nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học: Đảm bảo tính mục đích, tính phù hợp, tính kế thừa và phát triển, tính chu trình quản lý. Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học tiếp thu được từ khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục đặc biệt là những kiến thức về lập kế hoạch, kiến thức quản lý . Xét thực tại yêu cầu về công tác quản lý thiết bị dạy học của trường Tiểu học Chấn Hưng. 7.2.2. Mục tiêu của kế hoạch: * Mục tiêu chung: - Học tập các văn bản chỉ đạo, các chỉ thị, nghị quyết của ngành. Học tập quy chế chuyên môn, hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh, công tác thanh tra, kiểm tra giáo viên trong công tác sử dụng thiết bị dạy học. - Chỉ đạo sát sao việc việc mượn, trả và sử dụng thiết bị dạy học. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể, cá nhân xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch. - Bồi dưỡng, nâng cao việc sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên toàn trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường - Kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm đủ các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong công tác dạy - học. - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của trường. - Tăng cường sự quản lý chỉ đạo khai thác sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học nâng cao chất lượng dạy học. * Mục tiêu cụ thể: - Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể trong công tác quản lý và chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học theo tuần, tháng, năm. - Chỉ đạo kiểm kê thiết bị dạy học, có kế hoạch đề xuất Hiệu trưởng mua bổ sung. - Huy động các nguồn kinh phí để nâng cấp sửa chữa và mua sắm bổ sung đảm bảo dầy đủ các thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục. - Đầu tư bổ sung thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu Projector, máy tính , mạng internet, mạng wireless phục vụ công tác giảng dạy. - Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học. - Khai thác sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học nâng cao chất lượng dạy học. - Sử dụng phần mềm VEMIS, PEMIS và các phần mềm quản lý khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. - Chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học. 7.2.3. Biện pháp. * Công tác chỉ đạo và quản lý: - Đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách CSVC- thiết bị dạy học phối hợp với tổ trưởng chuyên môn, cán bộ giáo viên kiêm nhiệm (GVKN) của trường lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản thiết bị dạy học của trường trong năm học, sau đó trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. - Tích cực liên hệ, thuyết phục, động viện Cấp ủy chính quyền, phụ huynh để huy động được nguồn kinh phí cần thiết. - Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt, kế hoạch phải được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ của mình. - Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. - Các tổ chuyên môn phải có sổ theo dõi thiết bị, sổ mượn, trả. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. * Công tác sử dụng thiết bị dạy học: - Đồ dùng dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó như thế nào. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đồ dùng dạy học mỗi giáo viên cần: Nắm vững danh mục đồ dùng dạy học. Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định đồ dùng dạy học nào cần phải sử dụng, sử dụng với mục đích gì (dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ, hệ thống hoá kiến thức). Xác định thời điểm, thời gian thích hợp sử dụng đồ dùng đó trong tiết học. Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo đúng mục đích sử dụng. Chú ý đến ngôn ngữ, lời nói trong giảng dạy và trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Khi giới thiệu và sử dụng đồ dùng giáo viên nên tránh tình trạng giải thích dài dòng, vừa làm mất thời gian và không cần thiết, vừa làm rối rắm vấn đề. Tuy nhiên lời nói của giáo viên cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ. Vì vậy một khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần xác định rõ đồ dùng dạy học đó có tác dụng gì trong việc khai thác nội dung kiến thức của bài để có thể kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý nhằm giúp học sinh hiểu biết vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn. Để tránh tình trạng lúng túng, mất thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần dành thời gian thực hành trước các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Cuối cùng giáo viên cần nắm vững phương châm sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học như sau: Các thao tác học sinh tự làm được nên để học sinh tự thực hành. Thao tác nào học sinh làm sai cần phải được giáo viên chỉ rõ và hướng dẫn làm lại kịp thời. Chỉ khi học sinh không thể thực hiện được thao tác trên đồ dùng thì giáo viên mới làm mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để học sinh có thể tiến hành thao tác. Yêu cầu đặt ra phải rõ ràng, theo trình tự các bước một cách lôgic, lời nói và hành động phải kết hợp một cách nhịp nhàng. Giáo viên chỉ tiến hành các thao tác mẫu trên đồ dùng để kiểm tra kết quả làm việc của học sinh, chuẩn hoá các thao tác để đưa ra hình ảnh trực quan đẹp nhất. Cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, sử dụng sáng tạo sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như là đồ dùng dạy học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Xác định và sử dụng tốt đồ dùng dạy học tức là đã xác định được cái đích cần đạt của mỗi bài và của môn học, là sự thiết kế các hoạt động cơ bản của học sinh trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng phải kết hợp hài hoà với phương pháp dạy học sao cho lôgich mới mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học. 7.3. Nội dung kế hoạch: Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 1 năm (Từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019). Thời gian Nội dung công việc Dự kiến kết quả đạt được Người thực hiện (p.hợp) Đ.kiện thực hiện Khó khăn, cản trở Hướng khắc phục Tháng 8,9/2018 - Chỉ đạo kiểm kê ,sắp xếp lại đồ dùng thiết bị dạy học. Lập hồ sơ tham mưu với Hiệu trưởng mua sắm thêm ĐDTBDH vá báo cáo về phòng GD để có hướng bổ sung cho năm học mới. - Thông qua nội quy, quy đinh sử dụng thiết bị. - Chỉ đạo giáo viên mượn các bộ đồ dùng dạy học đồng bộ cả năm. - Kiểm kê TBDH có kết quả cụ thể. - Hoàn thành kế hoạch chi tiết, cụ thể có tính khả thi cao trên cơ sở thực tế nhà trường. P.Hiệu trưởng phụ trách TBDH. Tổ trưởng chuyên môn; Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. - Chuẩn bị các kế hoạch công tác năm học 2018-2019 của trường, trong đó có kế hoạch TBDH. - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. - Tài chính hạn hẹp. - Phụ thuộc công tác từ cấp trên. Để khắc phục những trở ngại đó, BGH, người phụ trách luôn cập nhật, nắm bắt thông tin để điều chỉnh kịp thời; Đàm phán, thương lượng để giải quyết tài chính, thường xuyên liên hệ công tác với cấp trên, tìm kiếm các nguồn tài trợ, giúp đỡ. Tháng 10/2018 - Tổ chức thực hiện, chỉ đạo và giám sát, đánh giá tiến trình và kết quả thực hiện kế hoạch đã được hiệu trưởng phê duyệt, có hướng điều chỉnh khi cần. - Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sử dụng TBDH và quán triệt mục tiêu, yêu cầu sử dụng TBDH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Đối với công tác thực hiện kế hoạch: Bố trí lực lượng phù hợp, hoàn thành đúng thời gian, đạt chất lượng. - Đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: 100% thành phần theo điều động tham gia, có đủ tài liệu hướng dẫn. P.Hiệu trưởng phụ trách TBDH. Tổ trưởng chuyên môn; Cán bộ phụ trách phòng thiết bị, GV. - Chuẩn bị các kế hoạch công tác năm học 2018-2019 của trường, trong đó có kế hoạch TBDH. - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. - Tài liệu bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học. - Thời gian và kinh phí tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên. Tham mưu với H.trưởng về kinh phí tổ chức. Thực hiện thời gian bồi dưỡng vào các buổi SHCM. Tháng 11/2018 - Chỉ đạo phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học . - Chỉ đạo GV phụ trách cho giáo viên mượn đồ dùng thiết bị dạy học . - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Kết quả đánh giá cụ thể việc sử dụng dạy học của giáo viên và học sinh. - Kế hoạch: Trình hiệu trưởng và thông qua được kế hoạch. P.Hiệu trưởng phụ trách TBDH. Tổ trưởng chuyên môn; Cán bộ phụ trách phòng thiết bị, GV và HS. - Dựa vào kết quả đánh giá sử dụng TBDH phân tích tình hình, thực trạng về TBDH, xác định nội dung - Các kế hoạch công tác năm học 2018-2019 của trường tiểu học Chấn Hưng, trong đó có kế hoạch Quản lý TBDH. Thiếu các minh chứng xây dựng kế hoạch. Tham khảo minh chứng các số liệu từ kế hoạch tác nghiệp của cán bộ phụ trách TBDH và các TTCM. Tháng 12/2018 - Đánh giá chất lượng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh cuối học kỳ I. Có biện pháp khắc phục những tồn tại trong học kỳ II. -Thi sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học do chuyên môn phát động. - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Kết quả đánh giá cụ thể việc sử dụng dạy học của giáo viên và học sinh. - Đánh giá kết quả thi đồ dùng dạy học tự làm P.Hiệu trưởng phụ trách thiết bị dạy học Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. TTCM - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. - Thời gian và kinh phí tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm Tham mưu với Hiệu trưởng về kinh phí tổ chức. Tháng 1/2019 - Chỉ đạo phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong học kỳ II. - Chỉ đạo, hướng dẫn cho giáo viên mượn đồ dùng thiết bị dạy học mới lớp 1,2,3,4,5 học kỳ II. - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Xây dựng kế hoạch thi làm đồ dùng dạy học lần 2 P.Hiệu trưởng phụ trách thiết bị dạy học Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. TTCM - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. Tháng 2/2019 - Chỉ đạo GV phụ trách cho giáo viên mượn đồ dùng thiết bị dạy học . -Thi sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học do chuyên môn phát động. - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Đánh giá kết quả thi đồ dùng dạy học tự làm P.Hiệu trưởng phụ trách thiết bị dạy học Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. TTCM - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. - Thời gian và kinh phí tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm Tham mưu với Hiệu trưởng về kinh phí tổ chức. Tháng 3/2019 - Chỉ đạo GV phụ trách cho giáo viên mượn, trả đồ dùng thiết bị dạy học . - Chỉ đạo kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TBDH P.Hiệu trưởng phụ trách thiết bị dạy học Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. TTCM - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. Tháng 4/2019 - Chỉ đạo GV phụ trách cho giáo viên mượn, trả đồ dùng thiết bị dạy học . - Chỉ đạo thống kê việc mượn trả đồ dựng dạy học trong tháng - Thống kê việc mượn trả đồ dùng TBDH: ưu điểm, tồn tại P.Hiệu trưởng phụ trách thiết bị dạy học Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. TTCM - Các hồ sơ minh chứng đánh giá sử dụng TBDH của giáo viên. Tháng 5/2019 - Thống kê số liệu báo cáo hoạt động 2017 – 2018. Thu hồi sổ đồ dùng dạy học, làm biên bản kiểm kê. Sắp xếp lại trang thiết bị trong phòng. - Đánh giá chất lượng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh. - Kiểm kê, bàn giao tài sản trước khi về nghỉ hè. - Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH và chỉ đạo sử dụng TBDH cho năm học 2018-2019. - Kiểm kê TBDH có kết quả cụ thể. - Hoàn thành kế hoạch chi tiết, cụ thể cho năm học mới trên cơ sở thực tế nhà trường trình Hiệu trưởng. P.Hiệu trưởng phụ trách thiết bị dạy học Cán bộ phụ trách phòng thiết bị. TTCM Chuẩn bị kế hoạch cho năm học 2018- 2019 Thiếu các minh chứng xây dựng kế hoạch. Tham khảo minh chứng các số liệu từ kế hoạch tác nghiệp của cán bộ phụ trách TBDH và các TTCM. 7.4. Kết luận : - Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện mọi hoạt động của nhà trường, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục. Việc xây dựng, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng mà là trách nhiệm của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. - Thiết bị dạy học đáp ứng được nhu cầu phát triển nhà trường, cần phát huy và huy động mọi tiềm năng trong và ngoài trường. - Người quản lý cần thực sự coi trọng công tác quản lý và chỉ đạo việc sử dụng thiết bị có hiệu quả, xác định công tác đó là nghệ thuật, là khoa học và cả một quá trình có sự kế thừa và không ngừng thay đổi để thích ứng. Công tác quản lý thiết bị dạy học đã khó nhưng việc quản lý việc sử dụng thiết bị lại càng khó hơn vì quản lý con người sử dụng thiết bị và nêu ra các yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học do vậy cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành, các đoàn thể. Nhà trường có hoàn thành nhiệm vụ hay không, có đạt được những kết quả như mục tiêu đã đề ra hay không đều được xuất phát từ hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Chất lượng sử dụng thiết bị dạy học có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động dạy học. Là một cán bộ quản lý phải luôn trăn trở nghiên cứu thực tiễn kết hợp với lý luận khoa học về công tác quản lý thiết bị dạy học để không ngừng tìm ra những giải pháp, biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý thiết bị dạy học nói riêng. Đứng trước yêu cầu thực tế của tình hình xã hội hiện nay thì thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học của trường chúng tôi vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời với yêu cầu. Bản thân tôi đã tự xác định cho mình phải luôn học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cũng như trình độ lý luận phải có sự vận dụng năng động, sáng tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và của địa phương nhằm góp phần đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý trong nhà trường, nhất là trong công tác quản lý chuyên môn nói chung và quản lý thiết bị dạy học nói riêng ở Trường tiểu học Chấn Hưng – huyện Vĩnh Tường. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần được bảo mật. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả thì cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ của ban giám hiệu, tập thể giáo viên, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn chỉ đạo cũng như giảng dạy, tôi nhận thấy hiệu quả giờ dạy được tốt hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng. Thúc đẩy được giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên hơn trong các giờ lên lớp, giúp giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học nhạy bén không lúng túng trước học sinh. Huy động được các nguồn đóng góp, tài trợ để nâng cấp, sửa chữa và mua sắm bổ sng cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của nhà trường. 10.1.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Sau khi áp dụng sáng kiến “ Đổi mới công tác quản lý, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường tiểu học Chấn Hưng- huyện Vĩnh Tường” chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, tỷ lệ học sinh năng khiếu cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh đại trà tăng hơn năm trước. Học sinh chủ động năm bắt kiến thức tốt hơn. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của học sinh được tốt hơn. Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của nhà trường ngày được tu bổ, bổ sung được tốt hơn. Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới công tác quản lý sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường tiểu học Chấn Hưng – huyện Vĩnh Tường ” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng tại trường tôi đang công tác. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp quản lí, của các bạn đồng nghiệp để báo cáo sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Chấn Hưng, ngày 12 tháng 2 năm 2019 Chấn Hưng, ngày 12 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn hướng dẫn số 896/ BGDĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Chơi để học ở tuổi học sinh tiểu học – Bộ Giáo dục - Đào tạo, Vụ Giáo dục Phổ thông. 3. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( Quyết định số 16/2006/QĐ –BGDDT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ) 4. Điều lệ trường tiểu học ( Ban hành kèm theo thông tư số 41/2010/TT – BGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo ). 5. Đổi mới phương pháp dạy học sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT. 7. Kế hoạch năm học của trường tiểu học Chấn Hưng. 8. Luật giáo dục- Nhà xuất bản Giáo dục 9. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 4/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 10. Sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán cấp 1. Đàm Hồng Quỳnh, Đỗ Kim Minh – Sở Giáo dục Nam Hà xuất bản 1992. 11. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học - Trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc. 12. Tài liệu quy định Chuẩn kiến thức kỹ năng đối với các khối lớp cấp tiểu học. 13. Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học - Trần Quốc Đắc và Đàm Hồng Quỳnh. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 CSVC Cơ sở vật chất 2 CB Cán bộ 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDTH Giáo dục tiểu học 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 NV Nhân viên 8 QĐ Quyết định 9 TBDH Thiết bị dạy học 10 TTCM Tổ trưởng chuyên môn
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_cong_tac_quan_ly_su_dung_thiet_bi_do_dung_day_h.doc