SKKN Dạy tích hợp liên môn để gây hứng thú học tập Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở trường Trung học Phổ thông

7.1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông (nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm)

7.1.1.1. Một số khái niệm.

- Khái niệm về kiến thức lịch sử

- Kiến thức của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là những hiểu biết của học sinh về lịch sử phát triển của xã hội loài người, được khoa học lịch sử xác nhận và ghi chép trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử mới nhất. Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông gồm có nhiều yếu tố: sự kiện, nhân vật, địa điểm, thời gian, khái niệm. phản ánh sự hiểu biết về những lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. [7, tr. 7 - 8].

- Như vậy, kiến thức lịch sử phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, là kết quả của việc nghiên cứu khoa học lịch sử, được sử dụng vào nhận thức và hoạt động xã hội giúp cho con người hiểu một cách đầy đủ về quá trình phát

- triển của lịch sử loài người.

- Khái niệm về kiến thức liên môn

- Kiến thức liên môn là mối liên hệ kiến thức giữa các môn học. Sử dụng kiến thức liên môn bằng con đường tích hợp những nội dung kiến thức từ một số môn học để làm rõ kiến thức của một số môn học nào đó.

- Như vậy, kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử là kiến thức giữa các môn học có cùng tư tưởng, quan điểm. Nắm được mối liên hệ giữa kiến thức của niệm các môn có liên quan, tính hệ thống của tri thức lịch sử sẽ giúp cho học sinh có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử.

- Khái về hứng thú học tập lịch sử

- Hứng thú học tập lịch sử là một thành phần nhân cách. Đó là một thái độ say mê, tự giác, tích cực đặc biệt của cá nhân đối với nội dung lịch sử cụ thể.

- Trước hết, hứng thú học tập lịch sử được biểu hiện ở sự tập trung của học sinh vào đối tượng. Có hứng thú các em mới tập trung vào các cơ quan thính giác, thị giác vào đối tượng mà mình cần nhận thức. Thị giác các em sẽ tập trung quan sát và thính giác thì tiếp nhận các thông tin về đối tượng để từ đó dần dần hình thành được biểu tượng, làm cho quá trình tư duy diễn ra nhanh hơn và hấp dẫn hơn. Nói cách khác, trong quá trình dạy học lịch sử, biểu tượng lịch sử góp phần vào phát triển hứng thú và ngược lại hứng thú sẽ góp phần vào tạo biểu tượng lịch sử, giúp quá trình tư duy nhận thức lịch sử diễn ra nhanh hơn, đầy đủ hơn.

 

docx43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy tích hợp liên môn để gây hứng thú học tập Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Sau khi ra đời Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đưa cách mạng nước ta bước vào thời kì đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ trong những năm 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô viết nghệ- Tĩnh. Để hiểu rõ hơn về phong trào cách mạng nước ta trong thời kì đầu có Đảng lãnh đạo, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động hình thành kiến thứ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 Tiết 1	
Vấn đề 1 
- Giáo viên gợi mở để học sinh tái hiện những kiến thức về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 nói chung, đối với nước Pháp nói riêng. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng bị kéo vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng đó. 
- Để giúp học sinh hiểu rõ hơn tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ nước Pháp đến kinh tế Việt Nam, giáo viên nêu một sô tư liệu:Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp diễn ra chậm hơn (giữa 1930) nhưng rất trầm trọng: sản lượng công nghiệp giảm 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, ngoại thương giảm 3/5, thu nhập quóc dân giảm 1/3
- Việt Nam là nước nông nghiệp nên khủng hoảng kinh tế diễn ra trước tiên và chủ yếu trong nông nghiệp (sản lượng, giá cả, diện tích đất canh tác bỏ hoang), tiếp đến là công nghiệp, thương nghiệp
- Khủng hoảng kinh tế tác động đến các tầng lớp giai cấp trong xã hội. 
+ Xã hội Việt Nam bao gồm các tầng lớp giai cấphầu hết đều bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế như không có ciệc làm, thu nhập thấp, hàng hóa ế ẩm
+ Từ đó mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng. Đây là môt trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931. Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. 
Vấn đề 2
- Nguyên nhân của Phong trào cách mạng 1930- 1931
+ Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933. 
+ Đàn áp khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái. 
+ ĐCSVN ra đời đã lãnh đạo PTĐT. 
Quan sát lược đồ phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hãy rút ra nhận xét về quy mô của phong trào ?
-Trong thời gian này, các nhà văn, nhà thơ cộng sản đã sáng tác văn học, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân, tinh thần lạc quan cách mạng, tin tưởng vào ngày mai tương sáng của dân tộc.“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, “Tức cảnh Pắc Bó”, “Cảnh rừng Pắc Bó”, “Nhật kí trong tù ”, “ Diễn ca Mười chính sách của Việt Minh ” của Hồ Chí Minh. 
 Vịnh cách mạng 1930- 1931
Xô viết phong trào dậy tứ tung
Biểu tình sôi nổi Bắc Trung Nam
Nông thôn trống giục ầm ầm dậy
Công xưởng cờ reo rực hồng
Mặt nạ bay đưa bom súng dọa
Tay không choa(1) nắm búa liềm vung
Gan người cộng sản là gan thép
Bom súng nào ngăn sức vẫy vùng
 Hình: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 30 – 31
- Sự ra đời: từ trong PTĐT của qcnd, do đấu tranh của quần chúng nhân dân mà có
- Nắm chính quyền
- Các chính sách của XVNT
Chính trị, Kinh tế,Văn hóa- xã hôi: phục vụ nhân dân lao động. 
Sự ra đời, chính quyền, các chính sách chứng tỏ:XVNT là chính quyền của dân, do dân và vì dân; là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta. Mười chính sách của Việt Minh
Việt Nam độc lập đồng minh
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây.
Quyết làm cho nước non này,
Cờ treo độc lập, nền xây binh quyền:
Làm cho con cháu Rồng, Tiên,
Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta Có mười chính sách bày ra,
Một là ích nước, hai là lợi dân...
I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
1.Tình hình kinh tế: khủng hoảng, suy thoái nặng nề 
- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái.
+ Nông nghiệp: Giá lúa, giá nông sản hạ, ruộng đất bỏ hoang.
+ Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm , giá cả đắt đỏ.
2. Tình hình xã hội: 
Hầu hết các tầng lớp giai cấp đều bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế như không có việc làm, thu nhập thấp, hàng hóa ế ẩmà mâu thuẫn xã hội sâu sắc, nhất là hai mâu thuẩn cơ bản:dân tộc Việt Nam mâu thuẫn thực dân Pháp và nông dân mâu thuẫn địa chủ. 
những năm cuối thập kỷ 20, PTĐT phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1930, cuộc đàn áp dã man của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái đã làm tăng mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội. 
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT- NGHỆ TĨNH. 
1. Phong trào cách mạng 1930- 1931. 
a. Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc Khủng hoảng kinh tế 1929- 1933. 
- Đàn áp khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái. 
- ĐCSVN ra đời đã lãnh đạo PTĐT. 
b. Diển biến:
- Từ tháng 2- 4/1930: nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nông. đòi cải thiện đời sống như tăng lương, giảm giờ làm giảm sưu thuếbên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị: chống đế quốc, phong kiến
- Tháng 5:đã diến ra nhiều cuộc đấu tranh trong phạm vi cả nước nhân ngày 1/5. Tiếp đó trong các tháng 6,7,8 tiếp tục nổ ra các cuộc đấu tranh của công nông và các tầng lớp lao động khác trong cả nước. 
- Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao ở hai tỉnh Nghệ An,Hà Tỉnh: hàng nghìn nông dân biểu tình (có vũ trang tự vệ) kéo lên huyện, tỉnh đòi giảm sưu thuế. Công nhân Vinh- Bến thủy đã bãi công hưởng ứng. - Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930 với hơn 3 vạn người tham gia. Pháp đã cho máy bay ném bom làm 217 ngừơi chết, 126 người bị thương quần chúng kéo đến huyện lỵ, phá nhà lao, đốt huỵện đườngchính quyền thực dân phong kiến ở nhiềi lãng xã tê liệt,tan rã. Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng thôn xã đứng ra điều hành mọi hoạt động của làng xã àchính quyền Xô Viết hình thành. 
2. Xô Viết Nghệ- Tĩnh 
a. Về chính trị: 
- Các đội tự về đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. 
- Các đoàn thể cách mạng thu hút đông đảo nhân dân tham gia hoạt động 
b. Về kinh tế: chia ruộng đất cho nông dân nghèo, bãi bỏ thuế thân, xóa nợ cho dân nghèo, sửa sang cầu cống đê điều, lập các tổ chức để nông dân giúp đở nhau sản xuất. 
c. Về văn hóa –xã hội:tổ chức dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội ; trật tự an ninh được giữ vững. 
d. Ý nghĩa:là đỉnh cao của PTCM 1930- 1931, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân trong cả nước. 
- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man:
+ Quân sự: thiết lập hệ thống đồn binh ở hai tỉnh;càn quét, băn giết, đốt phá làng mạc. 
+ Chính trị: chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc.àtổ chức Đảng bị phá vỡ, nhiều cán bộ đảng viên bị bắt, tù đày àtừ giữa năm 1931, phong trào tạm lắng. 
* Hoạt động luyện tập:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930 - 1931 ? Nguyên nhân nào quan trọng nhất ?
- Dựa vào lược đồ phong trào cách mạng 1930 - 1931 và lược đồ phong trào Xô việt Nghệ Tĩnh, em hãy khái quát diễn biến của phong trào cách mạng 1930 - 1931.
- Hướng dẫn tự học: Chuẩn bị tiết 2 bài 14:
- Chính quyền xô viết Nghệ Tĩnh ra đời và hoạt động như thế nào ? Vì sao nói chính quyền xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới ? So sánh với chính quyền cũ trước đây ?
- So sánh Luận cương chính trị tháng 10 của Trần Phú với Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
- Phân tích ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào 1930-1931. 
Vì sao phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra mạnh mẽ nhất ở hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh ? . 
 Đáp án đề kiểm tra 15 phút
- Nghệ - Tĩnh là vùng quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, lại bị thực dân phong kiến đàn áp, bóc lột nặng nề nên đời sống nhân dân cực khổ.
- Nhờ có nguồn khoáng sản, Pháp đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp. Khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên 6000 người), có một đảng bộ mạnh với 2011 đảng viên.
- Nghệ - Tĩnh cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng...
Hoạt động vận dụng, mở rộng:
Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ- Tĩnh.
Trình bày đôi nét về phong trào cách mạng ở Quảng Trị trong những năm 1930- 1931.
Hãy nhận xét về phong trào cách mạng 1930 – 1931? ( Về quy mô, mức độ, hình thức, lực lượng...)
Vì sao XVNT là chính quyền của dân, do dân, vì dân?
So sánh giữa Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc với Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú, từ đó rút ra nhận xét.
Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, để lại những và bài học kinh nghiệm gì cho những giai đoạn sau?
Vì sao phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là cuộc tập dượt chuẩn bị cho CMT8?
HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:
- Nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của PTCM 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô viết- Nghệ Tĩnh. 
- Hãy nêu nhận xét về PTCM 1930- 1931
- Sưu tầm thơ ca ngợi PTCM 1930- 1931 và Xô viết - Nghệ Tĩnh
Duyệt của tổ chuyên môn
b. Khả năng áp dụng sáng kiến
- Mục đích 
Thực nghiệm hay áp dụng là để kiểm nghiệm trong thực tế những dự kiến và những biện pháp sử dụng kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh qua dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1930- 1945 ở trường (chương trình chuẩn).
Từ thực nghiệm sư phạm và những kết quả đạt được sẽ khẳng định những biện pháp sư phạm mà đề tài nêu ra.Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đặc biệt lưu ý những kiến thức liên môn có thể gây hứng thú học tập cho học sinh không? Năng lực thực hành và trí thông minh sáng tạo của các em có được phát huy trong quá trình học tập không? Kiến thức các môn học liên quan có giúp các em hiểu bài dễ dàng hơn không và ngược lại.
- Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 12A, 12E trường trung học phổ thông Dân Tộc Nội trú tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian thực nghiệm vào đầu tháng 11 năm 2019.
- Nội dung 
Để bài đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm ở trường trung học phổ thông Dân Tộc Nội Trú tỉnh Vĩnh Phúc qua bài 14 “Phong trào cách mạng 1930 - 1935” (tiết 1).
Tôi chuẩn bị 2 giáo án bài 14 - lớp 12 trung học phổ thông : “Phong trào cách mạng 1930- 1935 ” theo hai kiểu:
+ Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của đề tài, sử dụng kiến thức liên môn như văn học, địa lí, chính trị vào dạy học lịch sử nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường, không sử dụng đầy đủ kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử.
-Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho học sinh cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong thời gian 15 phút đầu tiết học sau.
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: tôi chọn lớp 12A là lớp thực nghiệm và lớp 12E là lớp đối chứng. Trình độ và nhận thức và số lượng học sinh của hai lớp này ngang nhau, lớp 12A có 32 học sinh, lớp 12E có 26 học sinh, bao gồm cả những học sinh học lực giỏi, khá, trung bình, yếu tương đồng.
Như vậy, đây là một môi trường thuận lợi, phù hợp để tôi tiến hành bài giảng thực nghiệm theo tinh thần đổi mới chương trình.
Bài giảng thực nghiệm (xem phần phụ lục ). tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với hai giáo án khác nhau đã được chuẩn bị theo kế hoạch.
Sau khi dạy xong, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học, tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh ở hai lớp bằng bài kiểm tra 15 phút vào tiết học sau. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau theo bài học (xem phụ lục).
Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: Học sinh lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi trắc nghiệm, trình bày đầy đủ ý trong câu hỏi tự luận. Điểm tối đa của bài là 10 điểm, điểm giỏi là điểm 9, 10; điểm khá là điểm 8, 7; điểm trung bình là 5, 6; điểm yếu là 3, 4, còn lại là điểm kém.
c. Kết quả thực nghiệm
Sau khi chấm bài kiểm tra đúng theo thang điểm đã quy định, xếp loại học lực theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu - kém, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:
Kết quả thực nghiệm như sau:
Điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 20,2%.
Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 29,8%.
Điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 4,6%.
Cho dù điểm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, nhưng tôi
Vẫn phải tiến hành tính độ chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của hai lớp.
Chúng tôi tính giá trị TB (X) cho điểm số hai lớp theo công thức:
Tổng số điểm
X =	Tổng số học sinh
Bảng: Độ chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của hai lớp
Lớp
Tổng số điểm
Tổng số HS
Điểm TB (X)
Độ chênh lệch
12A
160
32
7,1
1,6
12E
130
 26
5,5
Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,1 điểm/học sinh, còn lớp đối chứng là 5,5 điểm/học sinh. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 1,6 điểm/học sinh, điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết tôi đưa ra là đúng.
Như vậy, chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng.
Điều đó chứng tỏ với các biện pháp sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập giúp học sinh có kết quả cao hơn. Trong khi làm bài kiểm tra, học sinh đã thực sự có tư duy độc lập, biết lựa chọn kiến thức.
Ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử thông qua kiến thức liên môn: kiến thức văn học, địa lí, chính trị kết hợp với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Do vậy, không khí học tập ở lớp thực nghiệm rất sôi nổi, các em tích cực sử dụng kiến thức của các môn đã học để giải thích, chứng minh các sự kiện lịch sử. Các em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài nhanh và hiểu bài sâu sắc. Ngược lại với lớp thực nghiệm, ở lớp đối chứng, các em chăm chú nghe giảng và ghi chép. Các em tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ, không khí lớp học buồn tẻ, nặng nề dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Qua thực tế cho thấy, việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử để gây hứng thú học tập cho học sinh ở trường phổ thông là điều cần thiết bởi nó mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông như trong luận văn sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
Như vậy, trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, dựa trên mục tiêu dạy học, đặc trưng bộ môn lịch sử, đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh trung học phổ thông và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đề tài đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử với các bộ môn khác. Qua đó khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử. Ngoài ra, đề tài đã chỉ ra rằng: sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử có vai trò, ý nghĩa to lớn: không những là một nguyên tắc cần tuân thủ mà còn là một nguồn kiến thức quan trọng và là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
Từ kết quả khảo sát thực tế việc dạy học lịch sử ở một số trường trung phổ thông, đề tài đã chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân của việc dạy - học lịch sử hiện nay. Tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ giúp học sinh biết vận dụng kiến thức các môn học khác vào học tập lịch sử để hiểu sâu sắc nội dung lịch sử và ngược lại; qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành bộ môn.
Từ việc xác định vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 và dựa trên những nguyên tắc dạy học cơ bản; tôi đã đề xuất một số biện pháp sử dụng kiến thức liên môn phù hợp với từng bài lịch sử cụ thể.
Trên cơ sở áp dụng các biện pháp sử dụng kiến thức liên môn mà đề xuất, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Kết quả thu được cho thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng và điều đó đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là hoàn toàn đúng.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới nhưng đối các bộ môn có nội dung liên quan mà trùng lặp cần phải lược bớt. Nội dung sách giáo khoa lịch sử còn khô khan, nặng về trình bày kiến thức. Vì vậy, theo tôi cần bổ sung các bài đọc thêm trong SGK để làm phong phú nội dung bài học. Đó là nguồn kiến thức giúp học sinh hiểu bài và gây hứng thú học tập cho các em.
Chương trình sách giáo khoa nên có tài liệu tham khảo, có kiến thức các môn vệ tinh để sách giáo khoa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với học sinh. Ví dụ: trong sách giáo khoa cần có đầy đủ lược đồ cần thiết, trên cơ sở phân tích hoàn cảnh địa lí giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến của các cuộc khởi nghĩa, của các chiến dịch. Hoặc đối với các văn kiện lịch sử quan trọng cần trích dẫn để các em tham khảo.
Để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, các cấp quản lí cũng cần quan tâm hơn nữa: trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, có băng , đĩa phim tư liệu, có phòng học bộ môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học. Cần có thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng kiến thức liên môn trong chương trình giảng dạy lịch sử.
Giáo viên cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các môn học có liên quan đến lịch sử để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn phù hợp với học sinh, phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Kiến thức liên môn là một nội dung rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, đề tài đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối việc hình thành kiến thức lịch sử, qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Đặc trưng của môn lịch sử là dạy những điều đã qua không tái diễn trở lại. Học sinh không thể học tập lịch sử trực tiếp trong phòng thí nghiệm như các môn học khác. Vì vậy sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử là cần thiết.
Chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay đổi mới về nội dung, phương pháp biên soạn để giúp học sinh học tập lịch sử dễ dàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Song bản thân sách giáo khoa còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các môn học. Do vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức liên môn và vận dụng những biện pháp sử dụng chúng để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Sử dụng kiến thức liên môn - một nguồn kiến thức quan trọng sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, mối liên hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác và giải thích tính quy luật của các sự kiện lịch sử. Sử dụng kiến thức liên môn có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần nắm vững nội dung của khoa học lịch sử và hệ thống chương trình môn học; trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp nhằm gây hứng thú học tập cho phù hợp với điều kiện cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập. Nắm chắc và sử dụng thành thạo.
 Các kiến thức liên môn thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
Trong đề tài này tôi đã đề ra 5 biện pháp sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh. Sau khi tiến hành bài thực nghiệm, tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Từ đó, tôi khẳng định những biện pháp đề ra trong đề tài có thể thực hiện được một cách hiệu quả. Thực hiện tốt những vấn đề này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Thị Mai Hiên
Trường: THPT DTNT tỉnh Vĩnh Phúc
Dạy học môn Lịch sử theo hướng sử dụng kiến thứ liên môn đối với học sinh lớp 12 ở trường trung học phổ thông
............., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến

File đính kèm:

  • docxskkn_day_tich_hop_lien_mon_de_gay_hung_thu_hoc_tap_lich_su_v.docx
Sáng Kiến Liên Quan