SKKN Dạy học tích hợp stem với chủ đề "Ứng dụng Word thiết kế Website quảng bá du lịch của địa phương"

Nội dung giáo dục STEM

 Bài học STEM

- Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn

kết các vấn đề của thực tiễn xã hội.

- Nội dung bài học STEM được gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã

hội, khoa học, công nghệ và học sinh đuợc yêu cầu tìm các giải pháp để giải quyết

vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.

- Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn7

học trong chương trình; bảo đảm giải quyết được vấn đề đặt ra một cách tương đối

trọn vẹn.

 Hoạt động trải nghiệm STEM

- Nội dung hoạt động trải nghiệm STEM được lựa chọn phải gắn với việc

thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, tạo hứng thú và động lực

học tập nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

- Chú trọng những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng

(thiết kế, th nghiệm, thảo luận và chỉnh s a) các hoạt động của bài học STEM

trong chương trình, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội,

khoa học và công nghệ.

- Nội dung hoạt động trải nghiệm STEM có thể gắn với các hoạt động nghề

nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM nhằm bổ trợ cho quá trình học tập, tạo hứng

thú và động lực học tập, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

 Đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

Học sinh tham gia học tập trên cơ sở tự nguyện, có năng lực, sở thích và

hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn

đề thực tiễn; chú trọng phát hiện các học sinh có năng lực và sở thích thông qua

quá trình tổ chức dạy học bài học STEM và các hoạt động trải nghiệm STEM.

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp stem với chủ đề "Ứng dụng Word thiết kế Website quảng bá du lịch của địa phương"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng hay từ nhóm bạn. 
Các nhóm trình bày và báo cáo phƣơng án thiết kế 
Bước 2: Tổ chức thảo thuận, góp ý giữa các nhóm (20 phút) 
- GV: Yêu cầu đặt câu hỏi và góp ý về phần trình bày và bản thiết kế của 
nhóm bạn. 
- HS: Nội dung liên kết của nhóm bạn còn ít, phiếu học tập số 2 của nhóm 
bạn còn chưa đủ các chức năng trong ord đã ứng dụng trong bản thiết kế, 
- GV: Để sắp xếp các thành phần cơ bản trên giao diện trang web của nhóm 
cho hợp lý, em dùng chức năng nào trong Word?. 
- HS: Tạo một bảng gồm 3 hàng 2 cột. Sau đó nhóm em sẽ thực hiện thao 
tác tách ô, gộp ô,... 
- GV: Ta thấy có nhiều trang web liên kết có giao diện phần đầu giống trang 
27 
chủ chỉ khác phần nội dung ở phần giữa. Vậy, thao tác nào trong Word để có thể 
thiết kế giao diện trang web con đó nhanh nhất. 
- HS: Em sẽ sao chép nội dung trang chủ sang trang liên kết, em sẽ tạo trang 
web liên kết bằng cách chọn lệnh File Save As để tạo tệp mới từ trang web chủ. 
- GV: Trong bài báo cáo các nhóm có nhiều thao tác chèn ảnh. Yêu cầu một 
nhóm thực hiện chèn ảnh có sẵn trong máy tính vào Word ở vị trí đã chỉ định. 
- HS: Dùng lệnh Insert Picture  From File. Sau đó ta chỉnh s a cách 
chèn bằng cách chọn lệnh Format Picture  Layout  chọn kiểu chèn. 
- GV: Ta có thể tạo bảng để chèn trong ô của bảng và đặt chế độ No Border. 
- GV: Trong website đều có phần liên kết nhưng trong nội dung phiếu học 
tập chưa nhóm nào nêu thao tác thao tác này. Hãy xác định thao tác liên kết?. 
- HS: Kích nút phải chuột Hyperlink  chọn tệp cần liên kết. 
- GV: Lưu ý cho học sinh đối với tệp liên kết ta có thể liên kết dạng văn bản, 
hình ảnh, video,... và hướng dẫn tạo một thư mục trong ổ đĩa để lưu trữ toàn bộ tài 
liệu của chủ đề tránh trường hợp khi sao chép sang may khác không xác định được 
đường dẫn liên kết. 
Bước 3: Nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo của các nhóm và chuẩn hóa 
kiến thức liên quan (7 phút) 
- GV: Chốt lại những ưu điểm và hạn chế của các nhóm. Nêu những vấn đề 
cần lưu ý và đưa ra giải pháp để chỉnh s a cho mỗi nhóm. 
- HS: Chú ý ghi chép nội dung cần chỉnh s a, bổ sung. 
Giáo viên nhận xét 
Bước 4: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện ở nhà (2 phút) 
- GV: Yêu cầu các nhóm thiết kế website trên ord và chuyển đổi cách lưu 
dưới dạng văn bản sang dạng trang web. 
28 
Hoạt động 4: HỌC SINH THU THẬP THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG WORD 
ĐỂ THIẾT KẾ WEBSITE 
(HS làm việc ở nhà - 5 ngày) 
A. Mục đích 
Các nhóm dựa vào bản thiết kế và nội dung báo cáo đã chỉnh s a tiến hành 
thiết kế giao diện website theo yêu cầu đặt ra. 
Thu thập các nội dung liên quan đến du lịch Kỳ Sơn như: Văn bản, hình ảnh, 
video, để cập nhật vào website. 
S dụng các tính năng trong Word để thiết kế website. 
Th nghiệm, đánh giá và điều chỉnh sản phẩm nếu cần. 
B. Nội dung 
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã chỉnh s a và phiếu học tập số 2 để hoàn 
thành sản phẩm trên Word theo đúng thời gian qui định. 
- Đánh giá các thành viên trong quá trình hoạt động của nhóm. 
C. Dự kiến sản phẩm của học sinh 
Kết thúc hoạt động, sản phẩm HS cần đạt: 
- Website có chứa nội dung quảng bá du lịch Kỳ Sơn; 
- Bài giới thiệu của nhóm về sản phẩm; 
- Phiếu tổng hợp đánh giá của các thành viên và của nhóm. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động 
Bước 1: Thiết kế bố cục giao diện website 
- S dụng các tính năng của Word và các kiến thức về website để thiết kế bố 
cục giao diện website. 
- Ghi chép cá nhân nội dung thao tác đã thực hiện đó. 
Bước 2: Thu thập thông tin cho nội dung của website 
- Xác định các đối tượng cần liên kết có thể là một trang web, cũng có thể là 
hình ảnh, video,... 
- Thu thập, sưu tầm nội dung và hình ảnh Kỳ Sơn đảm bảo yêu cầu đặt ra. 
Bước 3: Tiến hành thực hiện các thao tác trên Word để cập nhật nội dung 
vào website 
- Ứng dụng ord để thiết kế các giao diện. 
- Cập nhật nội dung cho các đối tượng liên kết. 
- Thiết lập liên kết giữa trang chủ với các đối tượng cần liên kết. 
29 
Bước 4: Thử nghiệm, đánh giá và hoàn chỉnh sản phẩm 
- Kiểm tra mức độ hoàn thành so với các tiêu chí của sản phẩm. 
- Chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm của nhóm. 
Bước 5: Thành viên tự đánh giá và nhóm đánh giá 
- Sau khi đã hoàn thành sản phẩm thì mỗi thành viên dựa vào quá trình tham 
gia đóng góp cho hoạt động của chủ đề và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao 
để tự đánh giá vào phiếu đánh giá 1. 
Phiếu đánh giá của cá nhân 
30 
Phiếu đánh giá của nhóm 
- Các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất đánh giá xếp loại cho mỗi 
thành viên của nhóm theo bản đánh giá các thành viên. 
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN 
(Tiết 03 - 45 phút) 
A. Mục đích 
HS biết trình bày giới thiệu về sản phẩm website. 
31 
HS biết thuyết trình, đưa ra ý kiến nhận xét cho nhóm khác. 
HS biết lắng nghe, phản biện và ghi nhận những ý kiến đề xuất, góp ý của 
giáo viên và nhóm bạn để có thể phát triển sản phẩm đạt yêu cầu và có tính thực 
tế cao. 
B. Nội dung 
- Các nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm trước lớp. 
- Các nhóm lần lượt phản biện và trả lời các câu hỏi của giáo viên và 
nhóm bạn. 
- Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. 
C. Dự kiến sản phẩm của học sinh 
- Kết thúc hoạt động học sinh đạt được sản phẩm là một website quảng bá 
du lịch của Kỳ Sơn. 
- Bản ghi chép các ý kiến đề xuất, góp ý và những nội dung cần chỉnh s a 
cho sản phẩm của nhóm mình. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động 
Bước 1: Các nhóm trình bày sản phẩm (10 phút) 
- GV: Yêu cầu các nhóm c đại diện lên trình bày và giới thiệu sản phẩm 
trên màn hình chiếu. 
- HS: Lần lượt mỗi nhóm c đại diện trình bày giới thiệu sản phẩm của 
nhóm. Các nhóm khác chú ý theo dõi để đưa ra câu hỏi và ý kiến đóng góp cho sản 
phẩm của nhóm bạn. 
Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
32 
Bước 2: Các nhóm thảo luận đưa ra nhận xét, đánh giá nhóm bạn (15 phút) 
- HS: Mỗi học sinh của các nhóm đặt câu hỏi, nhận xét, đánh giá các nhóm 
bạn về cách trình bày, hình thức và nội dung của sản phẩm. 
- HS: Em thấy hình thức của nhóm bạn phần đầu không đẹp. Cỡ chữ nhỏ, 
phối màu không phù hợp,... 
- GV: Yêu cầu các em đưa ra giải pháp chỉnh s a. 
- HS: Thực hiện thao tác trên máy tính. 
- HS: Thanh menu điều hướng của nhóm bạn nên nằm phía bên phải nhìn sẽ 
đẹp hơn,... 
- GV: Nhận xét, yêu cầu nhóm bạn thực hiện thao tác chỉnh s a vị trí của 
thanh menu điều hướng. 
- HS: Các nội dung trong ô của bảng nhóm bạn đều nằm không cân xứng với 
ô, nhìn không đẹp. 
- GV: Yêu cầu các nhóm trao đổi, thực hiện thao tác. 
- HS: Chọn ô  kích nút phải chuột  Cell Alignment  chọn biểu tượng 
căn giữa. 
Bước 3: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi để các nhóm trao đổi, thảo luận 
(15 phút) 
- GV: Thanh menu điều hướng của website các nhóm đều có các đường viền 
của bảng bao quanh nhìn không đẹp. Yêu cầu thực hiện xóa đường viền đó. 
- HS: Em sẽ gộp ô của các bảng thành một ô, em sẽ thực hiện chọn bảng  
kích nút phải chuột  Borders and Shading  chọn None. 
- GV: Nhận xét và đưa ra phương án giải quyết. Yêu cầu một nhóm lên thực 
hiện thao tác trên sản phẩm website của nhóm mình. 
- HS: Theo dõi và ghi chép. 
- GV: Khi các em tạo liên kết đều có đường gạch chân dưới nội dung menu liên 
kết đó. Có thao tác nào xóa đường gạch chân đó mà không ảnh hưởng đến liên kết? 
- HS: Bôi đen  chọn biểu tượng U trên thanh công cụ. 
- GV: Nháy chuột trái vào biểu tượng U hai lần. Yêu cầu một nhóm lên thực 
hiện thao tác xóa gạch chân trong sản phẩm của nhóm mình. 
- GV: Ghi chép những ưu và nhược điểm của các nhóm để nhận xét, đánh giá. 
Bước 4: Giáo viên tổng hợp (5 phút) 
- GV: Nhận xét ưu và nhược điểm cụ thể từng nhóm, khen ngợi những học 
sinh hoạt động tích cực trong quá trình trao đổi, thảo luận và tổng hợp những hạn 
chế, sai sót cần chỉnh s a cho sản phẩm của mỗi nhóm. 
33 
- GV: Dựa vào tiêu chí sản phẩm, phiếu đánh giá 2 và quá trình tham gia 
hoạt động dạy học chủ đề để đánh giá cụ thể từng học sinh của mỗi nhóm. 
- GV: Công bố kết quả đánh giá theo các tiêu chí đã thống nhất. 
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 
Trong năm học 2019 - 2020, chủ đề này tôi đã dạy th nghiệm ở một số lớp 
10 của trường THPT Kỳ Sơn và trường THPT Tương Dương 2 và đều nhận nhiều 
kết quả tích cực từ phía giáo viên và học sinh. 
 Đối với giáo viên 
Trong phiếu khảo sát sau khi tập huấn STEM, thì nhận được kết quả là một 
số giáo viên rất thờ ơ, không quan tâm về phương pháp dạy học STEM nhưng sau 
khi tham gia dự giờ một số tiết dạy học chủ đề này thì nhiều giáo viên đã quan 
tâm nghiên cứu phương pháp giáo dục STEM. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn hơn 
để lựa chọn, thiết kế và dạy th nghiệm các chủ đề theo phương pháp này cho bộ 
môn mình. 
Đặc biệt, sáng kiến này của tôi đã tác động tích cực đến giáo viên Tin học. 
Các đồng nghiệp của tôi đã học hỏi và dạy th nghiệm chủ đề này ở một số lớp 10 
khác và cũng đạt kết quả tích cực với bước đầu tạo sự hứng thú và và giúp học sinh 
có cái nhìn tích cực với bộ môn Tin học được cho là khô khan, nặng nề. 
 Đối với học sinh 
Trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời 
gian thực hiện hoạt động của chủ đề sao cho phù hợp vì thời gian thực hiện chủ đề 
khá kéo dài và băn khoăn liệu áp dụng phương pháp dạy học STEM mới, lạ này có 
đạt được kết quả tích cực hay không, khi mà trình độ học sinh miền núi đa số về kỹ 
năng, năng lực còn hạn chế. Thậm chí, nhiều em học sinh khi vào học lớp 10 chưa 
bao giờ được tiếp xúc máy tính, chưa có điều kiện học tin học ở cấp dưới. Nhưng 
khi tôi áp dụng chủ đề thì đa số các em rất hứng thú và so sánh mức độ học tập với 
những lớp chưa áp dụng sáng kiến thì có sự khác biệt rõ rệt trong kỹ năng, năng 
lực và thái độ của học sinh. Cụ thể, khi tôi tiến hành khảo sát tổng số 224 học sinh 
lớp 10 của cả hai trường THPT Kỳ Sơn và THPT Tương Dương 2: 
+ Nhóm 1 (những học sinh được tác động của sáng kiến): Có 112 học sinh 
tham gia khảo sát mức độ học tập phần dạy học chủ đề của sáng kiến; 
+ Nhóm 2 (những học sinh chưa tác động của sáng kiến): Có 112 học sinh 
chọn ngẫu nhiên ở các lớp tham gia khảo sát mức độ học tập trong các tiết dạy học 
thực hành phần soạn thảo văn bản. 
 - Bảng tổng hợp khảo sát 1 
Khảo sát đánh giá mức độ phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cho 
7 nội dung với 3 mức độ khác nhau và kết quả thể hiện ở bảng sau: 
34 
Kí 
hiệu 
Nội dung khảo sát 
Nhóm 1 Nhóm 2 
Hoàn 
toàn 
đồng 
ý 
Đồng 
ý 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Không 
đồng ý 
ND1 
Học sinh tự nghiên 
cứu, trao đổi và thảo 
luận với bạn để giải 
quyết các vấn đề đặt 
ra trong giờ học. 
97 12 3 74 27 11 
ND2 
Học sinh được tự trình 
bày, thuyết trình, đưa 
ra ý kiến, phản biện, 
đánh giá lẫn nhau. 
85 17 10 3 26 83 
ND3 
Học sinh hoạt động 
tích cực, chủ động 
trong giờ học. 
89 21 2 55 43 14 
ND4 
Kỹ năng làm nhóm, 
thuyết trình, tìm kiếm 
thông tin và tự giải 
quyết vấn đề thực tiễn 
của em được nâng cao. 
40 80 2 13 35 64 
ND5 
Giúp em tự tin hơn khi 
đứng trước đám đông, 
phát biểu đưa ra ý 
kiến. 
92 11 9 43 28 41 
ND6 
Có tinh thần trách 
nhiệm, học hỏi và biết 
giúp đỡ các bạn khác 
trong quá trình hoạt 
động học tập. 
45 32 35 38 27 47 
ND7 
Các tiết học sôi nổi, 
hấp dẫn và lôi cuốn 
tạo niềm yêu thích, 
hứng thú cho em với 
bộ môn Tin học. 
68 23 21 21 14 77 
35 
Biểu đồ 1.1: So sánh tỷ lệ mức độ học tập của nhóm 1 và nhóm 2 theo bảng 
khảo sát 1; 
Dựa vào kết quả bảng tổng hợp và 2 biểu đồ: Ta thấy kết quả khác biệt rõ rệt 
giữa nhóm đã tác động của sáng kiến và nhóm chưa tác động sáng kiến ở các ND2, 
ND3, ND4, ND5, ND7. Điều đó chứng tỏ các hoạt động dạy học theo phương 
pháp này đã mang lại hiệu quả trong sự lôi cuốn học sinh, tạo không khí học tập 
sôi động, kích thích sự hứng thú của học sinh và các em đều công nhận mình được 
tự chủ, tích cực phát biểu đưa ra ý kiến, phản biệt, thỏa sức sáng tạo, tự tin hơn khi 
thuyết trình trước đám đông. Các kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng thuyết trình, 
kỹ năng làm việc nhóm của các em được nâng cao. 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7
Nhóm 1
Hoàn t oàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7
Nhóm 2
Hoàn t oàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
36 
- Bảng tổng hợp khảo sát 2: Sau khi kết thúc chủ đề sẽ có một bài kiểm 
tra 1 tiết (ở PPCT 56) dạng đề chia làm 2 phần: trắc nghiệm và thực hành trên 
máy tính ở nội dung chương III: Soạn thảo văn bản. Dựa vào đó, tôi đã đánh 
giá và so sánh được kỹ năng soạn thảo văn bản giữa nhóm 1 và nhóm 2, kết quả 
cụ thể như sau: 
Điểm <5.0 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 
Số HS Nhóm 1 9 6 4 18 7 12 10 15 17 11 3 
Số HS Nhóm 2 21 11 5 14 6 23 9 10 9 4 0 
Biểu đồ 1.2: So sánh kết quả khảo sát điểm bài kiểm tra 1 tiết thực hành 
của hai nhóm; 
Dựa vào bảng điểm và biểu đồ ta thấy: 
Số học sinh của nhóm 1 đạt từ 7.5 đến 9.5 điểm có tỷ lệ cao hơn so với 
nhóm 2, điểm dưới trung bình của nhóm 1 so với nhóm 2 cũng ít hơn. Điều đó 
chứng tỏ kỹ năng soạn thảo văn bản của nhóm được tác động của sáng kiến có sự 
tiến bộ hơn. Trong khi đó học sinh có điểm dao động 6 đến 7 điểm của nhóm 2 khá 
nhiều. Với dạng đề kiểm tra thì đa số nhóm chưa tác động của sáng kiến chỉ mới 
nắm được những kiến cơ bản, những kiến thức đòi hỏi kỹ năng cao hơn các em 
chưa thực hiện được. 
0
5
10
15
20
25
<5.0 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5
Số HS 
Nhóm 1 
Số HS 
Nhóm 2 
37 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. KẾT LUẬN 
Chủ đề STEM: “Ứng dụng Word thiết kế website quảng bá du lịch của địa 
phương” là một chủ đề rất thực tế và gần gũi với địa phương các em sinh sống và 
học tập. Chủ đề nó không chỉ tác động đến những kỹ năng, năng lực học tập của 
học sinh mà còn hình thành các phẩm chất quý giá ở học sinh như tình yêu thiên 
nhiên, tự hào dân tộc,... Mặc dù quá trình hoạt động và sản phẩm của học sinh còn 
hạn chế nhưng nhờ đó các em cũng đã tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, 
khắc phục những điểm yếu của mình trong học tập, biết ứng dụng lý thuyết vào 
thực tế đời sống. 
Với sáng kiến này có thể giúp một số giáo viên có thể tự giải quyết phần nào 
những khó khăn, vướng mắc khi thiết kế và tổ chức những bài giảng cho một số 
chủ đề mà có thể lựa chọn dạy học theo phương pháp STEM. Đây là phương pháp 
mà ở đó là cơ hội cho mỗi giáo viên sáng tạo trong dạy học theo cách riêng của 
mình, học sinh tự vận động, tự tưởng tượng và thỏa sức khám phá thế giới bên 
ngoài nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của bài học. 
Với những tác động tích cực của sáng kiến thì theo tôi chủ đề STEM này có 
thể áp dụng được với tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, khi áp 
dụng giáo viên phải dựa vào trình độ học sinh của từng lớp để có xây dựng được 
hệ thống nhiệm vụ có mức độ yêu cầu khác nhau, có thể cung cấp thêm những 
nhiệm vụ nâng cao với nhóm học sinh giỏi và tăng cường trợ giúp với nhóm học 
sinh yếu. 
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu và dạy thực nghiệm chủ đề, bản thân tôi 
đã rút ra được một số kinh nghiệm khi thiết kế chủ đề theo bài học STEM: 
+ Mỗi bài học STEM chúng ta nên tập trung vào vấn đề thực tế, gần gũi đó 
là nền tảng cho những tư duy sáng tạo của học sinh phát triển; 
+ Bài học cần phải thiết kế sao cho học sinh có cơ hội tự khám phá, tự tìm 
giải pháp; 
+ Bài học cho phép nhiều đáp án đúng và thể hiện thất bại là mẹ thành công. 
Mặc dù, sáng kiến của tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả tích cực. Nhưng điều 
đó cũng không tránh khỏi sự sai sót trong thiết kế và quá trình dạy th nghiệm. 
Nên tôi rất mong sự đóng góp, phản hồi ý kiến của quý thầy cô để tôi có thể rút 
kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn các chủ đề STEM khác vào trong dạy học bộ 
môn của tôi. 
2. KIẾN NGHỊ 
Phương pháp dạy học STEM là phương pháp còn khá mới mẻ không chỉ bản 
thân tôi mà với tất cả đồng nghiệp. Cho nên để đưa phương pháp giáo dục STEM 
này vào dạy học có hiệu quả ở các bộ môn thì đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của các tổ 
38 
chức, tập thể: 
- Về phía nhà trường: Cần đầu tư thêm các trang thiết bị, dụng cụ thí 
nghiệm cho phòng học STEM, tập huấn cho giáo viên cách s dụng và giữ gìn, 
bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm đó. Đầu năm học, cần lên kế 
hoạch triển khai đến các tổ chuyên môn có kế hoạch xây dựng các chủ đề STEM 
bài học, hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong các bộ 
môn hoặc tích hợp liên môn. 
- Về tổ chuyên môn: Cần kết hợp giữa các thành viên trong nhóm, giữa các 
nhóm bộ môn và các tổ chức trong và ngoài nhà trường để có thể áp dụng phương 
pháp STEM vào các bài học, vào hoạt động trải nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học 
kỹ thuật cho học sinh. Tăng cường các cuộc họp chuyên môn theo nghiên cứu bài 
học để mỗi giáo viên đưa ra ý kiến cá nhân, thống nhất lựa chọn và học hỏi lẫn 
nhau nhằm lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho từng chủ đề bài học. 
- Về phía giáo viên: Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ phương pháp dạy học STEM, 
luôn không ngừng trau dồi kiến thức với các lĩnh vực khác nhau để nâng cao trình 
độ chuyên môn và có thể áp dụng phương pháp dạy học STEM vào trong bộ môn 
của mình giảng dạy. 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết. Nếu làm sai 
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!. 
39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tưởng Duy Hải, Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
2. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc 
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo ban hành. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng chương trình 
Tin học 10, NXB Giáo dục. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tin học 10, NXB Giáo dục. 
40 
PHỤ LỤC 
MỘT SỐ MẪU BẢNG/ PHIẾU TRONG HOẠT ĐỘNG 
CỦA CHỦ ĐỀ 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
(Tìm hiểu giao diện website) 
Nhóm:. 
- Bố cục, thành phần nội dung chính cơ bản trên giao diện của một website: 
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN 
NHÓM:. 
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ 
1 Trưởng nhóm 
2 Thư ký 
3 Thành viên 
5 .. .  
41 
 BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN 
(Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm) 
Họ và tên người tự đánh giá: 
Nhóm: 
TT Tiêu chí 
Mức độ hoàn thành 
(Đánh dấu X vào lựa 
chọn) 
Tốt Khá TB Yếu 
1 
Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của 
nhóm giao. 
2 Sự nhiệt tình, hợp tác khi làm nhóm. 
3 
Có ý tưởng, sáng tạo đóng góp, đề 
xuất ý kiến cho nhóm. 
4 
Lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của 
các bạn trong nhóm. 
5 
Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến 
cho nhóm bạn. 
6 
Đưa ra ý kiến phản biện, bảo vệ sản 
phẩm của nhóm. 
7 Hỗ trợ các bạn trong nhóm. 
Xếp loại chung 
Kỳ Sơn, NgàyTháng.Năm 2020 
Người tự đánh giá 
42 
BẢN ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN 
(Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm) 
Họ và tên nhóm trưởng:. 
Nhóm:  
Họ và tên 
Mức độ hoàn thành 
( chọn T(tốt), K(khá), TB(trung bình), Y(yếu) 
Tiêu chí 
Xếp loại 
chung (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 
Lƣu ý mục tiêu chí tƣơng ứng với nội dung sau: 
(1) : Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm giao. 
(2) : Sự nhiệt tình, hợp tác khi làm nhóm. 
(3) : Tham gia đóng góp, đề xuất ý kiến cho nhóm. 
(4) : Lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của các bạn trong nhóm. 
(5) : Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho nhóm bạn. 
(6) : Đưa ra ý kiến phản biện, bảo vệ sản phẩm của nhóm. 
(7) : Hỗ trợ các bạn trong nhóm. 
 Kỳ Sơn, NgàyTháng.Năm 2020 
 Thƣ ký Nhóm trƣởng 
43 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Dựa vào các kiến thức đã tìm hiểu trong SGK Tin học 10 gồm các bài 
14, 15, 16, 17, 18, 19, đọc thêm 5, đọc thêm 6,... và những kiến thức mới 
em tìm hiểu để xác định các chức năng dùng để thiết kế website (nêu rõ các 
thao tác). 
Ví dụ: 
- Thao tác tạo một web mới trong Word: 
44 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG 1 
45 
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG 3 
46 
47 
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG 5 
48 
49 
50 
51 
52 
53 
54 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_tich_hop_stem_voi_chu_de_ung_dung_word_thiet_ke.pdf
Sáng Kiến Liên Quan