SKKN Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

 Thứ nhất, phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng. Văn học trong nhà trường được gọi là môn “Văn học trích giảng”, “Văn học giảng bình”, “Giảng văn”, “Văn học giảng luận”, “Phân tích tác phẩm văn học”. Việc dạy văn hầu như chỉ có một đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích”. Giáo án soạn ra là để cho GV “giảng”, biểu diễn trên lớp. Khái niệm “đọc” chỉ được hiểu là đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, mà không thấy nói là đọc hiểu. Đối với phân môn Làm văn thì chỉ dạy lí thuyết rồi ra đề cho HS tập làm theo những đề yêu cầu HS viết lại những điều đã học mà ít nêu yêu cầu khám phá, phát hiện những cái mới trên cơ sở những điều đã biết. Đề thi tuy có sự đổi mới về kiểm tra đánh giá năng lực người học nhưng không ít đề kiểm tra ra theo dạng tái hiện kiến thức, ghi nhớ.

 Thứ hai là phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, HS phải học thuộc kiến giải của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi vì bản chất của quá trình dạy học là quá trình “dạy” của GV và quá trình “học” của HS. Quá trình học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh nghiệm đã được tích luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và của hoạt động của người học. Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không để lại dấu ấn trong tâm khảm người học, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển.

 Thứ ba, chưa xem HS là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho các em tính chủ động trong học tập. Coi HS là chủ thể của hoạt động học tập của mình thì HS phải là người chủ thể trong các hoạt động học tập, là người chủ động kiến tạo các kiến thức của mình mà GV chỉ là người tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Giáo án của GV phải là kế hoạch hoạt động của HS để tự kiến tạo kiến thức, chứ không phải là Giáo án để GV giảng và bình ở trên lớp.

 Thứ tư, chúng ta chưa xem dạy học tác phẩm văn học là là dạy học đọc văn, một hoạt động có quy luật riêng của nó. Nhiều tài liệu thường nói dạy học văn là dạy cảm thụ văn học. Nói như vậy là chưa thật chính xác, bởi vì HS không phải cảm thụ các dòng chữ in, mà trước hết phải đọc để biến các kí hiệu chữ thành nghĩa, thành thế giới hình tượng, trên cơ sở đó mới cảm thụ thế giới nghệ thuật bằng ngôn từ. Cảm thụ văn học khác hẳn cảm thụ âm nhạc hay hội hoạ, là cảm thụ trực tiếp âm thanh và màu sắc, bố cục bức tranh. Trong văn học chính người đọc phải tự kiến tạo bức tranh mà mình sẽ thưởng thức. Đọc không hiểu thì không có gì để cảm thụ cả.

Với HS khối GDTX nói chung và HS của Trung tâm GDNN-GDTX Tam Đảo nói riêng, năng lực đọc hiểu, tạo lập văn bản và cảm thụ thẩm mĩ văn học còn rất kém. Nguyên nhân xuất phát từ hai phía: người dạy (GV) và người học (HS). Học sinh đa phần có xuất phát điểm, mặt bằng kiến thức, năng lực tự học yếu kém. Về phía người dạy còn thiếu kỹ năng, phương pháp. Vì vậy, vấn đề đặt ra làm làm sao tạo được sự hứng thú và phát huy được năng lực cho học sinh là điều cần thiết.

 

doc41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
Bản đồ tư duy có thể thực hiện bằng phần mềm trên máy tính hoặc có thể sáng tạo trên giấy, kết hợp trang trí những hình ảnh, màu sắc sống động, thu hút sự quan tâm của HS trong quá trình dạy học.
PHẦN III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để đánh giá kết quả thực nghiệm một cách khách quan và nghiêm túc, người viết sử dụng nhiều biện pháp và tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau. Những đóng góp ý kiến của các giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là một trong những căn cứ quan trọng cho việc đánh giá. Bên cạnh đó, người viết sắp xếp dự giờ đầy đủ các tiết dạy thực nghiệm của đồng nghiệp để quan sát trực tiếp và ghi nhận những cách triển khai sử dụng các phương pháp, biện pháp đề xuất và cách xử lý tình huống nảy sinh. Các lớp được chọn thực nghiệm có đủ các thành phần học sinh khá, trung bình, yếu kém. 
Người viết đã tiến hành khảo sát và dạy thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 12 củaTrung tâm GDNN- GDTX Tam Đảo.
+ Khảo sát phương pháp dạy, định hướng bài dạy của GV
+ Tiến hành dạy thực nghiệm tại các lớp 12.
+ Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong quá trình thực nghiệm.
- Những năng lực cụ thể cần phát triển cho HS:
    + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân
    + Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
    + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
    + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt .    
    + Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự chủ,hợp tác.
    + Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;
- Tổ chức dạy học thực nghiệm
+ Bước 1: Gặp gỡ GV dạy thực nghiệm và đối chứng, nêu nhiệm vụ, cung cấp tài liệu thực nghiệm.
+ Bước 2: Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, dự giờ các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng.
+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng HS sau tiết dạy.
+ Bước 4: Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy, tham khảo ý kiến GV dạy thực nghiệm.
+ Bước 5: Thông kê, phân tích kết quả thực nghiệm.	
+ Bước 6: kết luận về thực nghiệm sư phạm
Dạy thực nghiệm: 
Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, người viết đã họp và thống nhất chương trình thực nghiệm: giao bản thiết giáo án cho GV dạy thực nghiệm và thống nhất kiến thức, phương pháp dạy và cách thức triển khai bài dạy; cung cấp đề kiểm tra cho các lớp thực nghiệm. 
Giáo án thực nghiệm đối chứng sẽ lấy chính giáo án giảng dạy trên lớp của các thầy cô tham gia dạy thực nghiệm. Đối với HS tại Trung tâm GDNN-GDTX Tam Đảo, tôi cùng đồng nghiệp trực tiếp dạy thực nghiệm. Kết thúc tiết dạy thực nghiệm, các GV dạy thực nghiệm và đối chứng họp lại để đánh giá, rút kinh nghiệm và có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết.
Kết quả thực nghiệm:
Năm học 2016-2017
Lớp
Sĩ số
Hứng thú với giờ học
Nắm được kiến thức trọng tâm bài học
Phát triển năng lực và phẩm chất
12A
27
27
27
25
12C
25
23
20
17
Năm học 2017-2018
Lớp
Sĩ số
Hứng thú với giờ học
Nắm được kiến thức trọng tâm bài học
Phát triển năng lực và phẩm chất
12B
25
25
25
24
12C
31
31
27
21
8. Những thông tin cần bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Khi sử dụng mỗi phương pháp, biện pháp, giáo viên cần đặc biệt chú ý tới vai trò chủ thể tích cực sáng tạo của học sinh. Cần có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học để đạt được kết quả tối ưu trong quá trình dạy học truyện ngắn Vợ nhặt. 
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.
Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của bài học cũng đạt yêu cầu bởi số lượng HS sau giờ học đã nắm rất tốt kiến thức trọng tâm. Điều quan trọng là HS đã phát huy được tính tích cực, chủ động thông qua các hoạt động nhóm, phát triển được năng lực giao tiếp tiếng Việt thông qua hình thức đối thoại về nội dung bài học, năng lực tự chủ khi 100% HS tự hoàn thành được các phiếu học tập mà GV đưa ra cho dù nhiều phiếu trả lời nội dung chưa được sâu sắc.
Giờ học không chỉ đem đến cho HS những kiến thức văn học mà quan trọng hơn giúp các em thấy được sự ấm áp, vẻ đẹp tình người của những con người trong hoàn cảnh khốn cùng, cái đói, cái chết đeo bám bủa vây nhưng ở họ vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống, sự sẻ chia, lòng vị tha, bao dung, nương tựa vào nhau để sống.
Những đề xuất về một số phương pháp, kỹ thuật dạy học truyện ngắn Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học không chỉ được đồng nghiệp trong trường ứng dụng trong các bài dạy và các đồng nghiệp ở trường THPT cũng có sự tham khảo, ứng dụng và đạt được hiệu quả.
11. Danh sách các lớp đã áp dụng thử sáng kiến
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lê Thị Hồng
Trung tâm GDNN-GDTX Tam Đảo
Môn Ngữ văn
2
Nguyễn Văn Dũng
Trung tâm GDNN-GDTX Tam Đảo
Môn Ngữ văn
Tam Đảo, ngày 10 tháng 3 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Tam Đảo, ngày 7 tháng 3 năm 2018
Tác giả sáng kiến
Tạ Thị Thanh Hòa
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Tiết 53-54: VỢ NHẶT
 (Kim Lân)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Giúp học sinh :
 - Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
 - Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại. 
2. Kỹ năng:
Phân tích tâm lí nhân vật 
3. Thái độ:
 - Trân trọng. Cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ.
4. Phát triển năng lực :     
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân
    - Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
    - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.
    - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt .    
    - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác;
    - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 2.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 2.
Giáo án,
2. Học sinh:
 - Vở ghi, SGK, vở soạn
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- GV ra đề, HS làm bài
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 æn ®Þnh tæ chøc : 
Líp
SÜ sè
Ngày giảng
12B
12C
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV- HS
Chuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
 Tạo tâm thế cho bài học
+ GV trình chiếu tranh ảnh, video clip(trích đoạn phim “Sao tháng Tám”) liên quan đến nạn đói 1945.
+ HS dựa vào kiến thức lịch sử và phần gợi dẫn của GV trả lời,
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên chỉ trong vài tháng đầu năm 1945, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Nhà văn Kim Lân đã kể với ta một câu chuyện bi hài đã diễn ra trong bối cảnh ấy bằng một truyện ngắn rất xúc động-truyện Vợ nhặt.
 - Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG
-Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 Giáo viên yêu cầu một HS đọc phần Tiểu dẫn SGK.
 GV: Yêu cầu HS nêu những nét chính về:
 +Nhà văn Kim Lân.
 + Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt.
 + Bối cảnh xã hội của truyện.
  GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945, nhất là nạn đói.
Thao tác 2: Tóm tắt tác phẩm
Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm.
- Giữ lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng (một chành trai nghèo đói, lại là dân ngụ cư) dẫn về một người đàn bà lạ về xóm ngụ cư khiến mọi người  đều ngạc nhiên.
- Trước đó, chỉ 2 lần gặp, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, thị theo tràng về làm vợ.
- Về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng; mẹ Tràng từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng lòng đón nhận nàng con dâu.
- Sáng hôm sau, vợ và mẹ Tràng dậy sớm thu dọn nhà cửa; Trông thấy cảnh tượng ấy, Tràng thấy thương yêu và gắn bó với gia đình của mình; Trong bữa cơm ngày đói, nghe tiếng trống thúc thuế, hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng.
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả:
- Kim Lân (1920-2007).
-Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
-Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
-Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
=> Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn hình tượng người nông dân. 
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ truyện.
-Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). TP được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
b. Tóm tắt cốt truyện:
Năng lực thu thập thông tin.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Họat động 2: Đọc - hiểu văn bản:
 Thao tác 1: Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện
Giáo viên gợi ý. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản.
- Nhan đề “ Vợ nhặt” gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những ý nghĩa gì?
Giáo viên gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
 Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật Tràng
-GV phát phiếu học tập và tổ chức thảo luận nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và cùng thảo luận một nội dung : Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng (lúc quyết định để người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ).
- Lần lượt đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung ( nhóm sau không nhắc lại nội dung nhóm trước đã trình bày)
Giáo viên định hướng, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
 Thao tác 3: Tìm hiểu nhân vật người vợ nhặt
GV: cho HS thảo luận cặp đôi.
 Cảm nhận của anh (chị) về người vợ nhặt (tư thế, bước đi, tiếng nói, tâm trạng,). Cụ thể:
     Cảm nhận của em về nhân vật người đàn bà vợ nhặt này qua 3 giai đoạn:
     − Ở ngoài chợ: Vì sao thị nhanh chóng quyết định theo không Tràng?
     − Trên đường về nhà cùng Tràng?
     − Trong buổi sáng hôm sau, thị đã thể hiện minh qua những hành động và lời nói nào? So với đầu truyện, Thị có sự thay đổi như nhế nào? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì?
Giáo viên nhận xét và chốt lại những ý cơ bản.
- Trên đường theo Tràng về nhà cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,).  
 Thao tác 4: Tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ
  GV: Phân tích diễn biến tâm trạng của bà Tứ khi về đến nhà? Tác giả đã diễn tả diễn biến tâm lí của bà như thế nào?
+ Tâm trạng ngạc nhiên ấy được thể hiện qua động tác đứng sững lại của bà cụ.
+ Qua hàng loạt các câu hỏi: ()
GV: Khi hiểu ra cơ sự: từ tâm trạng ngạc nhiên đến ai oán, xót thương, tủi phận:
+ Thương cho con trai vì phải nhờ vào nạn đói mà mới có được vợ.
+ Ai oán cho thân phận không lo được cho con mình.
-  Vì sao từ ngạc nhiên đến mừng, lo buồn tủi... lẫn lộn? Vì sao bà thấy thương ngay người đàn bà trẻ xa lạ?
 GV: Bà là người nhiều tuổi nhất nhưng lại nghĩ như thế nào về tương lai?
- Câu nói nào của bà cụ làm em cảm động nhất? Vì sao?
 - Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này?
Giáo viên nhận xét và chốt lại những ý cơ bản.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện.
a. Nhan đề:
- Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. 
- Thứ vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. 
à Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
- Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi người trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
à Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
b. Tình huống truyện: 
- Tràng: xuất thân từ xóm ngụ cư, nghèo, xấu trai. Gặp năm đói, thiên hạ không ai lấy vợ nhưng anh lại bỗng nhiên có vợ.
- Trong hoàn cảnh “thóc cao gạo kém” như thế này, đến cái thân mình không nuôi nổi lại còn “đèo bòng”.
- Chỉ buông vài câu tầm phào, 4 bát bánh đúc, Tràng đã có cô vợ theo không về nhà.
- Cái đói và cái chết vẫn đeo đuổi, đe doạ hạnh phúc mong manh của vợ chồng Tràng. Vì thế việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn.
à Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ, hợp lí. Qua đó, thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo.
2.  Nhân vật Tràng:
- Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn
- Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
- Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng.
- Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc.
à Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
* Trên đường về:
+ Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ" khác thường, "cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình". 
+ Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả.
*Buổi sáng đầu tiên có vợ:
 + Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ.
 + Tràng biến đổi hẳn: 
“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,
“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”
=> Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.
 3. Người vợ nhặt
- Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
- Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
- Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng: gợi ý để được ăn, “cắm đầu ăn một chặp bốn bả bánh đúc chẳng truyện trò gì”.
- Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
+ Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính.
+ Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp. 
=> Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm của gia đình nên hoàn toàn thay đổi: trở thành một người vợ đảm đang, người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
- Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng của mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật chia cho người đói.
=> Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm(dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc).
 4.Bà cụ Tứ
- Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng còng vì tuổi tác.
- Tâm trạng bà cụ Tứ: 
+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, biết có điều bất thường đang chờ đợi.
+ Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt ra hàng loạt câu hỏi:
" Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”
+ Bà lập cập bước vào nhà, càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
+ Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:
- Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt.
- Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này không
- Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai. Mừng cho con trai mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
- Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: 
"ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".
 + Từ tốn căn dặn nàng dâu mới:
". Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 
à Bà an ủi động viên, gieo vào lòng con dâu niềm tin.
+ Tuy vậy, bà vẫn không sao thoát khỏi sự ngao ngán khi nghĩ đến ông lão, đứa con gái út.
+ Cũng như những bà mẹ nhân từ khác, lòng bà đầy thương xót cho con dâu và mong sao cho con dâu mình hoà thuận: “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi”
+ “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”
à Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.
- Bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”
- Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu : "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".
à tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.
=> Bà là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy
-Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
Năng lực sáng tạo
Họat động 3: Tổng kết:
- GV: Hãy khái quát lại bài học và tổng kết trên hai mặt: nội dung và hình thức
- HS: Dựa vào gợi ý của GV, suy nghĩ, xem lại toàn bài và phát biểu
+ GV: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân?
 (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,)
 + HS: Thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV
1. Nội dung:
- Giá trị hiện thực: Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. 
- Giá trị nhân đạo: Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
2. Nghệ thuật:
 - Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
- Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
 - Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, toạ nên sức gợi.
Năng lực hợp tác.
-Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
 Củng cố, dặn dò
- KT bài học
 - Diễn biến tâm trạng nhân vật “thị’, Tràng, bà cụ Tứ
- Luyện tập
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bà cụ Tứ
- Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về 1 tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_ngu_van_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_va.doc
Sáng Kiến Liên Quan