SKKN Dạy học một số chủ đề của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể’’ theo hướng phát triển và phát huy năng lực của học sinh

1.1. Kỹ thuật khăn trải bàn:

Thế nào là kĩ thuật "Khăn trải bàn"?

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân

và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn"

- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)

- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,.)

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề.). Mỗi cá

nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút7

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống

nhất các câu trả lời

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật "Khăn trải bàn"

- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải

đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá,

giỏi.

- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn

thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.

- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải

bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu

phóng lớn

- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được

khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.

pdf81 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học một số chủ đề của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể’’ theo hướng phát triển và phát huy năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông thể luộc trứng chín được? 
 56 
Gợi ý: 
Tại sao khi ta dùng nồi áp suất nấu thức ăn nhanh nhừ? 
Nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng nước, nồi áp suất kín nên 
áp suất cao và nhiệt độ sôi tăng cao làm thức ăn mau nhừ? 
Tại sao trên núi cao ta không thể luộc chín trứng? 
Cũng tương tự như vậy khi áp suất trên mặt thoáng chất lỏng giảm thì nhiệt độ sôi 
chất lỏng cũng giảm, ở trên đỉnh núi cao áp suất khi quyển giảm nên nhiệt độ sôi 
của nước giảm và không luộc được chin trứng 
Câu 7: Trong khi nấu ăn, muốn làm đồ ăn chín nhanh, ta thường cho một chút 
muối. Em hãy giải thích việc đó? 
Gợi ý: 
Nhiệt độ sôi của nước khi bỏ thêm muối cao hơn 
Câu 8: Để hầm một nồi xương mẹ Lan bảo: "Khi nước sôi con hãy vặn lửa liu riu 
thôi nhé". Tại sao mẹ Lan bảo vậy? 
Gợi ý: 
Theo em nếu đun lửa to và đun lửa nhỏ thì nhiệt độ sôi của nước có khác nhau 
không? 
Đun lửa to hay đun lửa nhỏ thì nhiệt độ sôi của nước cũng là 1000C, nên đun lửa 
liu riu đỡ tốn ga (hay củi, điện) hơn 
Câu 9: Vì sao hầm cháo, thức ăn bằng nồi áp suất thì thức ăn sẽ nhừ hơn so với 
hầm bằng nồi bình thường 
Gợi ý: 
Tương tự câu 6 
Câu 10: Khi nấu cơm, do đổ ít nước nên sau khi cơm cạn Lan đã dùng khăn ướt 
đắp lên nắp nồi cơm. Việc làm đó đúng hay sai? tại sao? 
Gợi ý: 
Đắp khăn ướt trên vung làm hơi nước ngưng tụ lại phía dưới vung, giảm lượng hơi 
nước bay hơi ra ngoài. Khi làm giảm lượng hơi nước bay hơi ra ngoài thì cơm 
không bị thiếu nước 
Câu 11: Em hãy giải thích về vòng tuần hoàn của nước. 
Gợi ý: 
Trời nắng, nước ở biển bay hơi, khi hơi nước từ các đám mây ngưng tụ gây ra hiện 
tượng trời mưa trên đất liền. Nước trên đất liền theo sông chảy ra biển, cứ như vậy 
tạo thành vòng tuần hoàn của nước 
Câu 12: Em hãy giải thích hiện tượng nhà đổ mồ hôi ( nồm) 
 57 
Gợi ý: 
Nền nhà đổ mồ hôi là một hiện tượng rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt vào khoảng 
thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở miền 
Bắc nước ta do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ không khí hạ thấp 
kết hợp với độ ẩm lớn làm cho hơi nước không thể thoát vào không khí được 
Hoạt động 2 : (Tổ chức cuộc thi “Nhà khoa học tương lai” chủ đề: “Tìm hiểu 
mở rộng ứng dụng thực tế của sự chuyển thể của các chất ) 
Mục đích: 
- Tìm hiểu sâu hơn về các ứng dụng thực tế “sự chuyển thể của các chất” nhằm 
khơi gợi niềm yêu thích khám phá, sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
Các em đã biết sự chuyển thể của các chất rất gần gũi với cuộc sống của chúng 
ta, nó có nhiều ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế và xã hội như hiện tượng băng 
tan nước biển dâng, hiện tượng sương mù sương muối, nghề chưng cất rượu và 
một số hóa chất... 
Yêu cầu: 
 Mỗi nhóm có 1 bài trình bày về ứng dụng theo sự phân công của giáo viên (có 
thể trình bày dưới dạng bài hùng biện trên giấy, trên máy tính, bằng tranh ảnh, 
video, kịch, video trải nghiệm thực tế của nhóm.) 
Bước 2: Tổ chức thực hiện 
- Học sinh thảo luận nhóm, tìm tư liệu thông tin trên sách, tạp chí, các trang 
mạng, các cửa hàng điện tử, tham khảo ý kiến những người thân quen làm việc 
trong các lĩnh vực liên quan.... để có thông tin cho bài trình bày 
- Giáo viên duyệt qua bài trình bày cho các nhóm, góp ý trước khi báo cáo 
- Tổ chức báo cáo sản phẩm 
- Các học sinh còn lại đặt câu hỏi chất vấn, bổ sung 
- Nhận xét, bình chọn và trao thưởng 
Nhóm 1,2: Cảnh báo về: Hiện tượng băng tan, nước biển dâng (Liên hệ kiến thức 
đã học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh) 
Nhóm 3,4: Tìm hiểu hiện tượng sương mù, giảm tầm nhìn trong tham gia giao 
thông và hiện tượng sương muối gây thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi 
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về kỹ thuật chưng cất rượu, nước cất và một số hóa chất. So 
sánh đánh giá được các giải pháp khác nhau trong việc thiết kế thiết bị chưng cất 
4. ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG HỌC, GIA ĐÌNH VÀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 58 
1. Tại trường: 
Nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh khối 10 tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề 
“Ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất tới cuộc sống quanh ta” đến học 
sinh toàn trường 
Mục đích: 
- Phổ biến cho học sinh các lớp khác, trong toàn trường về vai trò ,tác hại của sự 
chuyển thể các chất trong đời sống 
- Thảo luận, tuyên truyền về các kinh nghiệm trong cuộc sống về cách tận dụng 
những lợi ích sự chuyển thể của các chất và khắc phục những khó khăn do sự 
chuyển thể các chất tạo ra (chưng cất nước cất, nghề nấu rượu, sương mù và tham 
gia giao thông an toàn, sương muối ảnh hưởng đến cây trồng, nghề làm muối, kinh 
nghiệm trong chế biến thức ăn) 
- Thảo luận, tuyên truyền về vòng tuần hoàn của nước giúp điều hòa khí hậu, 
sinh thái, hiện tượng băng tan, nước biển dâng 
Từ đó tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền 
vững cuộc sống của chúng ta. 
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức sống có trách nhiệm với cộng đồng 
của học sinh 
Yêu cầu: 
Tự xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, quy mô và báo lại với giáo 
viên để sắp xếp lịch, cũng như có sự hỗ trợ giúp đở 
2. Tại địa phương: 
- Tuyên truyền cho người thân, hàng xómvề những lợi ích từ sự chuyển thể 
các chất với đời sống hàng ngày để áp dụng cho đúng 
- Tuyên truyền về tác hại của sự chuyển thể các chất, cách khắc phục và hạn chế 
để người dân, các cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn  nhận thức được trách nhiệm 
của bản thân khi tham gia giao thông an toàn , trách nhiệm của bản thân trong công 
cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất trước tác hại của hiệu ứng nhà kính, băng 
tan và nước biển dâng, các biện pháp cần làm để người dân ,xí nghiệp thay đổi 
thói quen sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuấtnhằm bảo vệ môi trường sống an toàn và 
bền vững 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm thảo luận để đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: 
- Các nhóm sẽ cùng giáo viên lên kế hoạch thực hiện hoạt động ứng dụng. 
- Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ. 
 59 
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Để đánh giá tính khả thi của việc tổ chức Dạy học một số chủ đề của 
chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” theo hướng phát triển và phát 
huy năng lực của học sinh chúng tôi và đồng nghiệp tiến hành 2 bước 
 Bước 1 : Điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh thông qua bài 
giảng có sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm 
trong giảng dạy học một số chủ đề của chương : “Chất rắn và chất lỏng.Sự chuyển 
thể” 
Tôi và đồng nghiệp đã tiến hành dạy thực nghiệm đề tài ở một số lớp 10 của 
trường , sau đó chúng tôi khảo sát ý kiến của 127 học sinh sau khi được học với 
các chủ đề “ Chất rắn” , “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” , “ Sự chuyển 
thể của các chất” bằng cách sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt 
động trải nghiệm. Kết quả tổng hợp thu được từ phiếu khảo sát như sau 
 Với 4 câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu các em đánh vào mỗi phương án mà các 
em lựa chọn. Nội dung câu hỏi và kết quả lựa chọn của học sinh như sau : 
Câu Nội dung câu hỏi điều tra 
Số HS lựa 
chọn 
Tỉ lệ 
% 
1 
 Em có hứng thú với bài học hôm nay khi 
thầy cô sử dụng các kỹ thuật dạy học tích 
cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm để 
làm rõ các chủ đề “Chất rắn” ,“Các hiện 
tượng bề mặt chất lỏng” , “sự chuyển thể 
của các chất” 
 A. Rất thích  
 B. Bình thường  
 C. Không thích  
Tổng 127 hs 
115 
8 
2 
90% 
6% 
4% 
2 Em cảm nhận như thế nào khi bài giảng 
“Chất rắn” ,“Các hiện tượng bề mặt chất 
lỏng” , “sự chuyển thể của các chất” được 
 60 
thực hiện bằng các kỹ thuật dạy học tích cực 
và tổ chức hoạt động trải nghiệm 
 A. Không khí học tập rất thoải mái, không bị 
gò bó nhàm chán  
8 6% 
 B. Dễ hiểu và nắm kiến thức  7 5% 
 C. Rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng và 
năng lực  
8 6% 
 D.Tất cả các ý kiến trên  104 83% 
3 Theo các em trong dạy học nói chung và 
dạy học các chủ đề “Chất rắn” ,“Các hiện 
tượng bề mặt chất lỏng” , “sự chuyển thể 
của các chất” nói riêng việc dạy học bằng 
cách sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực 
và tổ chức các hoạt động trải nghiệm có vai 
trò 
 A. Rất cần thiết  
 B. Cần thiết  
 C. Không cần thiết  
121 
5 
1 
95% 
4% 
1% 
4 Trong dạy học các chủ đề “Chất rắn”,“Các 
hiện tượng bề mặt chất lỏng” , “sự chuyển 
thể của các chất” bằng cách sử dung các kỹ 
thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động 
trải nghiệm em thấy việc nắm rõ, hiểu sâu, 
rộng hơn về kiến thức trở nên dễ dàng hơn, 
sinh động hơn là do 
 61 
 A. Bài học có sử dụng công nghệ thông tin  
 B. Các em được chủ động tìm kiếm kiến thức, 
được thực hành thí nghiệm  
 C.Các em được học hỏi từ bạn bè,thi đua học 
tập với nhau ,được tham gia các trò chơi vui 
và bổ ích  
 D. Tất cả lý do trên  
4 
6 
10 
107 
3% 
5% 
8% 
84% 
 Qua tổng hợp và và phân tích số liệu, tôi và đồng nghiệp kết luận các em rất 
hứng thú với giờ học giáo viên tổ chức có sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy 
học tích cực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm , các em tham gia học bài sôi 
nổi, nắm chắc kiến thức, tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo viên giao đạt hiệu 
quả, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng và năng lực cần thiết và các 
em mong muốn ở các tiết học sau giáo viên tiếp tục sử dụng các kỹ thuật dạy học 
tích cực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong giảng dạy các bài học vật lý. 
Bước 2 : Tôi và đồng nghiệp tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm ở 6 lớp 
của trường với trình độ học sinh tương đương nhau. Ba lớp dạy thực nghiệm và ba 
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm tiến hành dạy ba chủ đề “Chất rắn”,“Các hiện 
tượng bề mặt chất lỏng” , “sự chuyển thể của các chất” bằng cách sử dụng các 
kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm như đã xây dựng trên. 
Lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống 
Sau khi dạy xong ở 6 lớp tôi và đồng nghiệp tiến hành tổ chức kiểm tra 45 
phút với nội dung câu hỏi giống nhau để đánh giá và kiểm chứng tính khả thi của 
việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm trong 
dạy học ba chủ đề trên. 
 Qua bài kiểm tra 45 phút kết quả thu được như sau. 
Kết quả của cô Nguyễn Thị Thuận thực hiện 
Lớp thực nghiệm 10A3: 43 học sinh và lớp đối chứng 10A4: 41 học sinh 
 62 
Lớp 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Tb Yếu Kém 
SL 
TL 
(%) 
SL 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
10A3 (Lớp 
thực 
nghiệm) 
43 13 30% 26 61% 4 9% 0 0 0 0 
10A4(Lớp 
đối chứng 
41 4 10% 10 24 % 20 48% 7 18% 0 0 
Kết quả thầy Võ Quyết Thắng thực hiện 
Lớp thực nghiệm 10A1: 42 học sinh và lớp đối chứng 10A2: 43 học sinh 
Lớp 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Tb Yếu Kém 
SL TL(%) SL 
TL 
(%) 
SL 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
10A1 42 19 45% 21 50% 2 5% 0 0% 0 0 
10A2 
43 
7 16% 14 33% 19 45% 3 6% 0 0 
Kết quả cô Vũ Thị Thảo thực hiện 
Lớp thực nghiệm 10A5: 42 học sinh và lớp đối chứng 10A6: 37 học sinh 
Lớp 
Tổng 
số 
Giỏi Khá Tb Yếu Kém 
SL TL(%) SL 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
S
L 
TL 
(%) 
10A5 42 8 19% 18 43% 16 38% 0 0% 0 0 
10A6 37 3 8% 6 16% 20 54% 8 22% 0 0 
Sau khi chấm bài kiểm tra và phân tích số liệu cho thấy kết quả của lớp thực 
nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng ở cả 3 trường hợp, ở lớp thực nghiệm các em 
học sinh làm bài tốt hơn, ngôn ngữ lôgic, giờ học sôi nổi, học sinh rất có hứng thú 
học tập. Qua đó tôi và đồng nghiệp kết luận việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích 
cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm đã tạo được sự hứng thú trong học tập của 
học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, là xu hướng tất yếu cần áp dụng 
để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. 
 63 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
Với mong muốn mang lại cho học sinh của mình những giá trị tốt đẹp nhất, 
trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi lí luận về các phương pháp 
dạy học và lựa chọn áp dụng vào các bài giảng sao cho mỗi bài dạy của mình thật 
sự để lại những ấn tượng tốt đẹp ,những giá trị đích thực cho người học. 
Việc vận dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động trải 
nghiệm vào dạy học các chủ đề “Chất rắn” ,“Các hiện tượng bề mặt chất lỏng” 
, “sự chuyển thể của các chất” là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc khách 
quan lý luận, thực tiễn để từ đó sáng tạo và áp dụng linh hoạt vào bài học – Góp 
từng viên gạch nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng xây dựng, đổi mới giáo dục 
phổ thông nước ta trong giai đoạn hiện nay 
Qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức dạy học bằng 
cách sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm là thật 
sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu và xu thế tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy 
học hiện nay.Với việc sử dụng hợp lý, kết hợp có hệ thống các kỹ thuật dạy học 
tích cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ đáp ứng được những đòi hỏi sau đây 
- Học sinh là người học , tích cực chủ động tìm kiếm tri thức.Giáo viên chỉ là 
người dẫn lối, chỉ đường hỗ trợ giúp đỡ chứ không phải là người cung cấp kiến 
thức cho học sinh đón nhận 
- Việc tổ chức lớp học không theo khuôn khổ cũ, học sinh được di chuyển và 
thực hiện các nhiệm vụ học tập đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán, mệt mỏi, làm 
tăng mức độ hứng thú, đáp ứng được các phong cách học khác nhau của nhiều học 
sinh nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức và hình thành các kỹ năng, năng 
lực cần thiết 
- Việc được tập duyệt thường xuyên kỹ năng thuyết trình, đánh giá và tự đánh 
giá sẽ giúp các em tự tin hơn trước đám đông, tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc 
sống 
- Việc kết hợp làm việc nhóm sẽ giúp các em biết cách lập kế hoạch, biết cách 
cư xử, giao tiếp với bạn bè, hợp tác với nhau để hoàn thành tốt công việc 
- Thông qua việc tự tìm tòi, sưu tập dữ liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao 
các em phát triển được các kỹ năng tìm kiếm thông tin, sử dụng máy tính.... 
- Thông qua việc thi đua giữa các nhóm, các cá nhân các em có được ý thức 
luôn luôn biết tìm tòi học hỏi nhằm rèn luyện, tu dưỡng bản thân, sống vì tập thể 
,vì một xã hội phát triển tốt đẹp 
- Tăng cường niềm yêu thích học tập để từ đó các em sẽ say sưa khám phá và 
không ngừng sáng tạo trong thực tế cuộc sống 
 64 
- Đảm bảo được các yêu cầu đổi mới về kiểm tra đánh giá: Giáo viên đánh giá 
học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau, kết hợp cả đánh giá 
kiến thức , kỹ năng và đánh giá năng lực 
- Thông qua bài học các em nhận thức sâu sắc được việc cần thiết phải bảo vệ 
môi trường , tham gia giao thông an toàn ,từ đây các em sẽ là những tuyên truyền 
viên, những công dân biết sống và lao động vì sự phát triển bền vững của nhân 
loại. 
Như vậy tổ chức dạy học bằng cách sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và 
tổ chức hoạt động trải nghiệm bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của 
cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học và có tính khả thi cao nhằm góp phần 
đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính năng động, sáng tạo của người học 
theo tinh thần nghị quyết TW 9 – Khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn 
diện Giáo Dục và đào tạo. 
2. KIẾN NGHỊ 
Việc tổ chức dạy học theo hình thức sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và 
tổ chức hoạt động trải nghiệm tuy không phải là mới tuy nhiên do điều kiện khó 
khăn của mỗi trường nên việc tổ chức còn hạn chế, mang tính hình thức, chưa 
được quan tâm và đầu tư đúng mức. Do vậy, tôi xin có một vài kiến nghị sau: 
- Đối với nhà trường: 
+ Cần tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị để hỗ trợ GV cũng 
như học sinh thực hiện tổ chức dạy học đạt kết quả tốt nhất 
 + Bố trí số lượng HS trong lớp ko quá đông thì việc tổ chức dạy học hiện 
đại (sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực)sẽ đạt kết quả cao hơn 
 + Khuyến khích tạo điều kiện để giáo viên bộ môn học tập, nâng cao trình độ 
về chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, giáo dục nói 
chung. 
- Đối với giáo viên bộ môn: 
+ Cần thường xuyên trao đổi về chuyên môn,phương pháp dạy học 
+ Thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng để đóng góp ý kiến,học hỏi lẫn 
nhau 
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi chỉ đề xuất bài giảng một 
số chủ đề là“Chất rắn” ,“Các hiện tượng bề mặt chất lỏng” , “sự chuyển thể 
của các chất” nhằm phát triển năng lực học sinh bằng cách sử dụng linh hoạt một 
số kỹ thuật dạy học tích cực kết hợp với tổ chức hoạt động trải nghiệm như trên. 
Nhưng chúng ta có thể áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học tích cực khác và hình 
 65 
thức hoạt động trải nghiệm khác với nhiều bài học khác trong chương trình 
học.Việc sử dụng kết hợp một cách logic các kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức 
hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung từng bài học sẽ là một hướng đi đúng 
đắn trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần 
tạo sự hứng thú trong học tập, phát triển các phẩm chất, kỹ năng và năng lực cần 
thiết cho học sinh. 
 66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Vật lý (2014 – Vụ giáo 
dục) 
2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình 
dạy học, Nxb Giáo dục. 
3. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới 
phương pháp dạy học ở trường THPT 
4. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra 
đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn. 
5. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
6. Sách giáo viên –Vật lý 10, NXB Giáo dục. 
7. Tài liệu tập huấn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực 
8. Các công văn CV 3535; CV 791; CV 5555; CV 4612 
9. Nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài như mạng internet,các 
bài báo trên các tạp chí . 
10. Sách: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”- 
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
Nguyễn Thị Liên( Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng ,Tường Duy Hải, Đào Thị Ngọc 
Minh 
 67 
PHẦN IV: PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
I. CHỦ ĐỀ CHẤT RẮN 
1. Sơ đồ tư duy 
 68 
 69 
2. Một số hình ảnh làm kẹo tinh thể 
 70 
3. Trò chơi mảnh dán sắc màu trong dạy học 
 71 
II. CHỦ ĐỀ CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CHẤT LỎNG 
1. Thí nghiệm hoa sữa nhảy múa (hiện tượng căng mặt ngoài) 
2. Thí nghiệm lực căng mặt ngoài của màng xà phòng 
 72 
3. Thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn 
 73 
4, Thí nghiệm đo hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng 
 74 
5. Trò chơi “domino biến thể dùng trong dạy học” 
6. Phiếu học tập 
 75 
III. CHỦ ĐỀ SỰ CHUYỂN THỂ 
1. Phiếu học tập biến thể của ký thuật khăn trải bàn 
 76 
 77 
2. Hoạt động tìm tòi mở rộng 
a. Tìm hiểu về hiện tượng sương muối và sương mù 
 78 
b. Tìm hiểu về nghề làm muối và chưng cất rượu 
 79 
PHỤ LỤC 2 
I. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM 
(Phiếu này do các học sinh trong nhóm tự chấm) 
 Trưởng nhóm xác nhận 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
STT 
Tên 
thành 
viên 
Công 
việc 
được 
giao 
Tiêu chí đánh giá 
Tổng 
điểm 
Ký 
tên 
Ý thức 
tham gia 
(Tối đa 
25 điểm) 
Chất 
lượng 
công việc 
(Tối đa 
25 điểm) 
Ý tưởng 
sáng tạo 
(Tối đa 
25 điểm) 
Khả 
năng 
hợp tác 
(Tối đa 
25 
điểm) 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
 80 
II. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC NHÓM 
TT 
Tiêu chí 
chấm 
Mô tả tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
Điểm đạt được 
Nhóm 
1 
Nhóm 
2 
Nhóm 
3 
Nhóm 
4 
Nhóm 
5 
Nhóm 
 6 
1 
Hình 
thức sản 
phẩm 
Ý tưởng mới lạ, 
hình thức độc đáo 
20 
Hình ảnh minh họa 
phù hợp dễ nhìn, dễ 
hiểu 
20 
Màu sắc bố cục hài 
hòa 
20 
Trang trí hợp lý 20 
Sử dụng từ khóa 
hợp lý 
20 
2 Nội dung 
Kết cấu lôgic 20 
Độ chính xác của 
thông tin 
20 
Trình bày dễ hiểu 20 
Sử dụng tài liệu 
ngoài có trích dẫn 
rõ ràng 
20 
Nhiều thông tin 
hay bổ ích lý thú 
20 
Tổng điểm sản phẩm 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_mot_so_chu_de_cua_chuong_chat_ran_va_chat_long.pdf
Sáng Kiến Liên Quan