SKKN Công tác quản lý hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu xã Đông
Thực trạng về hoạt động GDNGLL của học sinh:
Mặc dù trường đóng chân ở một xã tương đối thuận lợi nhưng tình hình
kinh tế - xã hội còn thấp và nhận thức của đại đa số phụ huynh chưa cao.
Phần lớn phụ huynh học sinh coi nhiệm vụ giáo dục đối với con, em
mình là của thầy, cô giáo và nhà trường. Thiếu sự quan tâm sát sao và phối
hợp với nhà trường và xã hội.
Phần lớn các em học sinh chỉ được học hành và luyện tập trên lớp ở
trường. khi về nhà rất nhiều các em chưa có bàn ghế, đèn thắp sáng và góc tự
học ở nhà, không có được sự bảo ban nhắc nhở của cha mẹ mà khoán trắng
cho nhà trường kể cả việc học và các hoạt động vui chơi, tìm hiểu thêm kiến
thức
1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG T’H NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – XÃ ĐÔNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Là một giáo viên không chỉ là giảng dạy những tiết học chính khóa trên lớp hoặc công tác chủ nhiệm lớp chặt chẽ các hoạt động học tập vui chơi của học sinh, đồng nghĩa với việc tham gia đầy đủ các phong trào mà người giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm xây dựng phát triển học sinh trở thành những con người hoàn thiện, hình thành những cơ sở nhân cách ban đầu. 1.1. Phạm vi đề tài Việc cắp sách đến trường thật là khó khăn và khó khăn hơn khi lập thời gian biểu cho hoạt động trong ngày của các em, chưa nói đến những hoạt động được tổ chức theo thời điểm hay từng đợt thi đua theo kế hoạch cho phù hợp với đặc thù của trường. Do vậy, giáo viên phải gắn chặt với phụ huynh, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường quán triệt nhiệm vụ và cùng phấn đấu thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Thực trạng về hoạt động GDNGLL của học sinh: Mặc dù trường đóng chân ở một xã tương đối thuận lợi nhưng tình hình kinh tế - xã hội còn thấp và nhận thức của đại đa số phụ huynh chưa cao. Phần lớn phụ huynh học sinh coi nhiệm vụ giáo dục đối với con, em mình là của thầy, cô giáo và nhà trường. Thiếu sự quan tâm sát sao và phối hợp với nhà trường và xã hội. 2 Phần lớn các em học sinh chỉ được học hành và luyện tập trên lớp ở trường. khi về nhà rất nhiều các em chưa có bàn ghế, đèn thắp sáng và góc tự học ở nhà, không có được sự bảo ban nhắc nhở của cha mẹ mà khoán trắng cho nhà trường kể cả việc học và các hoạt động vui chơi, tìm hiểu thêm kiến thức 2.2. Nhiệm vụ hoạt động *Về ý thức: Giúp HS củng cố tri thức đã học, tăng cường hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, con người. Giúp các em vận dụng tri thức đã học vào thực tiển làm phong phú vốn hiểu biết của các em. *Về giáo dục thái độ, tình cảm: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ông bà, cha mẹ, người thân, phải tạo điều kiện tốt để bồi dưỡng tính tự giác, tích cực của các em đối với bản thân, công việc và cộng đồng. *Rèn luyện thói quen, kĩ năng: Trong khi tham gia hoạt động, các em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống, giúp các em hiểu biết, biết cách điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực. 3. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần hình thành cở sở ban đầu về nhân cách người công dân, người lao động, tự chủ, sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đề tài tuy không mới nhưng biết vận dụng vào tình hình thực tế thì sẽ không thừa. 3.1. Tính mục đích Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm đạt được các mặt giáo dục toàn diện của học sinh. 3 3.2. Nguyên tắc tự nguyện HS tự nguyện lựa chọn phương hướng và hình thức hoạt động tự nguyện, GV cần gợi ý hợp lý trong việc lựa chọn, tự các em phát huy được tính tích cực độc lập. 3.3. Nguyên tắc tính đến Là GV phải nắm được tâm sinh lý của các em, đồng thời tìm hiểu những em HS cá biệt, giải tỏa những ham thích, ức chế. Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên có điều kiện gần gũi, nhằm thấu hiểu nội tâm các em mà trong giờ học chính khóa không có thời gian để giải tỏa. 3.4. Nguyên tắc kết hợp lãnh đạo với sáng kiến và tính độc lập Đề tài được chọn trên đây, yêu cầu giáo viên định hướng và giúp đỡ các em tổ chức công việc, chỉ dẫn trình tự thực hiện công việc, giáo viên hướng dẫn các em kĩ năng tổ chức các hoạt động theo chủ điểm của từng tháng trong năm học. 3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Hiệu quả yêu cầu là: Tính kinh tế, chính trị, xã hội nhưng hiệu quả của việc “Học tập tốt” là yếu tố quyết định cho công tác hướng dẫn hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp. 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – HUYỆN KBANG 4.1. Đặc điểm tình hình địa phương và tình hình Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, xã Đông, huyện Kbang Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu đóng chân trên địa bàn xã Đông, cách Thị trấn trung tâm huyện Kbang 3 km về phía đông nam. Phía Bắc giáp thị trấn Kbang, phía nam giáp xã Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, phía tây 4 giáp xã Lơ Ku, phía Đông giáp xã Nghĩa An. Là một xã miền núi vừa được UBND tỉnh Gia Lai quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào cuối năm 2017. Tổng diện tích tự nhiên của xã: 3.597,84 ha ; toàn xã có 11 thôn (làng) ; 1.404 hộ với 5.885 nhân khẩu. Trong đó hộ người Kinh 923 hộ, 3.814 khẩu; hộ Bahnar: 395 hộ, 1.721 khẩu, chiếm 29,3%, dân tộc khác: 86 hộ, 350 khẩu; Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay là 7,5%. Xã Đông có 5 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Năm học 2017 – 2018, tổng số CB-GV là 22 người, biên chế 11 lớp; Được phân công nhiệm vụ như sau: 2 cán bộ quản lý nhà trường ; 11 giáo viên trực tiếp giảng dạy theo lớp được phân công ; 6 giáo viên dạy bộ môn cho các khối, lớp ; số còn lại 1 giáo viên làm nhiệm vụ Kiêm nhiệm TPT Đội TNTP&NĐ Hồ Chí Minh; 1 giáo viên kiêm nhiệm quản lý thư viện. + Thuận lợi: GV hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn, chỉ có duy nhất 01 giáo viên có trình độ THSP số còn lại là ĐHSP và CĐSP theo hình thức Đào tạo từ xa. Toàn thể giáo viên yêu nghề, mến trẻ không ngừng học tập bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Khó khăn: Là đơn vị trường gần trung tâm huyện nhưng phần lớn học sinh là con em người dân tộc Bahnar, các em ở xa trường chính nhưng rất nhiều em không có xe đạp để đến trường, học sinh đến trường men theo các lối đường tắt, đường liên thôn, một số em thì đi theo đường tỉnh lộ 669 và hầu hết là đi bộ. Hiện nay nhà trường hoạt động duy nhất một địa điểm tại khu vực chính, trường không còn điểm trường lẻ, chính vì vậy việc đi học của các em còn nhiều vất vả, khó khăn. 4.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4.2.1. Hoạt động văn hóa văn nghệ Đây là một loại hình hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là bậc học sinh ở tiểu học. Hoạt động này 5 bao gồm các thể loại khác nhau như múa hát, thơ ca, kịch ngắn, thi kể chuyện, vẽ Thường được tổ chức vào các ngày lễ lớn trong năm và theo từng chủ đề. 4.2.2. Hoạt động vui chơi giải trí thể thao Đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học, làm thỏa mãn tinh thần cho trẻ em sau những giờ học, góp phần rèn luyện một số phẩm chất như tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết lòng nhân ái Thường được tổ chức xen kẽ trong các tháng học, tuần học. 4.2.3. Hoạt động xã hội Tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ bàn nghèo, làm vệ sinh làm sạch đẹp môi trường Thường được tổ chức làm theo các đợt phát động. 4.2.4. Hoạt động lao động công ích Trực nhật vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa cây cảnh cho đẹp trường lớp Thường được tổ chức thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. Hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật: Có thể cho học sinh sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, hội vui khoa học, tìm hiểu các nhà danh nhân nhà bác học Ngoài ra mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tự thiết kế những nội dung hoạt động GDNGLL khác đa dạng phong phú phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất lớp mình. 4.3. Một số biện pháp thực hiện nội dung đề tài 4.3.1. Đối với Hiệu trưởng Dựa vào các văn bản chỉ thị, hướng dẫn, nhiệm vụ, kế hoạch, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập “Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”: Hiệu trưởng: Trưởng ban Phó Hiệu trưởng: Phó ban Các ủy viên: GVCN, TPT Đội, Tổ khối trưởng Hiệu trưởng trực tiếp phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban để tránh chồng chéo và thực hiện cụ thể. 6 4.3.2. Đối với phụ huynh học sinh Giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp với Hội CMHS do Hiệu trưởng xây dựng và Chi hội phụ huynh của các lớp cùng đề xuất và áp dụng việc quản lý con em thời gian ở nhà và thời gian đi đến trường song song với việc hỗ trợ kinh phí cho con em tham gia tốt các mặt hoạt động theo thời gian biểu: - 5h00’ – 5h30’: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng. - 5h30’ – 6h00’: Chuẩn bị lại bài vở, trang phục đến trường. - 6h00 – 6h30’: Thời gian đến trường (tùy cự ly và sự ATGT của HS mà phụ huynh cần theo dõi và hỗ trợ phương tiện). - 6h30’ – 6h45’: Vệ sinh trường lớp (Thông qua hoạt động trực nhật) - 6h45’ – 7h00’ : Ổn định lớp đầu buổi học hằng ngày. - 7h00’ – 10h20’: Thời gian học trên lớp. - 10h20’ – 11h00’: Về nhà. - 11h00’ – 14h00’: Nghỉ ngơi. - 14h00’ – 16h20’: Các em tiếp tục học tập tại trường. - 16h20’ – 17h00’: Về nhà - 17h00’ – 19h00’: Giờ tự do sinh hoạt với gia đình. Xã Đông là một xã nông thôn, học sinh thường tranh thủ học ở nhà ban ngày, Tuy nhiên các em học sinh đã được học 2 buổi/ngày sẽ tranh thủ học bài và làm bài tập ở nhà, thời gian từ 19h00’ – 21h00’. 4.3.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp Lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp cho lớp mình; Hằng ngày: Duy trì nề nếp; đi học chuyên cần, đúng giờ, vệ sinh, trực nhật; truy bài, chữa bài (15 phút đầu giờ, HS có thể kiểm tra bài tập các bạn có thực hiện hay không). 7 Hằng tuần: Tổ chức tiết chào cờ đầu tuần; tiết hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp cuối tuần; phát thanh chương trình Măng non; Sinh hoạt thể dục thể thao. 4.3.4. Đối với Đội TNTP&NĐ Hồ Chí Minh Giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với giáo viên TPT Đội sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng, ngày lịch sử, ngày truyền thống với các chương trình văn nghệ, thể thao gây hứng thú, tính đồng đội. Từ đó, các em thêm yêu trường, yêu lớp, thương thầy, mến bạn. Dưới sự dẫn dắt của TPT Đội, Các em đội viên lớn tổ chức hướng dẫn giúp đỡ đối với các em sao nhi đồng trong các hoạt động vui chơi, học tập ở trường cũng như ở nhà. Ngoài ra Liên đội tổ chức các buổi phát thanh măng non nhằm tuyên truyền các nội dung hoạt động của nhà trường, của Đội còn là phương tiện để tuyên dương, khen ngợi các em đạt thành tích cao và phê bình nhắc nhở những cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, lao động hoặc có những hành vi, ý thức chưa tốt để các em kịp thời nhìn nhận lại chính mình mà sửa chữa. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng luôn kiểm tra, nhắc nhở các thành viên làm việc nhịp nhàng, việc tiến bộ của học sinh trong học tập đã làm nổi bật vai trò của quản lý hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp trong giáo dục toàn diện của nhà trường. 6. KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề tôi đã rút ra từ thực tế qua những năm trực tiếp quản lý, giảng dạy tại các trường tiểu học trong huyện Kbang. Do trình độ lý luận và sự nhận thức còn hạn chế, tôi đã dựa vào văn bản để vận dụng vào hiện thực phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. 8 Tôi xin chân thành cảm ơn những người thầy, những người bạn đi trước đã dẫn dắt, đóng góp để tôi hoàn thiện trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh thông qua công tác chỉ đạo tổ chức cho học sinh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bản thân rất mong được lắng nghe những ý kiến đóng góp quí báu của quý lãnh đạo, quý thầy cô, quý đồng nghiệp để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn./. Xã Đông, ngày 22 tháng 3 năm 2018 Ý KIẾN NHẬN XÉT Người viết CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG 9 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KBANG 10 MỤC LỤC Trang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 01 1.1. Lý do chọn đề tài 01 1.2. Phạm vi đề tài 01 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 01 2.1. Thực trạng về hoạt động GDNGLL của học sinh 01 2.2. Nhiệm vụ hoạt động 02 3. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI 02 3.1. Tính mục đích 02 3.2. Nguyên tắc tự nguyện 03 3.3. Nguyên tắc tính đến 03 3.4. Nguyên tắc kết hợp lãnh đạo với sáng kiến và tính độc lập 03 3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 03 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG T’H NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – HUYỆN KBANG 03 4.1. Đặc điểm tình hình địa phương và tình hình trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu 03 4.2.Các nội dung cơ bản của hoạt động GDNGLL 04 4.2.1. Hoạt động văn hóa văn nghệ 04 4.2.2. Hoạt động vui chơi giải trí thể thao 05 4.2.3. Hoạt động xã hội 05 4.2.4. Hoạt động lao động công ích 05 4.2. Một số biện pháp thực hiện nội dung đề tài 05 4.2.1. Đối với Hiệu trưởng 05 4.2.2. Đối với phụ huynh học sinh 06 4.2.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 06 4.2.4. Đối với Đội TNTP&NĐ Hồ Chí Minh 07 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 07 6. KẾT LUẬN 07
File đính kèm:
- skkn_cong_tac_quan_ly_hoat_dong_cua_hoc_sinh_ngoai_gio_len_l.pdf