SKKN Các phương pháp tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường Mầm non

 Trường mầm non là đơn vị cơ sở của Giáo dục mầm non, thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân, quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên mầm non, để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học. Thực chất công tác quản lí trường mầm non của hiệu trưởng là quản lí quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố: Mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ. Nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ. Phương pháp, phương tiện chăm sóc - giáo dục trẻ. Lực lượng giáo dục. Đối tượng giáo dục. Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ. Các nhân tố của quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ có quan hệ gắn bó với nhau, trong đó mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ giữ vai trò định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố. Chính vì vậy mà tôi nảy sinh sáng kiến đưa ra các phương pháp tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non, nhằm kỳ vọng nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường mầm non với các phương pháp quản lí của hiệu trưởng trường mầm non. Với thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu là năm học 2014 - 2015, điều kiện, đối tượng để áp dụng sáng kiến đó là lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh trường mầm non.

 Với tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến đó là việc tăng cường đồng thời các biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng trường mầm non củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng trường mầm non.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các phương pháp tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m những công việc phải thực hiện. Việc xây dựng cơ sở vật chất phải được xác định bằng văn bản, với kế hoạch chi tiết, cụ thể, việc lập kế hoạch phải đầy đủ các công việc cải tạo, sửa chữa thường xuyên kết hợp với đầu tư xây dựng đạt các yêu cầu chuẩn. Đồng thời có kế hoạch trang bị những phương tiện hiện đại, tăng cường sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lí, trong tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, giúp cho cán bộ quản lí - giáo viên và nhân viên có thể cải thiện điều kiện hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ được thuận lợi hơn. Việc tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phải được huy động nhiều nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước, kinh phí phụ huynh học sinh ủng hộ, kinh phí tài trợ của các tổ chức, các cá nhân, đồng thời phải biết tiết kiệm, cân nhắc kỹ các khoản chi để đảm bảo cho hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ được thuận lợi.
	4.8. Tăng cường kiểm tra đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh để điều chỉnh các biện pháp quản lí
	Tổ chức kiểm tra là khâu quan trọng, là chức năng cơ bản không thể thiếu được trong quá trình quản lí. Kiểm tra tác động lên quá trình thực hiện nhiệm vụ nhiều mặt, một mặt, góp phần nâng cao trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, mặt khác, kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kiểm tra còn giúp người hiệu trưởng phát hiện những gương tốt, những kinh nghiệm tốt để động viên kịp thời, nhân rộng những kinh nghiệm tốt. Kiểm tra còn phát hiện những khả năng chưa sử dụng và huy động kịp thời những khả năng đó. Kiểm tra bao gờ cũng đi đôi với đánh giá, bởi vì nếu kiểm tra mà không đánh giá hoặc không đánh giá được thì coi như không kiểm tra, thiếu sự quản lí lãnh đạo. Việc đánh giá phải hết sức chính xác, mang yếu tố động viên tinh thần các cá nhân có nhiều cố gắng, thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời, phê phán các cá nhân thiếu trách nhiệm, thiếu sự cố gắng trong công việc để uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động của nhà trường.
	Trong việc quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, cha mẹ học sinh chính là đối tượng phục vụ, là khách hàng bên ngoài của nhà trường. Vì thế người hiệu trưởng cần quan tâm đến các nguyện vọng, nhu cầu chính đáng, cần thiết của phụ huynh học sinh. Muốn vậy người hiệu trưởng cần có các hình thức thu nhận các ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh để kiểm tra, điều chỉnh hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ngày càng có chất lượng, phù hợp mong muốn của cha mẹ trẻ.
	Kiểm tra hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng, bởi chính các giáo viên là trung tâm hoạt động của nhà trường. Kiểm tra hoạt động của giáo viên sẽ giúp người hiệu trưởng tìm hiểu xem các mục tiêu quản lí đã được thực hiện như thế nào, thực hiện đến đâu, phát hiện ra độ lệch lạc và nguyên nhân của chúng. Kiểm tra hoạt động của giáo viên cũng chính là nguồn thông tin ngược về tình trạng vận hành của các bộ phận bị quản lí, về hiệu quả của các kế hoạch, các biện pháp. để kịp thời có quyết định mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra hoạt động của giáo viên còn có tác động kịp thời, đúng lúc đến hành vi con người nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của giáo viên. Kiểm tra hoạt động của giáo viên cần phải có quy định, quy tắc, tiêu chí rõ ràng để có thể so sánh, phân tích, đối chiếu cho hoạt động đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan.
	Công tác kiểm tra giáo viên bao gồm kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra chuyên đề, kiẻm tra một mặt hoạt động nào đó của giáo viên. Ngoài việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, hiệu trưởng cần quan tâm tăng cường các hình thức dự giờ, thăm lớp thường xuyên để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ giâo viên, nắm được nề nếp sinh hoạt chuyên môn và qua đó hiểu được tâm tư nguyện vọng của giáo viên, đáp ứng những điều kiện hoạt động để giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ thuận lợi hơn.
	Để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đạt hiệu quả, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra với đầy đủ các nội dung theo yêu cầu và dựa vào tình hình thực tế của nhà trường. Kế hoạch kiểm tra được thông báo đến từng thành viên ngay từ đầu năm học. Hiệu trưởng vận dụng tinh thần đổi mới công tác kiểm tra là chỉ công bố các nội dung và số lượng thành viên được kiểm tra, không nêu thời gian và tên của người được kiểm tra để tránh sự đối phó từ phía đội ngũ. Việc thực hiện kiểm tra phải được đánh giá nhận xét nghiêm túc qua biên bản, phiếu dự hoạt động. Nhận xét đánh giá phải thật cụ thể, chính xác, có tính động viên thúc đẩy người giáo viên thực hiện mục tiêu đề ra. Nếu nhận xét đánh giá sau kiểm tra qua loa hoặc quá khắt khe, thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của giáo viên, do vậy phải thực hiện ngiêm túc, chính xác, công bằng, thể hiện trách nhiệm và uy tín của người kiểm tra.
	Việc thực hiện điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra cũng rất quan trọng, giúp cho công tác kiểm tra đạt đến kết quả cuối cùng. Do đó người hiệu trưởng phải quan tâm đến việc điều chỉnh hoạt động sau khi đã kiểm tra góp ý. Điều này còn cho thấy nhận xét đánh giá của người kiểm tra có đúng đắn hay không, thái độ của người được kiểm tra sau khi kiểm tra như thế nào và việc tiếp thu ý kiến điều chỉnh hoạt động sau kiểm tra của người được kiểm tra có thực hiện tốt hay không, các tiêu chí đánh giá đã phù hợp với thực tiễn hoạt động chưa. Từ đó hiệu trưởng rút kinh nghiệm cho công tác kiểm tra của nhà trường ngày càng tốt hơn, thực hiện đổi mới công tác kiểm tra của nhà trường thường xuyên hơn sẽ giúp cho hiệu quả kiểm tra ngày càng cao. Những phần việc được đánh giá còn yếu kém cần phải tổ chức phúc tra lại, cần phải tránh gây ngộ nhận với cá nhân người được kiểm tra, cần có thái độ khách quan, với tinh thần giúp đỡ người được kiểm tra khắc phục những yếu kém, tồn tại, thì công tác kiểm tra mới đạt hiệu quả cao và tránh gây áp lực, căng thẳng cho giáo viên, nhân viên khi kiểm tra.
	4.9. Tăng cường giao lưu và thông tin giáo dục mầm non
	4.9.1. Giao lưu
	Giao lưu là một mặt không thể thiếu được trong quá trình quản lí của hiệu trưởng vì qua giao lưu giúp hiệu trưởng tăng vốn hiểu biết, học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu. Giao lưu giữa các tổ trong trường làm tăng sự đoàn kết nhất trí, tạo điều kiện cho mọi người hiểu biết học hỏi lẫn nhau và giúp hiệu trưởng nắm bắt tình hình nội bộ tốt hơn. Giao lưu với các trường tạo vành đai giúp đỡ, ủng hộ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giao lưu cũng là tiêu chuẩn đánh giá năng lực của hiệu trưởng. Vì vậy hiệu trưởng cần quan tâm đúng mức độ hoạt động giao lưu như: 
	+ Tổ chức sinh hoạt giao lưu về chuyên môn giữa các tổ với nhau nhất là trong việc thực hiện các chuyên đề chăm sóc - giáo dục trẻ.
	+ Giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài huyện.
	+ Tổ chức tham quan học tập các mô hình trường mầm non xuất sắc trong và ngoài huyện.
	4.9.2. Thông tin quản lí giáo dục
	Thông tin rất quan trọng trong tất cả các qui trình quản lí. Thông tin là cơ sở, là chất liệu hình thành các quyết định quản lí. Thông tin quản lí giáo dục là chức năng trung tâm của người quản lí. Nhờ có thông tin mà người quản lí có thể nắm bắt được đầy đủ tình hình của trường, đề ra kế hoạch sát với tình hình của trường. Nhờ có thông tin mà người quản lí chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đánh giá chính xác hơn. Người hiệu trưởng muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải tổ chức mạng lưới thông tin cho hoàn chỉnh, đa chiều, biết quản lí tốt những nội dung cơ bản của thông tin trong trường học. Trong quá trình quản lí, hiệu trưởng cần lưu ý các đặc trưng cơ bản của thông tin, đó là tính thích hợp, tính chính xác, tính tiện lợi và tính kịp thời để thông tin có thể phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lí. Càng giàu thông tin thì hiệu quả quản lí càng cao. Thông tin vừa là đối tượng vừa là sản phẩm của hoạt động quản lí. Vì thế hiệu trưởng cần quan tâm một cách đúng mức đến việc tăng cường giao lưu và thông tin quản lí giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình qảun lí của hiệu trưởng.
	 4.10. Tăng cường công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục
	4.10.1. Công tác tham mưu
	Để thực hiện các nhiệm vụ quản lí một cách có hiệu quả, công tác tham mưu của hiệu trưởng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của kế hoạch đề ra. Công tác tham mưu phải được quan tâm và thực hiện một cách kịp thời, kiên trì thuyết phục các cấp lãnh đạo với đầy đủ lí do, có các căn cứ thực tế chính xác, nêu được tính cấp thiết của vấn đề cần tham mưu để đạt hiệu quả. 
	10.2. Thực hiện xã hội hoá giáo dục
	Thực hiện Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiệu trưởng phải luôn tăng cường công tác xã hội hoá, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục, tạo thành sức mạnh tổng hợp để giải quyết các vấn đề của nhà trường. Lực lượng chủ yếu là phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể của địa phương và các lực lượng xã hội khác để huy động về tinh thần và vật chất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường. 
	5. Kết quả đạt được
	Sau khi áp dụng các phương pháp tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non trong năm học 2014 - 2015, tại trường mầm non tôi đang quản lí thì chất lượng tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường mầm non được nâng cao rõ rệt, kết quả cụ thể như sau:
	Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn đạt 80%. 
	Các cá nhân thuộc diện qui hoạch được giao các nhiệm vụ cốt cán và đã thể hiện tốt vai trò trách nhiệm được giao, luôn gương mẫu trong mọi nhiệm vụ được giao.
	100% cán bộ, giáo viên tích cực học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học.
	100% cán bộ quản lí biết sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí khá thuần thục, 100% giáo viên biết soạn bài trên máy tính, khá linh hoạt trong thiết kế các hoạt động trên máy tính phù hợp với từng nội dung hoạt động, với từng độ tuổi.
	Kế hoạch năm học của nhà trường được biểu quyết nhất trí 100% và được thực hiện nghiêm túc có hiệu quả. cả 3 cán bộ quản lí đạt giỏi cấp huyện, trong đó đạt 02 giải, 4 giáo viên đạt giỏi cấp huyện, trong đó đạt 02 giải.
	 100% giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp đạt hiệu quả, thực hiện hài hoà công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
 Chất lượng đánh giá trẻ hàng ngày thực tế và sát thực, trẻ được giáo dục phát triển tốt theo các lĩnh vực phát triển. Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc giáo dục một cách thường xuyên và có hiệu quả. 
	 Giáo viên tham gia chuyên đề và thao giảng về chăm sóc - giáo dục trẻ, đạt 100% khá giỏi.
	Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp đảm bảo tính sư phạm, thẩm mĩ. Các lớp mẫu giáo đã có đa dạng sản phẩm lưu của trẻ sau từng chủ đề.
	100% trẻ được đánh giá sự phát triển tốt theo các lĩnh vực phát triển.
	100% trẻ tới lớp được chăm sóc - giáo dục đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần.
	Các tổ chuyên môn sinh hoạt có chất lượng, khoa học, sáng tạo trong sinh hoạt chuyên môn. Giáo viên hạn chế về năng lực đã có tiến bộ vượt bậc, có ý chí ham cầu thị học hỏi để vượt lên chính mình.
	Tổ trưởng, tổ phó phát huy tốt vai trò trách nhiệm được giao, thể hiện rõ năng lực nghiệp vụ của bản thân phụ trách chỉ đạo tổ chuyên môn.
	Chất lượng các chuyên đề đạt kết quả khá cao, được áp dụng thực hiện vào các hoạt động trong ngày phù hợp đối tượng, thời gian, chủ đề..
	100% cán bộ, giáo viên được kiểm tra đánh giá, đảm bảo nghiêm túc, công khai, kết quả xếp loại đạt 100% khá, giỏi.
	Cơ sở vật chất nhà trường được bổ sung tu sửa có hiệu quả, cụ thể: Nhà trường đã được UBND xã xây dựng cơ bản cho nhà trường dãy phòng học 2 tầng 4 phòng phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục, đoàn thể...., đây là tiền đề điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất cho trường có cơ sở để trường phấn đấu đạt trường chuẩn mức độ II.
	Nhà trường đã tiết kiệm ngân sách, tuyên truyền vận động tới các tổ chức, cá nhân để có nguồn kinh phí tu sửa, mua sắm bổ sung được một số đồ dùng cho các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Tổng nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủng hộ về tiền mặt và đồ vật có giá trị khoảng 90.000.000 đồng.
	Từ công tác tham mưu nhà trường đã xây tu sửa bổ sung trang thiết bị phòng học, đồ dùng, đồ chơi, quần áo phòng âm nhạc, máy vi tính phục vụ chuyên môn, ti vi kết nối mạng phục vụ tốt cho nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể, đoàn thể, phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy....
	Nhà trường đã san lấp, qui hoạch vườn trường, phát động ủng hộ cây trồng, tạo các vườn cây hợp lí khoa học. Cảnh quan môi trường ngày càng xanh – sạch đẹp – an toàn - thân thiện.
	6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
	Với những kết quả đạt được mà tôi áp dụng sáng kiến lần đầu về các phương pháp tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non, tôi tự đánh giá sáng kiến đã mang lại hiệu quả kinh tế giá trị cao đó là hiệu quả quản lí của hiệu trưởng được nâng cao, chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường đạt kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục mầm non. Để sáng kiến được nhân rộng người hiệu trưởng trường mầm non cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường, lớp, đội ngũ, đối tượng trẻ, phụ huynh học sinh. Thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lí, đạt được các mục tiêu quản lí đề ra. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. Kết luận
	Trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lí nói chung, đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng vì quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ giáo viên mầm non để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của trường mầm non, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đòi hỏi người hiệu trưởng trường mầm non ngày càng phải có nghiệp vụ quản lí và năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng cao của xã hội. Trong thực tế của trường mầm non tôi đang quản lí có đội ngũ cán bộ giáo viên năng lực chuyên môn khá vững vàng, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo, trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ các năm học. Bản thân tôi là hiệu trưởng tuy trình độ năng lực quản lí phụ trách chuyên môn vững vàng nhưng kinh nghiệm quản lí của hiệu trưởng trường mầm non chưa tích luỹ được nhiều. Để tiếp nhận điều hành quản lí một trường có bề dày thành tích, giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, đòi hỏi người hiệu trưởng phải có năng lực, nghiệp vụ quản lí, có phong cách và kế hoạch làm việc có khoa học, có những biện pháp và sáng tạo riêng thì hiệu quả quản lí mới được nâng cao. Vì vậy mà tôi đã thực hiện các phương pháp tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non đó là:
	- Làm tốt công tác qui hoạch và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí- giáo viên nâng cao chất lượng đội ngũ.
	- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ kết hợp tự nâng cao trình độ.
	- Kế hoạch hoá công tác quản lí tạo thế chủ động trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
	- Chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng an toàn, hiệu quả, có chất lượng, đảm bảo cho sự phát triển.
	- Chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chuyên môn.
	- Tổ chức thực hiện các chuyên đề về hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
	- Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
	- Tăng cường kiểm tra đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh để điều chỉnh các biện pháp quản lí.
	- Tăng cường giao lưu và thông tin giáo dục mầm non.
	- Tăng cường công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục.
	Từ các biện pháp tôi đã thực hiện áp dụng, mang lại kết quả cao trong công tác quản lí hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non.	
	2. Khuyến nghị
	2.1. Với dội ngũ hiệu trưởng
	Cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác quản lí, chăm sóc trẻ, giúp cho công việc của đội ngũ được thuận lợi hơn, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra.
	Luôn cải tiến công tác quản lí theo hướng kế hoạch hoá và kết hợp đồng bộ các biện pháp quản lí để đạt hiệu quả cao trong quản lí trường mầm non.
	Luôn tích cực tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nắm bắt và vận dụng linh hoạt những tiến bộ khoa học vào công tác quản lí.
	2.2. Với Phòng giáo dục
	Tham mưu với UBND huyện cải tạo cơ sở vật chất các trường mầm non một cách đồng bộ hơn.
	Tăng cường kiểm tra chất lượng hoạt động của các trường mầm non với nhiều hình thức phong phú hơn.
PHỤ LỤC
- Danh mục tài liệu tham khảo
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Điều lệ trường mầm non ( Số: 05/VBHN-BGDĐT, ngày 13 tháng 2 năm 2014).
- Mục lục
Nội dung
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2 - 3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4 - 25
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
2. Cơ sở lí luận
4 - 6
 2.1.Đặc điểm của trường mầm non
4
 2.2. Đặc điểm về công tác quản lí của hiệu trưởng trường mầm non
5 - 6
3. Thực trạng về công tác quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non
6 - 9
 3.1. Thực trạng quy mô nhóm, lớp
6
 3.2. Thực trạng về chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
6
 3.3. Thực trạng về chất lượng quản lí của Hiệu trưởng
7 - 9
 3.3.1. Về thâm niên công tác trong ngành giáo dục
7
 3.3.2. Về thâm niên làm công tác quản lí
7
 3.3.3. Về trình độ nghiệp vụ quản lí
7
 3.3.4. Nhận thức về vai trò và năng lực của hiệu trưởng trường mầm non
7- 8
 3.3.5. Kết quả điều tra giáo viên về những băn khoăn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường
8
 3.3.6. Những khó khăn trong việc quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng
8
 3.3.7. Những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
8
 3.3.8. Các yếu tố giúp hiệu trưởng thành công trong quản lí
9
4. Các phương pháp thực hiện tăng cường quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non
9 - 21
 4.1. Làm tốt công tác qui hoạch và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí - giáo viên nâng cao chất lượng đội ngũ
9 - 10
 4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ kết hợp tự nâng cao trình độ
10
 4.2.1. Đưa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
10
 4.2.2. Lựa chọn nội dung và hình thức để bồi dưỡng, kết hợp tự bồi dưỡng, khuyến khích tự học của cán bộ - giáo viên
11
 4.2.3. Khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ 
11
 4.3. Kế hoạch hoá công tác quản lí tạo thế chủ động trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 
12 - 13
 4.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ theo hướng an toàn, hiệu quả, có chất lượng, đảm bảo cho sự phát triển
13 -14
 4.5. Chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
15
 4.6. Tổ chức thực hiện các chuyên đề về hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
16 - 17
 4.7. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ
17
 4.8. Tăng cường kiểm tra đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh để điều chỉnh các biện pháp quản lí
17 - 19
 4.9. Tăng cường giao lưu và thông tin giáo dục mầm non
20 - 21
 4.9.1. Giao lưu
20
 4.9.2. Thông tin quản lí giáo dục
20 - 21
 4.10. Tăng cường công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục
21
 4.10.1. Công tác tham mưu
21
 4.10.2. Thực hiện xã hội hoá giáo dục
21
5. Kết quả đạt được
21 - 23
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
24 - 25
1. Kết luận
24
2. Khuyến nghị
25
 2.1. Với dội ngũ hiệu trưởng
25
 2.2. Với Phòng giáo dục
25

File đính kèm:

  • docskkn_cac_phuong_phap_tang_cuong_quan_li_hoat_dong_cham_soc_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan