SKKN Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường Trung học Phổ thông Tương Dương 2 thông qua dạy học chủ đề “Tạo và nuôi tinh thể” Vật lý 10 theo giáo dục Stem

Cơ sở lý luận về năng lực tự học

1.1. Khái niệm tự học

Tự học là quá trình người học tự thực hiện các nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh

tri thức khoa học, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo. Tự học có thể diễn ra cả ở trên lớp

và ngoài lớp học, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được

ban hành. Đó là một hoạt động mang tính tích cực, chủ động, tự giác nhằm đạt

được mục tiêu học tập của người học.

1.2. Khái niệm năng lực tự học

Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,

chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện;

thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của

bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý

của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.

1.3. Biểu hiện của năng lực tự học của học sinh

Khi nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh trong trường phổ thông đã xác

định năng lực tự học có những biểu hiện:

Thái độ khi tự học: Chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân. Dám đối

mặt với những thách thức, muốn được thay đổi và mong muốn được học.

Tính cách khi tự học: Có động cơ học tập, chủ động thể hiện kết quả học tập.

Tự nhận ra và điều chỉnh các sai sót, hạn chế của bản thân. Luôn hoạt động có mục

đích, thích học và kiên trì.

Kỉ năng khi tự học: Hình thành cách học riêng của bản thân, đánh giá và điểu

chỉnh được kế hoạch học tập. Đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp

với mục đích và nhiệm vụ học tập khác nhau. Ghi chép thông tin bằng các hình

thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trường Trung học Phổ thông Tương Dương 2 thông qua dạy học chủ đề “Tạo và nuôi tinh thể” Vật lý 10 theo giáo dục Stem", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phản hồi tích cực từ giáo viên và học sinh trường THPT Tương 
Dương 2. 
Đề tài của tôi mới khai thác một phần ứng dụng của việc dạy học STEM. 
Trong đó, tập trung phân tích xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để đưa tới các dự án 
giao cho học sinh làm việc, tạo hứng thú ban đầu, hướng dẫn học sinh tự khám phá 
kiến thức nền để lựa chọn thiết kế sản phẩm của nhóm mình. Trong thời gian tới, 
tôi sẽ tiếp thu ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp trong và ngoài trường, để cải 
thiện hoàn chỉnh đề tài của mình. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, tôi đã áp dụng, chia sẻ và thu 
được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là phương pháp tối ưu, xin đưa 
ra để đồng nghiệp tham khảo. Rất mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để 
bản thân ngày càng hoàn thiện hơn và có kết quả tốt hơn. 
2. Hướng mở của đề tài 
Phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực chuyên biệt thông qua dạy học chủ 
đề STEM vật lý THPT và các môn khoa học khác. Các sản phẩm STEM tạo ra sau 
mỗi chủ đề có tính ứng dụng cao hơn trong thực tiễn, gắn liền với các vấn đề cấp 
bách của xã hội. 
41 
3. Một số kiến nghị 
Từ kết quả thu được, tôi nghĩ nên triển khai rộng rãi để các giáo viên học tập 
áp dụng xây dựng chủ đề cho bộ môn của mình. 
42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (ban hành kèm 
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-
ĐT). 
2. Bộ GD-ĐT (2019). Giáo dục STEM trong Chương trình Giáo dục phổ thông. 
Tài liệu tập huấn giáo viên. 
3. TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Phùng Việt Hải, Ths. Hoàng Phước Muội – Thiết 
kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS trung học cơ sở và trung học phổ 
thông – NXB ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh 2018 
4. Nguyễn Sỹ Nam, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi – Một số vấn đề về giáo 
dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 
mới – Tạp chí GD, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 25-29 
5. Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thúy Hằng – Quan điểm về giáo dục STEM 
từ sinh viên sư phạm Vật lý - Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Cần Thơ, Tập 54, số 
9C (2018), tr 94-103. 
6. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, 
Dương Xuân Quý – Dạy học phát triển năng lực môn vật lý trung học phổ thông. 
7. Nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng chương trình Vật lý 10. 
8. Sách giáo khoa Vật lý 10, sách giáo viên Vật lý 10. 
9. Bộ GD và ĐT- Hà Nội (01/2017), Tài liệu tập huấn Phương pháp và kĩ thuật 
tổchức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học Môn Vật lý 
10. TS Đỗ Hương Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật 
Lí ở trường phổ thông, NXB Đại Học Sư Phạm 
11. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà ( 2017), Dạy và học tích cực -Một số 
phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại Học Sư Phạm 
12. PGS TS Huỳnh Văn Sơn (2018), Phương pháp dạy học phát triển năng lực học 
sinh phổ thông, NXB ĐHSP TP HCM 
43 
PHẦN PHỤ LỤC 
Phụ lục 01: Phiếu khảo sát giáo viên 
PHIẾU TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
Kính chào quý Thầy Cô ! 
Chúng tôi đang tìm hiểu thực tế để xác định các giải pháp góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học các môn Khoa học Tự nhiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Xin 
quý Thầy (Cô) vui lòng giúp đỡ cho ý kiến về những vấn đề dưới đây. 
Ghi chú: Thầy (Cô) chọn phương án trả lời nào thì đánh dấu X vào ô trống ở phương 
án đó. Mỗi câu hỏi có thể chọn một hoặc nhiều phương án trả lời khác nhau. 
Câu 1. Trong thực tế, Thầy (Cô) đã sử dụng các loại thiết bị dạy học sau ở mức độ 
nào? Hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng với mức độ sử dụng thực tế của Thầy (Cô). 
Bảng 1.1. Ý kiến đánh giá của Thầy (Cô) đã sử dụng các loại thiết bị 
TT 
Loại thiết bị dạy học 
Mức độ sử dụng 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 
1 Phiếu học tập 
2 Tranh ảnh, mô hình 
3 Thí nghiệm thực 
4 Phim, video clip 
5 
Thí nghiệm mô phỏng, thí 
nghiệm ảo 
6 Website dạy học 
Nếu Thầy (Cô) còn sử dụng các loại thiết bị dạy học khác xin viết tiếp vào các 
dòng tiếp theo 
Câu 2. Thầy (Cô) đánh giá thế nào về tác dụng phát huy tính tự lực, tích cực nhận 
thức, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo ở học sinh phổ thông của các phương 
pháp dạy học sau đây ? (Thầy (Cô) có thể điền thêm các phương pháp dạy học 
khác) 
Bảng 1.2. Ý kiến đánh giá của Thầy (Cô) về tác dụng phát huy tính tự lực, tích cực 
nhận thức, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo ở học sinh. 
TT Tên phương pháp dạy học 
Tác dụng phát huy tính tự lực, tích cực 
nhận thức, phát triển tư duy, năng lực 
sáng tạo 
44 
Tốt Không tốt Ý kiến khác 
1 Phương pháp thuyết trình 
2 Phương pháp đàm thoại 
3 Phương pháp thực nghiệm 
4 Phương pháp mô hình 
5 Phương pháp trình bày nêu vấn đề 
6 Phương pháp tìm tòi một phần 
7 Phương pháp nghiên cứu 
8 Dạy học dự án 
9 Dạy học ngoại khóa vật lí 
10 Phương pháp Bàn tay nặn bột 
11 Giáo dục STEM 
12  
Câu 3. Thầy (cô) đã nghiên cứu và vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào 
dạy học ở mức độ nào ? 
 Chưa nghiên cứu 
 Đã nghiên cứu 
 Chưa vận dụng 
 Đã vận dụng 
Nếu đã vận dụng thì Thầy (Cô) đã vận dụng vào dạy loại bài học nào? 
 Bài học xây dựng kiến thức mới 
 Bài học củng cố kiến thức 
 Bài học vận dụng kiến thức 
Các loại bài học khác:  
Câu 4. Dạy học theo giáo dục STEM. Thầy (Cô) đã nghe tên chưa? Đã biết gì về nội 
dung? Đã vận dụng ở mức độ nào? 
 Chưa bao giờ nghe 
 Biết, chưa vận dụng 
 Đã vận dụng 
45 
Nếu đã vận dụng thì Thầy (Cô) đã vận dụng vào dạy loại bài học nào ? 
 Bài học xây dựng kiến thức mới 
 Bài học củng cố kiến thức 
 Bài học vận dụng kiến thức 
Các loại bài học khác:  
Câu 5. Quan điểm của Thầy (Cô) về dạy học theo giáo dục STEM? 
 Giáo dục STEM chỉ dạy học kiến thức đơn môn 
 Giáo dục STEM chỉ dạy học kiến thức liên môn 
 Giáo dục STEM dạy học được kiên thức đơn môn hoặc liên môn 
Câu 6. Thầy (Cô) đã nghiên cứu và tổ chức “Dạy học theo dự án” trong dạy học ở 
mức độ nào? 
 Chưa nghiên cứu 
 Đã nghiên cứu 
 Chưa vận dụng 
 Đã vận dụng 
Nếu đã vận dụng thì Thầy (Cô) đã vận dụng vào dạy loại bài học nào? 
 Bài học xây dựng kiến thức mới 
 Bài học củng cố kiến thức 
 Bài học vận dụng kiến thức 
 Các loại bài học khác:  
Câu 7. Thầy (Cô) đã tổ chức “Ngoại khóa” cho HS ở mức độ nào? 
 Chưa tổ chức ngoại khóa 
 Đã có tổ chức ngoại khóa 
Nếu đã tổ chức ngoại khóa thì Thầy (Cô) đã tổ chức theo hình thức nào? 
 Tổ chức đọc sách, báo, kể chuyện về khoa học, kỹ thuật. 
 Tổ chức làm báo tường, tập san. 
 Tổ chức triển lãm các thành tựu ứng dụng khoa học, kỹ thuật. 
 Tổ chức tham quan các công trình ứng dụng kiến khoa học, kỹ thuật. 
 Tổ chức câu lạc bộ, dạ hội, đố vui, trò chơi về khoa học, kỹ thuật. 
 Tổ chức nhóm học sinh hoạt động sáng tạo về khoa học, kỹ thuật. 
 Tổ chức hội thi thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ khoa học, kỹ 
thuật.. 
46 
Các hình thức khác:  . 
Câu 8. Thầy (cô) có thường xuyên quan tâm đến việc phát triển NLTH cho HS? 
 Thường xuyên 
 Tỉnh thoảng 
 Chưa bao giờ 
Câu 9. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc dạy học các chủ đề vật lí theo 
giáo dục STEM đối với học sinh? 
 Rất quan trọng 
 Quan trọng 
 Bình thường 
 Không quan trọng 
Câu 10. Theo thầy (cô), để phát triển NL tự học cho HS, việc sử dụng dạy học chủ 
đề vật lí theo giáo dục STEM có cần thiết không? 
 Rất cần thiết 
 Cần thiết 
 Không cần thiết 
Câu 11. Theo thầy (cô), hoạt động nào trong tiến trình tổ chức dạy học STEM GV 
nên tổ chức cho HS tự học và tự học có hướng dẫn? 
 Xác định vấn đề 
 Nghiên cứu kiến thức và đề xuất giải pháp 
 Lựa chọn giải pháp 
 Chế tạo mẫu thử nghiệm và đánh giá 
 Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh 
Câu 12. Theo thầy cô, HS có hứng thú khi được hướng dẫn tự học? 
 Hứng thú 
 Khá hứng thú 
 Không hứng thú 
Câu 13. Theo thầy cô, khi tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM 
thầy (cô) gặp khó khăn gì? 
 Không có thời gian đầu tư thiết kế chủ đề 
 Khó chọn lọc chủ đề phù hợp với nội dung bài dạy 
 Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo 
47 
 Nội dung kiến thức quá khó với HS 
 Dạy học theo định hướng giáo dục STEM không đem lại kết quả cao trong 
các kỳ thi khảo sát hiện nay 
 Trình độ GV còn hạn chế 
 Phải bổ sung kiến thức của môn học khác 
 Tăng cường những kiến thức thực tiễn 
 Trình độ HS không đồng đều 
 Thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đảm bảo điều kiện để dạy học theo định 
hướng giáo dục STEM 
 HS không hứng thú với việc học theo định hướng STEM 
Câu 13. Những khó khăn mà thầy (cô) gặp phải trong việc trong việc phát triển 
năng lực tự học cho học sinh? 
 Chương trình học còn nặng chưa phù hợp với định hướng phát triển năng lực 
 Sĩ số lớp học đông 
 Mất nhiều thời gian 
 Chưa nắm rõ nội dung của việc phát triển NL tự học 
Chân thành cảm ơn quý thầy cô! 
48 
Phụ lục 02: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh 
PHIẾU TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
 Trường :.. Lớp: .. Họ và tên:  
 Thực tế ở trường em đã được tham gia ở mức độ nào trong mỗi hoạt động học tập 
dưới đây ? 
Đồng ý với mức độ nào thì hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với mức độ đó. 
Câu 1. Các hoạt động học tập vật lý ở trường THPT 
TT 
Các hoạt động học tập vật lý ở trường THPT 
Các mức độ 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Chưa 
bao giờ
1 Nghe GV nêu nội dung cần nghiên cứu khi vào bài học mới 
2 Được đọc tình huống ở đầu bài học SGK khi vào bài học mới 
3 
Được nghe giáo viên mô tả một hiện tượng hoặc kể một câu 
chuyện liên quan đến bài học khi bắt đầu vào bài học mới 
4 
Được giáo viên yêu cầu nhắc lại một kiến thức cũ hoặc kể lại một 
kinh nghiệm đã biết, rồi giáo viên hỏi vặn và vào bài học mới 
5 Được quan sát tranh, ảnh hoặc xem mô hình rồi vào bài mới 
6 Được xem một đoạn video clip rồi vào bài học mới 
7 Được nghe GV mô tả một TN rồi vào bài học mới 
8 Được xem giáo viên làm một thí nghiệm rồi vào bài học mới 
9 Được tự làm thí nghiệm, thấy vấn đề rồi vào bài học mới 
10 Nghe giáo viên nêu dự đoán của vấn đề mới rồi phải nhắc lại. 
11 Nghe GV nêu các dự đoán của vấn đề mới, thảo luận, lựa chọn. 
12 Xung phong nêu các dự đoán của vấn đề mới, GV bổ sung. 
13 Thảo luận nhóm, nêu dự đoán của vấn đề mới, GV bổ sung. 
14 Nghe GV nêu hệ quả, phương án kiểm tra dự đoán và nhắc lại. 
15 Nghe GV suy luận ra hệ quả, phương án kiểm tra dự đoán. 
16 GV nêu vài ba hệ quả, phương án rồi thảo luận, lựa chọn. 
49 
17 
Xung phong nêu hệ quả, phương án kiểm tra dự đoán, GV bổ 
sung. 
18 
Thảo luận nhóm, nêu hệ quả, phương án kiểm tra dự đoán, 
GV bổ sung 
19 
Nghe GV gợi ý, tự suy luận ra hệ quả, phương án kiểm tra dự 
đoán. 
20 Xem giáo viên làm thí nghiệm và thu thập kết quả. 
21 Quan sát thí nghiệm do giáo viên làm, tự mình thu thập kết quả. 
22 GV lắp sẵn dụng cụ. HS phải làm thí nghiệm, thu thập kết quả. 
23 Giao viên cho dụng cụ. HS phải tự lắp dụng cụ, tự làm TN 
24 
GV cho các dụng cụ. HS phải tự chọn dụng cụ, tự lắp, tự làm 
TN 
25 
Được đề xuất tiến trình TN, tự chọn, tự tìm dụng cụ, tự lắp, 
tự làm TN, thu thập kết quả. 
26 Nghe giáo viên thông báo luôn kết luận khẳng định dự đoán 
27 Nghe GV và lớp đàm thoại rồi nghe GV rút ra kết luận 
28 Được xung phong phát biểu kết luận, nghe giáo viên bổ sung. 
29 Thảo luận nhóm rút ra kết luận, đại diện trình bày, GV bổ sung. 
30 Phải trả lời tại lớp các câu hỏi vận dụng trong Sách giáo khoa 
31 Được giao làm các bài tập trong Sách bài tập 
32 Phải giải thích hiện tượng, ứng dụng thực tiễn do GV nêu thêm 
33 Phải dự đoán hiện tượng xảy ra do GV nêu thêm tình huống 
34 Phải tự tìm thêm các ứng dụng thực tiễn của kiến thức mới. 
35 Phải nghĩ một phương án mới để kiểm tra lại kiến thức vừa học. 
36 Giải bài tập thí nghiệm ở nhà bằng các thiết bị tự làm. 
37 Tự chế tạo các vật dụng, sản phẩm kĩ thuât mà Thầy (Cô) yêu cầu 
38 Đọc sách, báo, nghe kể chuyện về khoa học, kĩ thuật 
39 Tham gia làm báo tường, tập san khoa học, kĩ thuật. 
40 Được xem triển lãm các thành tựu ứng dụng khoa học, kĩ thuật. 
50 
41 Được tham quan các công trình ứng dụng khoa học, kĩ thuật 
42 Đã nghe về giáo dục STEM 
43 Tham gia câu lạc bộ, dạ hội , đố vui, trò chơi khoa học, kĩ thuật 
44 Tham gia nhóm học sinh hoạt động sáng tạo khoa học, kĩ thuật. 
45 
Tham gia hội thi thiết kế, chế tạo các dụng cụ khoa học, kĩ 
thuật. 
56 Xây dưng kế hoạch và tiến hành chế tạo ra một sản phẩm 
47 Tham gia ngày hội giáo dục STEM 
48 
Được thầy (cô) hướng dẫn chế tạo sản phẩm theo giáo dục 
STEM 
Câu 2. Có bao giờ các em tự học (tự đọc sách, tự làm bài tập,) môn vật lí mà 
không cần người khác nhắc nhở học? 
 Thường xuyên 
 Thỉnh thoảng 
 Chưa bao giờ 
Câu 3. Đối với môn vật lý, các em đã áp dụng phương pháp tự học như thế nào? 
 Thường xuyên 
 Thỉnh thoảng 
 Chưa bao giờ 
Câu 4. Trong giờ học vật lý, thầy (cô) tổ chức cho các em tự học không? 
 Thường xuyên 
 Thỉnh thoảng 
 Chưa bao giờ 
Câu 5. Trong giờ học vật lý, thầy (cô) có thường xuyên tổ chức học tập chủ đề 
theo STEM không? 
 Thường xuyên 
 Thỉnh thoảng 
 Chưa bao giờ 
Câu 6. Trong giờ học vật lý, thầy (cô) tổ chức dạy học chủ đề theo STEM các em 
thấy thế nào? 
 Rất hứng thú 
51 
 Hứng thú 
 Bình thường 
 Không hứng thú 
Câu 7. Tiết học vật lý có tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM các em 
hiểu bài và vận dụng kiến thức như thế nào so với tiết học bình thường? 
 Rất tốt 
 Tốt 
 Bình thường 
 Không tốt 
Câu 8. Theo em, việc tự học hiện nay là 
 Rất quan trọng 
 Quan trọng 
 Không quan trọng 
Xin chân thành cảm ơn các em! 
52 
Phụ lục 03: Đề kiểm tra 30 phút 
ĐỀ KIỂM TRA 30 PHÚT 
Câu 1: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) 
 A. dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng. 
 B. đứng yên tại những vị trí xác định. 
 C. chuyển động hỗn độn không ngừng. 
 D. chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định. 
Câu 2: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị 
trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là 
 A. tinh thể thạch anh. B. tinh thể muối ăn. 
 C. tinh thể kim cương. D. tinh thể than chì 
Câu 3: Tinh thể của một chất 
 A. được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống nhau. 
 B. được hình thành trong quá trình nóng chảy. 
 C. được tạo thành từ cùng một loạt hạt thì có dạng hình học giống nhau. 
 D. có kích thước càng lớn nếu tốc độ kết tinh càng nhỏ. 
Câu 4: Kim cương có tính chất vật lí khác với than chì vì 
 A. cấu trúc tinh thể không giống nhau. 
 B. bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau. 
 C. loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau. 
 D. kích thước tinh thể không giống nhau. 
Câu 5: Chất rắn kết tinh không có đặc tính nào sau đây? 
 A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng. 
 B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không 
đổi. 
 C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng. 
 D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí 
giống hệt nhau. 
Câu 6: Chất nào sau đây có tính dị hướng? 
 A. Thạch anh B. Đồng C. Kẽm D. Thủy tinh 
Câu 7: Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là 
 A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định. C. tính dị hướng. 
53 
 B. có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. có cấu trúc tinh thể. 
Câu 8: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể? 
 A. Hạt muối. C. Viên kim cương. 
 B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh. D. Miếng thạch anh. 
Câu 9: Đặc điểm và tính chất nào sau đây không liên quan đên chất rắn chất rắn 
vô định hình? 
 A. Không có cấu trúc tinh thể. 
 B. Không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định. 
 C. Có tính dị hướng. 
 D. Khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng. 
Câu 10: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? 
 A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. 
 B. Chất rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình. 
 C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. 
 D. chất rắn vô định hình và chất rắn đa tinh thể. 
Câu 11: Kim cương và than chì 
A. Là chất rắn được cấu tạo từ cùng các nguyên tử cacbon (C). 
B. Có cấu trúc tinh thể giống nhau. 
C. Đều không dẫn điện. 
D. Có tính chất vật lí giống nhau 
Câu 12. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: 
A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể. 
B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết 
tinh. 
C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng. 
D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh. 
Câu 13. Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh: 
A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình 
học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không. 
B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định. 
C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình. 
D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định. 
54 
Câu 14. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: 
A. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định 
được gọi là nút mạng. 
B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, 
thì có tính vật lý khác nhau. 
C. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một 
vài chỗ bị sai lệch. 
D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một 
vài chỗ bị sai lệch gọi lỗ hỏng. 
Câu 15. Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây? 
A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định. 
B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định. 
C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng 
chảy xác đinh. 
D. Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng 
chảy xác định. 
Câu 16. Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết 
luận nào sau đây là đúng? 
A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác 
định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy 
xác định. 
B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc 
xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác 
định. 
C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông 
đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác 
định. 
D. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông 
đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng 
chảy xác định. 
Câu 17. Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai? 
A. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh 
thể. 
B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương , ion âm, có thể là nguyên tử 
hay phân tử. 
55 
C. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau. 
D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương 
tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể. 
Câu 18. Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình? 
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 
B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. 
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. 
Câu 19. Đặc tính nào là của chất đa tinh thể? 
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 
B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. 
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. 
Câu 20. Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể? 
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 
B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. 
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. 
56 
Phụ lục 04: Đường link minh họa cho sáng kiến 
Các nhóm làm phim thực hiện dự án (minh họa 2 nhóm) 
https://www.youtube.com/watch?v=lPXq7c6SWdM 
https://www.youtube.com/watch?v=HVIIK9k9sGk 

File đính kèm:

  • pdfskkn_boi_duong_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_truong_trung_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan