SKKN Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu

Ngay từ những năm đầu thành lập, phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ

vô cùng hạn chế. Đội ngũ giáo viên chủ yếu tập trung chăm lo chuyên môn, hoạt động

giảng dạy, ít quan tâm tới việc đăng ký thi đua lập thành tích. Với lại BGH nhà trường

cũng chưa chú ý đến việc phát động phong trào thi đua cho đội ngũ tham gia, có chăng

thì cũng vài giáo viên tham gia theo tính tự phát, nên cũng không mặn mà, có cũng được,

không có cũng không sao. Từ đó, kết quả thi đua của trường, của tổ chuyên môn, cũng

như của đội ngũ không đạt kết quả cao. Trường thì được sở Giáo dục công nhận hoàn

thành tốt nhiệm vụ, còn cá nhân chỉ dừng lại danh hiệu Lao động Tiên tiến. Còn thành

tích cao thì không có. Do đó, nhà trường chưa tạo ra phong trào chung để tạo động lực

cho đội ngũ phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung cho nhà trường. Do

vậy chất lượng giáo dục nhà trường trong những năm đầu rất thấp so với những trường

trong cùng nhóm thi đua do Sở Giáo dục quy định.

Đứng trước thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp so với yêu

cầu, phong trào thi đua thiếu động lực, kết quả thi đua chưa tương xứng với quy mô phát

triển của trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới.

Với trách nhiệm người quản lý, bản thân luôn suy nghĩ về nhiều giải pháp tổ chức

hiệu quả phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xét

thấy, điều kiện thuận lợi của đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, có điều kiện

thực hiện tốt các phong trào nhà trường; đồng thời công nghệ thông tin ngày càng phát

triển là điều kiện tạo động lực cho đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Với lại, trong hoàn cảnh toàn ngành giáo dục đang quyết tâm đổi mới toàn diện nền giáo

dục nước nhà, đặc biệt thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nếu không

tạo điều kiện, động lực cho đội ngũ phát triển thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, lỗi thời, không

đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới sắp tới. Trước thời cơ đó, lãnh đạo nhà trường nhận thấy,

chỉ có phát động phong trào thi đua lập thành tích mới mong nâng cao được chất lượng

giáo dục nhà trường, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn góp phần đạt mục tiêu của kế hoạch

chiến lược đã đề ra “Trường đạt chuẩn quốc gia”, “đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo

dục”.

Để kế hoạch tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, lôi kéo được nhiều giáo viên,

nhân viên tham gia, BGH nhà trường cần phải xây dựng bộ Quy chế thi đua khen thưởng2

cụ thể, đặc biệt là cụ thể hoá Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ thành Quy chế riêng

của nhà trường trong việc đánh giá, phân loại viên chức vào cuối năm học. Mục đích tạo

sự công bằng, công tâm trong đánh giá phân loại để tiến tới xét thi đua thành tích cao và

xét nâng lương trước thời hạn hàng năm. Và tất cả giáo viên, nhân viên phải tham gia thi

đua lập thành tích. Từ việc ban hành các quy chế cụ thể, rõ ràng, công bằng, khách quan

đã kích thích phong trào thị đua đạt hiệu quả trong những năm qua, cụ thể như: Hội thi

giáo viên dạy giỏi cấp trường; viết sáng kiến, cải tiến; làm đồ dùng dạy học; phong trào

bồi dưỡng học sinh giỏi; các phong trào thi đua khác.

Như vậy có thể sẽ góp phần trước mắt giúp cho giáo viên, nhân viên có môi

trường thi đua lành mạnh để phát triển. Từ đó có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc

nâng cao được chất lượng giáo dục cho nhà trường. Nhận thấy đây có thể là giải pháp bản

lề trong các giải pháp tiếp theo giúp cho chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

dần nâng cao, tạo niềm tin cho lãnh đạo địa phương, nhân dân, đặc biệt tạo nên thương

hiệu thu hút học sinh tham gia học tập tại trường.

pdf35 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Trung học Phổ thông Nguyễn Quang Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân nói riêng 
và thành tích của nhà trường nói chung. Bởi vì, trong đơn vị có cá nhân có sáng kiến 
đạt giải cấp cơ sở thì trường mới được xét Tập thể Lao động Tiên tiến và xét Tập thể 
Lao động Xuất sắc, hoặc cao hơn nữa. Mà nhà trường đạt Lao động Tiên tiến thì cán 
bộ quản lý mới được tham gia xét thi đua. Do đó phát động phong trào viết sáng kiến 
mang tính chất quyết định rất cao. Đồng thời cá nhân tham gia viết sáng kiến càng 
nhiều thì chất lượng giáo dục của nhà trường càng được nâng lên. 
Để kích thích đội ngũ tham gia viết sáng kiến có chất lượng, BGH nhà trường 
quy định, những cá nhân tham gia đạt giải A cấp trường sẽ được chọn tham gia xét cấp 
cơ sở do Sở Giáo dục tổ chức thẩm định; đồng thời được tham gia xét đánh giá, phân 
loại hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ. 
Trường hợp cá nhân đạt từ giải B trở xuống chỉ được tham gia xét Hoàn thành tốt 
nhiệm vụ (Thể hiện trong Quy chế đánh giá, phân loại theo Nghị định 56). 
Đối với việc chấm chọn sáng kiến, cải tiến cấp trường, để đảm bảo tính chất 
lượng, BGH nhà trường quy định, tất cả các sáng kiến đều được BGH tham gia chấm 
cùng với Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng của môn liên quan. Vấn đề đặt ra, BGH không 
am hiểu về bộ môn liên quan thì làm sao chấm chính xác. Thực ra, BGH tham gia 
chấm, chủ yếu chấm về thể thức, cấu trúc, văn phong, đồng thời xem xét sáng kiến có 
đảm bảo tính mới hay không. Bởi vì nếu sáng kiến có tính mới thì trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ hàng ngày chắc chắn BGH sẽ biết. Trong quá trình chấm, BGH phát 
16 
hiện những sáng kiến có tính mới và thực hiện có hiệu quả ở đơn vị, BGH cũng mạnh 
dạn chấm giải A và chọn tham gia cấp cơ sở. Tuy nhiên cũng sẽ có góp ý cho cá nhân 
chỉnh sửa lại thể thức văn bản, cấu trúc, văn phong thậm chí đề nghị chỉnh sửa cả nội 
dung. Làm như thế tránh trường hợp đồng môn với nhau vị nể nhau, đều chấm đạt giải 
A để gửi đi chấm chọn cấp cơ sở theo quan niệm là cầu may. Như vậy số lượng sáng 
kiến gửi tham gia rất nhiều nhưng không đảm bảo chất lượng, gây tốn kém kinh phí 
nhà nước. Cho nên trong suốt những năm gần đây, sáng kiến có sự tham gia chấm của 
BGH đã góp phần rất lớn đến kết quả tham gia xét chọn cấp cơ sở và cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 
rất cao. 
Đây là cách làm mới so với trước, ban đầu có sự phản ứng từ các tổ chuyên 
môn và giáo viên. Tuy nhiên, BGH kiên quyết thực hiện và có hiệu quả, nên dần dần 
đội ngũ cũng đồng thuận. Từ đó, phong trào viết sáng kiến trở nên chất lượng hơn. 
Năm học 
Cấp trường Cấp cơ sở Cấp tỉnh 
Số lượng 
đăng ký 
Kết quả 
đạt được 
Số lượng 
đăng ký 
Kết quả 
đạt được 
Số 
lượng 
đăng ký 
Kết quả 
đạt được 
2011 – 2012 23 18 02 01 01 01 
2012 – 2013 33 33 08 03 
2013 – 2014 39 39 13 03 01 01 
2014 – 2015 43 23 07 05 01 01 
2015 – 2016 50 50 10 07 02 02 
2016 – 2017 51 51 10 05 
2017 – 2018 41 39 13 09 05 05 
2018 - 2019 33 30 19 13 05 05 
3.3.3. Hội thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng Elearning, bồi dưỡng 
học sinh giỏi và các hội thi khác do Sở Giáo dục tổ chức 
Những giáo viên tham gia hội thi làm dồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng 
Elearning, bồi dưỡng HSG và các hội thi khác nếu đạt giải từ cấp huyện (thị) trở lên, 
thì sẽ được BGH nhà trường thực hiện quy đổi sang sáng kiến giải A cấp trường (theo 
quy định của quy chế đánh giá, phân loại cán bộ viên chức cuối năm) để tham gia xét 
đánh giá, phân loại hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ cuối năm, đồng thời tham gia xét 
đến Chiến sĩ thi đua cơ sở. Với điều kiện cá nhân đó phải tóm tắt giải pháp đã đạt 
thành sáng kiến. 
Cách làm này cũng được quan tâm chú ý của giáo viên, nhân viên nhà trường 
và một số giáo viên đã tích cực tham gia. 
Đối với Đồ dùng dạy học tự làm và thiết kế bài giảng Elearning, BGH trực tiếp 
tham gia cùng với tổ chuyên môn chấm chọn vòng trường để chọn sản phẩm tham gia 
vòng tỉnh. 
Đối với công tác bồi dưỡng HSG, thì mỗi tổ chuyên môn liên quan cử ra 01 
giáo viên có kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng ngay từ lớp 10. Để tạo sự công bằng, 
việc bồi dưỡng HSG, các thành viên trong tổ phải luân phiên bồi dưỡng, để mọi cá 
nhân có điều kiện đầu tư chuyên môn sâu, hy vọng có học sinh đạt giải cấp tỉnh. 
Nhìn chung các phong trào này cũng được rất nhiều giáo viên tham gia với hy 
vọng, nếu sáng kiến không đạt được giải A cấp trường, thì cũng còn hy vọng có học 
17 
sinh đạt giải cấp tỉnh, hoặc các cuộc thi khác đạt giải cấp tỉnh để được quy đổi sang 
giải A sáng kiến, có cơ hội xét phân loại hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ cuối năm. 
Năm học 
ĐDDH cấp 
trường 
ĐDDH cấp 
tỉnh 
Thiết kế bài 
giảng 
Elearning cấp 
trường 
Thiết kế bài 
giảng 
Elearning cấp 
tỉnh 
2011 – 2012 06 
2012 – 2013 07 01 
2013 – 2014 
2014 – 2015 
2015 – 2016 
2016 – 2017 05 03 
2017 – 2018 05 
2018 - 2019 02 02 03 03 
Năm học 
Tổng 
số 
Văn 
hóa 
THT
N 
MTCT 
Tin 
học 
trẻ 
Hùng 
biện 
Tiếng 
Anh 
NCKH 
KT 
IOE 
2011-2012 24 07 09 04 04 
2012-2013 20 09 02 08 01 
2013-2014 06 04 01 01 
2014-2015 12 08 03 01 
2015-2016 24 19 02 01 01 01 QG 
2016-2017 18 16 01 01 
2017-2018 22 17 01 02 01 01 
2018-2019 16 11 05 01 
* Mức độ khả thi: 
Để sáng kiến thực hiện mang lại tính khả thi cao, đòi hỏi phải đáp ứng các điều 
kiện cần thiết ở bất kỳ đơn vị nào, cụ thể: 
- Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường và phải kiên quyết. Bởi vì bàn 
đến vấn đề thi đua đội ngũ rất ngán ngại, có xu hướng an nhàn; 
- Sự quyết tâm của Công đoàn nhà trường và các tổ chuyên môn trong việc vận 
động, tuyên truyền để đội ngũ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của phong trào thi 
đua. 
- Sự tận tâm, nhiệt huyết của giáo viên, nhân viên, đặc biệt phải có lòng tự 
trọng cao. 
- Lãnh đạo nhà trường phải là tấm gương đi đầu trong phong trào thi đua. 
- Tổ chức khen thưởng kịp thời và nhân rộng những cá nhân điển hình tiên tiến. 
* Trên thực tế trong những năm gần đây, sáng kiến mang tính khả thi rất cao và 
đã đem đến kết quả cho mỗi cá nhân nói riêng, kết quả của nhà trường nói chung. 
18 
IV. Hiệu quả đạt được 
Với những giải pháp đã thực hiện trong những năm qua, có thể khẳng định phong 
trào thi đua của nhà trường đã phát huy được rất nhiều hiệu quả, cụ thể: phong trào bồi 
dưỡng học sinh giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, thiết kế bài giảng 
Elearning,..và nhiều phong trào khác. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
chung cho nhà trường, giúp nhà trường đạt được nhiều thành tích quan trọng, tạo được 
niềm tin cho lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, đặc biệt là quần chúng nhân dân trên 
địa bàn, nên trong những năm qua số lượng học sinh đăng ký tuyển sinh vào trường ngày 
càng đông hơn. 
Hiện nay, phong trào thi đua trong nhà trường đã dần dần đi vào hoạt động nền 
nếp, có hiệu quả, góp phần tạo nên môi trường thật sự lành mạnh, an toàn, nơi khơi gợi 
ý thức tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, nhân viên; không khí làm việc, sinh hoạt 
trở nên nhộn nhịp, sôi động. Tập thể đoàn kết thống nhất trong việc thực hiện nhiệm 
vụ trường giao, không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo trong công tác thi đua khen thưởng. 
Bởi vì công tác này đã có quy chế cụ thể rõ ràng. Cuối mỗi năm căn cứ vào quy chế để 
xét. Kết quả xét, đội ngũ rất đồng tình ủng hộ. 
1. Chất lượng giáo dục 
2. Hiệu quả đào tạo: 
3. Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và CĐ-ĐH 
4. Thành tích của giáo viên: 
Năm 
học 
2011 – 
2012 
2012 – 
2013 
2013 – 
2014 
2014 – 
2015 
2015 – 
2016 
2016 – 
2017 
2017 – 
2018 
2018 – 
2019 
Giỏi, 
Khá 
62,5% 55,9% 70,2% 74,1% 83,8% 85,4% 91,9% 86,38% 
Yếu, 
kém 
1,3% 2,89% 2,6% 2,59% 1% 00% 00% 0,46% 
Năm 
học 
2011 – 
2012 
2012 – 
2013 
2013 – 
2014 
2014 – 
2015 
2015 – 
2016 
2016 – 
2017 
2017 – 
2018 
2018 – 
2019 
Tỷ 
lệ: 
% 
76.36% 81.29% 89.5% 87% 87,7% 91,2% 88,4% 94,07% 
Năm 
học 
2011 – 
2012 
2012 – 
2013 
2013 – 
2014 
2014 – 
2015 
2015 – 
2016 
2016 – 
2017 
2017 – 
2018 
2018 – 
2019 
Tốt 
nghiệp 
THPT 
100% 99,19% 99,64% 96,7% 96,6% 100% 100% 99,6% 
Đỗ CĐ 
– ĐH 
51,8% 46,8% 54,79% 
54,66
% 
56,6% 
51,69
% 
68,9% 72,2% 
19 
Năm học 
GVD
G cấp 
trường 
GVD
G cấp 
tỉnh 
SKK
N cấp 
trườn
g 
SKK
N 
cấp 
tỉnh 
ĐDD
H 
cấp 
trườ
ng 
ĐDD
H 
cấp 
tỉnh 
LĐT
T/Tổ 
LĐT
T 
CST
ĐCS 
CST
Đ 
cấp 
tỉnh 
2011– 2012 16 18 01 33 15 01 
2012 – 2013 26 33 03 07 01 38/4 10 
2013 – 2014 30 02 39 03 39/5 14 01 
2014 – 2015 24 23 05 46/7 10 01 
2015 – 2016 22 50 07 51/7 08 02 
2016 - 2017 29 51 05 05 03 50/7 08 
2017 - 2018 24 03 39 09 05 53/7 08 01 
2018 - 2019 25 30 13 05 
02, 
03 bài 
giảng 
Elearnin
g 
57/6 09 01 
5. Kết quả khen thưởng của giáo viên: 
Năm học BK Tỉnh BK Bộ BK Chính phủ 
2011– 2012 03 
2012 – 2013 01 
2013 – 2014 04 
2014 – 2015 01 01 
2015 – 2016 05 03 
2016 - 2017 04 01 
2017 - 2018 01 01 
2018 - 2019 04 
6. Những hình thức khen thưởng của trường từ năm học 2011 – 2012 đến 
nay: 
Năm học Hình thức khen thưởng 
2011 – 2012 
Bằng khen UBND tỉnh An Giang cho tập thể CB,GV trường đã có thành 
tích trong công tác giảng dạy học sinh đỗ cao trong kỳ thi tốt nghiệp 
THPT và duy trì sĩ số học sinh lớp 12. 
Năm học 2011 – 2012 trường được Sở GD – ĐT An Giang tặng giấy 
khen tập thể CB,GV,NV của trường đạt thành tích “Tích cực tham gia 
phong trào thi đua xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”. 
2012 – 2013 
Bằng khen UBND tỉnh An Giang cho trường về thành tích có giải pháp 
chống bỏ học có hiệu quả. 
Năm học 2012 – 2013 trường được Sở GD – ĐT khen thưởng về phong 
trào xây dựng trường xanh – sạch – đẹp 
20 
2013 – 2014 
Được UBND tỉnh An Giang tặng Cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc nhất 
trong khối THPT. 
2014 – 2015 
Đảng bộ trường được Tỉnh ủy An Giang tặng Cờ thi đua cho Đảng bộ 05 
năm liền đạt danh hiệu “Trong sạch Vững mạnh tiêu biểu”. 
2015 – 2016 
- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen tổng kết 15 năm phong 
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và 20 
năm thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. 
- Được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc 
trong phong trào giáo dục thể chất trong nhà trường giai đoạn 2012 – 
2016. 
2016 - 2017 
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen đơn vị đạt thành tích 
xuất sắc nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 
2017 - 2018 
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen đơn vị đạt thành tích 
xuất sắc sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong 
phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” năm học 2017 – 
2018. 
2018 - 2019 
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen đơn vị đạt thành tích 
xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018 – 2019. 
7. Những danh hiệu thi đua của trường từ năm học 2011 – 2012 đến nay: 
Năm học Danh hiệu thi đua 
2011 – 2012 Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. 
2012 – 2013 Trường được công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”. 
2013 – 2014 
Trường được UBND tỉnh An Giang tặng Cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc 
nhất trong khối THPT. 
Trường được công nhận “Đạt Chuẩn quốc gia”. 
2014 – 2015 
Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”. 
Trường được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục phổ 
thông Cấp độ I 
2015 – 2016 Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”. 
2016 – 2017 Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”. 
2017 – 2018 Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”. 
2018 – 2019 Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”. 
- Đảng bộ 05 năm liền (2011 - 2014) được Thị ủy Tân Châu công nhận danh 
hiệu Trong sạch vững mạnh tiêu biểu, đặc biệt năm 2014, Đảng ủy nhà trường được 
21 
Tỉnh ủy An Giang tặng Cờ thi đua cho đơn vị liên tục đạt danh hiệu Trong sạch vững 
mạnh tiêu biểu 5 năm liền (2011 - 2014). Năm 2016, 2017, Đảng bộ tiếp tục được Thị 
ủy Tân Châu công nhận danh hiệu thi đua Trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Năm 2015, 
2018 được công nhận trong sạch vững mạnh. 
V. Mức độ ảnh hưởng 
Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục ở trường THPT Nguyễn Quang Diêu có hiệu quả trong điều kiện: 
- Trường nông thôn, học sinh đại trà, không có điều kiện học tập như những học 
sinh ở đô thị; bên cạnh đó đội ngũ giáo viên đa số trẻ, có nhiều kiến thức hiện đại, có 
tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhiệt tình trong công tác; gần 
gũi với học sinh; đặc biệt là trường mới vừa được thành lập không được bao lâu, thành 
tích chưa có. Đây là điều kiện thôi thúc ý chí quyết tâm của Ban Giám hiệu và tập thể 
giáo viên trong việc tổ chức phong trào thi đua lập thành tích góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục. 
- Vì thế cần khơi dậy lòng tự trọng, kích thích tinh thần trách nhiệm, lòng yêu 
nghề cho đội ngũ giáo viên, tạo mọi điều kiện cho giáo viên làm việc, giảng dạy, phấn 
đấu. 
Sáng kiến đã được áp dụng ở trường THPT Nguyễn Quang Diêu trong những 
năm qua và có hiệu quả rõ rệt ở trong từng năm học. Sáng kiến tuy không mới, nhưng 
có nhiều vấn đề đạt ra mà người quản lý cần có nhiều giải pháp để tổ chức và điều 
hành, nhằm hướng đến mục tiêu: tập thể không ngừng học tập, nghiên cứu; duy trì 
khối đoàn kết nội bộ; chất lượng nhà trường không ngừng tăng lên. Đó mới chính là 
mong muốn sáng kiến hướng tới. 
Chuyên môn luôn giữ vị trí then chốt hàng đầu trong nhiệm vụ chính trị của nhà 
trường, nhưng phong trào thi đua hiệu quả đóng vai trò thúc đẩy, góp phần không nhỏ 
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Vì vậy trên thực tế 
không có người quản lý nào lại buông lỏng về chuyên môn, cũng không xem nhẹ 
phong trào thi đua. Nhưng đánh giá và xét kết quả thi đua như thế nào để phát huy 
được tinh thần đoàn kết của tập thể để phát triển nhà trường và đặc biệt không có 
khiếu nại, thì đó mới chính là điều quan trọng. Nếu tổ chức tốt phong trào thi đua, đội 
ngũ tham gia tích cực, mà không thể hiện sự công bằng, thì sẽ làm giảm ý chí phấn đấu 
của đội ngũ, và sẽ phá vở khối đoàn kết nội bộ. Điều này không có nhà quản lý nào 
mong muốn. 
 Do đó để thực hiện có hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực 
lãnh đạo và bản lĩnh quyết đoán của người quản lý. Những giải pháp được nêu ra trong 
bài viết đã được trải nghiệm thực tế và bước đầu có hiệu quả, chúng tôi tiếp tục áp 
dụng ở nhà trường THPT Nguyễn Quang Diêu ở những năm về sau để từng bước phát 
huy phong trào thi đua chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà 
trường trong những năm tiếp theo. 
VI. Kết luận 
Như vậy, khi xác định được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào thi 
đua trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thì người cán bộ 
quản lý phải thật sự có tâm, không ngừng sáng tạo trong công tác chỉ đạo của mình đối 
với các hoạt động này. 
22 
Thiết nghĩ, quản lý nhà trường nói chung là quá trình nghiên cứu không ngừng 
nghỉ, đó là cả một chặng đường dài, một quá trình, đòi hỏi ở mỗi người quản lý cần 
phải có sự kiên trì, chăm chỉ và phải quyết đoán đúng hướng. Trong cuộc hành trình 
vươn tới thành công, vai trò của người quản lý vô cùng quan trọng. Lãnh đạo là người 
dẫn đường, chỉ lối, song có vươn tới được thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều 
ở khả năng tự học, tự tìm tòi, say mê nghiên cứu. Bởi vậy trong những năm học vừa 
qua, trường THPT Nguyễn Quang Diêu luôn đẩy mạnh các phong trào thi đua lập 
thành tích để hướng đến mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện, uy tín, là ngôi trường mà phụ huynh mong muốn con em 
mình được vào học. Và trên thực tế, từ một ngôi trường non trẻ vào những năm đầu 
mới thành lập, chất lượng thấp đến nay đã vươn lên thành một ngôi trường đạt chuẩn 
quốc gia, có chất lượng và uy tín đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương thật sự là một 
quá trình không ngừng học hỏi, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo đột phá trong khâu chỉ đạo 
điều hành. 
- Đồng thời để đạt kết quả tốt, phải xây dựng được khối đoàn kết thống nhất 
trong đội ngũ. Chỉ khi có đoàn kết tốt trong đội ngũ, thì mọi hoạt động chỉ đạo về sẽ 
được thực hiện tốt. Điều quan trọng để tạo đoàn kết tốt, người cán bộ quản lý phải thật 
sự là tấm gương đi đầu, tự học, sáng tạo, đặc biệt phải có tâm huyết với giáo dục nhà 
trường, đáp ứng kịp thời nguyện vọng của giáo viên, cũng như nhu cầu của học sinh và 
phụ huynh. 
- Trong công tác chỉ đạo hoạt động phong trào phải mang tính kế hoạch và phải 
được sự đồng thuận trong đội ngũ trước khi thực hiện, mọi kế hoạch phải được công 
khai, dân chủ, không mang tính áp đặt. 
- Phải thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của tổ chuyên môn, tham gia 
hội, họp cùng với các tổ để nắm tình hình, từ đó kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, 
thiếu sót, đề ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn giúp cho các tổ thực hiện tốt 
nhiệm vụ. 
Đối với công tác chỉ đạo các mặt hoạt động trong nhà trường, phải quan tâm 
xây dựng bầu không khí dân chủ, thân thiện để tạo sự đồng thuận trong đội ngũ; đồng 
thời phải biết kích thích lòng tự trọng nghề nghiệp, lòng yêu nghề đối với giáo viên, để 
tất cả phải toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục của đơn vị, từ đó góp phần xây 
dựng nền nếp dạy- học đạt chất lượng. 
Nhờ đó, trong những năm qua, cả một chặng đường dài không ít gian truân, 
những giải pháp phối hợp nhịp nhàng, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và 
học nói chung, phong trào thi đua lập thành tích nói riêng trong nhà trường, là nhờ sức 
mạnh đoàn kết của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ, cùng với 
ý chí quyết tâm của tập thể Ban Giám hiệu. Từ đó góp phần rất lớn vào việc nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện, giúp cho trường từ một đơn vị vừa mới thành lập vươn 
lên thành trường đạt chuẩn Quốc gia, là đơn vị xuất sắc, là lá cờ đầu của tỉnh về chất 
lượng giáo dục trong khối trường THPT, kiểm định chất lượng đạt mức độ I, Đảng bộ 
được Tỉnh ủy An Giang tặng cờ thi đua cho đơn vị liên tục 05 năm liền đạt “Trong 
sạch Vững mạnh tiêu biểu”. 
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã thực hiện trong 
quá trình chỉ đạo hoạt động trong những năm học qua có hiệu quả. Bài viết chắc còn 
thiếu sót và chưa đầy đủ, mong đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý. 
23 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến 
 Người viết sáng kiến 
 Nguyễn Hữu Tình 
 PHỤ LỤC 
BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TỶ LỆ HỌC SINH ĐỖ TỐT NGHIỆP THPT, TUYỂN 
SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 
TỪ NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐẾN NĂM HỌC 2018 – 2019 
83.33
94.83 97.63
100 99.19 99.64 96.7 96.6
100 100 99.6
41.9
56.96 58.2
51.8
46.8
54.79 54.6 56.6 51.69
68.9
72.2
0
20
40
60
80
100
120
2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
TN THPT ĐH,CĐ
BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TỶ LỆ HỌC SINH HỌC SINH GIỎI, HỌC SINH KHÁ 
VÀ HỌC SINH YẾU - KÉM TỪ NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐẾN NĂM HỌC 
2018 – 2019 
29.5
38.7 38.1
62.5
55.9
70.2 74.1
83.8 85.4
91.9
86.4
25.7
11.2 15
1.3 2.9 2.6 2.6 0.98 0 0 0.46
0
20
40
60
80
100
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
2011-
2012
2012-
2013
2013-
2014
2014-
2015
2015-
2016
2016-
2017
2017-
2018
2018-
2019
HSG-Khá HSY-Kém
BIỂU ĐỒ MÔ TẢ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
TỪ NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐẾN NĂM HỌC 2018 – 2019 
5 6
14
24
20
6
12
24
18
22
16
0
5
10
15
20
25
30
2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
HSG CẤP TỈNH
BIỂU ĐỒ MÔ TẢ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG 
TỪ NĂM HỌC 2008 – 2009 ĐẾN NĂM HỌC 2018 – 2019 
69.06 71.31 67.06
76.36
81.29
89.5 87 87.7
91.2
88.4
94.1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
2011-
2012
2012-
2013
2013-
2014
2014-
2015
2015-
2016
2016-
2017
2017-
2018
2018-
2019
HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_thuc_day_phong_trao_thi_dua_lap_thanh_tich_tr.pdf
Sáng Kiến Liên Quan