SKKN Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
Như chúng ta đã biết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học gồm nhiều phân môn, nhưng Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn khó, mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, mà học sinh đã được hình thành và xây dựng ở các phân môn khác. Học tốt được phân môn Tập làm văn là giúp cho các em học tốt các môn học khác. Vậy dạy phân môn Tập làm văn là dạy các kiến thức và kĩ năng giúp cho học sinh tạo lập và sản sinh ngôn bản, đồng thời giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, rèn luyện khả năng giao tiếp góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt.
Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học là giúp cho các em học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới, thú vị về thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống, biết rung động trước đối tượng được miêu tả. Rồi từ đó các em có cơ sở để tái hiện lại bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh vào bài văn miêu tả. Nếu bài tập làm văn thiếu sáng tạo, thiếu cảm xúc, không dùng từ ngữ giàu hình ảnh thì trở nên bài văn khô khan, nghèo ý. Vậy để làm được bài văn miêu tả hay, không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động của đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, tình cảm của mình đối với đối tượng miêu tả. Do đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này, nắm vững mục tiêu chung của từng bài, có những hiểu biết cơ bản về nội dung bài học, có trí óc tưởng tượng thật phong phú, biết cách dùng từ viết câu phù hợp, viết bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.Là một giáo viên giảng dạy lớp Bốn, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để tạo điều kiện giúp đỡ các em học tốt phân môn này.
Với những mục đích nêu trên, để giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả đạt hiệu quả là việc làm vô cùng cần thiết.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............... ------------------------ Mã SKKN SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Giáo viên: ............................ Môn : Tập làm văn Cấp học : Tiểu học NĂM HỌC 2022 - 2023 PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện thao tác tư duy, tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác. Đặc biệt, môn Tiếng Việt lại có nhiều phân môn khác nhau. Mỗi phân môn chứa những nội dung, kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau; song phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng nhất và khó nhất đối với học sinh Tiểu học. Nó trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn ngữ nói và viết, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn từ, rèn luyện khả năng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách con người. Ở lớp Bốn, văn miêu tả là dạng bài dựa vào những căn cứ quan sát được, cảm nhận về đối tượng (cây cối, con vật, đồ vật) đã để lại ấn tượng. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đó chuyển sang tư duy trừu tượng và sản sinh ngôn ngữ. Đối với học sinh lớp Bốn, việc nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó; vậy mà để làm văn hay có cảm xúc, giàu hình ảnh lại càng khó hơn nhiều. Để dạy tốt phân môn này, đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động linh hoạt nhằm kích thích các em hứng thú học tập, lĩnh hội được kiến thức có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế như vậy, là giáo viên đứng lớp, tôi luôn không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học sao cho giảng dạy đạt hiệu quả. Vậy làm thế nào để dạy tốt phân môn Tập làm văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt? Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn giữa miêu tả và kể lại. - Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh chưa biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, những điều mà mình quan sát được thành câu văn hay, đoạn văn hay. 2 PHẦN 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Như chúng ta đã biết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học gồm nhiều phân môn, nhưng Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn khó, mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, mà học sinh đã được hình thành và xây dựng ở các phân môn khác. Học tốt được phân môn Tập làm văn là giúp cho các em học tốt các môn học khác. Vậy dạy phân môn Tập làm văn là dạy các kiến thức và kĩ năng giúp cho học sinh tạo lập và sản sinh ngôn bản, đồng thời giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, rèn luyện khả năng giao tiếp góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt. Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học là giúp cho các em học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới, thú vị về thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống, biết rung động trước đối tượng được miêu tả. Rồi từ đó các em có cơ sở để tái hiện lại bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh vào bài văn miêu tả. Nếu bài tập làm văn thiếu sáng tạo, thiếu cảm xúc, không dùng từ ngữ giàu hình ảnh thì trở nên bài văn khô khan, nghèo ý. Vậy để làm được bài văn miêu tả hay, không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động của đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, tình cảm của mình đối với đối tượng miêu tả. Do đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này, nắm vững mục tiêu chung của từng bài, có những hiểu biết cơ bản về nội dung bài học, có trí óc tưởng tượng thật phong phú, biết cách dùng từ viết câu phù hợp, viết bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc...Là một giáo viên giảng dạy lớp Bốn, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để tạo điều kiện giúp đỡ các em học tốt phân môn này. Với những mục đích nêu trên, để giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả đạt hiệu quả là việc làm vô cùng cần thiết. 2.2. THỰC TRẠNG Qua quá trình tìm hiểu việc học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 4.6 nói riêng và học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học ................... nói chung, tôi 4 - Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt. Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục. 2.3. BIỆN PHÁP Từ những thực trạng nêu trên, trong thời gian giảng dạy trên lớp, bản thân tôi có những biện pháp như sau: 2.3.1.Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh Quá trình dạy ở lớp khoảng vài tuần đầu, tôi căn cứ vào đó để phân loại từng đối tượng học sinh: học sinh có năng khiếu viết văn, học sinh biết cách diễn đạt câu nhưng chưa hay, học sinh chưa biết cách viết . Cụ thể: Lớp 4.6: ........ em: Học sinh có năng khiếu : .......... em - chiếm 8,2 % Học sinh viết đúng nhưng chưa hay : .......... em chiếm 41% Học sinh chưa biết cách viết : ........... em chiếm 50,8 % Từ đó, tôi nắm chắc từng đối tượng học sinh để đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, phát triển được năng lực viết văn miêu tả, đồng thời giúp những em yếu biết vận dụng làm một bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Chẳng hạn: Học sinh năng khiếu viết được bài văn miêu tả đúng bố cục, có sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, tôi hướng dẫn thêm để học sinh biết sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài để bài viết hay hơn. Cụ thể: Đoạn tả chú gà trống: “Con gà trống ra dáng một con gà trống oai vệ. Chú khoác bộ lông tía sặc sỡ nhiều màu sắc. Trên đầu đội chiếc mào đỏ chót. Đôi mắt sáng, con ngươi đưa đi đưa lại. Cái đuôi cao vổng lên. Những ngón chân có móng vuốt sắc nhọn...(bài viết của em Phạm Tuệ Linh ). Tôi khen bài viết của em đã hay, đã biết dùng từ giàu hình ảnh, em cần sử dụng thêm phép nghệ thuật vào bài. Tôi hướng dẫn viết lại đoạn viết như sau: 6 * Nếu tả đồ vật: cần quan sát bao quát đồ vật, rồi quan sát tỉ mỉ từng phần của đồ vật theo trình tự hợp lí từ ngoài vào trong. Ví dụ: Tả chiếc cặp: quan sát bao quát cặp có hình thù như thế nào ? Màu sắc gì ? quan sát từng phần đồ vật từ ngoài vào trong, đặc biệt quan sát các bộ phận có đặc điểm nổi bật: phía trước cặp được trang trí hình gì? Sau cặp có bộ phận gì ?(quai cặp, dây đeo) Rồi đến quan sát bên trong (cặp có mấy ngăn?), dùng mũi ngửi thấy mùi gì? Và dùng tay sờ vào từng ngăn cặp có cảm giác như thế nào? * Nếu tả cây cối: cần quan sát kĩ từng bộ phận của cây hay từng thời kì phát triển của cây và ích lợi. Ví dụ: Tả cây xoài: Quan sát kĩ các bộ phận (thân, gốc, cành, lá, hoa, quả) hay từng thời kì phát triển của cây (cây non, cây lớn lên và cây trưởng thành cho quả) và ích lợi (cho quả, tăng thu nhập cho gia đình.)Ngoài ra cần sử dụng thêm các giác quan khác như mũi ngửi thấy mùi của xoài như thế nào?, tay sờ thấy vỏ cây, da của quả như thế nào? Và lưỡi nếm vị của quả ra sao?... * Nếu tả con vật: cần quan sát kĩ đặc điểm ngoại hình (bộ lông, mắt, mũi, chân, đuôi), thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của nó. Ví dụ: Tả con gà trống: quan sát con gà to cỡ nào ? lông màu gì ? Mào ra sao ? chân to hay nhỏ, đuôi thế nào ? Thói quen của gà (gáy vào sáng sớm) Hoạt động chính (tìm mồi, chọi nhau với gà khác). Tôi còn hướng dẫn kĩ cho học sinh sử dụng những giác quan khác nữa để quan sát con vật như tay thì sờ vào bộ lông cảm thấy thế nào? Tai để nghe tiếng gáy ra sao?... Đối với việc quan sát, học sinh được học cụ thể một tiết “Luyện tập quan sát” Giáo viên tổ chức tiết học này thật kĩ và kèm theo hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh biết cách quan sát phát hiện những đặc điểm riêng, phân biệt đối tượng miêu tả này với đối tượng khác và quan sát thật hiệu quả. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo nhiều hình thức: tranh ảnh, vật thật như quan sát đồ chơi (vật thật) quan sát con vật (tranh ảnh hoặc quan sát con vật trước ở nhà). 8 Ngoài ra, tôi còn giới thiệu thêm một số từ, ngữ cần thiết để làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Chẳng hạn: Tả cây cối Thân cây to xù xì, rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, cành đâm ra tua tủa, hoa kết lại từng chùm, quả treo lúc lỉu, hương thơm ngào ngạt.... Tả con vật Chú khoác lên mình bộ áo đẹp; đầu tròn, mắt sáng và tinh, tai vểnh lên để nghe ngóng, chân nhanh nhẹn, đi lại rất nhẹ nhàng, móng vuốt sắc nhọn là vũ khí tự vệ và rất lợi hại, khi kiếm được mồi, chú mang về cho con cùng ăn ... Từ vốn từ mà học sinh đã tích lũy được, tôi hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả, sử dụng cho phù hợp. Khi trình bày kết quả quan sát được hoặc khi học sinh luyện viết đoạn, tôi đã uốn nắn, chỉ chỗ sai cho học sinh ngay khi phát hiện học sinh dùng chưa đúng Ví dụ: Thân bút màu xanh lá cây, thon thả như búp cây. (sử dụng từ không phù hợp) Sửa lại: Thân bút màu xanh lá cây, thon nhỏ như ngón tay em. Ví dụ: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ mềm mềm. (sử dụng từ không phù hợp) Sửa lại: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ đều đều, mềm mại. 2.3.4. Tìm ý và lập dàn bài Trước tiên, tôi đã định hướng cho học đọc kĩ đề, xác định thể loại, kiểu bài, xác định nội dung tả gì? Và thể hiện tư tưởng tình cảm gì vào bài? Đối với bài văn miêu tả, quan sát đối tượng được miêu tả là cơ sở để học sinh tìm ý. Sau khi học sinh đã quan sát và có những ghi chép chi tiết về đối tượng miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn của mình dựa vào hình ảnh đã quan sát và lựa chọn hình ảnh để lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh là bài văn phải có cách sắp xếp chặt chẽ. Mặc dù mở bài, thân bài, kết bài là ba phần riêng song chúng phải có sự thống nhất về ý. 10
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_lop.doc