SKKN Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Khi công cuộc đổi mới của đất nước càng đi vào chiều sâu thì bên cạnh những thời cơ mới là những thách thức của cơ chế thị trường, cám dỗ của những giao lưu hội nhập, vì vậy mà thanh niên cần được rèn luyện để không bị lôi cuốn vào những lối sống buông thả, phi nhân tính, thực dụng.

Vì vậy mà chưa bao giờ, vấn đề giáo dục kỹ năng sống lại được đề cập nhiều như lúc này, vì cuộc sống đã đặt ra quá nhiều thách thức cho mỗi người nói chung và HS nói riêng. Thực tế cho thấy, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như xã hội một cách hiệu quả. Với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục đã có những bước đi đúng đắn trong việc triển khai và nhân rộng công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án: “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với sáng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam. Song song với việc triển khai những dự án, chương trình cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã phát động những phong trào rộng khắp liên quan trực tiếp đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đó là cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013 trên toàn ngành giáo dục.

Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị của việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, bậc học.

Tuy nhiên, trên thực tế ở các trường học hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống vẫn còn rất mới mẻ không chỉ đối với các em học sinh mà còn đối với cả các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục.

 

doc41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai, thảo luận của học sinh. Điều này rất quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lí, tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Nếu kéo dài thời gian đóng vai giờ học trở thành “diễn kịch” giờ học sẽ kém hiệu quả, bởi phần đóng vai không phải là nội dung chính của bài học. Học sinh có tìm ra được tri thức khoa học, rèn luyện các kỹ năng sống hay không lại phụ thuộc vào phần thảo luận nhóm. Vì vậy giáo viên phải chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về mặt lí luận dạy học, tuân thủ lôgic của quá trình dạy học. 
- Giáo viên phải tạo ra không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, học sinh cảm thấy tự tin, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của các em.
* Về phía học sinh
- Các em phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập theo yêu cầu nội dung bài dạy.
- Học sinh phải độc lập suy nghĩ, tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với nội dung các tình huống đưa ra, thảo luận rút ra nội dung kiến thức, hành vi ứng xử trong cuộc sống. 
- Đóng vai, thảo luận nhóm phân bố thời gian phải phù hợp tránh tình trạng kéo dài, quá cầu kì trong cách trang phục dẫn đến nội dung bài học không đạt yêu cầu. 
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học
- Không gian lớp học bố trí phù hợp với nội dung bài học.
- Đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
- Tạo môi trường thích hợp cho việc học tập môn khoa học, việc ứng xử các hành vi của các em trong cuộc sống (Trong lớp, trong trường, ngoài xã hội).
Biện pháp 4. Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1. Mục tiêu
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức lý tưởng cách mạng, GDKNS và giáo dục truyền thống cho học sinh. Đoàn là nơi rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nền nếp, kỷ cương tư thế tác phong, là môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý thanh niên học sinh. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng là nơi hình thành, nuôi dưỡng những ước mơ, nguyện vọng của tuổi trẻ "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Vì vậy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh cần phải phối kết hợp tốt, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và cách đánh giá thi đua khen thưởng.
2. Nội dung
Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường là lực lượng tập hợp đông đảo thanh niên học sinh và giáo viên trẻ thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, ý thức công dân. Thông qua các hoạt động của Đoàn góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em xác định động cơ, thái độ đúng đắn trong học tập, tạo hứng thú, niềm say mê tìm tòi, ham hiểu biết, rèn luyện tính kỷ luật, nề nếp, thói quen tốt trong học tập, làm quen với sinh hoạt tập thể và tạo cơ hội phát triển về khả năng giao tiếp, tăng thêm bản lĩnh và tạo cơ hội phát triển năng khiếu sở trường của các em; giúp các em gắn bó yêu thương nhau, tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách.
Đoàn thanh niên là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua các hoạt động, các chương trình hành động cụ thể đoàn viên thanh niên được trang bị thêm những kiến thức và hiểu biết về khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người khác.
Đoàn trường là nơi tổ chức các nội dung sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện rèn luyện KNS và tự khẳng định mình. Vì thế mọi tổ chức trong nhà trường (Chi bộ, Ban giám hiệu...) cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho Đoàn và Hội hoạt động. Thông qua các hoạt động hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn, giáo dục lý tưởng cách mạng, KNS và hình thành ước mơ cao đẹp cho học sinh.
3. Cách thức tiến hành
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tổ chức đoàn trong nhà trường. Người quản lý cần tập trung những vấn đề sau: 
- Phối hợp với Đoàn trường trong tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của tổ chức Đoàn trong các hoạt động giáo dục học sinh.
- Tham mưu cho cấp uỷ thông qua tổ chức Đảng chỉ đạo các hoạt động của Đoàn theo mục tiêu giáo dục của nhà trường và xây dựng quy chế phối hợp hoạt động của tổ chức Đoàn với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian cho các hoạt động của Đoàn; tạo điều kiện cho cán bộ đoàn học tập, công tác, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; có chế độ đãi ngộ thích đáng cho cán bộ Đoàn và tổ chức của họ.
- Hàng năm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong mọi công việc. 
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên trong nhà trường có trách nhiệm trước Chi bộ, Ban giám hiệu trong việc giáo dục mục tiêu lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thông qua nhiều hình thức hoạt động như: Hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn để giúp các em lĩnh hội kiến thức từ đó hình thành cho các em ước mơ hoài bão cao đẹp. 
- Trong mỗi năm học phải bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Đoàn trường học để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội an ninh xung kích học sinh để thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đua; đồng thời tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động để có sự động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân kịp thời; bên cạnh đó phê bình khiển trách, điều chỉnh, uốn nắn những tập thể, cá nhân vi phạm.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Đoàn trường - giáo viên chủ nhiệm - giáo viên bộ môn - Ban đại diện cha mẹ học sinh để tạo ra các hoạt động bổ ích góp phần giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao như:
+ Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ nhân ngày 27/7, ngày 22/12. Thăm hỏi và chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tu bổ và thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ.
+ Tổ chức tốt phong trào ủng hộ học sinh nghèo, học sinh vùng xa xôi, hẻo lánh. Tham gia tốt các phong trào từ thiện, nhân đạo. Tổ chức tốt tháng thanh niên hành động theo các chủ đề cho đoàn viên, thanh niên.
+ Tổ chức các buổi lao động công ích xây dựng các công trình thanh niên và tạo nguồn quỹ hoạt động. Từ đó giúp cho đoàn viên thanh niên có ý thức làm chủ, có tình yêu thương ý chí cộng đồng. Bồi dưỡng lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý. Rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo, năng động, ham học hỏi, độc lập suy nghĩ và quyết đoán trong hành động.
- Ban chấp hành đoàn trường phải có những quy định và những cam kết đối với đoàn thanh niên không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Xây dựng tập thể tự quản của các lớp, bởi vì: Tập thể là nơi các học sinh cùng nhau học tập, sinh hoạt, thường xuyên và có tác động tương đối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh.
- Tập thể học sinh phát triển là phương tiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một tập thể tốt sẽ tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài một cách chủ động, có chọn lọc, tiếp thu cái tốt, cái tiến bộ, loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu. Ngược lại, một tập thể yếu kém thì những tác động từ bên ngoài thâm nhập vào một cách dễ dàng không có chọn lọc, nhất là những ảnh hưởng xấu, tiêu cực. Điều này hết sức nguy hiểm vì ở độ tuổi 15 - 19 rất dễ dao động, thói hư tật xấu dễ hấp thụ và lây lan.
- Tập thể học sinh là môi trường hết sức thuận lợi để các em thi đua học tập và vui chơi; nơi các em có điều kiện hoạt động, thể hiện khả năng và sự chủ động, sáng tạo của mình; nơi thoả mãn nhu cầu giao lưu, hoạt động xã hội và nhu cầu khẳng định cái tôi của từng học sinh.
- Phải có lễ ký kết bàn giao các đoàn viên học sinh cho các cơ sở đoàn địa phương trong dịp hè. Căn cứ vào kết quả hoạt động hè tại địa phương để đánh giá nhận xét ý thức của đoàn viên trong dịp hè.
Biện pháp 5. Kết hợp giữa nhà trường -gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1. Mục tiêu
Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường- gia đình- xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GD kỹ năng sống cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường trong sạch lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.
2. Nội dung
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Trước đây, các trường học mới chỉ quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em kỹ năng sống. Nhiều em học giỏi nhưng chưa có khả năng tự vấn, tự chủ và kỹ năng giao tiếp. Giáo dục kỹ năng sống cho HS là dạy cho các em các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, giải quyết các vấn đề liên quan xã hội như: vấn đề môi trường, hỏa hoạn, tệ nạn xã hội... sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của các em Tuy nhiên, nếu việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS chỉ được thực hiện trong nhà trường mà không có sự hỗ trợ, phối hợp của các bậc phụ huynh, cộng đồng thì sẽ không đem lại hiệu quả. Những sự việc diễn ra trong cuộc sống gia đình và xã hội đều tác động rất lớn đến các em. Do vậy, chỉ riêng nhà trường truyền đạt kỹ năng sống cho các em là chưa đủ mà cần có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng.
Điều 43 Điều lệ trường trung học có quy định rõ: "Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục".
Điều 94 Luật giáo dục 2005 nêu rõ: "Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường”.
Điều 97 Luật giáo dục 2005 quy định về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục: "Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh”.
Như vậy, hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh. 
3. Cách thức tiến hành
Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GD kỹ năng sống cho học sinh.
Với vai trò trung tâm của mình, người quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) cần phải chú ý những vấn đề sau:
+ Đối với cha mẹ học sinh và hội cha mẹ học sinh.
- Đầu mỗi năm học nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh xây dựng tổ chức hội cha mẹ học sinh đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường với hội phụ huynh, thông tin những vấn đề cơ bản về học sinh cho phụ huynh và định hướng những giải pháp phối hợp giáo dục.
- Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với Đoàn thanh niên, ban thi đua kỷ luật học sinh; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh là thành viên của Hội đồng giáo dục trường có trách nhiệm phối hợp với cha mẹ của những học sinh có hành vi tiêu cực trong rèn luyện cùng với nhà trường và chính quyền địa phương tham gia giáo dục học sinh.
- Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình GD kỹ năng sống cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GD kỹ năng sống cho học sinh THPT.
- Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là giải pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp (theo quy định tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần: Đầu năm, giữa năm và cuối năm học). Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
- Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Trong một thế giới đang có sự đề cao sự thỏa mãn, những ham muốn bản năng thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt.
- Cho học sinh thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ để cùng tháo gỡ. VD: Có một số học sinh nói: Bố mẹ em chỉ biết mắng chửi, không cần tìm hiểu nguyên nhân em học kém.
+ Cha mẹ phải hướng cho con biết cách ứng xử với cuộc sống đầy phong phú, phức tạp, chủ động, tự tin với công việc, không thể mắc phải cạm bẫy của cám dỗ đời thường. Rõ ràng là học sinh cấp 3 việc bố mẹ gần gũi, sát sao như đối với học sinh cấp 1 là không hợp lý, vì vậy tự các em phải ứng xử kịp thời với cuộc sống xung quanh, thầy cô giáo phải là người hướng dẫn tích cực về mặt phương pháp để làm sao: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Biết đấu tranh, biết phê phán, biết phân tích, nhận xét đánh giá và biết quyết định hợp lý, đúng lúc trong các tình huống phức tạp.
+ Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường.
- Nhà trường chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như công an, y tế, kiểm lâm, hội cựu chiến binh v.v... Cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, bảo vệ rừng, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương v.v... 
- Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường. 
 Ra ngoài xã hội, các em HS cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban ngành, đoàn thể mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanh niên. Các tổ chức Đoàn hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục KNS cho thanh niên, cụ thể là trong những chương trình trọng điểm ở Đại hội Đoàn các cấp đưa ra chưa nhận thấy được diễn biến phức tạp trong tâm lý, đời sống lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay, không có nhiều chương trình và kế hoạch quan tâm đến việc giáo dục KNS cho thanh niên, không có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường trong việc giáo dục KNS cho học sinh.
 Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước. 
7. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Có thể áp dụng đối với các trường trên địa bàn huyện hoặc các trường có điều kiện giống nhà trường.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
CB, GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
CBQL có biện pháp chỉ đạo việc thực hiện kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua các môn học.
Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Kết hợp giữa nhà trường -gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp được các vấn đề: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, một số đặc điểm tâm lý của học sinh THPT và tầm quan trọng của GDKNS cho HS THPT. Đề tài cũng đã nêu các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh và các phương pháp GDKNS cho học sinh. Từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố chi phối đến công tác quản lý GD KNS cho HS.
Qua một năm thực hiện các biện pháp nêu trên nhà trường đã đạt được một số kết quả sau:
- Thi HSG vòng tỉnh đạt 02 giải Nhì, 01 giải Ba, 05 Khuyến khích;
- Thi KHKT: đạt 01 giải tư;
- Tỉ lệ đỗ TN trong kỳ thi THPT QG đạt 100%.
Kết quả thi đua năm học 2018- 2019:
	- Số giáo viên, nhân viên đạt LĐTT: 46/46 = 100% ;
	- Số giáo viên, nhân viên đạt LĐTTXS tiêu biểu: 4/46 = 8.7%
	- Số cán bộ, giáo viên đạt CSTĐ Cơ sở : 6/46 = 6.9%;
	- Số cán bộ, giáo viên được CT tỉnh tặng bằng khen: 2/46 = 4.3%
	- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Huyện Đoàn tặng Bằng khen.
- Nhà trường đạt danh hiệu TT Lao động Xuất sắc. Được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Trường DTNT Tỉnh
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Giáo viên
2
Trường THPT Trần Hưng Đạo
Tam Dương – Vĩnh Phúc
Giáo viên
Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 02 năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Phạm Thị Hòa
Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
Phạm Thị Hòa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Kỳ Anh - GĐ trung tâm GD môi trường và sức khỏe cộng đồng. (2007), Giáo dục kỹ năng sống.
Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, Viện Nghiên cứu Sư phạm - ĐHSP Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên 10, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên 11, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, (Giáo trình dành cho các lớp Cao học quản lý giáo dục), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Hà Nội. 
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010, Số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009.
Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
Nguyễn Huy Du (2000), Trò chuyện với tuổi trẻ về chìa khóa vạn năng, NXB Thanh niên.
Nguyễn Thị Oanh (2009), Tư vấn tâm lý học đường - Hãy là chính mình, NXB Trẻ.
Nguyễn Dục Quang (2007), Bài viết Một vài vấn đề chung về KNS và GDKNS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Huỳnh Văn Sơn (2007), Bài viết Quan niệm về kỹ năng sống hiện nay, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nhật Thăng (2004), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội.
Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.
Lưu Thu Thủy (2007), Bài viết Kỹ năng sống và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_cong_tac_giao_duc_ky_nang_song_cho_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan