SKKN Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

Như chúng ta đều biết, dạy biện pháp nghệ thuật so sánh cho học sinh thực chất là việc dạy cho các em cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao trong khi nói và viết. Sử dụng phép tu từ trong khi nói và viết cũng chính là nâng cao khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó. Vì vậy ngôn ngữ thường mang tính riêng biệt. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức nhất định về phong cách học, hiểu biết sâu rộng và chính xác về biện pháp nghệ thuật so sánh; đồng thời biết thiết kế các dạng bài tập phù hợp nhằm làm đa dạng hoá các hoạt động học tập, tạo hứng thú trong giờ học để học sinh tiếp thu nội dung kiến thức này một có cách hiệu quả. Không những thế còn có thể giúp các em có được kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh. Song trong thực tế cho thấy việc dạy - học phép tu từ so sánh ở lớp 3 phần nào còn hạn chế. Bởi lẽ đây là một trong những nội dung mới được đưa vào trong chương trình phân môn của môn Tiếng Việt. Là một nội dung “mới” nhưng thời lượng và thời gian để học nội dung lại chưa được nhiều. Hơn nữa, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng để phục cho phân môn nói chung và nội dung về phép so sánh nói riêng còn quá ít ỏi, đơn điệu.

Mặt khác, cũng như các khối lớp trong bậc Tiểu học, nội dung môn Tiếng Việt ở khối lớp 3 được cấu trúc thành các phân môn riêng biệt tạo thành một môn học với nội dung mang tính thống nhất. Một trong những phân môn đó là Luyện từ và câu. Đây là một dạng kiến thức mang tính chất riêng và chiếm thời lượng không lớn. Tuy không khó nhưng với học sinh lớp 3, một số kiến thức đối với các em còn mang hình thức khái quát hoá và có tính trừu tượng cao. Trong đó phải kể đến là nội dung về phép so sánh.

Mặc dù, ngay từ lớp 1, 2, Sách Tiếng Việt cũng đã có những hình ảnh so sánh thông qua một số câu thơ, câu văn trong các bài học, bài đọc. Tuy nhiên lên đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.

Sách Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và khái niệm ban đầu về phép so sánh cho học sinh dưới hình thức các dạng bài tập thực hành. Để từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh. Từ đó các em có thể vận dụng phép so sánh vào việc quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh để thể hiện vào phần bài tập. Cũng có khi vận dụng vào làm bài tập làm văn về viết đoạn, viết bài văn có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của đề bài trong chương trình quy định. Mặt khác việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị tốt nhất để các em có khả năng sử dụng thành thạo phép tu từ so sánh khi làm các dạng bài văn miêu tả hay kể chuyện ở các lớp 4, 5.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NĂM HỌC: 2023 – 2024
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu2
1.3. Đối tượng nghiên cứu2
1.4. Phương pháp nghiên cứu2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm3
2.2. Thực trạng về nội dung dạy - học phép tu từ so sánh trong phân môn 
Luyện từ và câu ở khối lớp 3 4
a. Về cấu trúc nội dung phép tu từ so sánh trong Luyện từ và câu lớp 3 5
b. Về phía giáo viên 6
c. Về phía học sinh 6
2.3. Các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực nhận biết và kỹ năng 
thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 7
2.3.1. Nâng cao năng lực nhận biết phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 7
2.3.2. Nâng cao kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 14
2.4. Hiệu quả của việc nâng cao năng lực nhận biết và kỹ năng thực hành 
phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 26
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 27
3.1. Kết luận 27
3.2. Kiến nghị 28
3.2.1. Đối với giáo viên 28
3.2.2. Đối với học sinh 28
 phương pháp cũng như những hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp và đem 
lại hiệu quả cao nhằm rèn cho học sinh về khả năng nhận biết cũng như các kỹ 
năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 3, 
nhận thức được vị trí quan trọng của việc dạy học phép tu từ so sánh, bản thân 
luôn dành nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu thêm tài liệu và cùng với 
việc thực tế giảng dạy để tìm ra một vài biện pháp, cách thức nhỏ trong việc giúp 
học sinh nhận biết và thực hành tốt phép tu từ so sánh mà các em được học nhằm 
nâng cao hiệu quả khi dạy - học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và 
câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở bậc Tiểu học. Đó chính là lý do mà 
tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành 
phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực nhận biết và kỹ năng 
thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung dạy - học phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
- Học sinh lớp 3A – Trường .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nội dung này tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy 
học sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát tình hình về dạy - học phép so sánh. 
- Phương pháp thống kê, thu thập chứng cứ. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp hỏi - đáp.
- Phương pháp thực nghiệm.
 2 | 27 Sách Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình 
thành những hiểu biết và khái niệm ban đầu về phép so sánh cho học sinh dưới 
hình thức các dạng bài tập thực hành. Để từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái 
hay, cái đẹp của những câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh. Từ đó các em có thể 
vận dụng phép so sánh vào việc quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh để thể 
hiện vào phần bài tập. Cũng có khi vận dụng vào làm bài tập làm văn về viết đoạn, 
viết bài văn có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của đề bài trong chương trình quy 
định. Mặt khác việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách 
chuẩn bị tốt nhất để các em có khả năng sử dụng thành thạo phép tu từ so sánh 
khi làm các dạng bài văn miêu tả hay kể chuyện ở các lớp 4, 5. 
2.2. Thực trạng về nội dung dạy - học phép tu từ so sánh trong phân môn 
Luyện từ và câu ở khối lớp 3
Trong thực tế cho thấy, giáo viên và học sinh lớp 3 còn gặp không ít khó khăn khi 
dạy - học về phép tu từ so sánh. Hiệu quả việc dạy - học phép tu từ so sánh phần 
nào chưa cao. Đối với học sinh, đa số các em chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết các 
hình ảnh so sánh thông qua các ví dụ cụ thể. Việc vận dụng cũng như sáng tạo 
thêm các hình ảnh so sánh quả là còn hạn chế đối với các em. Về phía giáo viên, 
khi dạy về phép so sánh đôi lúc còn lúng túng trong việc lựa chọn các phương 
pháp cũng như hình thức tổ chức học tập sao cho phù hợp với từng nội dung, từng 
yêu cầu để học sinh có thể nhận biết phép so sánh cũng như kỹ năng thực hành 
một cách dễ dàng, nhẹ nhàng mà lại nhớ lâu và sâu hơn. Bên cạnh đó, giáo viên 
cũng còn gặp không ít khó khăn trong việc sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các tài liệu 
tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung 
và khi dạy về phép tu từ so sánh nói riêng cho học sinh lớp 3.
Hơn thế nữa, việc đánh giá kỹ năng về sử dụng phép so sánh ở mỗi học sinh cũng 
chưa có các tiêu chí cụ thể. Nhiều khi sự đánh giá của giáo viên còn mang tính 
chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Việc chữa lỗi, chữa bài đôi lúc chỉ chú 
ý đến kết quả mà chưa chú ý đến việc củng cố kiến thức cũng như khắc sâu các 
dạng bài cho học sinh. Từ những việc đã và chưa làm được dẫn đến chất lượng 
dạy và học về phép tu từ so sánh chưa cao.
 4 | 27 dung phép so sánh vào trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng 
Việt cũng như với các môn học khác trong chương trình. Bởi vậy một phần nào 
chưa khơi dậy được sự hứng thú học tập, sự kết hợp giữa phân môn này với phân 
môn khác trong môn Tiếng Việt, hay giữa các môn học mà các em được học. Hơn 
nữa tài liệu để tham khảo phục vụ cho phân môn còn quá ít ỏi, đơn điệu; tranh ảnh 
minh hoạ cho mỗi nội dung dạy hầu như không có. Từ những vấn đề ấy đã gây 
không ít khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh học về biện pháp nghệ 
thuật so sánh.
 c. Về phía học sinh
Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể, 
đơn giản và trực quan nên việc cảm thụ văn học cũng như tiếp nhận các biện pháp 
nghệ thuật tu từ còn hạn chế. Bởi lẽ vốn kiến thức văn học của các em còn nghèo, 
sự hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá ở các em chưa có 
được là bao. Các em chỉ mới nhìn nhận sự vật một cách cụ thể nên việc cảm nhận 
những hình ảnh mang tính trừu tượng hoá thì quả là khó khăn. Vì vậy khả năng 
nhận biết cũng như để có được kỹ năng thực hành về phép so sánh đối với học 
sinh lớp 3 là một yêu cầu tương đối khó.
Qua khảo sát đầu năm về năng lực nhận biết cũng như kĩ năng thực hành phép tu 
từ so sánh của học sinh lớp 3A - Trường .............. tôi đã thu được kết quả như 
sau: 
Tổng số học sinh: 30 em
 Số học sinh đạt yêu cầu Số học sinh chưa có kĩ 
 Số học sinh có kĩ năng 
 về nhận biết phép so năng thực hành phép so 
 thực hành phép so sánh
 sánh sánh
 30/30 = 100% 23/30 = 76% 7/30 = 24%
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 3, bằng những kinh nghiệm, vốn 
hiểu biết và việc kết hợp tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan đến các 
 6 | 27 b. Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ
 Hỏi rồi lắng nghe. 
- GV đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- Cho HS đọc lại nội dung phần bài tập.
- HS cùng GV xác định rõ yêu cầu bài tập.
- GV có thể giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ chỉ sự vật có trong bài (nếu như 
HS chưa hiểu rõ nghĩa của từ ngữ ấy)
- Học sinh có thể dùng bút chì gạch dưới từ chỉ sự vật so sánh và từ chỉ sự vật 
được so sánh
- Cho học sinh trình bày bài (giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để học sinh giải 
thích lí do tại sao em chọn từ đó mà không phải từ khác).
- Khi đó HS sẽ nêu để rồi căn cứ vào dấu hiệu, đặc điểm của hai sự vật so sánh để 
biết được giữa hai sự vật có những điểm chung, hay tương đồng hoặc giống nhau 
ở chỗ nào, từ đó các em sẽ hiểu được tác dụng của việc so sánh. 
Chẳng hạn:
 Sự vật được so Dấu hiệu nhận 
Sự vật so sánh Từ so sánh
 sánh biết
Cái dấu hỏi Như Vành tai nhỏ Cong cong
Hai bàn tay em Như Hoa đầu cành Hồng hồng
Cũng có thể ngay lúc đó tôi vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu thêm: 
Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần, chẳng khác gì một vành 
tai nhỏ. Khi đó, tôi sẽ cho từng cặp học sinh nhìn vào vành tai của nhau để thấy 
ngay sự so sánh đó vừa đúng lại vừa rất hay.
 2.3.1.2. Dạy “Tích hợp” phép so sánh trong các môn học
 a. Tích hợp trong môn Tiếng Việt
 8 | 27 Trong bài có rất nhiều hình ảnh so sánh, tôi có thể cho học sinh tìm và nêu lên các 
hình ảnh so sánh như: “Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành”
 “Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai”.
Hay khi dạy bài Tập đọc “Mùa thu của em” ( trang 32 sách Chân trời sáng tạo 
tập 1)
 10 | 27 Sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong mỗi bài Tập làm văn là cung cấp cho học 
sinh những câu văn hay, giàu hình ảnh và sinh động, giúp các em bớt đi những 
câu văn ngắn cụt và khô cứng. Dùng phép so sánh trong khi đặt câu hay viết đoạn 
văn sẽ làm cho câu văn hay những bài văn tăng thêm phần gợi cảm và sinh động, 
giúp người đọc, người nghe cảm nhận cũng như hiểu một cách dễ dàng.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn (Tuần 28, trang 84 sáng Chân trời sáng tạo tập 2): Viết 
những tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
Cùng với yêu cầu đó, tôi nêu thêm yêu cầu nhỏ liên quan đến so sánh.
Chẳng hạn: “Đoạn văn phải có ít nhất một câu có hình ảnh so sánh”. 
Khi ấy đòi hỏi học sinh phải có được các hình ảnh so sánh nói về quê hương đất 
nước mà các em đã được học ở các lớp trước hoặc trong các bài đã học để từ đó 
có thể vận dụng vào bài viết của mình và chắc chắn đoạn văn của các em sẽ hay 
hơn nhiều so với những đoạn văn không sử dụng hình ảnh so sánh.
Xin trích bài làm của một em học sinh trong lớp tôi đã sử dụng phép so sánh trong 
bài viết: 
“Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em uốn lượn như một con 
rồng. Nó luôn mang hương vị mặn mà của vùng quê. Chính cái hương vị ấy đã 
gắn bó với em đến từng thớ thịt, làn da. Tuy sông không rộng nhưng lại rất dài. 
Buổi sáng, mỗi khi ông mặt trời nhô lên khỏi rặng tre làng thì dòng sông như 
 12 | 27

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_nang_luc_nhan_biet_va_ki_nang_thuc_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan