SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Cánh diều

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển từ nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt. Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động kiến thức từ nhiều mặt (hiểu biết cuộc sống, tri thức văn hóa ) có liên quan đến đề bài.

 Bài tập làm văn - viết đoạn văn ngắn, là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn ta sẽ thấy được trình độ sử dụng Tiếng Việt, tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.

 Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày. Bước đầu dạy cách làm quen với đoạn văn thông qua nhiệm vụ kể một số việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. Vì vậy cần dạy cho học sinh biết cách sử dụng lời nói, tạo ra động cơ, nhu cầu nói, kích thích học sinh tham gia vào quá trình giao tiếp (nói, viết).

 Để tạo lập một văn bản (đoạn văn) phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết về nội dung và sự liên kết về hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính định hướng mục đích của văn bản. Vì vậy để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định được mục đích của đoạn viết thông qua việc tìm hiểu đề. Phải xác định được đề bài yêu cầu ta làm gì? Nói, viết về cái gì? Xác định được chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết để bài văn, không lan man bằng cách tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự nhất định, đồng thời phải chọn từ ngữ để dùng từ đặt câu cho chính xác, rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc.

 Mặt khác sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy trong dạy bài Tập làm văn, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đúng mức đến logic của các ý trong bài. Khi sửa bài cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý sửa lời (khi nói) mà không sửa ý (khi viết).

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN CHO 
 HỌC SINH LỚP 2 THEO BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 2
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu3
1.3. Đối tượng nghiên cứu3
1.4. Phương pháp nghiên cứu3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm3
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến4
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề8
Biện pháp 1 : Xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho học sinh 8
Biện pháp 2 : Bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý 9
Biện pháp 3: Thực hiện dạy học tích hợp 12
Biện pháp 4 : Trang bị cho học sinh một số từ ngữ, hình ảnh thuộc chủ đề 13
Biện pháp 5 : Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn đủ ý, đúng ngữ pháp có cảm xúc 14
Biện pháp 6 : Giúp học sinh nắm được các bước viết một đoạn văn ngắn 16
Biện pháp 7 : Tăng cường kiểm tra và chữa bài 19
Biện pháp 8 : Tổ chức cho các em sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu Tiếng Việt” 19
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 21
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
3.1. Kết luận 22
3.2. Kiến nghị 23 Tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và đã quyết định chọn đề tài : “Biện pháp 
nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Cánh diều”
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Bản thân nghiên cứu đề tài này với một số mục đích sau :
 + Tìm hiểu thực trạng vấn đề dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2. 
 + Giúp bản thân nắm vững hơn về dạy Tập làm văn trong trường Tiểu học.
 + Giúp học sinh lớp 2 nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách 
Cánh Diều.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 + Phương pháp nghiên cứu.
 + Phương pháp khảo sát thực tế.
 + Phương pháp thu thập thông tin.
 + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo sử dụng toàn bộ các 
kỹ năng được hình thành và phát triển từ nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt. 
Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động kiến thức từ nhiều mặt (hiểu biết cuộc 
sống, tri thức văn hóa ) có liên quan đến đề bài. 
 Bài tập làm văn - viết đoạn văn ngắn, là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn 
văn học, năng lực tư duy, giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự 
sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn ta sẽ thấy được trình độ sử dụng 
Tiếng Việt, tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.
 Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng 
phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày. Bước đầu dạy cách làm quen với đoạn văn - Bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi ở đồng nghiệp, hướng dẫn học sinh 
thực hiện nội dung viết đoạn văn theo những phương pháp, biện pháp mới nhưng 
hiệu quả vẫn chưa cao. 
 * Về phía học sinh : 
 Trong những năm gần đây, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2 là chủ yếu. 
Năm học 2021-2022, tôi tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A. Qua 
thời gian giảng dạy ở lớp 2, bản tôi thấy các em còn vướng phải nhiều hạn chế, cụ 
thể như sau :
 - Học sinh chưa có động cơ, hứng thú học tập với phân môn Tập làm văn.
 - Học sinh mới chỉ biết dựa vào các câu hỏi gợi ý đã cho trong sách giáo khoa nên 
bài làm còn đơn điệu và giống nhau.
- Vốn từ của các em còn hạn hẹp, vốn sống của các em chưa nhiều, vốn hiểu biết về 
Tiếng Việt còn rất hạn chế.
 Ví dụ : Khi học bài Tập làm văn (trang 102 sách tiếng Việt 2 tập 1 Cánh Diều) : 
Em hãy viết 4-5 câu về ông (bà) của em.
 Có học sinh không biết lựa chọn chi tiết sao cho phù hợp, do vậy khi đọc lên sẽ mất 
đi cái hình ảnh đẹp và đáng quý, đáng yêu của người bà. Một bạn đã viết như sau : 
 Bà em đã 73 tuổi rồi. Da của bà trắng hồng. Tóc của bà mượt mà. Bà rất hay quát 
tháo và bắt nạt em, có hôm bà còn đánh em gãy cả cái gậy 
 - Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, các em nghĩ sao, 
viết vậy không theo trật tự logic nào, thậm chí không sử dụng dấu câu trong quá trình - Học sinh hay trả lời câu hỏi máy móc, câu văn thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Ví 
dụ : Tập làm văn (bài 2 trang 70 – Sách tiếng Việt 2 tập một Cánh Diều) viết một 
đoạn văn về cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em, trong sách giáo khoa có mấy câu hỏi 
gợi ý trong đó có câu hỏi : 
 + Cô giáo (hoặc thầy giáo) của em tên là gì? 
 + Cô (Thầy) dạy em ở lớp mấy?
 + Em thích nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?
 Có học sinh đã viết : “ Cô giáo lớp 1 của em tên là Vân. Tình cảm của cô đối với 
học sinh rất tốt. Em nhớ khuôn mặt hơi đen của cô. Tình cảm của em đối với cô là 
rất tốt”.
 - Khi viết đoạn văn các em thường dùng từ bị lặp nhiều lần.
 Ví dụ: Khi viết về một người bạn thân như sau : “ Bạn thân của em tên là Lan. Bạn 
Lan học cùng lớp với em. Bạn Lan có mái tóc dài. Bạn Lan có nước da trắng. Bạn 
Lan học rất giỏi . Bạn Lan hay xung phong lên bảng ...”. 
 - Qua thực tế giảng dạy, khảo sát 2 tiết đầu tiên (kể về người thân, kể về gia đình) 
khi học sinh thực hành làm bài tập viết đoạn văn ngắn tôi thấy kết quả như sau: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2 đầu năm học 2021- 2021
 Viết câu văn Viết câu văn có ý Chưa biết viết Không sử 
Tổng trọn ý, đảm theo yêu cầu đề bài, văn, gạch đầu dụng dấu câu 
số bảo yêu cầu, diễn đạt câu chưa dòng, xuống dòng khi viết văn.
học đoạn viết gãy gọn, một số từ tùy tiện, không rõ 
sinh giàu hình dùng chưa chính xác, ý, rõ câu.
 ảnh, có cảm ít xúc cảm.
 xúc.
 SL TL SL TL SL TL SL TL
29 em 0 0 15 51,8% 10 34,4% 4 13,8%
 Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết của học sinh chưa đạt 
yêu cầu còn rất cao, đòi hỏi tôi phải tìm biện pháp giúp các em viết đoạn văn ngắn 
được tốt hơn. Ví dụ : Khi viết về một loài cây, tôi đã cho các em ra sân trường quan sát có mục 
đích theo yêu cầu của bài tập phải đạt được:
 + Quan sát bao quát ( hình dáng, màu sắc) của cây.
 + Qua sát chi tiết (từ ngữ miêu tả các chi tiết, các bộ phận) của cây.
 + Viết và sửa lỗi từ, câu,... miêu tả cho học sinh.
 Sau khi các em nắm được mục đích, yêu cầu khi quan sát, các em đã nhanh chóng 
lựa chọn đối tượng khác nhau để làm bài (cây bàng, cây cau, cây phượng, cây xà cừ 
...), thấy được vai trò của loại cây đó đối với mọi người, với cảnh quan nhà trường. 
Từ đó các em nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ... Và điều quan trọng nhất là các em 
rất hào hứng học tập, hoàn thành đoạn văn một cách dễ dàng hơn.
 Bên cạnh đó, giáo viên cần phải tăng cường tích cực hoá trong hoạt động học tập. 
Nếu các em tiến bộ, giáo viên cần động viên, khích lệ một cách kịp thời
sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo hứng thú để cho học sinh học tập, rèn luyện và 
phát triển.
Ví dụ: Tả cây bàng
+ Tả bao quát: Cây cao khoảng 10m. Tán lá xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ,..
 + Tả chi tiết: Từng chiếc rễ cây nổi lên mặt đất như những hình thù quái lạ. Thân 
cây sần sùi, màu nâu sẫm,...
 + Cho học sinh nêu từ các em đã chọn để tả, từ đó giáo viên giúp học sinh phân tích, 
chọn lọc những từ ngữ, câu văn hay để sử dụng vào viết đoạn văn.
 Qua cách hướng dẫn học sinh quan sát như trên, đã giúp các em viết được đoạn 
văn đúng yêu cầu và viết có sáng tạo (về các sự vật, hiện tượng) theo yêu cầu.
Biện pháp 2 : Bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý
Bước 1: Nắm vững nội dung, yêu cầu của bài tập.
- GV viết yêu cầu bài tập lên bảng (trên phiếu)
- HS xác định yêu cầu của bài tập, GV dùng thước gạch chân cụm từ trọng tâm của 
bài tập mà HS cần nắm vững. Ở mỗi dạng bài tập, giáo viên hệ thống cho các em các ý cần có để các em hình dung 
ra cấu trúc của đoạn văn và không bị thiếu ý. 
 * Đối với những bài có câu hỏi gợi ý sơ sài, giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi. 
 * Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, giáo viên soạn câu hỏi cho các em, giúp 
các em có một điểm tựa để làm bài. 
 Ví dụ : Kể về người thì đoạn văn phải đảm bảo giới thiệu được người đó là ai, hình 
dáng (nước da, đôi mắt, hàm răng, quần áo...) như thế nào? Có những cử chỉ như thế 
nào với em? Tình cảm của người đó dành cho em và của em dành cho người đó?
 Cụ thể : Hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa như sau :
 a, Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
 b, Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?
 c, Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý chăm sóc em như thế nào? 
 Tôi đã hướng dẫn các em dựa vào câu hỏi gợi ý trên. Ngoài ra, tôi bổ sung thêm 
câu hỏi để học sinh viết và hoàn thành các đoạn văn không giống nhau đó có thể :
 - Tính tình của người đó ra sao? Người đó có thói quen gì? Sở thích của người đó 
là gì?
Ví dụ : Bố em là người rất nghiêm khắc hoặc Mẹ em là một người dịu dàng
 - Cử chỉ, lời nói, việc làm của người như đó thế nào?
Ví dụ : Mẹ em người luôn quan tâm, lo lắng cho gia đình. Ngoài công việc ở cơ 
quan, mẹ còn phải làm bao nhiêu là việc
 - Tình cảm của em đối với Ông, bà (hoặc người thân) của em?
 Hướng dẫn các em nêu nhận xét hay cảm nghĩ của em về người thân hoặc trong 
bài làm các em viết xen lẫn cả đặc điểm và tính tình, tính tình và cảm nghĩ..
 * Đối với dạng bài: Kể ngắn về bốn mùa.
- Yêu cầu học sinh khi kể phải đảm bảo giới thiệu mùa đó bắt đầu từ bao giờ? Mùa 
đó có điểm gì nổi bật về thời tiết, về bầu trời, về cây cối xung quanh...? Em và các 
bạn có những việc làm gì hay niềm vui gì khi mùa đó về? Em có thích mùa đó 
không?....

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_viet_doan_van_ngan_cho_ho.docx
Sáng Kiến Liên Quan