SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà môn Địa lí ở trường TH và THCS Phong Thạnh

THỰC TRẠNG:

- Khối THCS của trường gồm 8 lớp với tổng số là 296 học sinh. Trong đó khối 9 có 2 lớp với 54 học sinh, khối 8 có 2 lớp với 67 học sinh, khối 7 có 2 lớp với 82 học sinh và 2 lớp 6 có 93 học sinh.

Qua những lần kiểm tra chất lượng các lớp và tìm hiểu trực tiếp các giáo viện trong trường tôi thấy: Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng và xếp loại học sinh mức dưới trung bình còn cao luôn là vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên. Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, bắc chước, chưa có ý thức tự giác học tập.

 Để khắc phục tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng, giảm tỉ lệ học sinh xếp loại dưới trung bình theo tôi chúng ta không được nóng vội, cần có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.

1. Thuận lợi:

- Môn Địa lý được chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy đầy đủ cho tất cả các khối lớp từ khối 6 đến khối 9, với số tiết phân phối chương trình từ 1- 2 tiết/ tuần/ lớp.

- Ngành giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn: bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn kiến thức kỹ năng.cho giáo viên

- Được quan tâm trong các kỳ thi cấp cơ sở : thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, thi tốt nghiệp, thi đại học- cao đẳng.

- Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, có đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt.

- Học sinh cố gắng trong học tập, có nhiều em thích học bộ môn.

2. Khó khăn:

- Theo quan niệm của của xã hội, của cha mẹ học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tốt môn Địa lý.

- Học sinh nhiều em học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học (học đối phó) nhất là học sinh lớp thuộc đối tượng học sinh đại trà.

- Thực tế của môn Địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.

- Tâm lý giáo viên giảng dạy bị hụt hẫng, dạy không nhiệt tình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà môn Địa lí ở trường TH và THCS Phong Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TH VÀ THCS PHONG THẠNH
 Dương Chí Nguyện
 Giáo viên trường TH & THCS Phong Thạnh
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học với sách giáo khoa mới, trong quá trình dạy học thầy phải suy nghĩ để lựa chọn các hình thức tổ chức để hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài, có học sinh phải nổ lực tìm tòi kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học tập của mình. Việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học chính là con đường để đào tạo thế hệ trẻ có thói quen học tập suốt đời nhằm giúp các em thích ứng với thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, thời đại của một “xã hội học tập”.
Để thực hiện tốt yêu cầu trên, người giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Địa lí nói riêng thì mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và cái đích cần đạt của người học sinh là tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, tôi xin chia xẻ kinh nghiệm về “một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong môn Địa Lí”
II. THỰC TRẠNG:
- Khối THCS của trường gồm 8 lớp với tổng số là 296 học sinh. Trong đó khối 9 có 2 lớp với 54 học sinh, khối 8 có 2 lớp với 67 học sinh, khối 7 có 2 lớp với 82 học sinh và 2 lớp 6 có 93 học sinh.
Qua những lần kiểm tra chất lượng các lớp và tìm hiểu trực tiếp các giáo viện trong trường tôi thấy: Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng và xếp loại học sinh mức dưới trung bình còn cao  luôn là vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên. Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, bắc chước, chưa có ý thức tự giác học tập.
	Để khắc phục tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng, giảm tỉ lệ học sinh xếp loại dưới trung bình theo tôi chúng ta không được nóng vội, cần có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.
1. Thuận lợi:
- Môn Địa lý được chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy đầy đủ cho tất cả các khối lớp từ khối 6 đến khối 9, với số tiết phân phối chương trình từ 1- 2 tiết/ tuần/ lớp.
- Ngành giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn: bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn kiến thức kỹ năng...cho giáo viên
- Được quan tâm trong các kỳ thi cấp cơ sở : thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, thi tốt nghiệp, thi đại học- cao đẳng...
- Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, có đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt.
- Học sinh cố gắng trong học tập, có nhiều em thích học bộ môn.
2. Khó khăn:
- Theo quan niệm của của xã hội, của cha mẹ học sinh và một số bộ môn khác thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tốt môn Địa lý.
- Học sinh nhiều em học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học (học đối phó) nhất là học sinh lớp thuộc đối tượng học sinh đại trà.
- Thực tế của môn Địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.
- Tâm lý giáo viên giảng dạy bị hụt hẫng, dạy không nhiệt tình.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Khảo sát phân loại học sinh: sau tuần học thứ 2, để nắm bắt về kiến thức của học sinh trong từng lớp, tôi đã cho các em làm bài kiểm tra 15’ và tranh thủ chấm bài, thống kê điểm, phân loại theo từng nhóm học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém ở từng lớp. Từ đó tôi lưu ý đặc biệt đến đối tượng học sinh có số điểm loại yếu và loại kém và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến có nhiều học sinh yếu kém ở các lớp. Trong đó phải nói đến là học sinh của lớp 6/2 có đến trên 62% học sinh của lớp có điểm loại yếu và kém.
Từ kết quả khảo sát trên tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, đối chiếu, kiểm tra trong quá trình dạy học ở tuần 3 và 4 kế tiếp thì rút ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập có điểm yếu và kém chiếm tỉ lệ cao như trên là do:
+Trong giờ học nhiều em không ghi bài hoặc có ghi bài nhưng không đầy đủ mà nguyên nhân chính là những em này thường hay làm việc riêng, quên mang tập hoặc đem nhầm môn nên không ghi.
+Một số em nhìn mặt chữ còn chậm, đọc chữ chưa lưu loát nên ghi không kịp.
+Một số em có ghi bài nhưng về nhà không học bài, không làm bài tập bởi gia đình thiếu quan tâm, một số em mê game, mê điện thoại nên không học được bài.
+Một số em mất kiến thức cơ bản từ lớp trước nên biếng học và không học.
Từ những nguyên nhân tìm hiểu và phân tích cụ thể, tôi đã thử áp dụng một số giải pháp sau: Trong 3 tuần liên tiếp, tôi đã tranh thủ dạy xong nội dung trước khoảng 10 phút và dành thời gian còn lại để kiểm tra việc ghi bài ở lớp của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh trong tóp học sinh có điểm yếu và kém. Tôi đã phát hiện có nhiều em không ghi bài hoặt có ghi bài mà không đủ nội dung. Tôi nhắc nhỡ trực tiếp và lập danh sách ghi chú lại và báo cho giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội để cùng nhắc nhỡ học sinh sữa lỗi, tiết kế tôi tiếp tục kiểm tra và nhắc nhỡ. Nếu phát hiện những học sinh vi phạm lần thứ 2 thì tôi phê bình và yêu cầu em cam kết không tái phạm, lần 3 tôi mời lên phòng đội trong giờ ra chơi và mời GVCN và Tổng phụ trách đội trao đổi có biên bản ghi lại, yêu cầu em đó phải ghi tờ cam kết với nội dung ghi bài đầy đủ, nghiêm túc học tập. Nếu còn nữa, tôi yêu cầu GVCN mời phụ huynh học sinh đến để trao đổi răng đe. Trong buổi trao đổi với phụ huynh học sinh tôi luôn chú trọng đến mối quan hệ của bản thân đối với phụ huynh học sinh và giữ được không khí của buổi nói chuyện thân thiện, cởi mở để phụ huynh hiểu được tình hình học tập của con em mình, nói lên quan điểm của bản thân và giáo viên hiểu được nề niếp học tập tại nhà của học sinh , đồng thời định hướng để phụ huynh cùng thực hiện giáo dục nề niếp học tập của con em ở nhà và ở trường cho phù hợp.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 1. Kết quả xếp loại học lực học kì I, năm học 2019 - 2020:
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
kém
ss
%
ss
%
ss
%
ss
%
ss
%
6/2
43
10
23,26
25
58,14
8
8,6
0
0
0
0
7/1
42
4
9,52
20
47,62
18
42,86
0
0
0
0
7/2
32
0
0
4
12,5
22
68,75
6
18,75
0
0
8/1
32
5
15,63
10
31,25
15
46,88
2
6,25
0
0
8/2
30
0
0
5
16,67
11
36,67
13
43,33
1
3,33
9/1
27
13
48,15
9
33,33
5
18,52
0
0
0
0
9/2
23
1
4,35
8
34,78
9
39,13
5
21,74
0
0
TC
229
33
14,41
81
35,37
88
38,43
26
11,35
1
0,44
Kết quả xếp loại học lực học ki I, năm học 2020 - 2021
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
kém
ss
%
ss
%
ss
%
ss
%
ss
%
6/2
47
2
4,26
8
17,02
30
55,32
7
23,4
0
0
7/1
43
10
23,26
29
67,44
4
9.3
0
0
0
0
7/2
39
0
0
16
41,03
22
56,41
1
2,56
0
0
8/1
35
13
37,14
19
54,29
3
8,57
0
0
0
0
8/2
32
0
0
6
18,75
23
46,88
3
34,38
0
0
9/1
27
11
40,74
16
59,26
0
0
0
0
0
0
9/2
27
1
3,7
9
33,3
15
48,15
2
14,81
0
0
TC
250
37
14,8
103
41,2
97
38.8
13
5.2
0
0
So sánh số liệu:
-Tỉ lệ học sinh đạt loại Khá-Giỏi năm học 2019 - 2020 là 49,78%; năm học 2020-2021 là 56,00%; tăng 6,22%.
-Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu- kém năm 2019-2020 là 11,79%; năm học 2020 - 2021 là 5,20%; giảm 6,59%
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Trong tiết dạy, giáo viên cần bao quát lớp, kịp thời nhắc nhỡ, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của học sinh một cách thân thiện, triệt để nhất.
- Giáo viên cần khéo léo, phối hợp có hiệu quả với giáo viên chủ nhiệm, Tổng Phụ trách đội, gia đình học sinh nhằm định hướng giáo dục, tao niềm tin cho học sinh học tốt hơn.
 Người viết
 Dương Chí Nguyện
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường TH & THCS Phong Thạnh xác nhận: Biện pháp......của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Thạnh, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dai_tra_mon_dia.doc
Sáng Kiến Liên Quan