SKKN Biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 7 để dạy phần "Môi trường hoang mạc"

THỰC TRẠNG

Học sinh khối 7 Trường THCS Giá Rai A có 04 lớp với tổng số 133 học sinh.

Khai thác nội dung bài học gắn với kênh hình là một phương pháp đặc thù của bộ môn không thể thiếu trong quá trình dạy học dạy học địa lí.

Đặc điểm của các sự vật hiện tượng địa lí được trải rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến từng nơi được. Vì thế dạy học địa lí phải biết kết hợp khai thác nội dung bài học thông qua kênh hình đặc biệt là phần Môi Trường Hoang Mạc.

1. Thuận lợi:

Đa số học sinh chăm ngoan, đoàn kết, lễ phép có cố gắng trong học tập. Yêu thích bộ môn.

Cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học khá đầy đủ.

Ban giám hiệu nhà trường và công đoàn quan tâm tạo mọi điều kiện để giáo viên yên tâm công tác.

2. Khó khăn:

Học sinh của trường phần nhiều là dân tộc khơ me hoàn cảnh gia đình nghèo, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con mình. Đặc biệt do trình độ nhận thức của một số em còn thấp nên khi giao việc cho các em thì các em còn tỏ ra lúng túng e ngại. Mặt khác thiết bị dạy học ở trường hiện nay vẫn còn thiếu. Chính thực trạng trên đã ảnh hưởng đến việc học tập môn địa lí của các em.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 7 để dạy phần "Môi trường hoang mạc"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
ĐỊA LÍ 7 ĐỂ DẠY PHẦN “MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC” 
Lê Thị Hiền
 	Giáo viên Trường THCS Giá Rai A
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc khai thác nội dung bài học gắn liền với bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê có vai trò quan trọng trong dạy học địa lí. Thông qua việc khai thác kênh hình giúp học sinh lĩnh hội tốt những biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ nhân quả, quy luật, đặc biệt giúp học sinh nắm, hiểu nội dung bài học và rèn kĩ năng địa lí một cách có hiệu quả.
Nhưng khai thác bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê như thế nào để có kết quả tốt trong dạy và học địa lí. Trong đó có địa lí 7 phần Môi Trường Hoang Mạc. Đó là lí do tôi chọn biện pháp “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa Lí 7 để dạy phần Môi Trường Hoang Mạc” để thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện hơn phương pháp dạy học địa lí ở các trường THCS nói chung và trường THCS Giá Rai A.
II. THỰC TRẠNG
Học sinh khối 7 Trường THCS Giá Rai A có 04 lớp với tổng số 133 học sinh.
Khai thác nội dung bài học gắn với kênh hình là một phương pháp đặc thù của bộ môn không thể thiếu trong quá trình dạy học dạy học địa lí.
Đặc điểm của các sự vật hiện tượng địa lí được trải rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến từng nơi được. Vì thế dạy học địa lí phải biết kết hợp khai thác nội dung bài học thông qua kênh hình đặc biệt là phần Môi Trường Hoang Mạc.
1. Thuận lợi: 
Đa số học sinh chăm ngoan, đoàn kết, lễ phép có cố gắng trong học tập. Yêu thích bộ môn.
Cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học khá đầy đủ.
Ban giám hiệu nhà trường và công đoàn quan tâm tạo mọi điều kiện để giáo viên yên tâm công tác.
2. Khó khăn:
Học sinh của trường phần nhiều là dân tộc khơ me hoàn cảnh gia đình nghèo, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con mình. Đặc biệt do trình độ nhận thức của một số em còn thấp nên khi giao việc cho các em thì các em còn tỏ ra lúng túng e ngại. Mặt khác thiết bị dạy học ở trường hiện nay vẫn còn thiếu. Chính thực trạng trên đã ảnh hưởng đến việc học tập môn địa lí của các em.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Sách giáo khoa địa lí lớp 7 không chỉ có kênh chữ mà còn có bản đồ, sơ đồ, hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồNhờ kênh hình nên học sinh có thể khai thác thuận lợi những tri thức địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Về mặt kênh hình không những giúp cho giáo viên giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và rèn kĩ năng địa lí cho học sinh. Kênh hình không dừng lại ở chức năng minh họa mà quan trong hơn còn là nội dung địa lí để phát huy trí lực cho học sinh.
1. Các loại kênh hình và vai trò của chúng trong dạy học phần Môi trường Hoang Mạc.
- Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.
 	- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra ở Châu Phi; biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Gô-bi ở Châu Á.
 	- Ảnh hoang mạc cát và ốc đảo ở Châu Phi; Hoang mạc ở bắc Mĩ
	a. Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới (Hình 19.1)
	Giúp học sinh xác định được vị trí của môi trường hoang mạc. Xác định các dòng hải lưu chảy ven bờ và các đường chí tuyến qua đó các em có thể liên hệ tới các kiến thức đã học để rút ra được các nguyên nhân hình thành hoang mạc trên thế giới.
	b. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra ở châu Phi và hoang mạc Gô-bi ở châu Á (Hình 19.2 và Hình 19.3). Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ. Qua phân tích học sinh sẽ rút ra được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc; Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng với hoang mạc ở đới ôn hòa.
	c. Ảnh địa lí:
	Ảnh hoang mạc cát và ốc đảo ở châu Phi; hoang mạc ở Bắc Mĩ (Hình 19.4 và 19.5)
	Qua phân tích ảnh địa lí học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về quang cảnh ở hoang mạc.
2. Cách hướng dẫn học sinh sử dụng khai thác kiến thức từ kênh hình theo phương pháp tích cực để dạy học phần Môi Trường Hoang Mạc:
Để giúp học sinh biết đọc, phân tích, nhận xét và rút ra được kiến thức từ các kênh hình trong phần này, giáo viên cần:
 	+ Nêu rõ nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Tìm hiểu đặc điểm gì, bao gồm các yếu tố nào, các vấn đề liên quan, chi phối tới các đặc điểm đó như thế nào?
Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vị trí, nguyên nhân hình thành hoang mạc giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các dòng hải lưu chảy ven bờ, ảnh hưởng của các chí tuyến 
+ Chỉ rõ cho học sinh biết dựa vào kênh chữ, kênh hình, kiến thức đã học và ở mục nào, phần nào, số trangđể tìm ra kiến thức.
+ Lựa chọn nội dung để cho học sinh học tập theo các hình thức cá nhân, nhóm, cặp để sử dụng và khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học.
+ Có những câu hỏi, bài tập để định hướng, gợi ý và hướng dẫn học sinh cần quan sát ở từng hình những nội dung gì? Quan sát như thế nào?
+ Đưa ra đáp án chốt lại kiến thức cơ bản ở từng hình.
Ví dụ cụ thể:
- Hình 19.1- Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới- trang 61 SGK
Có thể yêu cầu gợi ý học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp dựa vào lược đồ để xác định nơi phân bố của hoang mạc, tìm được một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hoang mạc trên thế giới.
+ Dựa vào lược đồ cho biết hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?
+ Dựa vào lược đồ rút ra được nguyên nhân hình thành hoang mạc trên thế giới. ( gợi ý về các dòng hải lưu ven bờ, vị trí phân bố, đường chí tuyến).
- Hình 19.2 và 19.3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Gô bi (trang 62 SGK)
Có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc cặp 
+ Phân tích và nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Gô- bi?
 Gợi ý phân tích biểu đồ:
Yếu tố
 Xa-ha-ra (190 B)
 Gô-bi (430 B)
Nhiệt độ cao nhất
Nhiệt độ thấp nhất
Biên độ nhiệt
Phân bố mưa trong năm
+ Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa?
+ Từ các nhận xét trên nêu đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc?
+ Dựa vào lược đồ kết hợp với kiến thức đã học giải thích tại sao hoang mạc vô cùng khô hạn, khắc nghiệt? 
Gợi ý:
 	Vị trí
Ảnh hưởng của chí tuyến
Dòng biển lạnh chảy ven bờ
Phần này giáo viên kết hợp bản đồ giới thiệu cho học sinh về những địa danh khô hạn nhất hành tinh nhằm khắc sâu kiến thức về môi trường hoang mạc đồng thời để học sinh thấy được khi dòng biển lạnh Pê-ru chảy qua khu vực này đã hình thành nên một sa mạc vô cùng khô hạn đó là sa mạc Atacama ở miền bắc Chi Lê. Có một bất ngờ là miền đất khô hạn nhất lại nằm không xa Thái Bình Dương- bể nước lớn nhất của Trái Đất. Một số khu vực thuộc sa mạc Atacama đã 400 năm nay chưa có một hạt mưa. Theo số liệu chính xác thì toàn bộ sa mạc Atacama đạt lượng mưa 25mm trong 100 năm.
Có thể nói nơi đây là một nghĩa địa khổng lồ, không một loài thực động vật nào có thể sinh sống được tại đây bao gồm cả cây xương rồng. Điều kì lạ là bên rìa sa mạc vẫn có một thị trấn nhỏ có người sinh sống đó là thị trấn Calama. Tuy nhiên những trận bão cát khủng khiếp vẫn hàng ngày tấn công vào thị trấn nên người ta không biết liệu nó có thể tồn tại đến khi nào. Nếu thời tiết tiếp tục không có mưa, chẳng bao lâu nữa sa mạc sẽ nuốt chững nó.
Khí hậu ở Atacama khô hạn đến mức những bộ lạc thổ dân sống tại hoang mạc Atacama khi xưa chỉ cần bỏ thi thể người chết trong sa mạc mà không cần mai táng, xác chết đó sẽ không thể phân hủy. Theo thời gian tự nhiên nó sẽ trở thành những xác ướp hoàn hảo.
- Hình 19.4 và 19.5- Ảnh chụp hoang mạc ở Châu Phi và hoang mạc ở Bắc Mĩ. (trang 62 SGK).
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp phân tích ảnh địa lí kết hợp với kiến thức đã học.
+ Mô tả quang cảnh hoang mạc?
Hoang mạc Xa-ha-ra ở Châu Phi như một biển cát mênh mông (từ đông sang tây: 4500km; từ bắc xuống nam: 1800km) với những đụn cát di động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa.
Hoang mạc A-ri-dô-na ở Bắc Mĩ là vùng đất sỏi đá với cây bụi gai và các cây xương rồng khổng lồ cao đến 5 m, mọc rải rác.
+ Thế nào là hoang mạc?
+ Hoang mạc có những đặc điểm gì?
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Trong năm học 2020- 2021 khi áp dụng biện pháp vào thực tế giảng dạy và hướng dẫn các em khai thác kênh hình trong sách giáo khoa để nắm và hiểu nội dung bài học tôi đã kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh. Kết quả đạt được:
Khối
Tổng số
HS
Mức độ nắm kiến thức của học sinh qua khai thác kênh hình
Học kì I năm học 2019-2020
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
148
13
8.8
94
63.5
32
21.6
9
6.1
Khối
Tổng số
HS
Mức độ nắm kiến thức của học sinh qua khai thác tốt kênh hình
Học kì I năm học 2020-2021
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
133
19
14.3
87
65.4
27
20.3
0
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Hệ thống kênh hình trong phần Môi Trường Hoang Mạc rất đa dạng và phong phú, đó là một phần quan trọng của nội dung học tập. Trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu kĩ hệ thống kênh hình và từng hình trong mỗi bài dạy cụ thể để hiểu được vai trò, nội dung của các loại hình và từng hình, từ đó đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng qua mỗi hình, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Để giúp học sinh khai thác kiến thức qua các hình một cách có hiệu quả, giáo viên nên đưa ra các loại câu hỏi để hướng dẫn học sinh học tập. Hạn chế sử dụng kênh hình nhằm mục đích minh họa cho bài giảng.
- Trải qua quá trình dạy học ở trường THCS Giá Rai A cho thấy:
+ Về kiến thức: Thông qua phân tích quan sát tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ địa lí học sinh nắm bắt kiến thức nhanh. Nắm vững kiến thức và bước đầu yêu thích bộ môn, tiết học sinh động hơn.
+ Về năng lực: Học sinh sử dụng kênh chữ kết hợp với biểu đồ, hình ảnh để trình bày thông tin, nội dung bài học. Sử dụng thành thạo các kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí. Biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế.
+ Về phẩm chất: Chăm chỉ, yêu thích bộ môn, yêu mến thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường “Xanh- Sạch - Đẹp”.
 VI. KIẾN NGHỊ
	- Tổ chức các buổi hội thảo cụm chuyên môn: Trao đổi kinh nghiệm về việc khai thác nội dung bài học thông qua kênh hình và dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn.
 Người viết 
 Lê Thị Hiền 
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng Trường THCS Giá Rai A xác nhận: Biện pháp “Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa Lí 7 để dạy phần Môi Trường Hoang Mạc” của giáo viên: Lê Thị Hiền áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 Phường 1, ngày 30 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
Trần Hồ Quốc Huân 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao_khoa_dia.doc
Sáng Kiến Liên Quan