SKKN Biện pháp gắn dạy học Lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

Dạy học từ thực tế là việc sử dụng những bối cảnh, tư liệu của thực tế địa

phương đưa vào bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiến thức

để giải quyết các vấn đề của địa phương ấy, cách dạy này mang lại hiệu quả cao

cho học sinh:

Thứ nhất: Dạy lịch sử ở trường THPT gắn với thực tiễn địa phương nơi các em

sinh sống sẽ làm tăng giá trị thực tiễn cho bài học, làm sâu sắc thêm nội dung bài

giảng, qua đó cũng góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, lòng

yêu nước, tôn kính những con người có công với đất nước, tôn trọng sự nghiệp cách

mạng của quần chúng nhân dân, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của tổ

tiên, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc, phát huy lòng yêu lao động,

trách nhiệm của công dân đối với làng xóm, quê hương và đất nước.5

Thứ hai: Việc dạy lịch sử ở trường THPT gắn với thực tiễn địa phương

còn giúp phát triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ của

học sinh. Nhìn vào bất cứ hình ảnh trực quan nào học sinh cũng thích nhận

xét, phán đoán, hình dung lại quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa bằng

chính tư duy của mình, sẽ tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình

ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh đã qua, hoặc có khả năng liên hệ thực tế

đến đời sống, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa của con người trên địa bàn

sinh sống.

Thứ ba: Việc đưa các vấn đề lịch sử ở địa phương để lồng ghép vào chương

trình giảng dạy chính là quá trình nhằm củng cố và phát triển ở học sinh sự hiểu

biết và quan tâm trước hết tới những vấn đề diễn ra xung quanh mình, bao gồm:

kiến thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự

mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí

nhất các vấn đề đang xảy ra ở địa phương.

pdf62 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp gắn dạy học Lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng 1930 - 1931 và Xô 
viết Nghệ Tĩnh ở Diễn Châu. 
2. Tìm hiểu những “địa chỉ đỏ” trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Diễn Châu 
3. Gợi ý sản phẩm 
1. Bài vè về cuộc biểu tình ở Diễn Châu 7/11/1930. 
 “ Đạn Tây hắn bắn bộ nhào, 
Chết trôi chết nổi sóng trào Bùng Giang, 
Đàn bà mặc áo đoan trang 
Mặt úp xuống nước như van quỹ thần. 
Đàn ông đóng khố cởi trần, 
Mặt thì lật ngửa xoay vần sóng dương, 
Ba ngày xác nổi chết trương, 
Ra mà vớt xác mà thương lấy người” 
2. Những “ địa chỉ đỏ” trong phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh ở Diễn Châu. 
- Đình Long Ân 
- Đài tượng niệm 1930 - 1931 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm tìm hiểu về Hội nghị lần thứ nhất Ban 
Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930). 
Nhóm 1: Tìm hiểu về tiểu sự Tổng Bí thư Trần Phú. 
Nhóm 2: Tìm hiểu những nội dung của Luận Cương chính trị tháng 10/1930. 
Nhóm 3: Những điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận 
cương chính trị. 
4.4. Phương pháp thực nghiệm 
- Phương pháp điều tra, so sánh, đối chứng trong đó chọn một lớp làm thực 
nghiệm, một lớp làm đối chứng. 
- Phương pháp quan sát qua việc tổ chức, hướng dẫn học sinh trên lớp. 
45 
- Phương pháp thống kê, làm bài kiểm tra. Sau khi học xong bài học, để đánh 
giá kết quả của học sinh tôi tiến hành kiểm tra kiến thức bằng bài kiểm tra 10 phút 
cuối tiết. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh ở hai lớp có nội dung 
giống nhau theo bài học. 
Đề kiểm tra đánh giá như sau: Nêu nét chính về phong trào cách mạng 1930 - 
1931 ở Nghệ - Tĩnh. Liên hệ phong trào 1930 - 1931 ở địa phương em. Theo em 
cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của quê hương? 
Tiêu chuẩn đánh giá 
* Nêu nét chính về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh ( 4,5 điểm) 
+ Tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất, với những cuộc 
biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, tỉnh lị, đòi giảm sưu thuế, được công 
nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng. 
+ Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên 
(Nghệ An) ngày 12/9/1930, kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường 
+ Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều huyện, xã bị tê liệt, tan rã. 
- Phong trào đấu tranh tiếp tục phát triển - đến giữa năm 1931 phong trào tạm 
lắng xuống. 
* Liên hệ phong trào 1930 -1931 ở Diễn Châu (4,5 điểm) 
+ Mở đầu là hai cuộc bãi khóa của sinh hội đỏ trường tiểu học Diễn Châu vào 
15/5/1930 và ngày 20/9/1930. 
+ Tiếp theo là cuộc biểu tình của 500 nông dân hai tổng Vạn Phần và Hoàng 
Trường tại Yên Lý vào ngày 27/7/1930, đòi giảm sưu thuế, đòi chia ruộng đất công 
cho nông dân nghèo, cuộc biểu tình bị đàn áp. 
+ Ngày hôm sau 28/7/1930, nhân dân tổng Hoàng Trường mít tinh tại Đồng Nho. 
+ Rầm rộ, sôi nổi nhất là cuộc biểu tình toàn huyện ngày 7/11/1930, bắt đầu 
từ Đình Long Ân (Diễn Trường) tiếng trống nổi lên liên tục, dõng dạc, vang động 
khắp vùng đã thúc dục hàng nghìn nông dân nhanh chóng về tập trung. Cuộc biểu 
tình đã bị thực dân Pháp đàn áp, nhiều người đã ngã xuống, máu nhuộm đỏ cả 
khúc sông Bùng, 28 người đã hy sinh anh dũng. 
+ Từ tháng 5/1931 phong trào lắng xuống dần và đến 9/1931 thì lắng hẳn. 
* Theo em cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của quê hương (1 điểm). 
- Cần phải tích cực không ngừng rèn luyện, lao động và học tập, biết lên án và 
ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của quê hương dân tộc góp 
phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
46 
4.5. Kết quả thực nghiệm. 
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thu được kết quả như sau: 
Kết quả thực nghiệm tại Trường THPT Diễn Châu 5. 
Xếp loại 
Lớp thực nghiệm 12 A2 Lớp đối chứng 12 A8 
Sĩ số: 42 Sĩ số: 39 
Số lượng % Số lượng % 
Giỏi (9 - 10 điểm) 10 23,8% 0 0% 
Khá (7 - 8 điểm) 29 69% 19 48,7% 
Trung bình (5 - 6 điểm) 3 7,2% 15 38,5% 
Yếu ( < 5 điểm) 0 0% 5 12,8% 
Từ kết quả trên ta thấy: Điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với 
điểm kiểm tra của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức, khả 
năng liên hệ, vận dụng kiến thức lịch sử địa phương để giải quyết vấn đề đặt ra của 
lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Kết quả này cho thấy giải pháp tôi đưa ra 
là gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương nhằm giáo dục đạo 
đức cho học sinh có khả thi, hiệu quả và có khả năng ứng dụng cao trong dạy học 
bộ môn. 
47 
III. PHẦN KẾT LUẬN 
1. KẾT LUẬN CHUNG 
Để thực hiện được chủ trương thay đổi định hướng giáo dục nội dung mang 
nặng tính hàn lâm, có phần nhồi nhét kiến thức sang định hướng phát triển năng 
lực giúp học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Giúp các 
em có những nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức, ứng xử đúng mực trong các mối 
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Có khả năng tự kiểm 
soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, khả năng chống lại những biểu 
hiện lệch lạc về lối sống. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng tìm tòi, mạnh 
dạn nghiên cứu “Biện pháp gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa 
phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh” góp 
phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. 
2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 
2.1. Tính mới. 
Đề tài chưa có tác giả nào đề cập đến trong giảng dạy môn Lịch sử ở nhà trường 
THPT. Qua khảo sát các đồng nghiệp và tìm hiểu lịch sử vấn đề bản thân tôi nhận 
thấy chưa có cá nhân, tập thể nào đề cập đến đề tài này. Như vậy, tôi kết luận đề tài 
này là hoàn toàn mới mẻ trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch Sử hiện nay. 
2.2. Tính khoa học . 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày một cách sáng rõ, mạch 
lạc. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một 
công trình khoa học. 
Đề tài nghiên cứu của tôi phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy học 
Lịch sử theo hướng tích cực và phù hợp với thành tựu khoa học giáo dục được Đảng và 
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong những năm gần đây. Giải pháp 
sáng kiến tôi đưa ra có khả năng áp dụng trên một phạm vi rộng và dễ thực thi cho 
các nhà trường THPT hiện nay. 
2.3. Tính hiệu quả 
- Đối với học sinh: 
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, nếu biết cách 
áp dụng những biện pháp gắn dạy học với thực tiễn địa phương thì hiệu quả đem lại 
sẽ rất lớn giúp phát huy tính tích cực độc lập của học sinh, góp phần không nhỏ vào 
việc nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường phổ thông, giúp học sinh biết vận 
dụng kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống, hình thành các năng lực và kĩ năng cần 
thiết và góp phần to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Ở mỗi bài học giáo 
viên nên tìm hiểu để có phần liên hệ vào thực tiễn tạo cho bài dạy thêm phần sinh 
động và hấp dẫn hơn để học sinh không cảm thấy nhàm chán trong học tập. 
48 
Qua nghiên cứu, vận dụng biện pháp gắn dạy học Lịch sử ở Trường THPT với 
thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu, tôi nhận thấy việc dạy học gắn 
với thực tiễn cách dạy học trực quan sinh động, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học 
sinh tại cấp học này nên các em tham gia các hoạt động học tập rất tích cực, phấn 
khởi, từ việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương sẽ có tác động tích cực vào 
hầu hết các học sinh về niềm tin, niềm tự hào, lòng biết ơn, sự yêu thích lịch sử địa 
phương góp phần nâng cao tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ các di sản 
văn hóa, kích thích khả năng tìm hiểu lịch sử quê hương và lòng tự tôn dân tộc, 
biết cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống nhằm phát huy được 
truyền thống của quê hương. Qua đó học sinh có những nhận thức, ý thức tình cảm 
đạo đức, ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa 
cá nhân với xã hội. Giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của 
bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối 
sống. Như vậy dạy học gắn với thực tiễn địa phương là con đường ngắn nhất để 
xây dựng thế hệ công dân có kiến thức, kĩ năng cơ bản, có lòng yêu Tổ quốc, yêu 
quê hương, trở thành người công dân tốt. 
- Đối với bản thân: Tôi nhận thấy bản thân say mê hơn trong công tác giảng 
dạy bộ môn Lịch sử, có thêm kiến thức về lịch sử địa phương, đúc rút được nhiều 
kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học để nâng cao 
chất lượng giảng dạy bộ môn. 
- Đối với bộ môn Lịch sử: Thông qua sử dụng các biện pháp dạy học được 
đề cập trong đề tài đã góp phần làm mới bài giảng của mình, giúp bài học trở nên 
sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người 
thường nhận xét về bộ môn Lịch sử. 
Là nguồn tài liệu tham khảo cho việc xây dựng nội dung dạy học gắn với thực 
tiễn địa phương. 
Với những hiệu quả nêu trên cho thấy đề tài có khả năng ứng dụng cao trong 
thực tiễn. 
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 
Đối với Nhà trường: Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực 
hiện giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương bằng cách tích hợp, 
lồng ghép. Tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào để cho học sinh có thêm 
cơ hội trải nghiệm trong thực tế như tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, 
các hoạt động tham quan, du lịch ở khu di tích lịch sử ngay tại địa phương để cho 
học sinh có cơ hội được tham gia. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa 
phương để học sinh có những hiểu biết về lịch sử quê hương mình, tạo hứng thú 
học tập và tạo sân chơi trí tuệ lành mạnh cho tất cả các em, phát huy phương châm 
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường tình đoàn kết giữa học 
sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên và tập thể Nhà trường, làm cho 
học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 
49 
Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí giúp giáo viên 
thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học gắn với thực tiễn địa phương. 
Với giáo viên khi thực hiện đề tài: Cần có những kiến thức về lịch sử, văn 
hóa, con người... của địa phương mình đang công tác để giúp học sinh tìm hiểu, 
có thêm những hiểu biết thực tế về lịch sử quê hương mình, có những nhận thức 
mới về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra ngay trên vùng đất mình 
sinh sống để có thái độ ứng xử phù hợp. Không ngừng tìm tòi, học hỏi và mạnh 
dạn áp dụng những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy để phát huy năng 
lực cho học sinh, tăng cường khả năng liên hệ vào thực tế giúp học sinh rút ra bài 
học quan trọng cho cuộc sống của mình.Tùy thuộc vào nội dung của bài học để tùy 
vào nội dung từng bài học mà vận dụng các biện pháp trên cho phù hợp nhằm 
đạt được kết quả cao. 
Đối với phụ huynh: Chủ động liên hệ với nhà trường, với giáo viên chủ 
nhiệm, giáo viên bộ để tạo mối liên hệ thường xuyên trong công tác giáo dục con 
em mình, giúp nhà trường nắm bắt tình hình hoạt động của học sinh trong thời gian 
sống với gia đình ở địa phương, động viên, khuyến khích học sinh tham gia các 
hoạt động lễ hội, lao động công ích, ...tại địa phương. Hỗ trợ về phương tiện xe cộ 
cho các em tổ chức tham quan thực địa ở những di tích lịch sử, nhắc nhở học sinh 
nghiêm túc thực hiện nội quy khi tham gia các hoạt động tham quan. 
Đối với học sinh: Chấp hành nghiêm túc hướng dẫn của giáo viên nhằm đảm 
bảo an toàn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
Đề tài còn có nhiều hạn chế rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành 
của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn 
và được áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông. 
Xin chân thành cảm ơn ! 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục 2016 
2. Sách gioa khoa Lịch sử lớp 12 - NXB Giáo dục 2008 
3. Sách giáo viên Lịch sử 10 - NXB Giáo dục 2016 
4. Một số chuyên đề Lịch sử địa phương Nghệ An - NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội 2015 
5. Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Diễn Châu 1930 - 2005 
(sơ thảo). NXB lao động - Xã hội 2005. 
6. Diễn Châu 1380 năm Lịch sử - Văn hóa - Nhân Vật . NXB Nghệ An năm 2007. 
7. 1390 năm Diễn Châu ngời sáng tương lai. NXB Nghệ An 2007. 
8. Diễn Châu kể chuyện 1380 năm. NXB Nghệ An. 
9. Khóa luận tôt nghiệp: Dạy học lịch sử địa phương THPT huyện Diễn Châu 
( Nghệ An) - SV Phạm Thị Thanh Tâm – ĐHV- khoa Lịch sử 2007 
10. Trí hòa – Trí Tri diễn truyền sự tích. NXB Nghệ An 2013. 
11. Kỷ yếu hội thảo khoa học Danh nhân Ngô Trí Hòa và dòng họ Ngô Công 
Thần Lý Trai. NXB Nghệ An 2012. 
12. Từ Cổ Loa đến Đền Cuông. NXB Nghệ An 2006. 
13. Văn nghệ Diễn Châu tập 2018. NXB Nghệ An 2018. 
14. Công trình nghiên cứu: Nghề ren ở Nho Lâm, huyên Diễn Châu, tỉnh 
Nghệ An.Tác giả: Hoàng Thị Thủy và Hoàng Thị Tứ. 
15. Bia văn Nghệ An. NXB Nghệ An 2004 
16. Từ điện Nhân vật Lịch sử xứ Nghệ. NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí 
Minh. 2008 
 PHỤ LỤC 
Phục lục 1: Giáo án đối chứng 
Tiết 18. Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1945 (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Về kiến thức: 
 - Trình bày được những nét chính về ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế 
thế giới (1929 - 1933) nói chung và sự khủng hoảng của Pháp nói riêng tới tình 
hình kinh tế Việt Nam và sự tác động của tình hình kinh tế tới đời sống xã hội Việt 
Nam: Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đều sa sút. 
- Trình bày được diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931 mà 
đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh (làm chủ chính quyền, thực hiện các chính sách 
tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hoá). 
2/ Về kỹ năng: 
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sức mạnh của 
quần chúng nhân dân. 
- Bồi dưỡng niềm tin vào năng lực, uy tín lãnh đạo của Đảng. 
3.Về kĩ năng 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 
- Rèn luyện kỹ năng xác định được kiến thức cơ bản. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Giáo viên: 
- Lược đồ phong trào cách mạng 1930-1931. 
- Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. 
2. Học sinh: 
Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. Sưu tầm một số tranh ảnh phong trào cách 
mạng 1930-1931, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Sử dụng phương pháp phát vấn, nêu vấn đề, kết hợp phân tích, đàm thoại 
với HS 
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHÚC DẠY 
1- Ổn định tổ chức. 
2- Kiểm ta bài cũ : 
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 
 - Vai trò lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng? 
3. Tổ chức dạy và học 
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản HS cần nắm 
* Hoạt động 1: Cá nhân 
 - GV nêu câu hỏi: Những nét chính về 
sự khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-
1933) và ảnh hưởng của nó tới tình 
hình kinh tế Việt Nam? 
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK, làm 
việc . 
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. 
- GV bổ sung phần kiến thức cơ bản, 
chốt ý. 
- GV nêu câu hỏi: Trình bày những nét 
chính về tác động của khủng hoảng 
kinh tế tới đời sống xã hội Việt Nam? 
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK, làm 
việc . 
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi. 
- GV bổ sung phần kiến thức cơ bản, 
chốt ý. 
* Hoạt động 2: nhóm 
 + Nhóm1: Nguyên nhân chính của 
phong trào cách mạng 1930-1931? 
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK, làm 
việc theo nhóm 
- HS theo dõi SGK cử đại diện trả lời 
câu hỏi. 
I. Việt Nam trong những năm 1929-
1933 
1) Tình hình kinh tế 
Biết được - Từ năm 1930, kinh tế 
Việt Nam bước vào thời kỳ suy 
thoái: 
+ Nông nghiệp: giá lúa, giá nông 
phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang. 
+ Công nghiệp: các ngành suy giảm. 
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu 
đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả 
đắt đỏ. 
2) Tình hình xã hội 
- Công nhân thất nghiệp, những 
người có việc làm thì đồng lương ít 
ỏi. 
- Nông dân mất đất, phải chịu cảnh 
sưu cao, thuế nặng, bị bần cùng hóa 
cao độ. 
- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp 
nhiều khó khăn. 
+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu 
sắc: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc 
Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu 
thuẫn giữa nông dân với địa chủ... 
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 
với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh 
1) Phong trào cách mạng 1930-1931 
a.Nguyên nhân: 
- Những tác động của cuộc khủng 
hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933. 
- Thực dân Pháp tiến hành khủng bố 
dã man những người yêu nước, nhất 
 - GV bổ sung phần kiến thức cơ bản, 
chốt ý. 
. 
+ Nhóm2: Trình bày diễn biến chính 
của phong trào cách mạng 1930-1931? 
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK, làm 
việc theo nhóm 
- HS theo dõi SGK cử đại diện trả lời 
câu hỏi. 
- GV bổ sung phần kiến thức cơ bản, 
chốt ý. 
GV sử dụng hình 31 – Lược đồ phong 
trào Xô viết Nghệ - Tĩnh thể hiện các 
địa phương tham gia phong trào đấu 
tranh. 
*+ Nhóm3: Trình bày các chính sách 
tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hoá 
của Xô Viết Nghệ-Tĩnh? 
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK, làm 
việc theo nhóm 
- HS theo dõi SGK cử đại diện trả lời 
câu hỏi. 
là sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái 
thất bại. 
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, 
kịp thời lãnh đạo phong trào đấu 
tranh của quần chúng rộng khắp cả 
nước 
b. Diễn biến. 
- Phong trào cả nước: 
+ Từ tháng 2 4/1930, nhiều cuộc 
đấu tranh của công nông nổ ra. 
+ Tháng 5, trên phạm vi cả nước 
bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân 
ngày Quốc tế lao động 1/5. 
+ Tháng 6,7,8 phong trào tiếp tục 
diễn ra sôi nổi trong cả nước. 
- Ở Nghệ An – Hà Tĩnh: 
+ Tháng 9/1930, phong trào phát 
triển mạnh, quyết liệt nhất, với 
những cuộc biểu tình của nông dân 
kéo đến huyện lị, tỉnh lị, đòi giảm 
sưu thuế, được công nhân Vinh – 
Bến Thủy hưởng ứng. 
+ Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 
khoảng 8000 nông dân huyện Hưng 
Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930, 
kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt 
huyện đường, vây đồn lính khố 
xanh... 
+ Hệ thống chính quyền thực dân, 
phong kiến ở nhiều huyện, xã tê liệt, 
tan rã. 
2) Xô Viết Nghệ-Tĩnh : 
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời 9-
1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành 
cuối năm 1930 – đầu năm 1931. 
- Chính sách của Xô viết: 
 + Về chính trị, thực hiện các quyền 
 - GV bổ sung phần kiến thức cơ bản, 
chốt ý. 
GV sử dụng hình 32 – Đấu tranh trong 
phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, thể 
hiện khí thế đấu tranh kiên quyết của 
nhân dân Nghệ - Tĩnh. 
GV hỏi: Em có nhận xét gì về chính 
quyền Xô viết. 
Hs suy nghĩ trả lời. 
tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành 
lập các đội tự vệ mà nòng cốt là đội 
tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân... 
 + Về kinh tế, tịch thu ruộng dất 
công, chia ruộng đất cho nông dân 
nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ... 
 + Về văn hóa – xã hội, xóa bỏ tệ nạn 
xây dựng nếp sống mới... 
- Chính sách của Xô viết đã đem lại 
lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản 
chất ưu việt (của dân, vì dân, do 
dân). 
5. Củng cố bài học 
- Trình bày được diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930-1931. 
- Xô Viết - Nghệ Tĩnh (làm chủ chính quyền, thực hiện các chính sách tiến bộ 
về chính trị, kinh tế, văn hoá). 
6. Dặn dò, BTVN 
- HS học bài cũ, làm bài tập về nhà. 
- Đọc trước bài mới 
7. Rút kinh nghiệm tiết dạy 
 Phụ lục 3: Phiếu học tập - Phong trào Cách mạng 1930 – 1931 
 Phụ lục 4: Bài kiểm tra của học sinh 
 Phụ lục 5: Học sinh tham quan, học tập tại tượng đài 1930 - 1931 
ở Diễn Ngọc - Diễn Châu 
Phụ lục 6: Phiếu khảo sát điều tra về thái độ, hành vi của học sinh 
Phần I : Thông tin cá nhân 
Họ và tên : . Lớp :  
Phần II : Nội dung 
Em hãy trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Em có gian lận trong kiểm tra, thi cử không? (Bằng cách đánh dấu x 
vào cột có nếu có hoặc vào cột không nếu không) 
Có Không 
Câu 2: Khi gặp lại thầy/cô giáo cũ em sẽ: (Chọn và đánh dấu x vào các chào 
hỏi / không) 
Chào hỏi Không chào hỏi 
Câu 3: Em có thích tham gia các hoạt động nhân đạo không? (Chọn và đánh 
dấu x vào có/ không ) 
Có Không 
Câu 4: Một nhóm bạn thường xuyên bỏ học đi chơi, hút thuốc lá và rũ rê em, 
em sẽ? (Chọn và đánh dấu x vào các cột theo/ không theo) 
Theo bạn Không theo 
Câu 5: Em sẽ làm gì khi bạn em gặp hoàn cảnh khó khăn? (Bằng cách 
khoanh tròn vào đáp án đúng). 
A. Không chơi với bạn nữa. 
B. Nói xấu bạn. 
C. Không làm gì hết 
D. Động viên, chi sẻ về tinh thần và vật chất. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_gan_day_hoc_lich_su_o_truong_thpt_voi_thuc_ti.pdf
Sáng Kiến Liên Quan