SKKN Áp dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho nam học sinh Lớp 11 trường Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng

Trong quá trình giảng dạy nội dung chạy 4 x 100m thì việc sử dụng các bài tập bổ trợ cho các em là rất quan trọng, đó là cơ sở để xây dựng quá trình giảng dạy các tố chất thể lực một cách hệ thống, lâu dài nhằm không ngừng nâng cao thành tích cho các em. Nó bao gồm sự sắp xếp có hệ thống và khoa học những nội dung bài tập từ đầu đến cuối là một chu kỳ huấn luyện. Thực tế giảng dạy 1 tuần 2 tiết các em vừa phải tập trung những môn học chính khóa để rèn luyện những phẩm chất đạo đức, trang bị cho mình những kiến thức khoa học, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại vừa ra sức luyện tập trang bị cho mình những vốn tri thức chuyên môn sâu rộng tiếp cận với kỹ thuật thể thao đỉnh cao.

 Trong chạy tiếp sức 4 x 100m, có hệ thống bài tập huấn luyện vô cùng đa dạng, các giáo viên đưa ra các bài tập chuyên môn sao cho phù hợp với đối tượng người học để phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ và tố chất kéo léo được phát triển tốt nhất. Bài tập không hơppj lý với trình độ chuyên môn của các em sẽ dẫn đến việc phát triển thành tích không đảm bảo theo yêu cầu, các em có thể chạy tốc độ tốt nhưng không có sức bền chuyên môn thì tốc độ sẽ giảm ở cuối của cự ly, thành tích giảm sút, hoặc nếu có sức bền mà không có sức mạnh thì không thể bứt phá ở cuối của cự ly. Khi sử dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực đặc trưng, hợp lý sẽ có hiệu quả hỗ trợ nhau, cụ thể: Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh, sức bền tốc độ có hiệu quả caotrong việc phát triển thể lực chuyên môn cho các em học sinh nam lớp 11 trong chạy 4 x 100m.

 Bài tập áp dụng trong giảng dạy nội dung chạy tiếp sức được nghiên cứu dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi của các em, hệ thống bài tập được lựa chọn một cách khoa học nhằm đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian, quãng nghỉ, cường độ và số lượng được sử dụng trọng các bài tập, các em sẽ tự giác tích cực. Nếu bài tập không hợp lý sẽ làm các em sợ, tập luyện một cách chống đối, không tích cực hậu quả thành tích của các em không được như mong muốn.

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho nam học sinh Lớp 11 trường Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p 11 đều đật 87,5% trở lên. Từ kết quả cho thấy các tes kiểm tra bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức là phù hợp.
2. Giải quyết nhiệm vụ 2
	Áp dụng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng.
2.1. Cơ sở lý luận về sự lựa chọn các bài tập
	Huấn luyện, giảng dạy kỹ thuật thể thao bao gồm tất cả các phương tiện, phương pháp đào tạo, giáo dục cũng như mọi mặt hoạt động của học sinh. Những hoạt động đó được tiến hành với mục đích học tập, hoàn thiện, ổn định và giữ vững các kỹ thuật thể thao.
	Giảng dạy và huấn luyện cầu chạy tiếp sức nhất thiết phải gắn liền với giảng dạy huấn luyện chiến thuật. Ngay khi giảng dạy về kỹ thuật vẫn hướng dẫn cho người học về chiến thuật nhất là ý thức chiến thuật trên cơ sở nắm vững kỹ thuật cơ bản mới tạo thuận lợi để phát triển, nâng cao kỹ thuật khác tiếp theo nhất là chiến thuật cá nhân. Vấn đề đặc biệt cần chú là: Tính liên tục và tính kế tiếp hỗ trợ lẫn nhau giữa các kỹ thuật. Bởi sau một thời gian ngắn đã học và nắm vững kỹ thuật nào đó phải chuyển sang học kỹ thuật khác. Để đảm bảo học mới, ôn cũ thúc đẩy lẫn nhau.
	Trong chạy tiếp sức các kỹ thuật liên quan chặt chẽ và hỗ trợ đắc lực cho nhau, biểu hiện cao nhất trong quá trình thi đấu. Do đó trong quá trình giảng dạy huấn luyện nhất thiết phải căn cứ từ thực tiễn thi đấu mà có biện pháp tập luyện phù hợp.
	Giảng dạy nội dung chạy tiếp sức phải dựa trên cơ sở trình độ thể lực toàn diện, khuynh hướng phát triển mạnh hiện nay là nâng cao hiệu quả quá trình huấn luyện bằng cách lựa chọn các bài tập và hướng các vận động sao cho cùng lúc có thể giải quyết được nhiệm vụ chính của sự chuẩn bị các tố chất thể lực kỹ chiến thuật, tâm lý. Đặc biệt phát triển các tố chất thể lực cùng sự chú ‎ tới các yếu tố chuyên môn về phối hợp vận động.
	Học vận động là học, củng cố và ổn định về các kỹ năng kỹ xảo vận động trong tập luyện các kỹ thuật thể thao. Việc học tập vận động này là bộ phận nội tại của toàn bộ xu hướng phát triển của con người được thực hiện gắn liền với việc lãnh hội các kiến thức với sự phát triển của các tố chất thể lực và các khả năng phối hợp cũng như việc lãnh hội lòng tin, phẩm chất và tư cách ý thức.
	* Cơ sở lý luận của quá trình dạy học nội dung chạy tiếp sức.
	Trên cơ sở lý luận và qua quá trình quan sát tập luyện các học sinh nam chạy tiếp sức 4 x 100m, tôi xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến thành tích chạy tiếp sức của các em, trên thực tế giảng dạy và kết quả đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập của trường THPT Hai Bà Trưng, tôi đưa ra một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m nam học sinh lớp 11 làm cơ sở lựa chọn bài bài tập ứng dụng trong thực nghiệm:
Học thuyết huấn luyện đã nêu rõ cơ sở và phương pháp huấn luyện kỹ thuật thể thao, học vận động quá trình cơ bản của huấn luyện kỹ thuật thể thao. Những hoạt động này được tiến hành với mục đích học tập, hoàn thiện, ổn định và giữ vững các kỹ thuật thể thao. Người ta chia các giai đoạn đặc trưng của quá trình học tập vận động trong thể thao thành ba giai đoạn.
+ Giai đoạn thứ nhất: Sự phát triển phối hợp thô thiển của động tác.
+ Giai đoạn học tập thứ hai: Phát triển tinh vi hoàn thiện động tác.
+ Giai đoạn học tập thứ ba: Ổn định sự phối hợp tinh vi và phát triển khả năng sử dụng khác nhau, ổn định động tác.
	* Căn cứ để lựa chọn bài tập
	Với việc sử dụng các bài tập phat triển chung và các bài tập phát triển chuyên môn như: Các bài tập dẫn dắt, các bài tập bổ trợ, các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể, các bài tập khắc phục lượng đối kháng từ bên ngoài Năng lực thể chất, sự phối hợp vận động và chiến thuật của người học được phát triển toàn diện và khả năng chịu lượng vận động được nâng cao một cách hệ thống. Các bài tập này tạo nên cơ sở để xây dựng hình tượng lâu dài và chắc chắn, các cơ sở đó tạo năng lượng cho người học. Các yêu cầu cao và phức tạp của lượng vận động, các bài tập chuyên môn. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ của người học.
	Ngày nay có nhiều phương pháp riêng cho từng môn thể thao. Song chủ yếu các phương tiện đó xoay quanh 4 vấn đề nâng cao hiệu quả kỹ thuật và giải quyết các yếu tố liên quan đến nó là:
Những phương tiện tạo ra lực cản.
Những phương tiện mang tính chuyên môn hóa cao.
Những dụng cụ tổng hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng kỹ thuật.
Những dụng cụ tạo nên sự hưng phấn trong quá trình học tập để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và giải quyết các yếu tố cơ bản có liên quan.
Căn cứ nguyên tắc chung của giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, các quá trình hình thành kỹ năng vận động tôi rút ra một số nguyên tắc soạn một số bài tập sau:
Nguyên tắc phù hợp với trình độ đối tượng.
Nguyên tắc nâng cao các yêu cầu của lượng vận động.
Nguyên tắc hệ thống.
Nguyên tắc vận động tối ưu.
Nguyên tắc toàn diện.
Nguyên tắc nâng cao sức khỏe.
Kết hợp chặt chẽ giữa sinh lý nguyên có với đặc điểm dùng sức và khả năng phối hợp vận động.
 	Khi xem xét nội dung bài tập từ góc độ sư phạm, điều quan trọng là xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập đó với việc phát triển năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo vận động cũng như tác động đến hành vi, nhân cách người tập. Để nắm vững được nội dung cơ bản (bản chất) của bài tập nào đó nhà sư phạm không cần hiểu những biến đổi về sinh lý, sinh hóa và những biến đổi khác xảy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của bài tập mà chủ yếu hiểu được phương pháp tác dụng của bài tập đối với những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đã đặt ra, những bài tập đã lựa chọn nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực tối ưu cho người học trên cơ sở thông qua các bài tập người học phải được phát triển về thể lực chuyên môn, nhất là các bộ phận tham gia vận động vào việc thực hiện kỹ thuật động tác. Từ đó mới là cơ sở tiếp thu, sửa chữa cũng như hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật ở mức cao hơn.
Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ:
TT
Tên bài tập
Số lần lặp lại
Thời gian nghỉ giữa
Lượng vận động
1
Chạy 30m XPC
03
45 giây
100%
2
Chạy 60m XPC
03
1 phút
80%
3
Chạy 100m XPT
02
2 phút
100%
4
Chạy tăng dần tốc độ 120m
02
2 phút
70%
5
Chạy tăng dần tốc độ 150m
02
2 phút
80%
	Các bài tập trao – nhận tín gậy trong chạy tiếp sức 4 x 100m.
Bài 1: Từng đôi tại chỗ tập động tác trao – nhận tín gậy theo tín hiệu (20 lần);
Bài 2: Tập trao – nhận tín gậy ở khu vực quy định;
Bài 3: chạy xuất phát cao 3 điểm chống và quay mặt về phía sau (10 lần);
Bài 4: Chạy 60m thực hiện trao – nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20m với tốc độ gần tối đa (2 lần);
Bài 5: chạy 150m thực hiện trao – nhận tín gậy ở đường vòng, người nhận gậy XPC 3 điểm chống và quay mặt về phía sau (2 lần).
Bài 6: Bài tập thực hành hoàn thiện ký thuật chạy tiếp sức 4 x 100m.
2.2. Lựa chọn bài tập
	Từ hệ thống các bài tập được đưa ra cùng với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của bản thân, xuất phát từ điều kiện thực tế về sân bãi dụng cụ của nhà trường, thời gian học tập, số buổi tập và khả năng của học sinhcho học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng.
	Để các bài tập này có hiệu quả cao hơn trong ứng dụng thực tiễn cũng như nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy và đào tạo, tôi đã tiến hành phỏng vấn các thầy, cô giáo giảng dạy môn thể dục trong Thành phố Phúc Yên. Phương pháp này được tiến hành bằng cách cho điểm từng bài tập mà tôi đã lựa chọn kết quả thu được ở bảng sau.
TT
Tên bài tập
n = 40
1
Đồng ý
Tỷ lệ %
Chạy 30m XPC
39
97,5
Chạy 60m XPC
36
90
Chạy 100m XPT
39
97,5
Chạy tăng dần tốc độ 120m
21
52,5
Chạy tăng dần tốc độ 150m
18
45
2
Từng đôi tại chỗ tập động tác trao – nhận tín gậy theo tín hiệu
39
97,5
Tập trao – nhận tín gậy ở khu vực quy định
38
95
chạy xuất phát cao 3 điểm chống và quay mặt về phía sau
37
92,5
Chạy 60m thực hiện trao – nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20m với tốc độ gần tối đa
37
92,5
chạy 150m thực hiện trao – nhận tín gậy ở đường vòng, người nhận gậy XPC 3 điểm chống và quay mặt về phía sau
18
45
Bài tập thực hành hoàn thiện ký thuật chạy tiếp sức 4 x 100m.
38
95
Bảng 3: Kết quả phỏng vấn
Từ kết quả thu được qua phiếu phỏng vấn ở bảng 3 cho ta thấy:
	Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ.
Qua tham khảo ý kiến, tôi thấy các bài tập 1,2,3. Được các giáo viên giảng dạy có ý kiến tán thành đưa vào thực nghiệm cho đối tường nghiên cứu có tỷ lệ cao từ 90% trở lên.
	Các bài tập trao – nhận tín gậy
Qua tham khảo ý kiến, tôi thấy các bài tập 1,2,3,4 và 6 Được các giáo viên giảng dạy có ý kiến tán thành đưa vào thực nghiệm cho đối tường nghiên cứu có tỷ lệ cao từ 90% trở lên.
2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m đối với nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng.
Trong thời gian giảng dạy và luyện tập chúng tôi tiến hành thực nghiệm với 64 học sinh nam của 2 lớp 11 (11A1 và 11A2) trường THPT Hai Bà Trưng thành phố Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
Sau 8 tuần thực nghiệm tôi sử dụng các bài tập với bình quân lượng vận động trong tuần làm cơ cở đánh giá thực trạng nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trong trường, đảm bảo cho sự thành công của công tác giáo dục thể chất trong trường học nói chung và đối với nội dung chạy tiếp sức 4 x 100m nói riêng.
Nội dung, yêu cầu các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức cho học sinh nam trường THPT Hai Bà Trưng, được thể biện trong bảng dưới đây:
TT
Tên bài tập
Lượng vận động
Yêu cầu
SLLL
Tổ LL
Quãng nghỉ
Tổng
(M)
1
Chạy 30m
3
2
45 S
180
Thực hiện đúng và đủ LVĐ
2
Chạy 60m
3
2
2 P
360
Thực hiện đúng và đủ LVĐ
3
Chạy 100m
2
1
200
Thực hiện đúng và đủ LVĐ
4
Từng đôi tại chỗ tập động tác trao – nhận tín gậy theo tín hiệu
15
15
Thực hiện đúng kỹ thuật
5
Tập trao – nhận tín gậy ở khu vực quy định
Thực hiện đúng kỹ thuật
6
chạy xuất phát cao 3 điểm chống và quay mặt về phía sau
10
10
Thực hiện đúng kỹ thuật
7
Chạy 60m thực hiện trao – nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20m với tốc độ gần tối đa
Thực hiện đúng kỹ thuật và đủ LVĐ
8
Bài tập thực hành hoàn thiện ký thuật chạy tiếp sức 4 x 100m.
Thực hiện đúng kỹ thuật và đủ LVĐ
Bảng 4: Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ và bài tập trao - nhận tín gậy được áp dụng nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng
Sau khi lựa chọn được các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m của nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng, tôi đưa vào thực nghiệm với thời gian 8 tuần mỗi tuần 2 tiết theo thời khóa biểu học chính khóa. Dựa vào lịch phân công của nhà trường và mục đích của giai đoạn huấn luyện cũng như trình độ thể lực của nam học sinh trong chạy tiếp sức 4 x 100m trường THPT Hai Bà Trưng – thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
	Để đánh giá hiệu quả của các bài tập chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 64 nam học sinh khối 11 của trường. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 02 nhóm:
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 32 học sinh nam tập những bài tập do tôi xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trên địa bàn.
Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 32 học sinh nam tập các bài tập theo nội dung chương trình phân phối sách giáo khoa thể dục lớp 11 do bộ giáo dục ban hành.
	Để đánh giá một cách khách quan và chính xác trình độ của 2 nhóm, tôi tiến hành kiểm tra bằng các tes đã lựa chọn, kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được thể hiện trong bảng tôi trình bày dưới đây.
TT
Đối tượng nghiên cứu n=64
Test 1
Chạy 30m
Test 2
Chạy 80m
Test 3
Trao nhận gậy
1
Nhóm A n=32
= 5,05
= 15,03
= 7,3
2
Nhóm B n=32
= 5,15
= 15,12
= 6,3
3
δ
0,35
0,4
1,012
4
Ttính
0,55
0,50
2,720
5
Tbảng 
1,96
1,96
2,048
6
P
≥0,05
≥0,05
≥0,05
Bảng 5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (nA = nB = 32)
Kết quả kiểm tra cho thấy trước thực nghiệm đều có ttính < tbảng = 1,96 
và P ≥0,05. Cho thấy thành tích của 2 nhóm là tương đương nhau. 
Điểm số/loại
Kết quả
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Số người
Tỉ lệ %
Số người
Tỉ lệ %
9-10 (tốt)
6
18,75
7
21,87
7-8 (Khá)
14
43,75
15
46,87
5-6 (TB)
9
28,12
8
25
<5 (Kém)
3
0,93
2
0,62
Bảng 6: Kết quả đánh giá theo thang điểm trước thực nghiệm (nA = nB = 32)
Kết quả ở bảng 6 cho thấy với 4 test kiểm tra ban đầu cả 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khác biệt về thành tích không lớn. Điều này cho thấy trình độ ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đối đồng đều. Kết quả tính toán cho thấy sự khác biệt của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa ở ngưỡng P = 5%.
2.4. Xây dựng tiến trình thực nghiệm.
Sau khi lựa chọn một số bài tập bổ trợ tôi đưa vào thực nghiệm với thời gian 08 tuần, 02 buổi (tiết)/tuần, nội dung bài tập chúng tôi đã trình bày trong bảng 4. Trong thời gian thực nghiệm còn căn cứ vào trình độ của học sinh, nội dung, mục đích, yêu cầu của bài tập đồng thời căn cứ vào quỹ thời gian và chương trình đào tạo, khi kết thúc thời gian thực nghiệm tôi tổ chức đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ mà chùng tôi lựa chọn. Nội dung kiểm tra gồm các test đã được trình bài ở phầm trước.
	Bằng phương pháp toán học thống kê xử lý số liệu kết quả thu được tôi trình bày ở bảng sau:
TT
Đối tượng nghiên cứu n=64
Test 1
Chạy 30m
Test 2
Chạy 80m
Test 3
Trao nhận gậy
1
Nhóm A n=32
= 4,55
= 14,60
= 3,50
2
Nhóm B n=32
= 5,00
= 15,00
= 4,00
3
δ
0,35
0,32
0,32
4
Ttính
2,34
2,25
2,18
5
Tbảng 
1,96
1,96
1,96
6
P
<0,05
<0,05
<0,05
Bảng 7: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (nA = nB = 32)
Kết quả ở bảng 7 cho thấy qua 3 test kiểm tra với cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thời gian tập luyện có sự khác biệt về thành tích ở ngưỡng P < 5%.
	Để xác định một cách chính xác hơn về hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn tôi đã tiến hành đánh giá mức độ tăng theo thang điểm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng kết quả thu được như sau:
Điểm số/loại
Kết quả
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Số người
Tỉ lệ %
Số người
Tỉ lệ %
9-10 (tốt)
18
56,25
12
37,5
7-8 (Khá)
8
25
13
40,62
5-6 (TB)
6
18,75
5
15,63
<5 (Kém)
00
00
2
0,62
Bảng 8: Kết quả đánh giá theo thang điểm trước thực nghiệm (nA = nB = 32)
Như vậy: Qua kết quả kiểm tra và đánh giá chúng tôi khẳng định rằng việc lựa chọn các bài tập mà tôi lựa chọn cho học sinh nam luyện tập là hoàn toàn có ý nghĩa. Cụ thể là nhóm thực nghiệm sau khi tập luyện các bài tập mà tôi đã lựa chọn có kết quả kiểm tra tốt hơn hẳn nhóm đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa với cả 3 test ở ngưỡng P < 5%).
E. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu đề tài cho phép tôi rút ra một số kết luận sau:
	1.1. Thực trạng việc giảng dạy – học tập môn giáo dục thể chất nói chung và chạy tiếp sức 4x100m nói riêng của trường THPT Hai Bà Trưng Phúc Yên Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế nên thành tích của các em chưa cao.
	1.2. Trên cơ sở phân tích lý luận khoa học và thực tiễn, tôi đã lựa chọn được 08 bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh nam lớp 11 của trường THPT Hai Bà Trưng. Các bài tập đó gồm:
	1. Bài tập chạy 30m x3 làn x2 tổ , nghỉ giữa quãng 45s
	2. Bài tập chạy 30m x3 làn x2 tổ , nghỉ giữa quãng 1 phút
	3. Chạy 80m x 2 lần.	
4. Từng đôi tại chỗ tập động tác trao nhận tín gậy theo tín hiệu (15 lần)
	5. Tập trao nhận tín gậy ở khu vực quy định 
	6. Tập chạy xuất phát cao 3 điểm chống và quay mặt về phía sau (10 lần)
	7. Chạy 60m thực hiện trao nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20m với tốc độ tối đa (người nhận chuẩn bị ở tư thế xuất phát cao 3 điểm chống)
	8. Thực hành chạy 4x100m hoàn thiện kĩ thuật
2. Kiến nghị
	Từ những kết luận nêu trên chúng tôi có một số kiến nghị sau:
	2.1. Đề nghị Ban Giám hiệu và lãnh đạo cấp trên quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục thể chất nói chung, môn chạy tiếp sức nói riêng, về cơ sở vật chất phục vụ môn học. Giáo viên giảng dạy môn Thể dục cần quan tâm đến việc áp dụng những bài tập bổ trợ, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.
	2.2. Với kết quả nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đề nghị có thể sử dụng nhóm các bài tập trên vào giảng dạy nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng.
Sáng kiến khoa học này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp đề sáng kiến được hoàn thiện hơn.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
	- Sân vận động trường THPT Hai Bà Trưng.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
	Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng có thể áp dụng một số bài tập được thực nghiệm trong sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao thành tích môn học chạy tiếp sức 4x100m cho nam học sinh lớp 11A1, 11A2 nói riêng và học sinh trường THPT Hai Bà Trưng nói chung.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân:
	Sáng kiến góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy học bộ môn thể dục ở trường phổ thông. Tạo sự hứng thú trong tập luyện TDTT, thu hút được người tập.
11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử nghiệm lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ lĩnh vực
1
Lê Trọng Phú
Trường THPT 
Hai Bà Trưng
Thực hiện trong giờ học
Phúc Yên, ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Phúc Yên, ngày.....tháng......năm......
 Tác giả sáng kiến
Lê Trọng Phú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên sách
Tác giả
Năm XB
Nhà XB
1
Sách giáo khoa thể dục lớp 11, 12
Nhóm tác giả
2008
NXB GD
2
Điền kinh sách giáo khoa dùng cho sinh viên đại học TDTT
Nhóm tác giả
2000
NXB TDTT
3
Sinh lý học TDTT
- Đặc điểm sinh lý của thanh thiếu niên trong tập luyện TDTT.
- Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh.
Lưu Quang Hiệp
Phạm Thu Uyên
1995
NXB TDTT
4
Lý‎ luận và phương pháp TDTT
- Các phương pháp GDTC
- Dạy học động tác trong GDTC
- Các giai đoạn huấn luyện thể thao
Nguyễn Toán
Phạm Danh Tốn
1993
NXB TDTT Hà Nội
PHIẾU PHỎNG VẤN
Để nghiên cứu đề tài:
“Áp dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng”
	Mong các thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới dây:
	Để tiện cho việc trả lời các câu hỏi đề nghị các thầy (cô) đánh dấu (x) vào ô đồng ý hoặc không đồng ý.
	Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên người được hỏi:
Trình độ học vấn:
Trung học (TDTT): 
Đại học:
Trên Đại học:
Trình độ chuyên môn:
	Vận động viên: 
	Sinh viên ĐHTDTT:
	Giáo viên TDTT:
	HLV.TDTT:
Thâm niên công tác:
Câu hỏi 1. Các bài tập bổ trợ dưới đây, bài tập nào được sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng.
TT
Tên bài tập
Đồng ý
Không
1
Chạy 30m XPC
2
Chạy 60m XPC
3
Chạy 100m XPT
4
Chạy tăng dần tốc độ 120m
5
Chạy tăng dần tốc độ 150m
6
Từng đôi tại chỗ tập động tác trao – nhận tín gậy theo tín hiệu
7
Tập trao – nhận tín gậy ở khu vực quy định
8
chạy xuất phát cao 3 điểm chống và quay mặt về phía sau
9
Chạy 60m thực hiện trao – nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20m với tốc độ gần tối đa
10
chạy 150m thực hiện trao – nhận tín gậy ở đường vòng, người nhận gậy XPC 3 điểm chống và quay mặt về phía sau
11
Bài tập thực hành hoàn thiện ký thuật chạy tiếp sức 4 x 100m.
Câu hỏi 2. Các test dung để dánh giá hiệu quả ứng dụng của các bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh nam lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng có phù hợp không?
TT
Tên test kiểm tra
Phù hợp
Không phù hợp
1
Chạy 30m XPC
2
Chạy 80m XPT
3
Thời gian trao – nhận tín gậy
Ngày tháng năm 2019
Ký tên

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich.doc
Sáng Kiến Liên Quan