Sáng kiến một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học múa

Trong những hoạt động của trường Mầm non, “ Múa” là một hoạt động tích cực không chỉ bồi dưỡng về mặt thể chất mà còn làm cho cơ thể linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ, hồn nhiên, ngây thơ, luôn hướng tâm hồn trẻ đến cái đẹp, cái thiện, biết yêu quý cuộc sống.

Như vậy ta có thể khẳng định “Múa” là một hoạt động phát triển toàn diện nhân cách trẻ. “Múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù” phương tiện thể hiện chính là con người, ngôn ngữ được thể hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính lôgíc, có thể chuyển tải nội dung, một tư tưởng, phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó.

“Múa” là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu khắc sống”. Ở múa chính là con người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc đến những người thưởng thức. Nó mang trong mình về mầu sắc, về đạo đức thẩm mỹ, vui chơi, giải trí, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động của con người nhất là trẻ thơ.

 

doc34 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 13264 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học múa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x x
 x x
Câu 3.4: Chuyển hai vòng tròn, một vòng tròn nam, một vòng tròn nữ. Nữ làm động tác giã gạo, nam làm động tác đánh trống.
 x x 0 0
 x x 0 0
x x 0 0
 x x 0 0
 x x 0 0
Câu 5.6: Làm động tác nhún dật đi về hai hàng ngang.
o o o o o o o o o o
 x x x x x x x x x x
Lần 3: Như lần 1.
Lần 4: Như lần 2.
đội hình hàng chéo
x x
 x x
 x x
 x x
Câu kết: Đội hình đi về 2 vòng cung, nữ quay sang trái, nam quay sang phải thành từng đôi giáp vai nhau di chuyển, sau đó dứng về vòng cung, nữ ngồi, nam đứng nghiêng vào trong.
Đội hình vòng cung
 x x
 x x
 x x
 x x
 x x
x x
* Với trang phục và đạo cụ múa như dây đeo đầu, nơ, hoa như của người Tây Nguyên. Và những động tác múa, nhún dật, đánh cồng, rung tay, tạo cho trẻ thấy mình như đang múa hát với bạn nhỏ Tây Nguyên. 
4. QUAN ĐIỂM VỀ MỘT SỐ BÀI MÚA ĐƯỢC CHỌN LỰA
Trong quá trình điều tra, tìm hiểu thực trạng cũng như hình thức múa của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáơ nhỡ nói riêng, tôi tuyển chọn một số bài hát múa trong và ngoài chương trình mẫu giáo nhỡ. Mỗi bài hát múa có nội dung hình tượng nghệ thuật rõ ràng. Thông qua các bài hát múa này để được tiếp xúc nhiều hơn với các hình thức vận động theo nhạc: Múa minh họa, múa sinh hoạt, múa biểu diễn. Chính vì thế, tiêu chí của tôi đặt ra là:
+ Bài hát múa phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Đồng thời phù hợp với sở thích và khả năng tiếp thu của trẻ.
+ Bài hát múa phải có nội dung gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên, xã hội gần gũi với trẻ mẫu giáo.
+ Về âm nhạc: Nó có hình tượng rõ ràng trong sự thống nhất với lời ca, trẻ dễ nhớ nhịp điệu, dễ thể hiện các động tác minh hoạ.
Tóm lại: Tất cả những bài hát được chọn không phải là hoàn toàn mới và những bài hát này đều phản ánh nội dung hiện thực gần gũi với trẻ. Ở mỗi bài tôi đều khai thác những biện pháp sử dụng khác nhau, tích hợp các bộ môn khác vào bài dạy để góp phần phát triển nhân cách trẻ.
- Thang đánh giá được chia ở ba mức độ sau:
+ Mức độ cao: Trẻ thực hiện được ba tiêu chí đó là: Đúng động tác, đúng nhạc, diễn cảm.
+ Mức độ trung bình: Trẻ thực hiện được hai tiêu chí đó là: Đúng nhạc và đúng động tác.
+ Mức độ thấp: Trẻ thực hiện được một trong hai tiêu chí: Đúng động tác nhưng không đúng nhạc, hoặc đúng nhạc nhưng không đúng động tác.
Qua quá trình khảo sát trẻ trong các hoạt động giáo dục âm nhạc, trong các hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc, trong các ngày lễ hội. Tôi đã thu được kết quả cảm thụ nghệ thuật múa ở trẻ Mẫu giáo lớn đầu năm:
Bảng 1: Thực trạng học múa của trẻ (Đầu năm học)
Số trẻ
MỨC ĐỘ
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Số trẻ
tỷ lệ %
Số trẻ
tỷ lệ %
Số trẻ
tỷ lệ %
45 cháu
21 cháu
46.7 %
15cháu
33,3%
9 cháu
20 %
Nhìn vào bảng trên tôi có nhận xét như sau: Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi, vụ giáo dục Mầm non đã đưa vào chương trình vận động theo nhạc những bài hát, múa để minh hoạ nội dung, phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của con người nhằm giúp trẻ hứng thú, yêu mến nghệ thuật múa. Giáo viên đã tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động múa nhưng số trẻ tham gia ít, thường trọng tâm chú ý đến những trẻ có năng khiếu hơn các bạn khác, phương pháp dạy múa phụ thuộc vào chương trình và hướng dẫn trong bài soạn, chưa mạnh dạn thay đổi các hình thức, dàn dựng động tác mới. Chưa sưu tầm, bổ sung các bài múa ngoài chương trình để mở rộng nhận thức cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4-5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON TÚC DUYÊN HỌC MÚA.
1. Thực trạng
Những năm công tác, học tập, tìm hiểu, quan sát và đàm thoại về quá trình dạy múa cho trẻ mẫu giáo, qua trao đổi với một số giáo viên đứng lớp về một số vấn đề liên quan đến quá trình dạy múa cho trẻ tôi thấy rằng. Trong trường Mầm non, việc dạy múa còn một số tồn tại:
- Đa số chỉ thực hiện dạy trẻ một số bài múa đơn giản như trong chương trình gợi ý, thực hiện múa chỉ mang ý nghĩa vận động của lời ca. 
- Lên kế hoạch chương trình của môn giáo dục âm nhạc, trong đó có rất ít bài múa mà chủ yếu các bài vận động theo nhạc.
- Múa gắn liền với giờ học giáo dục âm nhạc, mà chưa được tách rời thành một hoạt động độc lập. 
- Về trình độ chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế. Hầu hết giáo viên dạy theo chương trình và phân phối của nhà trường, không có tính sáng tạo và linh hoạt về nội dung, hình thức, còn cứng nhắc về âm nhạc.
- Đối với trẻ: Trẻ rất thích múa và có nhu cầu được múa, do đó trẻ tiếp nhận một cách say mê và hứng thú. Tuy nhiên trẻ ít có điều kiện tiếp xúc với múa, nên khả năng múa còn hạn chế, đa số trẻ chỉ biết vỗ tay theo nhịp, vận động theo nhạc và múa minh hoạ một số bài đơn giản theo cô.
- Để nắm được thực trạng và mức độ hứng thú múa của trẻ. Tôi tiến hành khảo sát 35 cháu mẫu giáo 4-5 tuổi do lớp tôi phụ trách, các cháu đều có sức khoẻ và khả năng nhận thức ngang nhau.
- Để đánh giá mức độ tập trung chú ý, hứng thú múa của trẻ trong từng bài. Tôi đặt ra các tiêu chí như sau: Trẻ phải thực hiện đúng động tác múa, khi múa phải thể hiện đúng nội dung của bài múa và thể hiện khả năng vận động của cơ thể, rèn luyện năng lực tập trung chú ý, mạnh dạn, tự tin sẽ góp phần phát triển cảm xúc sáng tạo ở trẻ.
2. Biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi học múa
Đối với trẻ Mầm non múa là một dạng vận động theo nhạc được rất nhiều trẻ yêu thích. Vì thế để nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật múa cho trẻ tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp sau:
2.1/ Giờ hoạt động giáo dục âm nhạc
+ Đối với những bài múa dễ, trẻ đã biết hoặc đã thuộc: Cô cho trẻ nghe nhạc có lời ca để trẻ tự múa ngẫu hứng theo sáng tạo riêng của trẻ, cô gợi ý để trẻ tìm thấy cái đẹp của cuộc sống thực để mô phỏng, khái quát thành hình tượng nghệ thuật, hình thành ở trẻ kỹ năng khéo léo.
Ví dụ: Động tác vẫy tay nhẹ mô phỏng cánh chim bay : Múa bài "Con chim non"), vươn cổ làm gà gáy : Múa bài "Gà gáy"), cuộn cổ tay hái hoa bỏ vào giỏ Múa bài "Vào rừng hoa"... Đối với những bài này cô nên động viên số đông trẻ tham gia để tạo không khí vui tươi, sinh động.
+ Đối với những bài múa khó, bài múa có nhiều động tác, bài múa thay đổi đội hình nhiều hay những bài múa mới:
- Lựa chọn bài,nghiên cứu bài hát để biên đạo ra các động tác múa cơ bản:
+ Trước tiên tôi chọn bài hát và nghiên cứu kỹ bài. Sau đó, dựa trên tính chất, giai điệu của bài hát để xác định bài hát này thuộc vùng miền nào? Dân tộc nào? Kế thừa các biện pháp cũ và lựa chọn các động tác mới phù hợp nhằm biên đạo ra các động tác múa, đội hình, đội ngũ phù hợp với từng câu hát, bài hát, cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tư thế, dáng người.
 Ví dụ: Đối với bài múa “Inh lả ơi, "Xoè hoa" (Dân ca thái) tôi chọn một số động tác múa đặc trưng của dân tộc Người Thái như: Rung quạt, mở quạt ( thấp, cao), đu tiên, trao quạt... để biên đạo thành các bài múa thể hiện được vẻ đẹp của con người núi rừng Tây Bắc.
Với bài hát "Múa đàn" (Dân ca thái. Lời: Việt Anh) cô có thể lựa chọn một số động tác múa cơ bản của dân tộc Tày như: Rung nhạc, nhảy bật... để biên đạo thành bài múa cho trẻ. Với những bài hát nhẹ nhàng, tình cảm của vùng quê hương Nam Bộ (Lý chiều chiều - Dân ca Nam Bộ), những điệu hò tha thiết của Miền Trung (Hò ba lý -Dân ca Quảng Trị Thừa Thiên Huế) hay những làn điệu dân ca của đồng bằng Bắc Bộ(Trống cơm, Cái Bống, Ba bà đi bán lợn con)... Tôi chọn một số động tác múa cơ bản của dân tộc Kinh như: Nhún mềm, nhún kiễng, bước quả chám, hái đào một tay, hái đào hai tay, mõ mời, cuộn đèn, vuốt guộn đuổi, đi xến... để biên đạo thành các bài múa phù hợp lời ca, giai điệu bài hát thể hiện được nét đẹp văn hoá đặc trưng của các vùng miền của Tổ Quốc.
- Giới thiệu bài múa: Tôi sử dụng một số thủ thuật gây hứng thú cho trẻ bằng những vần thơ, bằng hình ảnh, bằng đoạn video... để dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài hát.
+ Sau khi đã biên đạo ra động tác múa, cô mặc trang phục múa biểu diễn cho trẻ xem với mức độ hay nhất thể hiện cảm xúc ở mức độ cao nhất để thu hút, lôi cuốn trẻ đến với bài múa, hoặc có thể tập trước cho vài trẻ để cùng biểu diễn với cô cho các bạn xem để tạo hứng thú cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ múa: Tôi cho trẻ nghe nhạc, nghe lời ca rồi gợi hỏi trẻ xem với câu hát này theo con chúng mình sẽ dùng động tác múa như thế nào để minh hoạ cho nội dung câu hát đó? Tôi để cho mọi trẻ trong lớp cùng suy nghĩ và thể hiện theo sáng tạo riêng của cá nhân từng trẻ, cô cũng múa minh hoạ theo sự chuẩn bị trước. Cuối cùng cô và trẻ sẽ cùng thống nhất chọn một động tác phù hợp nhất mà trẻ hứng thú nhất để hướng dẫn cho trẻ theo từng câu, từng câu cho đến hết bài. 
+ Cô dùng lời phân tích động tác một cách rõ ràng, cụ thể và nói rõ tích chất của bài múa là mềm mại thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển của các cô gái Thái (Trong bài múa "Inh lả ơi") sự duyên dáng dịu dàng của các cô thôn nữ vùng quê quan họ (Trong bài múa"Hoa thơm bướm lượn", "Trống cơm"..), sự đoàn kết, vui vẻ với những động tác nhún dật, đánh mông (trong bài múa "Múa với bạn Tây Nguyên")...
+ Cách hướng dẫn trẻ múa: Đầu tiên cô chia các động tác ứng với từng câu nhạc, lúc đầu dạy trẻ theo nhịp đếm, sau đó ghép thành câu nhạc, đoạn nhạc và tiến tới thực hiện tổng thể cả bài. Tuy nhiên, cũng có những bài múa chỉ phù hợp với các cháu cùng giới nam hoặc nữ (Bài múa “Cô giáo Miền xuôi”, “Trống Cơm”, “Ba bà đi bán lợn con”, “Cho con”, "Tập tầm vông" thì cô cũng không nhất thiết phải tập cho cả lớp theo cùng một động tác mà cần có động tác riêng cho nam và nữ. Sau đó, mới thực hiện phối hợp đồng thời tạo cho bài múa thêm sinh động.
+ Cô hướng dẫn trẻ vừa phải nghe nhạc vừa phải nghe lời ca vừa phải thể hiện động tác, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, dáng người sao cho hoà quyện, ăn khớp toát ra được nét đẹp trong động tác ấy, làm cho bài múa ấy trở nên có "hồn", để người xem cảm nhận được cảm xúc của trẻ khi múa động tác ấy hay bài múa ấy.
+ Khi thực hiện từng động tác múa cô cần quan sát và bao quát lớp xem trẻ nào đã thực hiện tốt còn trẻ nào chưa thực hiện tốt để sửa ngay cho trẻ.
 Ví dụ : Ở bài múa "Đi cấy" động tác "Cuộn đèn" trẻ khó thực hiện được . Cô cần hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ, kỹ, chậm từng tư thế. Bắt đầu trẻ cầm đèn hoa sen cuộn cổ tay đưa từ trong ra ngoài rồi lên trên. Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô có thể đến bên trẻ cầm tay hướng dẫn trẻ thực hiện từ từ từng động tác để trẻ tập cho tốt hơn.
Ở bài múa "Lớp em vui ghê" trẻ phải chuyển đội hình nhiều nếu trẻ không nhớ ở đoạn nào đó thì cô cho dừng ngay ở đoạn đó và hỏi trẻ xem ở đội hình quả chám con đứng sau ai? Đứng trước ai? Đứng cạnh ai? Khi đó con múa động tác như thế nào? ứng với câu hát gì? Cứ như thế cho đến khi trẻ nhớ thì mới chuyển sang câu tiếp theo.
Hay ở bài múa "Inh lả ơi" (Dân ca Thái) Động tác trao quạt trẻ tập hơi khó bởi phải có sự kết hợp giữa chân, tay và cơ thể một cách nhịp nhàng thì động tác mới đúng, đẹp. Cô cần phải cho trẻ tập từ cách bước chân, cách vung tay rồi mới kết hợp động tác chân với động tác tay và cách thể hiện cơ thể mềm dẻo...
Tóm lại, trong các giờ học tôi đã sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt để trẻ kết hợp được các động tác cơ bản đã được tập luyện ngoài giờ học với âm nhạc để tạo thành một tổ hợp múa minh hoạ theo nội dung của bài hát thể hiện được nét đẹp trong từng động tác múa, từng bài múa. Trẻ thể hiện được cảm xúc của trẻ đối với bài múa một cách sâu sắc nhất.
2.2/ Ngoài tiết học
2.2.1/ Hoạt động góc: Cô giúp trẻ ôn luyện, củng cố vận dụng các kỹ năng nghệ thuật vào các trò chơi, các hoạt động sáng tạo trong góc nghệ thuật theo từng chủ đề, cô gợi ý để trẻ lựa chọn hoạt động nghệ thuật, tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi âm nhạc cho phù hợp để tiến hành hoạt động có hiệu quả. Trong giờ hoạt động góc, cô cũng có thể thực hiện việc luyện tập riêng cho một số trẻ các tiết mục minh hoạ để làm mẫu ở giờ hoạt động chung.
Hình ảnh các bé lớp 4-5 tuổi đang được cô hướng dẫn múa trong HĐG
2.2.2/ Hoạt động chiều: 
Tôi tiến hành dạy trẻ các động tác múa cơ bản của nghệ thuật múa, các thế múa đơn giản phù hợp với khả năng vận động và khả năng nhận thức của trẻ như: Động tác hái đào, động tác vuốt guộn đuổi, động tác nhún dật, đánh mông, bước quả chám...để trẻ có kiến thức về động tác múa cơ bản và sự luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ nhớ các động tác, thuộc các động tác dần dần trẻ sẽ có mong muốn thực hiện các động tác ấy được đẹp hơn, trẻ sẽ có kỹ năng hơn khi thực hiện các động tác ấy, và khi sử dụng các động tác cơ bản vào trong các bài múa trẻ sẽ múa dẻo hơn, đẹp hơn, mềm mại hơn. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, thể hiện cảm xúc của mình đựơc sâu sắc hơn, không những thế việc tôi cho trẻ thường xuyên tập các động tác múa cơ bản trong nghệ thuật múa, tôi thấy trẻ đã biết vận dụng và tự nghĩ ra các động tác múa rất sáng tạo trong quá trình tham gia các hoạt động âm nhạc. 
Hình ảnh cô hướng dẫn các bé lớp MG 4-5 T trong hoạt động chiều
2.2.3/ Luyện tập ở mọi lúc mọi nơi-Trong giờ chơi tự do.
- Tôi cho trẻ tập luyện nâng cao hơn về kỹ năng múa của các bài trong chương trình, đồng thời cho trẻ làm quen với cả những bài múa ngoài chương trình. Tìm, phát hiện và bồi dưỡng những cháu có năng khiếu để bồi dưỡng, tuyển chọn vào đội văn nghệ của lớp, của trường. Hướng dẫn trẻ tập luyện những động tác trẻ thực hiện chưa đẹp, chưa khớp nhạc, những đội hình chưa phù hợp và làm quen tập luyện những bài múa mới. Bé có thể hát, múa tặng bạn trong ngày sinh nhật.
Hình ảnh các bé lớp MG 4-5T múa tặng bạn Dương trong ngày sinh nhật
3- Một số biện pháp khác
- Để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ đến với nghệ thuật múa thì một biện pháp không thể thiếu đó là sự chuẩn bị các bộ trang phục múa của các dân tộc có sự cách điệu, có màu sắc tươi sáng, rực rỡ với các đạo cụ như quần áo, mũ múa, nơ, hoa tay, khăn lụa, ô, trống cơm... và một số nhạc cụ phổ biến như đàn Ocrgan, cồng, Chiêng, đàn tính,...cùng các thiết bị âm thanh khác. Như vậy, việc tổ chức cho trẻ cảm thụ nghệ thuật múa mới thực sự thu hút được trẻ và đem lại kết quả cao được. 
Hình ảnh các bé lớp MG 4-5 T B1 hào hứng khi được mặc trang phục múa
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh hướng dẫn trẻ tập luyện thêm ở nhà. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, tranh thủ sự giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh để tổ chức thành các buổi biểu diễn, các, Chương trình "Tiếng hát trẻ thơ", tham gia văn nghệ chào mừng các ngày hội, ngày lễ như “ Ngày khai giảng” “ Trung thu” và những dịp phong trao thi đua hát hay múa giỏi của các lớp với nhau để trẻ được biểu diễn như những diễn viên múa nhằm tạo hứng thú, sự phấn khởi cho trẻ và phụ huynh. 
Hình ảnh tiết mục “ liên khúc đồng dao” các bé lớp MG 4-5 T B1 biên đạo múa: Cô giáo-Trần Thị Chung
II- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích của thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm một số kinh nghiệm có tính khả nghi hay không.
2. Nội dung của thực nghiệm:
Tổ chức cho trẻ múa, tập múa trong tiết học, trong sinh hoạt góc, hoạt động chiều, trong các ngày hội ngày lễ, trong mọi lúc mọi nơi.
3. Cách tiến hành thực nghiệm
Sau khi khảo sát tôi tiến hành đưa một số kinh nghiệm đã nêu trên vào dạy trẻ trong các hoạt động . Sau mỗi hoạt động tôi đã so sánh được mức độ nhận thức của trẻ ở đầu năm học và cuối năm học một cách rõ ràng.
4 . Phân tích thực nghiệm
Dựa vào các mức độ đánh giá tôi tiến hành phân tích kết quả sau một năm tiến hành thực nghiệm.
Bảng 2: Mức độ hứng thú của trẻ (Cuối năm học)
Số trẻ
MỨC ĐỘ
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Số trẻ
tỷ lệ %
Số trẻ
tỷ lệ %
Số trẻ
tỷ lệ %
45 cháu
35 cháu
77.8%
7 cháu
15.5%
3 cháu
6.7 %
* Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ trẻ múa đúng động tác , đúng nhạc và biết thể hiện cảm xúc đạt tỷ lệ cao(77,8%) tỷ lệ trẻ không hứng thú tham gia đáng kể còn 6.7%. Việc sử dụng một số kinh nghiệm trên vào dạy trẻ còn thể hiện sự chênh lệch giữa mức độ hứng thú của trẻ ở đầu năm học và cuối năm học , cụ thể là:
Bảng 3. So sánh mức độ hứng thú của trẻ ở đầu năm học và cuối năm học
Mức hứng thú
Đầu năm
Cuối năm
Mức độ 1
46.7 %
77.8 %
Mức dộ 2
33,3 %
15.5 %
Mức độ 3
20 %
6.7 %
*Nhận xét chung:
Kết quả sau khi thực nghiệm mức độ tập chung hứng thú của trẻ được tăng lên rõ rệt. Điểm ở mức độ trung bình và chưa tập chung giảm đáng kể . Con số này chứng một số kinh nghiệm bổ xung đưa vào mỗi bài đều phù hợp.Trẻ hứng thú tập trung múa đúng động tác, đúng nhịp, trẻ biết biểu lộ bằng nét mặt, cử chỉ điệu bộ, vui sướng khi tiếp súc với hình thức múa. Điều này khẳng định: việc biên đạo ra các bài múa kết hợp với chất liệu múa dân gian thể hiện các nét đặc trưng của các vùng miền đưa vào trong các bài hát múa là rất cần thiết đối với trẻ mầm non. Bên cạnh đó có nhiều cách tổ chức cho trẻ múa trong các điều kiện sân chơi rộng rãi, thoáng mát, đủ tiêu chuẩn, thì sự hứng thú của trẻ sẽ cao hơn và giúp trẻ có một tâm hồn trong sáng, cơ thể sẽ phát triển hài hòa cân đối.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng đồng thời thực hiện một số bài múa cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tôi rút ra những kết luận sau:
“Múa” là một trong những loại hình nghệ thuật giúp hoàn thiện nhân cách trẻ. Tham gia vào nghệ thuật múa, học múa, biểu diễn múa làm cho cơ thể trẻ phát triển cân đối hài hoà, tâm hồn trong sáng, nâng cao tính thẩm mỹ góp phần phát triển đức, trí, thể, mỹ cho trẻ. Tham gia vào nghệ thuật múa hình thành ở trẻ những hành vi biết đánh giá mình, bạn và hình thành năng khiếu biểu diễn nghệ thuật để làm đẹp cho mình, cho cuộc sống và cho xã hội. 
Tôi đã bổ sung một số kinh nghiệm mới, các kinh nghiệm cũ để làm thực nghiệm như: Dùng trang phục, đạo cụ múa phù hợp từng bài, biên soạn những động tác đơn giản để làm cụ thể hoá cho nội dung, để đưa ra một vài kinh nghiệm múa phù hợp với trẻ 4-5 tuổi. Cách tổ chức đơn giản gây cho trẻ hứng thú, say mê luyện tập, giúp tâm hồn trẻ trong sáng, thêm yêu nghệ thuật. Đồng thời trẻ cảm thụ nghệ thuật, khả năng tiếp thu tri thức và phát triển hoàn thiện hơn.
Là một giáo viên mầm non tôi tự nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ học múa nhất là trẻ 4-5 tuổi . Điều trước tiên là phải có năng khiếu nghệ thuật truyền thụ tỉ mỷ, kiên trì gây được ấn tượng cho trẻ. Xây dựng một số kinh nghiệm về (Dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học múa). Tôi hy vọng đóng góp được một phần nhỏ bé của mình vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Kính mong hội đồng thi đua các cấp chấm và công nhận kết quả cho tôi. 
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu đề tài, tôi có những kiến nghị sau:
2.1. Đối với nhà trường: 
Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho việc học múa của trẻ như trang bị thêm nhiều đạo cụ để giáo viên sử dụng trong hoạt động âm nhạc cho trẻ và cho các bài múa biểu diễn trong chương trình.
2.2. Đối với đồng nghiệp:
Cùng trao đổi, chia sẻ lẫn nhau thông qua các tiết dạy chuyên đề âm nhạc để rút ra được kinh nghiệm để dạy múa cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất.
2.3. Đối với cá nhân:
Tham gia các lớp tập huấn để có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghệ thuật múa, phương pháp biên đạo, phương pháp hướng dẫn múa. 
Bên cạnh đó phải thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật múa để hình thành cảm xúc, nghệ thuật trong lòng trẻ, để hoàn thiện dần cho trẻ thơ- chủ nhân tương lai của đất nước, những con người mới phát triển cân đối hài hoà, toàn diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Túc Duyên, ngày 22 tháng 05 năm 2015
 	 Người viết
 Trần Thị Chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Bồi dưỡng âm nhạc cho giáo viên mầm non. NXBGD.Hoàng Văn Yến chủ biên và nhiều tác giả.
2. Sách Âm nhạc thiếu nhi. Đào Ngọc Dung Sưu tầm- biên soạn.
3. Sách Trò chơi âm nhạc. NXBGD- Hoàng Văn Yến.
4. Sách Kịch bản lễ hội ở trường Mầm non. NXBGD- Hoàng Văn Yến.
1. KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CƠ SỞ
Điểm:....................... 	Xếp loại:...........................
 Chủ tịch hội đồng chấm SKKN 
 Hiệu trưởng
2. KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ.
Điểm:....................... 	Xếp loại:...........................
 Người chấm 
3. KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.
Điểm:....................... 	Xếp loại:...........................
 Người chấm 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_2015.doc
Sáng Kiến Liên Quan