Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh

1. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật như hiện nay, quá trình dạy học đã có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Dạy học ngày nay không còn là quá trình mà người thầy giữ vai trò trung tâm của hoạt động dạy học, là người truyền thụ tri thức cho học sinh; còn học sinh thì tiếp thu những tri thức đó một cách máy móc, thụ động. Mà dạy học ngày nay là quá trình lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, điều hành, giúp đỡ, định hướng cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Với xu hướng đó, giáo dục nhà trường phải chú trọng vào việc đặt ra những cơ hội học tập, điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập.

 Trên cơ sở định hướng đó, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực, nỗ lực đổi mới phương pháp dạy – học sao cho phát huy tối đa tính tích cực, năng động của học sinh. Nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Đặc biệt đối với đặc thù môn hóa học – một môn khoa học lý thuyết – thực nghiệm càng có nhiều điều kiện, cơ hội để sử dụng đa dạng hình thức, phương pháp dạy học.

 Một trong những phương pháp dạy học mới, đang được triển khai với nhiều bước đệm quan trọng đó là phương pháp dạy học theo dự án nhằm phát huy cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức. Để thực hiện được phương pháp dạy học này được hiệu quả trước hết cần phải xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học một cách hoàn chỉnh. Với bộ câu hỏi định hướng, học sinh sẽ những định hướng quan trọng trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, chiếm lĩnh tri thức của bạn thân. Bên cạnh đó, các em sẽ có sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, các em sẽ thấy được tầm quan trọng, ứng dụng của kiến thức mình học được.

 

doc53 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3542 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rocacbon, nước . Giải thích?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Tiến hành thí nghiệm sau: 
TN1: Cho Na vào ancol etylic
TN2: Cho Na vào H2O
Cho biết hiện tượng thu được ở mỗi thí nghiệm, viết phương trình hóa học của từng phản ứng ở các thí nghiệm trên
2. Khi cho ancol + Na thì ancol thể hiện tính chất gì?
3. Giải thích tính axit của ancol?
4. Viết phương trình tổng quát tính axit của ancol?
5. So sánh khả năng phản ứng của Na với ancol và H2O?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1 .Trong phản ứng tách nhóm OH ancol, nếu chỉ đun ancol với H2SO4 đặc thì nhóm OH sẽ tách như thế nào? Viết phương trình hóa học minh họa, cho biết loại sản phẩm tạo thành?
2. Đun 2 ancol với H2SO4 đặc, 140oC thu được tối đa mấy ete?
3. Cho biết tỉ khối hơi của sản phẩm thu được khi đun ancol với H2SO4 đặc ở 140oC so với ancol ban đầu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Nếu tách H2O nội phân tử ancol (Đun ancol với H2SO4 đặc ở 170oC) thì tạo hợp chất gì? Ví dụ với ancol etylic.
2. Viết phương trình hóa học của phản ứng tách H2O nội phân tử của ancol sec – butylic. Xác định sản phẩm chính? Giải thích?
3. Nếu đun 1 ancol với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken thì ancol đó phải thỏa điều kiện gì?
4. Cho biết tỉ khối hơi của sản phẩm thu được đun ancol với H2SO4 đặc ở 170oC so với ancol ban đầu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
1. Cách xác định bậc ancol?
2. Viết phương trình khi oxi hóa các ancol sau: ancol propylic, ancol isopropylic, ancol tert - butylic bằng CuO. Gọi tên sản phẩm.
3. Khi oxi hóa ancol bằng CuO khi đun nóng sẽ thu được những sản phẩm gì?
4. Sản phẩm thu được khi oxi hóa hữu hạn ancol theo từng bậc ancol khác nhau?
5. Từ ancol etylic có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic không? Bằng cách nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
1 Tiến hành thí nghiệm cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2. Cho biết hiện tượng thu được.
2 Những ancol nào có khả năng phản ứng giống glixerol?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9
1 Có những phương pháp chung nào dùng điều chế ancol?
2 Trình bày các phương pháp điều chế metanol, etanol?
3 Phương pháp hidrat hóa anken không cùng để điều chế những ancol như thế nào?
4 hãy kể lại các công đoạn nấu rượu từ gạo?
Câu hỏi vận dụng kiến thức vào đời sống
1. Uống rượu có lợi hay có hại cho sức khỏe?
2. Các con số 4o, 10o  ghi trên chai bia có ý nghĩa gì?
3. Cách pha rượu theo các nồng độ khác nhau?
4. Cùng là C2H5OH nhưng có loại được gọi là rượu, có loại được gọi là cồn?
5. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
6. Ancol etylic (etanol) thì uống được nhưng ancol gỗ (metanol) uống vào lại bị ngộ độc?
7. Cách làm cồn khô hiện nay?
8. Trình bày cách tiêu hủy kim loại kiềm dư trong phòng thí nghiệm?
9. Cách cảnh sát giao thông đo độ cồn của tài xế lái xe?
10. Glixerol được trộn vào kem đánh răng với mục đích gì?
11. Vì sao đốt cồn hết sạch trong khi đốt than đá lại còn tro?
Giáo án Luyện tập ancol và phenol
Mục tiêu bài học
Kiến thức: 
	Thông qua việc hệ thống hóa kiến thức và luyện tập theo vấn đề, giáo viên làm cho học sinh:
Hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của ancol, phenol
Hiểu sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ancol và phenol
Kĩ năng:
Học sinh tham gia các hoạt động luyện tập để qua đó tự hình thành các kĩ năng sau:
Kĩ năng so sánh, tìm mối quan hệ giữa các kiến thức cơ bản để lập bảng tổng kết, từ đó biết cách nhớ có hệ thống.
Kĩ năng độc lập suy nghĩ, vận dụng kiến thức vào bài tập
Chuẩn bị
Giáo viên: 
Hệ thống bộ hỏi định hướng bài học với các phiếu học tập.
Giáo án soạn trước với các câu hỏi, bài tập cần ôn trong tiết.
Học sinh 
Ôn tập lý thuyết bài ancol và pheol
Làm bài tập đầy đủ
Soạn câu trả lời cho các câu hỏi định hướng bài học.
Phương pháp dạy học chủ yếu
Lấy học sinh làm trung tâm.
Đàm thoại
Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vào bài
Giáo viên giới thiệu: Chúng ta đã được tìm hiểu về cấu tạo, tính chất, điều chế của ancol, phenol. Dựa trên những kiến thức đó, chúng ta sẽ nghiên cứu để giải quyết câu hỏi sau: “Phenol và ancol giống hay khác nhau?”
Hoạt động 2: Ôn tập về cấu tạo của ancol và phenol
- Sử dụng phiếu học tập số 1 (làm việc theo nhóm)
- Cho học sinh làm bài tập theo cá nhân bài sau:
Bài 1: Viết các đồng phân thơm có CTPT C7H8O. trong các đồng phân đó:
a.Đồng phân nào tác dụng được với Na? Phương trình phản ứng 
b.Đồng phân nào tác dụng với NaOH? Phương trình phản ứng
 Bài 2: (Bài 3 sgk/235) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
o-BrC6H4CH2Br + NaOH (dd) → 
p-HOCH2C6H4OH + HBr → 
m-HOCH2C6H4OH + NaOH (dd) → 
 p-CH3C6H4OH + Br2 (dung dịch) →
Học sinh: hoàn thành phiếu học tập số 1 theo nhóm, từ đó rút ra các kiến thức trọng tâm: 
- Trong phân tử Ancol và phenol cùng có nhóm – OH nên có điểm giống nhau: tính axit (tác dụng với kim loại kiềm giải phóng khí hidro).
- Khác nhau: gốc hidrocacbon của phenol là gốc phenyl rút electron mạnh → Phenol có tính axit mạnh hơn ancol (tác dụng được với dd NaOH)
- Cả lớp làm bài vào tập, học sinh yếu lên bảng làm bài, thu tập của một số học sinh yếu, trung bình. 
- Yêu cầu học sinh trung bình – khá lên bảng, nhận tập xung phong của 1 số học sinh.
Hoạt động 3: Ôn tập về tính chất hóa học của ancol
- Yêu cầu mỗi học sinh: hệ thống tính chất hóa học của ancol bằng sơ đồ tư duy (Có thể dựa trên những gợi ý của phiếu học tập số 2)
- Giải đáp thắc mắc cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh làm những bài sau:
Bài 3:Viết phương trình phản ứng khi cho metanol lần lượt tác dụng với: K, hỗn hợp{NaCl + H2SO4 đặc}, H2SO4 đặc ở 140oC và 170oC; CuO,to 
Bài 4: (Bài 5 sgk/235) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol thu được 3,584 lít CO2 (đkc) và 3,96 gam H2
Xác định CTPT 2 ancol và thành phần % của chúng trong hỗn hợp 
Hai ancol này có CTCT như thế nào?
Hệ thống tính chất hóa học của ancol bằng sơ đồ tư duy (Có thể dựa trên những gợi ý của phiếu học tập số 2)
Nêu những thắc mắc, kiến thức chưa hiểu rõ trong bài ancol.
Cả lớp làm bài vào tập, học sinh yếu lên bảng làm bài, thu tập của một số học sinh yếu, trung bình.
Sửa 1 số bài tập khó học sinh thắc mắc: yêu cầu học sinh khá – giỏi
Hoạt động 4: Ôn tập về tính chất hóa học của phenol
- Yêu cầu mỗi học sinh: hệ thống tính chất hóa học của phenol bằng sơ đồ tư duy (Có thể dựa trên những gợi ý của phiếu học tập số 3)
- Giải đáp thắc mắc cho học sinh.
Hệ thống tính chất hóa học của phenol bằng sơ đồ tư duy (Có thể dựa trên những gợi ý của phiếu học tập số 3)
Nêu những thắc mắc, kiến thức chưa hiểu rõ trong bài phenol.
Sửa 1 số bài tập khó học sinh thắc mắc: yêu cầu học sinh khá – giỏi
Hoạt động 5: Tìm hiểu về phương pháp điều chế ancol, phenol
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp điều chế ancol, phenol đã học.
- Cách chuyển từ ancol bậc thấp lên ancol bậc cao hơn có cùng dạng mạch C?
- Yêu cầu học sinh làm, sửa các bài
Bài 5 (Bài 6sgk/235) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng để thực hiện chuyển hóa sau: (CH3)2CHCH2CH2OH thành (CH3)2C(OH)CH2CH3 
Bài 6 (Bài 7sgk/235)
- Nêu các phương pháp điều chế ancol, phenol.
- Nêu cách chuyển từ ancol bậc thấp lên ancol bậc cao hơn có cùng dạng mạch C
- Làm và sửa bài tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1 Điểm giống nhau về cấu tạo giữa ancol và phenol?
2 Tính chất hóa học nào của ancol và phenol thể hiện điểm giống nhau đó?
3 Sự khác nhau về cấu tạo giữa ancol và phenol?
4 Phản ứng hóa học nào đặc trưng cho sự khác nhau đó?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1 Những ancol nào hòa tan được Cu(OH)2 thành dd xanh lam?
2 Đun ancol với H2SO4 đặc sẽ xảy ra kiểu phản ứng gì khi:
a. Tỉ khối hơi của sản phẩm so với ancol >1
b. Tỉ khối hơi của sản phẩm so với ancol<1
3 Viết phương trình hóa học của phản ứng đun 2-metyl butan – 2 – ol trong H2SO4 đặc, ở 170oC. 
4 Oxi hóa ancol bằng CuO thì bậc ancol có ý nghĩa như thế nào?
5 Mối quan hệ về số mol CO2 và H2O khi đốt cháy ancol no, mạch hở.
6 Bằng phương pháp hóa học, làm cách nào nhận biết được ancol? 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1 Những tính chất nào thể hiện phenol có tính axit?
2 So sánh tính axit của phenol với axit H2CO3?
3 Phenol có làm đổi màu quì tím ẩm không?
4 Có thể nhận biết phenol bằng những cách nào?
5 Nhóm hydroxyl và gốc phenyl trong phân tử phenol co ảnh hưởng qua lại như thế nào?
Giáo án bài: Anđehit - Xeton
Mục tiêu bài học
Kiến thức: 
* Biết:
Định nghĩa anđehit và xeton, đặc điểm cấu phân tử, phân loại, danh pháp.
Tính chất vật lí anđehit, xeton.
Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen.
Một số ứng dụng chính của fomanđehit, axetanđehit, axeton.
* Hiểu:
Tính chất hóa học của anđehit: phản ứng cộng (cộng hidro, nước, hidro xianua); phản ứng oxi hóa (tác dụng với nước brom, dd thuốc tím, dd bạc nitrat trong amoniac); phản ứng ở gốc hidrocacbon.
Xeton có phản ứng cộng với hidro và phản ứng ở gốc hidrocacbon.
Kĩ năng:
Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit và xeton, kiểm tra dự đoán và kết luận.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anđehit, xeton.
Giải được các bài tập: phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hóa học, tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng; một số bài tập khác có nội dung liên quan.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Mô hình phân tử hợp chất hữu cơ.
Mô hình phân tử hợp chất hữu cơ (minh họa anđehit, xeton).
Thí nghiệm: dung dịch CH3CHO làm mất màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4
Thí nghiệm CH3CHO thực hiện phản ứng tráng gương.
Thí nghiệm: axeton với các dung dịch trên.
Bộ câu hỏi định hướng với các phiếu học tập.
Học sinh:
Kiến thức về gọi tên, viết đồng phân, ancol không bền, cách xác định số oxi hóa
Chuẩn bị trả lời các phiếu học tập
Phương pháp dạy học chủ yếu:
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp trực quan: tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học theo vấn đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vào bài
Giáo viên: Người ta thường nhận định: “Anđêhit là chất trung gian giữa axit cacboxylic và ancol”. Câu nói này đúng hay không? Chúng ta sẽ giải quyết khi nghiên cứu xong bài học “Anđehit và Xeton”
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của anđehit - xeton
- Sử dụng phiếu học tập số 1 để nghiên cứu phần khái niệm anđehit, xeton
- Nêu qui tắc gọi tên anđehit, xeton. Sau đó, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2 (Cá nhân)
Làm việc cá nhân phiếu học tập số 1
Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –CH = O ( Cacbanđehit) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc với nguyên tử hidro.
Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C = O (cacbonyl) liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.
Công thức chung:
+ Anđehit no, đơn chức, mạch hở (Ankanal)
CnH2n+1CHO (n ≥ 0) hay CnH2nO
+ Anđehit no, mạch hở: 
CnH2n+2-k(CHO)k (n ≥ k ≥ 1, n ≥ 0)
+ Anđehit: R(CHO)k hay CxHyOz
- Tên gọi của anđehit:
+ Tên thay thế: tên hidrocacbon + al
+ Tên thường (có nguồn gốc lịch sử).
- Tên gọi của xeton
+ Tên thay thế: tên hidrocacbon + số chỉ vị trí nhóm - CHO + al
+ Tên thường (có nguồn gốc lịch sử).
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất vật lí của andehit, xeton
- Cho học sinh quan sát mẫu anđehit fomic, anđehit axetic, axeton kết hợp sách giáo khoa, yêu cầu học sinh trình bày tính chất vật lí của anđehit, xeton. 
- Đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ: tại sao nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy (khi có cùng số C) thì của hidrocacbon < anđehit, xeton < ancol
 Dựa vào mẫu vật được quan sát, sách giáo khoa, trình bày đặc điểm quan trọng trong tính chất vật lí của anđehit, xeton.
- Dựa vào kiến thức về liên kết hidro của ancol, anđehit, xeton, hidrocacbon để giải thích.
Hoạt động 4: Dự đoán khả năng phản ứng của anđehit, xeton dựa vào cấu tạo
- Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 3 (cá nhân)
 Làm việc cá nhân, hoàn tất phiếu học tập số 3.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về phản ứng cộng của anđehit, xeton
- Dựa vào tính chất hóa học vừa dự đoán của anđehit, xeton yêu cầu học sinh: Viết phương trình hóa học phản ứng anđehit, xeton cộng với 
+ H2 (Ni, to)
+ Hidro xianua HCN
- Trong phản ứng cộng hidro, anđehit và xeton thể hiện tính gì? Tạo ra sản phẩm có gì giống và khác nhau?
- Trình bày cho học sinh về phản ứng cộng H2O: Do sản phẩm tạo ancol có 2 nhóm – OH cùng liên kết với 1 nguyên tử C nên không bền, không tách ra khỏi dung dịch được.
 Cá nhân tự nghiên cứu, tìm ra những kiến thức trọng tâm sau:
- Cộng H2 (Ni, to): anđehit, xeton thể hiện tính oxi hóa (phản ứng khử)
+ Anđehit: tạo ancol bậc I
+ Xeton: tạo ancol bậc II
-Cộng Hidro xianua HCN: tạo xianohidrin
- Cộng H2O: Do sản phẩm tạo ancol có 2 nhóm – OH cùng liên kết với 1 nguyên tử C nên không bền, không tách ra khỏi dung dịch được.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tính khử của anđehit (phản ứng oxi hóa)
- Chuẩn bị hóa chất, phiếu học tập số 4. 
- Yêu cầu học sinh: tiến hành thí nghiệm và hoàn tất phiếu học tập số 4 (theo nhóm). 
- Cung cấp thêm cho học sinh: 
+ Đun nóng dd KMnO4, xeton bị oxi hóa bẻ gẫy mạch cacbon ở nhóm cacbonyl tạo thành hỗn hợp các axit cacboxylic.
+ Anđehit tạo kết tủa đỏ gạch khi đun với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Hoàn thành phiếu học tập số 4 (theo nhóm), rút ra được những kiến thức trọng tâm sau:
- Andehit dễ bị oxi hóa khi tác dụng với một số chất có tính oxi hóa:
+ Làm mất màu nước brom, tạo axit cacboxylic.
+ Làm mất màu dd KMnO4 ở nhiệt độ thường
+ Thực hiện phản ứng tráng bạc khi tác dụng với dd AgNO3/NH3 
- Xeton khó bị oxi hóa nên ở nhiệt độ thường không có những tính chất này.
- Ý nghĩa: 
+ Trong các tính chất trên, anđehit thể hiện tính khử (bị oxi hóa).
+ Dùng phản ứng tráng bạc để nhận biết anđehit.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về phản ứng ở gốc hidrocabon
- Đặt vấn đề: cho anđehit acrylic tác dụng với H2 dư (Ni, to) thì thu được sản phẩm gì?
- Trình bày: nguyên tử hidro liên kết với nguyên tử cacbon bên cạnh nhóm cacbonyl bị thế bởi halogen 
-Giới thiệu: phản ứng thế nguyên tử H của C (α) bởi halogen dùng để nhận biết metyl xeton.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng 
 anđehit acrylic tác dụng với H2 dư (Ni, to)
- Viết phương trình hóa học của phản ứng axeton + Br2 
Hoạt động 7: Tìm hiểu về phản ứng đốt cháy anđehit, xeton
- Yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy anđehit axetic, axeton, tìm mối quan hệ giữa số mol của CO2 và H2O?
- Đốt cháy anđehit, xeton: thu CO2 và H2O 
Nếu ancol no, đơn chức, mạch hở thì:
Số mol CO2 = số mol H2O.
Hoạt động 8: Tìm hiểu về phương pháp dùng điều chế anđehit, xeton
- Ứng dụng của anđehit, xeton
- Điều chế ancol: Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 5 theo cá nhân.
- Ứng dụng của anđehit, xeton: Học sinh tìm mẫu vật, hình ảnh có liên quan đến ứng dụng của anđehit, xeton, trình bày theo nhóm
(Tùy theo đặc điểm, tình hình lớp học, giáo viên có thể thêm vào các câu hỏi vận dụng kiến thức vào đời sống
- Mỗi học sinh tự hoàn thành phiếu học tập số 5, từ đó rút ra phương pháp điều chế ancol.
- Tìm mẫu vật, hình ảnh có liên quan đến ứng dụng của anđehit, xeton, trình bày theo nhóm
Câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đời sống
1. Vì sao để bảo quả xác động vật, người ta ngâm chúng vào fomon?
2. Mục đích khi người ta trong fomon vào bánh phở? Việc trộn fomon vào bánh phở có hại cho sức khỏe người tiêu dùng như thế nào?
3. Làm sao nhận biết được bánh phở có bỏ fomon?
4. Lý do tại sao người ta dùng axeton để làm nước chùi sơn móng tay, móng chân?
5. Tại sao phản ứng anđehit tác dụng với dd AgNO3/NH3 được gọi là “phản ứng tráng gương”?
 Propan – 1 – ol, propan – 2 – ol, metanol bằng CuO. Nhận xét sản phẩm thu được có nhóm nguyên tử nào giống nhau? Khác nhau
1. Trình bày khái niệm anđehit, xeton?
2 Trong các đồng phân trên, đồng phân nào là ancol? Giải thích?
3. Thiết lập công thức chung của:
+ Anđehit no, đơn chức, mạch hở?
+ Anđehit no, mạch hở?
+ Anđehit?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Gọi tên các chất sau
CH3 – CO – CH = CH2 
C6H5 – CHO
C6H5 – CO – CH3
 2. Viết và gọi tên anđehit, xeton có CTPT C4H10O (theo tên IUPAC và theo tên thông thường) → Qui tắc gọi tên anđehit, xeton.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Viết CTCT của nhóm > C = O và của nhóm – C = C – 
2. Nêu điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 loại liên kết trên?
3. Dự đoán khả năng phản ứng mà anđehit, xeton có thể tham gia? 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1 Tiến hành thí nghiệm anđehit axetic và axeton tác dụng với:
+ nước brom
+ dd KMnO4
+ dd AgNO3/NH3
Cho biết hiện tượng thu được.
2 Viết phản ứng hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên?
3 Giải thích tại sao anđehit có thể cho các phản ứng này mà xeton thì không?
4 Trong các thí nghiệm với nước brom, dd KMnO4, dd AgNO3/NH3 thì anđehit thể hiện tính chất gì?
5 Nêu các phương pháp nhận biết anđehit?
KHÀ NĂNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI
	1. Tính hiệu quả của đề tài
	Bộ câu hỏi có những câu hỏi khái quát, gây hứng thú cho học sinh, câu hỏi bài học là những nội dung chính của bài, câu hỏi nội dung là những câu hỏi mở giúp học sinh trả lời được câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát. Vì thế, bộ câu hỏi định hướng có tính logic cao, giúp giáo viên và học sinh đạt được mục tiêu dạy học, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, khơi gợi sự chú ý, nâng cao khả năng khái quát hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.Với các giáo án bài học sử dụng bộ câu hỏi định hướng, tôi thấy học sinh làm việc chủ động, tích cực hơn, nhất là các em biết chuẩn bị bài tốt khi đến lớp cho nên quá trình tiếp thu bài học của các em nhanh hơn. Hơn nữa, khi tôi dạy các giáo án thực nghiệm, tôi nhận thấy học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, biết cách tự nhận xét và đánh giá các nhóm khác. Trong giờ học, hầu như các nhóm học sinh chủ động với các hoạt động ở từng khâu do giáo viên đã phân chia nhiệm vụ, giáo viên chỉ nắm vai trò nhận xét, tổng kết cuối cùng. Việc này thực sự phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong việc tìm kiếm tri thức”.
2. Kết quả thu được
	Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài qua ba bài kiểm tra: 2 bài 15 phút bà 1 bài 45 phút. Kết quả hơn 90% học sinh đạt từ điểm khá giỏi. Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy rằng các lớp mà chúng tôi giảng dạy theo bộ câu hỏi định hướng, đa số học sinh có kĩ năng tự học và làm việc nhóm rất tốt.
3. Khả năng phổ biến ứng dụng của đề tài
	Đề tài chưa áp dụng đại trà cho tất cả học sinh lớp 11, vì khả năng học tập của đa số học sinh ở trường còn nhiều hạn chế. Đề tài chỉ được áp dụng trên học sinh học ban khoa học tự nhiên.
	Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến từ phía thầy, cô giáo trong tổ bộ môn, các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học cấp trường, cấp sở để đề tài thực sự trở thành tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho việc dạy học của bản thân.
 Tánh Linh, ngày 19/4/2013
	 Tác giả
 Tổ trưởng chuyên môn: Trương Thị Kim Tuyến
 Thạc sĩ: Nguyễn Thanh Phúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11. NXB Giá dục, 2007.
2. Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, một số vấn đề cơ bản. NXB Giáo dục 2007.
3. Nguyễn Hữa Đỉnh ( Chủ biên). Dạy và học hóa học 11 theo hướng đổi mới. NXB Giáo dục, 2008.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, hóa học lớp 11 nâng cao , NXB Giáo dục, 2007.
5. Bộ giáo dục và đào tạo, SGV hóa học lớp 11 nâng cao , NXB Giáo dục, 
2007.
PHẦN KIẾN NGHỊ
Đối với Sở giáo dục và đào tạo
- Hằng năm tổ chức chuyên đề về dạy học môn hóa học để giáo viên trong tỉnh có điều kiện học hỏi và nâng cao hiệu quả dạy học tại các trường phổ thông.
- Triển khai chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và cách tổ chức dạy học sinh giỏi thế nào cho hiệu quả.
Đối với nhà trường
Nhà trường cần tổ chức hội thảo bàn về chuyên môn nhằm chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.
 Tánh Linh, ngày 19/4/2013
	Chủ tịch hội đồng
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP SỞ
.
 Tánh Linh, ngày 19/4/2013
	Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan