Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học Hóa học nói riêng là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của giáo viên Hóa học ở các trường phổ thông.
Trong dạy học Hóa học, chúng ta có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, nên đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau, nhằm giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tư duy độc lập, tư duy logic và tư duy sáng tạo của mình.
Trong quá trình dạy học, việc sử dụng các bài tập sẽ mang lại hiệu quả cao, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, hứng thú học tập, Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng bài tập Hóa học để bồi dưỡng năng lực tự học và phát triển tư duy cho học sinh còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, quá trình tổ chức phong trào thiết kế, xây dựng các loại bài tập Hóa học, nhất là bài tập có nhiều cách giải trong tổ chuyên môn không được thường xuyên và không mang tính cập nhật.
đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan ? Đáp số: 14,3 g Bài 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Xác định công thức phân tử của X? Đáp số: C2H7N Bài 33: Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O), mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A, để trung hoà dung dịch KOH dư trong A cần dùng 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hoà một cách cẩn thận, người ta thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y và 18,34 gam hỗn hợp hai muối Z. Tính giá trị của a? Đáp số: 13,76 g Bài 34: Cho 0,1 mol este tạo bởi 2 lần axit và rượu một lần rượu tác dụng hoàn toàn với NaOH thu được 6,4 gam rượu và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với lượng este). Xác định công thức cấu tạo của este? Đáp số: (COOCH3)2 Bài 35: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam hỗn hợp rượu. Xác định công thức cấu tạo của 2 este? Đáp số: C2H5COOCH3 và HCOOC3H7 hoặc C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 Bài 36: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp các axit gồm CH3COOH, CxHyCOOH, (COOH)2, thu được 14,4 gam nước và m gam CO2. Mặt khác cho 29,6 gam hỗn hợp các axit đó tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Tính giá trị của m? Đáp số: 44,0 g Bài 37: Hỗn hợp A chứa 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H9O2N thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được hỗn hợp X gồm 2 muối và hỗn hợp Y gồm 2 amin. Biết phân tử khối trung bình X bằng 73,6 đvC. Tính phân tử khối trung bình Y? Đáp số: 57,4 đvC Bài 38: Thủy phân 0,01 mol este của 1 rượu đa chức với 1 axit đơn chức tiêu tốn hết 1,2 gam NaOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35 gam este đó thì tiêu tốn hết 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. Xác định CTPT và CTCT của este? Đáp số: (C2H3COO)3C3H5 Bài 39: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Tính giá trị của m? Đáp số: 112,2 g Bài 40: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Xác định công thức của X và Y? Đáp số: CH3COOH và C2H5OH Bài 41: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức no, đồng phân. Khi trộn 0,15 mol hỗn hợp A với O2 vừa đủ rồi đốt cháy thu được 0,9 mol hỗn hợp sản phẩm gồm CO2 và hơi nước. Xác định CTPTcủa 2 este? Đáp số: CH3COOCH3 và HCOOC2H5 Bài 42: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Hỗn hợp Y gồm hai ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3:2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng đều bằng 80%). Tính giá trị m ? Đáp số: 11,616 g Bài 43: Đem hoá hơi 6,7 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3COOCH3 và HCOOC2H5 thu được 2,24 lít hơi (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7 gam X thu được khối lượng nước bao nhiêu gam? Đáp số: 4,5 g Bài 44: X là 1 pentapeptit cấu tạo từ 1 amino axit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 (A), A có tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ là 51,685%. Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 88,11 gam A. Tính giái trị m ? Đáp số: 156,66 g Bài 45: Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B, cô cạn dung dịch B còn lại 20,625 gam rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của X? Đáp số: HOOCCH2CH(NH2)COOH Bài 46: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m? Đáp số: 45,6 g Bài 47: X và Y lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt 0,1 mol X cần bao nhiêu mol O2? Đáp số: 1,35 mol Bài 48: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol HCl đã phản ứng? Đáp số: 0,6 mol Bài 49: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một Aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M,Q(có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Acid thu được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X.Giá trị của m? Đáp số: 8,042 g Bài 50: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm: Axit propionic; metyl fomiat; metyl propionat; etyl axetat thì cần dùng vừa đủ 9,52 lít khí O2 ( đktc). Sau phản ứng thu được 15,4 gam CO2. Nếu cho hỗn hợp ban đầu đem phản ứng với NaOH 0,5M thì thể tích của NaOH ít nhất cần dùng để phản ứng hết với hỗn hợp trên là bao nhiêu? Đáp số: 0,2 lit 2.3. SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Sử dụng bài tập Hóa học có nhiều cách giải là cách tốt nhất để rèn năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Qua thực tiễn giảng dạy, dưới đây tôi đề xuất một số phương pháp sử dụng kiểu bài tập này trong dạy học Hóa học. 2.3.1. Sử dụng Bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong các tiết luyện tập, ôn tập cuối chương Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh -Cho đề bài tập, từ 2 đến 5 bài có nội dung kiến thức liên quan đến tiết luyện tập, ôn tập. -Chia nhóm học sinh: một lớp học chia thành 4 nhóm, trong đó có sự cân đối đều giữa các nhóm về số lượng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu; chọn một học sinh giỏi có khả năng tổ chức hoạt động nhóm tốt làm nhóm trưởng. -Phân công công việc về nhà cho từng nhóm: giao mỗi nhóm 1 bài tập, yêu cầu nhóm thảo luận và đưa ra các cách giải khác nhau- ít nhất là 3 cách giải. -Tổ chức cho học sinh trình bày trên lớp, nhận xét và đánh giá điểm -Tiến hành thảo luận nhóm, đưa ra các cách giải khác nhau; nhóm trưởng tập hợp và thống nhất chọn các cách hay để trình bày. -Các nhóm cử đại diện trình bày các cách giải theo bài toán đã giao, trả lời các câu hỏi thắc mắc của các bạn nhóm khác và của giáo viên -Ghi lại cách giải hay và ngắn gọn nhất. * Ví dụ minh họa: Dạy tiết 59- chương trình lớp 11 nâng cao: Luyện tập Hidrocacbon không no Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Gv: Hệ thống hóa kiến thức và một số lưu ý khi giải bài toán Hidrocacbon không no Gv: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa Gv cho bài tập: Cho hỗn hợp A gồm anken X và H2 qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp B gồm 2 khí. Biết B không làm mất màu dung dịch brom. Tỉ khối hơi của A và B so với H2 lần lượt là 6 và 8. Xác định Công thức phân tử của X và % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A? Gv: Chia lớp học thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các phương pháp giải bài toán này Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét trong các cách giải vừa trình bày cách nào hay nhất và nên lựa chọn cách nào để áp dụng giải dạng toán này Gv: yêu cầu học sinh trình bày cách giải tối ưu nhất Hs: Nhắc lại các kiến thức về Hidrocacbon không no theo hướng dẫn của giáo viên Hs: Sửa bài tập trong sách giáo khoa Hs: thảo luận nhóm đưa ra các cách giải Cách 1: Dùng bảo toàn khối lượng và khối lượng mol trung bình Cách 2: Khối lượng mol trung bình Cách 3: Bảo toàn khối lượng và sự tăng giảm số mol Cách 4: Sơ đồ đường chéo Hs: Trình bày bài giải tối ưu nhât. Đáp số: C3H6; % C3H6 = 25%. Nhận xét: Sử dụng bài tập Hóa học nhiều cách giải trong các tiết học trên không những giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học mà còn góp phần rèn luyện một số kỹ năng mềm cho học sinh như kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng trình bày, thuyết trình một vấn đề, Qua thực tế giảng dạy cho thấy, các tiết học sử dụng bài tập nhiều cách giúp có không khí học tập sôi nổi, tập trung hơn và chất lượng đạt cao hơn. 2.3.2. Sử dụng Bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong việc kiểm tra và đánh giá. Có thể sử dụng loại bài tập này trong việc kiểm tra miệng và kiểm tra viết một tiết. Khi kiểm tra miệng, giáo viên yêu cầu học sinh giải một bài tập nào đó, sau khi hoàn thành giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi: Bài này còn có cách giải nào khác không? Qua đó giúp giáo viên đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức và khả năng tư duy của học sinh, tránh tình trạng đánh giá sai lệch do học sinh học thuộc một bài giải rồi lên bảng chép lại một cách máy móc. Đối với bài kiểm tra viết một tiết, giáo viên có thể yêu câu học sinh trình bày việc giải bài toán ít nhất 2 cách khác nhau. Đối với học sinh xuất sắc, khi làm bài kiểm tra thường làm bài xong sớm hơn nên sử dụng yêu cầu này bắt buộc học sinh phải tiếp tục tư duy và làm bài, hạn chế được sự không nghiêm túc trong kiểm tra như chỉ bài cho bạn bên cạnh. Qua đó giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác và toàn diện hơn. * Ví dụ minh họa: Tiết 77: Kiểm tra 1 tiết: Lưu huỳnh và hợp chất( chương trình nâng cao) - Đề kiểm tra: Phần tự luận: B. TỰ LUẬN: Bài 1 : Cho 2,7 g Al phản ứng với 3,2 g S. Cho dd HCl dư vào sản phẩm thu được. Tính thể tích khí thoát ra sau phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 2: Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Hòa tan hết 12,0 g hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng ta thu được 2,24 lit khí và dd A. Mặt khác, cho 12,0 g hỗn hợp X hòa tan hết trong dd H2SO4 đặc, dư đun nóng thì thu được dung dịch B và cho 5,6 lit khí SO2 bay ra. Các thể tích khí đo ở đktc a) Xác định kim loại M và % về khối lượng từng kim loại trong hh. b) Cô cạn dung dịch B được m g muối. Tính m theo nhiều cách khác nhau. -Đáp án: II. Tự luận: Câu Nội dung Điểm 1 n (Al) = 0,1 mol; n (S) = 0,1 mol pt: 2Al + 3S à Al2S3 => n (Al dư) = (0,1 -0,1.2/3) mol và n (Al2S3) = 0,1/3 mol theo pt: 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 Al2S3 + HCl à 2AlCl3 +3 H2S => n (hh khí) = (0,05 + 0,1).22,4 = 3,36 lit (2,0đ 0,5 0,5 0,5 0,5 2 -Giả sử M đứng trước H, thiết lập hệ phương trình cho kết quả nghiệm âm, suy ra M đứng sau H -Viết các ptpu, lập hệ pt và tìm ra M là Cu và tính đúng % -Cách 1 giải theo phương trình phản ứng -Cách 2 áp dụng công thức gải nhanh: n (SO42-) = n SO2 Theo định luật bảo toàn khối lượng: m (muối) = m ( kim loại) + m (SO42-). -Cách khác (3 đ) 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ * Nhận xét: Với bài toán nhiều cách giải như trên ta có thể đánh giá được mức độ học sinh. Học sinh trung bình có thể giải được cách 1, học sinh khá có thể giải được cách 2 hoặc cách khác, học sinh giỏi có thể giải được nhiều cách, ít nhất là 3 cách. Vì vậy kết quả điểm bài kiểm tra sẽ đánh giá đúng năng lực của học sih, có độ tin cậy cao. 2.3.3. Sử dụng Bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong việc dạy học các tiết tự chọn. Trong các tiết tự chọn, giáo viên có thể tổ chức dạy học bằng cách sử dụng bài tập có nhiều cách giải dưới dạng tổ chức một trò chơi hoặc một cuộc thi. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng hai hình thức. Hình thức thứ nhất là trò chơi “thách đố”: Giáo viên đưa ra một bài tập, lần lượt cho học sinh “thách đố” có thể giải được bài toán đó bao nhiêu cách, học sinh giải được nhiều cách nhất sẽ thắng cuộc và được giáo viên đánh giá bằng điểm số tối đa. Hoặc có thể cho mỗi học sinh chỉ đưa ra một cách giải mà cho là hay nhất, sau đó giáo viên tổ chức cho cả tập thể bình chọn ai là người đưa ra cách giải hay nhất. Hình thức thứ hai là giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm là về nhà sưu tầm hoặc biên soạn bài tập có nhiều cách giải theo chủ đề kiến thức cho trước. Khi đến tiết học, lần lượt từng nhóm đưa ra bài tập và yêu cầu các nhóm còn lại giải. Giáo viên đánh giá, nhận xét về việc chuẩn bị bài tập từng nhóm, về các cách giải khác nhau và có hình thức động viên khen thưởng phù hợp. Ở trường phổ thông hiện nay, trong chương trình học có tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức dạy học tự chọn của nhiều giáo viên đơn giản và nhàm chán. Chẳng hạn như giáo viên chỉ ra đề bài tập rồi yêu cầu học sinh giải hoặc giáo viên hướng giải. Việc làm này lặp đi lặp lại trong một tiết và qua nhiều tiết gây không ít chán nản cho học sinh. Bởi vậy, việc tổ chức dạy học tự chọn kết hợp với trò chơi như trên sẽ giúp học sinh hứng thú, phấn khởi và qua đó hiệu qủa đạt được cao hơn. 2.3.4. Thực nghiệm sư phạm 2.3.4.1.Mục đích -Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thực tế, thiết thực và đảm bảo yêu cầu rèn luyện tư duy học sinh ở trường THPT. - Xác nhận sự đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng bài tập Hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh ở trường THPT. - So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng. Từ đó khẳng định tính thực tiễn của đề tài. 2.3.4.2. Phương pháp + Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm. + Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và kế hoạch đã định. + Thu thập thông tin, xử lý số liệu thực nghiệm. 2.3.4.3.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm -Đối tượng :Học sinh lớp 12 ở trường THPT- lớp 12 TN1 và 12TN5 -Địa bàn thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm tại 2 lớp 12 của trường THPT Tăng Bạt Hổ. 2.3.4.4. Tiến hành thực nghiệm -Thực hiện giảng dạy: Nhóm đối chứng dạy bình thường như trước thực nghiệm. Đối với nhóm thực nghiệm, GV chuẩn bị và thực hiện giảng dạy theo nội dung và phương pháp đã đề xuất. - Thực hiện kiểm tra đánh giá +Thực hiện kiểm tra đánh giá bài kiểm tra 45 phút, thực hiện kiểm tra trên lớp. + Chấm bài kiểm tra. + Thống kê và sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm thấp đến điểm cao, cụ thể từ điểm 1 đến điểm 10, theo 4 nhóm: * Giỏi : Gồm các điểm 9 ; 10. * Khá : Gồm các điểm 7 ; 8. * Trung bình : Gồm các điểm 5; 6 . * Yếu, kém : Gồm các điểm 0; 1; 2; 3; 4. 2.3.4.4.Kết quả LỚP GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU-KÉM 12TN1( thực nghiệm) 8 (16,0%) 21 (42,0%) 20 (40,0) 1 (2,0%) 12TN5 (đối chứng) 0 (0,0%) 18 (41,8%) 20 (46,5%) 5 (11,6%) * Nhận xét: Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và qua thực tế giảng dạy có thể rút ra một số nhận xét sau đây : + Sử dụng bài tập hóa học , đặc biệt là bài tập hóa học có nhiều cách giải một cách có hiệu quả, thông qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tìm ra cách giải sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho thấy chính người sử dụng bài toán mới làm cho bài toán có ý nghĩa thật sự. + HS ở lớp không chỉ rèn luyện được tư duy nhanh nhạy, sáng tạo mà còn rèn được cả cách nói và trình bày lập luận của mình một cách lôgic, chính xác, khả năng độc lập suy nghĩ + Với HS các lớp đối chứng gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài toán, hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống để giải vừa mất thời gian mà nhiều bài gặp bế tắc không thể giải được. + Năng lực tư duy của HS lớp thực nghiệm cũng không rập khuôn máy móc mà linh hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài toán dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản. + Như vậy phương án thực nghiệm đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán là những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán và bước đầu xây dựng những bài toán nhỏ góp phần rèn luyện tư duy, óc tìm tòi sáng tạo cho học sinh, gây được không khí hào hứng trong quá trình nhận thức. 2.4. Khả năng áp dụng -Trong thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm sư phạm trên các tập thể lớp đã nêu trên. Kết quả cho thấy, việc sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong tiết dạy và các hoạt động khác làm cho học sinh học tập tích cực hơn, không khí lớp học sôi nổi, kết quả các bài kiểm tra đạt chất lượng cao hơn. -Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên nên việc sử dụng và giải bài tập trở thành công việc thường xuyên của giáo viên và học sinh. Do đó, việc sử dụng bài tập có nhiều cách giải vào dạy học Hóa học tương đối dễ dàng. Có thể coi đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực, thay thế phương pháp giải bài tập hiện có một cách đơn điệu, nhàm chán, có thể vận dụng ở tất cả các lớp học trong bậc học trung học phổ thông ở nước ta. 2.5. Lợi ích kinh tế- xã hội Thực trạng hiện nay, việc xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học có nhiều cách giải trong quá trình giảng dạy của giáo viên chưa thương xuyên và chưa trở thành một trong những phương pháp dạy học tích cực. Đề tài này góp phần là một trong những phương pháp hiệu quả giúp phát triển tư duy học sinh, tích cực thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới giáo dục. KẾT LUẬN 1. Đã xây dựng được các cách giải khác nhau của 3 bài toán vô cơ và 3 bài toán hữu cơ thường gặp. 2. Đã xây dựng hệ thống gồm 50 bài toán Hóa vô cơ và 50 bài toán Hóa hữu cơ dùng trong giảng dạy ở các trường trung học phổ thông. 3. Đã nêu được các phương pháp và hình thức vận dụng bài tập hóa học có nhiều cách giải trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Đề tài có tính thực tiễn rất cao, có thể được áp dụng ở tất cả các hoạt động dạy học của giáo viên, nhất là các tiết học luyện tập, ôn tập, dạy học theo chủ đề tự chọn. Vấn đề quan trọng là giáo viên phải chuẩn bị tốt hệ thống bài tập và các cách giải có thể có; chuẩn bị tốt các hoạt động trong tiết học ắt sẽ đạt kết quả tốt nhất. Hệ thống bài tập là phương tiện để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, củng cố, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng, khả năng sáng tạo, đồng thời để kiểm tra kiến thức, kĩ năng cũng như giáo dục rèn luyện tính kiên nhẫn, tác phong làm việc sáng tạo. Tuy nhiên, muốn phát huy được hết các tác dụng của hệ thống bài tập trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên không những cần thường xuyên học tập, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn mà còn cần tìm tòi, cập nhật những phương pháp dạy học mới phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, hoà nhịp với sự phát triển của xã hội. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi mới đề xuất việc đưa bài tập có nhiều cách giải vào dạy học, chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống bài tập có nhiều cách giải cho từng chương của từng lớp học. Việc nghiên cứu thực nghiệm sư phạm chỉ thực hiện trên các lớp 12 đang giảng dạy trong năm học 2011-2012 bước đầu mang lại hiệu quả nhưng chưa đánh giá toàn diện các tác động tích cũng như những khó khăn phát sinh. Hi vọng trong thời gian tới, đề tài này tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP. TPHCM. 2. Cao Cự Giác (2008), Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 12, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 3. Võ Chánh Hoài (2008), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy cho HS trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 12 nâng cao ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ giáo dục học. 4. Võ Văn Mai (2007), Sử dụng bài tập hóa học để góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực cần có cho học sinh giỏi ở phổ thông, Luận văn thạc sỹ giáo dục học. 5. Lê Xuân Trọng - Ngô Ngọc An - Phạm Văn Hoan - Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập hóa học 12 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo Dục, TPHCM. 6. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, TPHCM. 7 .Huỳnh Văn Út (2008), Giải bằng nhiều cách các bài toán hoá học 12, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP HCM.
File đính kèm:
- SKKN_XAY_DUNG_VA_SU_DUNG_BAI_TAP_CO_NHIEU_CACH_GIAI.doc