Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường đạt trường chuẩn quốc gia sau 5 năm ở đơn vị vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

I. Cơ sở lý luận:

 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một phương thức tích cực góp phần xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa về cơ sở vật chất, về công tác quản lý, công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện là mục tiêu phấn đấu chung cho địa phương, nhà trường, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các thầy cô giáo, học sinh, cha mẹ học sinh, của các cấp quản lý nhà nước và các lực lượng xã hội ở địa phương.

 Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, Bộ tr¬¬ưởng Bộ GD&ĐT đã có Thông tư¬¬ số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế Công nhận tr¬¬ường THCS, tr¬ường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

 Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình hàng năm đã có các công văn h¬¬ướng dẫn các trường THCS thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố trường đạt chuẩn quốc gia, hướng dẫn qui trình, hồ sơ và nội dung kiểm tra công nhận tr¬¬ường THCS đạt chuẩn quốc gia.

 Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình; Thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015- 2020, Phòng giáo dục và đào tạo Lệ Thủy đã có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung và nhiệm vụ của bậc học THCS trong các năm học 2015-2016; 2016- 2017 và năm học 2017- 2018, trong đó có mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và củng cố trường đạt chuẩn quốc gia.

II. Cơ sở thực tiễn:

 Hiện nay, tất cả các trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ thủy nói riêng đang thường xuyên thực hiện nhiệm vụ xây dựng và củng cố trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy vậy, trên thực tế nhiều trường trong huyện, nhất là những trường đạt trường chuẩn quốc gia đã nhiều năm vẫn chưa đủ điều kiện để kiểm tra công nhận lại, trường tôi cũng nằm trong tình trạng chung đó. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và củng cố các trường đạt chuẩn quốc gia đang là vấn đề được tỉnh, huyện và Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường đạt trường chuẩn quốc gia sau 5 năm ở đơn vị vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch mang tính khả thi, mới xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và huy động nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường.
 Xác định về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia sẽ giúp cho người thủ trưởng đơn vị chủ động trong xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, triển khai tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
 Muốn định hướng đúng người thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu đầy đủ các quyết định, thông tư, hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT về 5 tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia, về hướng dẫn nội dung, quy trình, hồ sơ trong công tác kiểm tra trường THCS đạt chuẩn quốc gia của Sở GD&ĐT Quảng Bình, mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từng năm học của huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và nhà trường mà đề ra công việc nào cần thực hiện vào thời điểm nào là có hiệu quả.
1.2 Định hướng về việc xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, bước đi:
 Đề án, kế hoạch, lộ trình là những vấn đề mang tính cụ thể, khả thi, là những bước đi, việc làm rõ ràng cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, thể hiện tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo quá trình thực hiện đúng hướng, đảm bảo sự vững chắc về kết quả công việc nhất là đối với một địa phương, nhà trường thuộc xã đặc biệt khó khăn. Đề án, kế hoạch, lộ trình càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì bước đi càng chủ động, đúng hướng, kết quả càng vững chắc bấy nhiêu.
1.3 Định hướng về công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện:
 Công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quy trình, nó định rõ con người và công việc phải tiến hành, định rõ cách thức, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, định rõ những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm, định rõ trách nhiệm của từng người trong Ban chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện.
1.4 Định hướng về huy động các nguồn lực:
 Nguồn lực chính là một trong các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như trường tôi càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia THCS.
2. Giải pháp tuyên truyền:
 Xã và trường tôi đang công tác là một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn những hạn chế nhất định, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 7 km, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, vì vậy vấn đề tuyên truyền về công tác giáo dục, về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là vô cùng quan trọng.
 Tuyên truyền trước hết là để nâng cao nhận thức về giáo dục, là để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục và quan trọng nhất là để huy động các nguồn lực cho công việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
 Đối tượng tuyên truyền trước hết là đội ngũ các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội, nhân dân, phụ huynh trong địa phương, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, sau đó là các lực lượng bên ngoài, các nhà hảo tâm...
3. Giải pháp tham mưu:
 Thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường là đơn vị trực tiếp thực thi công việc song cần có sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên, của chính quyền địa phương, hơn thế nữa, có những vấn đề vượt ra ngoài tầm giải quyết của nhà trường, vì vậy, công tác tham mưu là rất quan trọng. 
 Tham mưu để có sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất từ quan điểm, nhận thức đến hành động, để có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia, đề xuất cụ thể những công việc cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
 Tham mưu dưới nhiều hình thức như thông qua hội nghị, làm việc trực tiếp với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo huyện và lãnh đạo các phòng ban cấp huyện... 
4. Giải pháp huy động nguồn lực:
 Nguồn lực có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như xã và trường tôi đang công tác càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia THCS.
 Huy động nguồn lực trước hết phải xác định rõ phát huy sức mạnh nội lực là chủ yếu bằng việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực hiện có của nhà trường, địa phương, định rõ những nội dung nào thuộc về trách nhiệm của nhà trường, những nội dung nào thuộc trách nhiệm của địa phương để từ đó có sự huy động nguồn lực đúng hướng và đem lại hiệu quả. 
 Huy động nội lực là phát huy sức mạnh trong tập thể hội đồng sư phạm, trong học sinh, sử dụng nguồn tài chính được cấp trên cấp cho đơn vị phù hợp có hiệu quả, ưu tiên tập trung cho những chuẩn giải quyết được bằng quyền hạn của đơn vị, là phát huy sáng tạo khả năng, tiềm lực có được của địa phương, phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, phải có sự quyết đoán, năng động, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trong địa bàn. Bên cạnh biết phát huy nội lực là chủ yếu, địa phương, nhà trường cần có sự tham mưu, huy động sự hỗ trợ bên ngoài, cụ thể đó là UBND huyện, các phòng ban cấp huyện, của các nhà hảo tâm...
5. Giải pháp chỉ đạo:
 Đề án, kế hoạch, lộ trình xây dựng để công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, đó là là sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy xã, của Phòng giáo dục Đào tạo, của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia THCS của xã, muốn vậy nhà trường cần làm tốt công tác tham mưu.
 Chỉ đạo công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Công tác tuyên truyền cần được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, kết hợp tuyên truyền với vận động, giải thích, nêu gương. 
 Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện, phải dựa trên đề án, kế hoạch, lộ trình để định rõ từng nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, chỉ đạo dứt điểm từng giai đoạn, từng nội dung công việc, kiểm tra tiến độ thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
6. Giải pháp xây dựng đề án, lộ trình, kế hoạch:
 Việc xây dựng đề án, lộ trình, kế hoạch phải căn cứ vào thực trạng tình hình nhà trường và địa phương, nó vừa mang tính cụ thể, khả thi, vừa mang tính ổn định lâu dài, xác định những mục tiêu trọng tâm trong từng chuẩn, tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm theo lộ trình các mục tiêu đó.
 Xây dựng đề án phù hợp tình hình thực tiễn, xác định đúng lộ trình, kế hoạch sẽ giúp nhà trường chủ động trong triển khai thực hiện, chủ động trong công tác tham mưu, chủ động trong huy động nguồn lực và tất yếu sẽ có tính khả thi cao.
 Nắm vững yêu cầu và nội dung các tiêu chuẩn qui định đối với trường THCS đạt chuẩn quốc gia, trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, từ năm học 2015-2016 nhà trường đã từng bước xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện xây dựng để công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm trong vòng 3 năm học, cụ thể như sau:
6.1 Năm học 2015- 2016
6.1.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.1.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.1.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.1.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Xây dựng hoàn chỉnh cổng trường, tu sữa lại nhà thường trực, tu sữa dãy nhà các phòng thực hành bộ môn cấp 4.
- Mua bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động của nhà trường.
6.1.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.2. Năm học 2016- 2017
6.2.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.2.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.2.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.2.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Tu sữa dãy nhà hiệu bộ.
- Lát 800m2 sân trường. 
- Xây dựng 01 nhà vệ sinh học sinh. 
- Mua bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động của nhà trường.
6.2.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục : 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.3. Năm học 2017- 2018
6.3.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.3.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.3.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
6.3.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Xây mới 08 phòng học cao tầng.
- Lát 1.500m2 sân trường. 
- Tu sữa dãy nhà 8 phòng học cao tầng cũ. 
- Mua bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động của nhà trường.
6.3.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục : 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
V. Kết quả quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia sau 3 năm học: 2015- 2016; 2016- 2017; 2017- 2018: (Tính đến thời điểm tháng 5/2018)
1. Năm học 2015- 2016
1.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: 
- Các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
1.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 
- Các nội dung đã đạt ở thế vững chắc.
- Tổng số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 17, cấp tỉnh 02. 
1.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: 
- Các nội dung đã đạt ở thế vững chắc.
- Chất lượng đại trà ổn định và phát triển, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đã có bước phát triển vượt bậc với 15 giải tỉnh, 89 giải huyện, 04 em thi quốc gia, có 11/17 giải đồng đội, tổng sắp hội thi xếp thứ 11 toàn huyện. 
1.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Xây dựng hoàn chỉnh cổng trường, tu sữa lại nhà thường trực, tu sữa dãy nhà các phòng thực hành bộ môn cấp 4 với tổng kinh phí 550 triệu đồng.
- Mua bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động của nhà trường với tổng kinh phí 220 triệu đồng.
1.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
2. Năm học 2016- 2017
2.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
2.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Tổng số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 17, cấp tỉnh 02. 
2.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Chất lượng đại trà ổn định và tăng trưởng, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đã có bước phát triển vượt bậc với 03 giải quốc gia, 23 giải tỉnh, 90 giải huyện, có 12/14 giải đồng đội, tổng sắp hội thi xếp thứ bảy toàn huyện. 
2.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Hoàn thành sữa nhà hiệu bộ, lát 800m2 sân trường, xây 01 nhà vệ sinh học sinh với tổng kinh phí 700 triệu đồng. 
- Mua bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy học và các hoạt động của nhà trường với tổng kinh phí 230 triệu đồng.
2.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục : 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
3. Năm học 2017- 2018
3.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
3.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Tổng số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 19, cấp tỉnh 02.
3.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Chất lượng đại trà ổn định và tăng trưởng, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đã có bước phát triển vượt bậc với 01 giải quốc gia, 17 giải tỉnh, 55 giải huyện, có 13/15 đạt giải đồng đội, tổng sắp hội thi xếp thứ ba toàn huyện. 
3.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
- Đang xây dựng 08 phòng học cao tầng cuối tháng 8/2018 xong, tổng kinh phí 3,9 tỷ đồng.
- Đang tiến hành lát 1.500m2 sân trường, làm đường chạy Thể dục, dự kiến cuối tháng 7/2018 xong, tổng kinh phí 750 triệu đồng. 
- Đang hoàn chỉnh thủ tục để tu sữa dãy nhà 8 phòng học cao tầng cũ, dự kiện sẽ hoàn thành cuối tháng 7 năm 2018. 
- Mua bổ sung các TBDH với tổng kinh phí 190 triệu đồng.
3.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục : 
- Tiếp tục củng cố các nội dung đã đạt ở thế vững chắc. 
3.6 Kết quả chung: 
3.6.1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: Đạt chuẩn
3.6.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Đạt chuẩn
3.6.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: Đạt chuẩn 
3.6.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất : Đạt chuẩn
3.6.5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hóa giáo dục: Đạt chuẩn
* Dự kiến đến tháng 9 năm 2018, nhà trường đề nghị huyện và tỉnh kiểm tra để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm.
 VI. Bài học kinh nghiệm:
 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở địa bàn thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là một vinh dự cho địa phương và nhà trường, song trong quá trình thực hiện quả có nhiều gian nan, vất vả, qua 3 năm học triển khai thực hiện, nhà trường đã đạt được mục tiêu đề ra. Có được kết quả thành công đó là nhờ vào những yếu tố sau đây:
1. Sự nhận thức đúng đắn, sự nhiệt thành, tâm huyết của mọi lực lượng tham gia.
2. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, nhà trường.
3. Sự lãnh đạo, quan tâm của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia huyện Lệ Thủy
4. Sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia của xã và lãnh đạo nhà trường.
5. Sự chung tay, góp sức của nhân dân, phụ huynh và các nhà hảo tâm.
 Từ những yếu tố làm nên thành công ấy, là thủ trưởng đơn vị, bản thân tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ trong quả trình thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa bàn thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đó là:
1/ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong tất cả mọi lực lượng, huy động tối đa mọi lực lượng tham gia.
2/ Làm tố công tác xã hội hóa giáo dục, tạo sự đồng thuận trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương .
3/ Biết phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự góp sức của mọi lực lượng bên ngoài trong quá trình huy động các nguồn lực.
4/ Tích cực, có kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, UBND huyện và các phòng ban cấp huyện đối với những vấn đề nhà trường không thể giải quyết được.
5/ Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, nhà trường phải thống nhất trong tư tưởng và hành động, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ, trọng trách của mỗi người. 
6/ Phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương, nhà trường để có kế hoạch, lộ trình, bước đi, giải pháp phù hợp, có tính khả thi và demm lại hiệu quả cao nhất.
 C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến
 Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước của tỉnh và của huyện nhà. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh dự của nhà trường và địa phương, nó đòi hỏi phải có sự nổ lực phấn đấu, huy động nhiều nguồn lực, nhiều lực lượng tham gia, phải có sự đồng lòng, đồng sức, sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp uỷ Đảng và chính quyền đoàn thể ở địa phương, của Phòng Giáo dục- đào tạo. Công tác tham mưu đòi hỏi phải hết sức tích cực, thiết thực và hiệu quả.
 Xây dựng trường chuẩn Quốc gia sau 5 năm là một cơ hội lớn, để con em địa phương có được môi trường giáo dục lành mạnh, cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp đạt chuẩn, đủ điều kiện phục vụ tốt cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời đánh dấu một bước đột phá trong sự phát triển đi lên của giáo dục xã nhà.
 Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia của xã đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với các nhà trường trong địa bàn xã nhà nói chung và đối với Trường tôi nói riêng, vì vậy nhà trường đã tranh thủ được sự ủng hộ, quan tâm và chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, của PGD&ĐT Lệ Thủy, của đội ngũ thầy cô giáo nhà trường, của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong xã nhà, cùng nhau tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm phấn đấu để được kiểm tra và công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm vào cuối năm học 2017- 2018.
 Hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia trong năm học 2017- 2018 là một sự cố gắng vượt bậc của Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương, của đội ngũ thầy cô giáo, học sinh nhà trường, của Ban đại diện cha mẹ và các lực lượng giáo dục trong xã nhà. Tuy vậy, địa phương, nhà trường còn phải phấn đấu nổ lực nhiều hơn nữa để giữ vững và phát triển trường chuẩn quốc gia mức độ cao hơn trong những năm học tiếp theo.
 Những giải pháp tôi thực hiện ở trên có thể áp dụng hiệu quả ở nhiều trường trên địa bàn huyện, nhất là những đơn vị có điều kiện địa phương như trường tôi.
2. Những kiến nghị đề xuất
 Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã cần quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất, chỉ đạo Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia của xã huy động mọi nguồn lực để nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
 Phòng GD&ĐT tiếp tục có sự chỉ đạo cụ thể, quyết liệt và sâu sát, đồng thời tham mưu tích cực với cấp trên để nhà trường có thêm nguồn kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhất là kinh phí để tăng trưởng các hạng mục cơ sở vật chất cần thiết bên trong các phòng học, phòng chức năng, đem lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ trên.
Những vấn đề bản thân tôi trình bày trong phạm vi đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, song nó đó phần nào đem lại hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dưng trường chuẩn quốc gia trong 3 năm học liền, đồng thời cho bản thân tôi những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ các năm học tiếp theo, bản thân tôi rất mong muốn sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
 D. CÁC MỤC LỤC:
1. Tài liệu tham khảo
1.1 Thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế Công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
1.2 Công văn về hướng dẫn qui trình, hồ sơ và nội dung kiểm tra công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia của Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình. 
1.3 Chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015- 2020.
1.4 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia THCS các năm học 2015-2016, 2016-2017, 2017- 2018 của Phòng giáo dục và đào tào Lệ Thủy.
1.5 Nghị Quyết Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020.
 Kế hoạch nhà trường các năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018.
2. Mục lục tổng quát:
 Phần 1: Mở đầu: Từ trang 01 đến trang 02
 Phần 2: Nội dung: Từ trang 03 đến trang 11
 Phần 3: Kết luận: Từ trang 12 đến trang13
 ............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_dat_truong_chuan_quoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan