Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số hình thức và chương trình hoạt động ngoại khóa Hóa học ở trường THPT

 1. Khái niệm.

 Ngoại khoá là hình thức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập Hoá học, dưới hướng dẫn của giáo viên.

 2. Những điểm khác biệt giữa hoạt động ngoại khoá với các hình thức dạy học khác.

 • Là hình thức hoạt động ngoài giờ trên lớp, không được quy định trong chương trình ngoại khoá.

 • Là hoạt động tự nguyện của một số cá nhân hay một nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập.

 • Giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh nhưng phải là những người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết còn là người chỉ, điều khiển các hoạt động ngoài giờ của học sinh.

 • Nội khoá thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các thành viên tham gia.

 • Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá với các hình thức tương tự như trên lớp.

 3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá Hoá học.

 Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên vì:

 • Khối lượng tri thức nhân loại trong đó có tri thức Hoá học ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Thế kỷ XXI được coi là một thế kỷ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành Hoá học hiện đại đã và đang được phát triển nhằm mục đích làm thay đổi một số thói quen công nghiệp, nông nghiệp lạc hậu. Thông qua hoạt động ngoại khóa còn nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức, rèn luyện kỹ năng hoạt động, tăng cường hứng thú học tập bộ môn và giáo dục long yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Trong phạm vi nhà trường chỉ có thể cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của Hoá học, còn rất nhiều kiến thức đòi hỏi người học phải tự tìm hiểu, bổ sung. Ngoại khoá là một trong những con đường để người học bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cho mình, khám phá tri thức chưa được đề cập trong chương trình chính khoá.

 • Mỗi cá nhân là một chủ thể của hoạt động học tập. Hoạt động ngoại khoá sẽ phát huy tiềm năng cá nhân về thực hành trí nhớ, lập luận, quan sát, thực hành, giao tiếp.

 • Nhờ hoạt động ngoại khoá, người học được mở rộng, bổ sung, cập nhật các kiến thức Hoá học cần thiết, rèn luyện và củng cố vững chắc các kĩ năng học tập có được trong các giờ học trên lớp.

 • Tham gia ngoại khoá còn tăng thêm những tri thức thực tế, từ đó biết áp dụng tri thức Hoá học vào đời sống hàng ngày.

 • Hoạt động ngoại khoá rèn luyện cho người học khả năng thích nghi, chủ động, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu lao động, tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng, thói quen quan sát, phán xét, suy luận hứng thú học tập. Đó cũng là tiền đề quan trọng để rèn luyện những phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục têu của giáo dục.

 • Hoạt động ngoại khoá rèn luyện cách thức làm việc tập thể. Hoạt động ngoại khoá là những hoạt động tập thể, qua đó học sinh rèn luyện được cách thức làm việc tập thể như có sự phân công công việc, phân nhiệm, có người chỉ huy, điều khiển, có trao đổi bàn bạc, có kiểm tra đôn đốc

 • Hoạt động ngoại khoá tạo điều kiện phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu.

 Trong quá trình hoạt động ngoại khoá sẽ giúp giáo viên phát hiện được những học sinh có năng khiếu Hoá học, say mê Hoá học.Từ đó bồi dưỡng những học sinh đó trở thành những học sinh giỏi. Đặc biệt phát hiện được năng lực của những học sinh có khả năng tổ chức hoạt động tập thể tốt để bồi dưỡng học sinh trở thành một cán bộ Đoàn, Đội xuất sắc.

 

doc77 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số hình thức và chương trình hoạt động ngoại khóa Hóa học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọt axeton vào lòng bàn tay,đưa nhanh que diêm đang cháy vào 
-hiện tượng:bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy rất nhanh(axeton cháy rất nhanh chỉ cảm thấy hơi nóng)
-giải thích: axeton là chất cháy rất nhanh và bắt lửa rất mạnh.Với vài giọt axeton khi cháy nhiệt lượng toả ra chỉ làm bay hơi 1 phần nước trên da tay,vì thế ta thấy hơi nóng.
-lưu ý:ta có thể làm thí nghiệm này với khăn cũng được
 Nhúng ướt 1 chiếc khăn mùi xoa ,nhỏ lên khăn vài giọt axeton rồi đốt,khi khăn cháy cầm 1 góc khăn vung mạnh,một lúc sau lửa tắt,chiếc khăn vẫn nguyên vẹn
Sau ®©y lµ ®Õn phÇn trao phÇn thưởng 
xin mêi Đội số ..®øng ë vÞ trÝ sè 3 lªn nhËn gi¶i th­ëng cña ban tæ chøc
xin mêi Đội số ..vÒ nh× cña cuéc thi lªn nhËn gi¶i th­ëng cña ban tæ chøc
xin mêi Đội số .. vÒ nhÊt cña cuéc thi lªn nhËn gi¶i th­ëng cña ban tæ chøc
BTC xin ch©n träng kÝnh mêi thµy gi¸o ĐINH THANH HỒNG- Phó Hiệu trưởng nhà trường lªn trao gi¶i th­ëng cho c¸c ®éi ®¹t gi¶i ngµy h«m nay xin ch©n träng k×nh mêi thµy ®Ò nghÞ chóng ta h·y cho mét trµng ph¸o tay thËt rßn r· ®Ó chóc mõng 
BÕ m¹c : KÝnh thưa c¸c thÇy c« gi¸o và toµn thÓ c¸c em. chóng ta ®· tr¶i qua cuéc thi v« cïng hÊp dÉn vµ ®Çy kÞch tÝnh vµ chư¬ng tr×nh cña chóng ta ®· chän ra ®ưîc ®éi ch¬i xuÊt s¾c nhÊt cña chư¬ng tr×nh. th«ng qua chư¬ng tr×nh còng mong c¸c em cÇn cè g¾ng h¬n n÷a trong häc tËp ®Ó kh«ng phô lßng mong mái cña cha mÑ cña thÇy c«. 
cuèi cïng xin ®ưîc kÝnh chóc c¸c thÇy c« gi¸o lu«n m¹nh khoÎ c«ng t¸c tèt . chóc c¸c em lu«n ngoan ngo·n häc giái ®¹t ®­îc nhiÒu thµnh tich cao.
chư¬ng tr×nh ngo¹i khãa cña chóng ta ngµy h«m nay ®Õn ®©y lµ kÕt thóc hÑn gÆp l¹i chóng ta trong nh÷ng cuéc thi lÇn sau .
VII. KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ :
VII.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá: 
 • Đánh giá tính khả thi của dự án
 • Tìm hiểu sự hứng thú của học sinh đối với các chương trình ngoại khóa 
 • Từ việc tổng kết phiếu kiểm tra để biết được sự thành công, hạn chế của dự án.
VII.2. Chuẩn bị 
 • Xác định trình độ học sinh 
 • Lựa chọn đối tượng kiểm tra 
 • Chuẩn bị phương tiện kĩ thuật 
 • Chuẩn bị phiếu điều tra để lấy ý kiến của học sinh về các trò chơi trong chương trình ngoại khóa.
VII.3. Tổ chức kiểm tra: 
	• Đối tượng: Học sinh trường THPT Nho Quan A tham gia vào buổi ngoại khóa
 	• Địa điểm: Tại trường THPT Nho Quan A- Nho Quan – Ninh Bình. 
	• Cách tiến hành: Sau buổi ngoai khóa chúng tôi phát phiếu “thăm dò ý kiến”
	- Hướng dẫn học sinh điền vào phiếu khảo sát 
VII.4. Kết quả kiểm tra , đánh giá: 
	Tổng số phiếu phát ra: 50 phiếu, số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu, số phiếu hợp lệ: 50 phiếu.
 * chú ý: phiếu không hợp lệ là: - Một câu đánh nhiều lựa chọn 
 - Không đánh đủ số câu 
VII.5. Kết quả :
* Kết quả của 3 đội chơi:
Phần thi
Đội Sáng tạo 
 Đội Sức Mạnh
Đội Thông Thái
Chàohỏi
19
18
 17
Chung sức
30
40
 20
Thời trang hóa học
27
30
 25
Hiểu biết
30
40
 20
Tổng
106
128
 82
Giải 
Nhì
Nhất
 Ba
* Kết quả khi thăm dò ý kiến học sinh:
Khi thu các phiếu khảo sát về và được sử lý kết quả theo phương pháp toán học, chúng tôi thu được kết quả sau:
1) Các em có hay tham gia các chương trình ngoại khóa hóa học của trường không?
Lựa chọn
Thường xuyên
 Bình thường 
Ít
Không 
Tần số 
8
 35
 05 
 02 
Tỉ lệ (%)
16
 70
10
0,4
2) Các em đã từng chơi các dạng trò chơi hóa học như thế này chưa?
Lựa chọn
 Có
 Không
Tần số 
 12
38
Tỉ lệ (%)
24
76
3) Sau khi chơi trò chơi này, em cảm thấy thế nào?
Lựa chọn
Rất thích
 Thích 
Bình thường
Không thích
Tần số 
20
19
10
01
Tỉ lệ (%)
40
38
20
0,2
4) Những trò chơi này có thú vị không?
Lựa chọn
Rất thú vị 
 Thú vị 
Bình thường
Không thú vị
Tần số 
21
20
 08
01
Tỉ lệ (%)
42
40
 16
0,2
5) Những trò chơi này có cần thiết, bổ ích cho các em không?
Lựa chọn
Rất cần thiết
 Cần thiết 
Bình thường
Không cần thiết
Tần số 
24
 20
 06
 0
Tỉ lệ (%)
48
40
 12
 0
6) Những trò chơi này giúp các em ôn tập được kiến thức như thế nào?
Lựa chọn
Rất nhiều
 Nhiều
 Ít 
Không ôn được gì cả 
Tần số 
 23
 22
 05
0
Tỉ lệ (%)
 46
 44
 10
0
7) Những trò chơi này có giúp các em thư giãn không?
Lựa chọn
Có
Không
Tần số 
48
02
Tỉ lệ (%)
 96
0,4
8) Trò chơi các em thích nhất? Vì sao?
Trò chơi
Ô chữ ( phần thi chung sức)
Hiểu biết
Khán giả
Thí nghiệm vui 
Thư giản cùng hóa học (phần Chào hỏi)
Thời trang hóa học
Tần số
6
7
 6
 21 
 5
 5
Tỉ lệ (%)
12
14
 12 
 42
 10
 10 
* Nhận xét: 
Mỗi trò chơi có sự hứng thú khác nhau đối với mỗi học sinh, có những em thích trò chơi này, có những em thích trò chơi khác. Nhưng khi được hỏi “em thích trò chơi nào nhất?” thì đa số các em đều nói thích thí nghiệm vui. Sau đây là một số ý kiến của các em.
“Thí nghiệm vui như là một trò ảo thuật các em thường thấy trên ti vi, không ngờ hóa học diệu kì đến vậy” ( Nguyễn Thị Trang Linh – 10E - Trường THPT Nho Quan A)
 “Em thích nhất trò chơi thư giãn cùng hóa học ở phần Chào hỏi. Em không ngờ rằng trong hóa học lại có những bài thơ hay như vậy, thơ giúp em yêu môn hóa học hơn” (Phạm Minh Hiếu – 10E- Trường THPT Nho Quan A)
“ Em thích nhất phần thi dành cho khán giả vì có rất nhiều câu hỏi liên quan đến thực tế giúp em vận dụng được với các môn học khác”(Hoàng Thị Hải Yến – 10D- Trường THPT Nho Quan A)
9) Cảm nghĩ của em sau khi chơi những trò chơi này?
	Qua việc khảo sát phần lớn các em đều thấy thích thú với những trò chơi này, sau đây là một số ý kiến của các em:
	“Thích, nó rất bổ ích cho em, giúp em hiểu biết nhiều hơn và có thể ôn lại kiến thức được rất nhiều các môn học cho mình” ( Trương Khánh Huyền– 11A – Trường THPT Nho Quan A) 
	“Em rất vui khi được tham gia ngoại khóa, em rất ít được tham gia các chương trình như thế này. Nếu em được thường xuyên chơi những trò chơi như thế này thì em sẽ mạnh dạn hơn và cảm thấy hóa học không phải là môn học khó” (Lê Thị Mơ – 12G – Trường THPT Nho Qwuan A)
10) Các em có thích học môn hóa học không?
Lựa chọn
Rất thích
Thích 
Bình thường
Không thích
Tần số 
 23
 20
 5 
 2
Tỉ lệ (%)
 46
 40
 10
 0,4
VII.6. Kết luận 
	Trong các tiết học ngoại khóa, giờ sinh hoạt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên một số lớp và dựa vào ý kiến của các giáo viên trường THPT Nho Quan A đã tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi hóa học, đều nhận thấy rằng: các em rất thích thú với các trò chơi hóa học, sau khi chơi xong việc học tập của các em có hiệu quả hơn, nhất là những trò chơi này giúp các em ôn tập được nhiều kiến thức của các môn học khác. Nội dung buổi ngoại khóa có thể mở rộng hơn nữa với quy mô liên trường.
VII.7. Những thuận lợi và khó khăn 
VII.7.1. Thuận lợi
	- Được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn
	- Có đầy đủ trang thiết bị của hóa học, có máy tính, máy chiếu, phòng bộ môn
	- Học sinh ngoan, lễ phép, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành khảo sát 
VII.7.2. Khó khăn
	Vì trong ngân hàng câu hỏi có rất nhiều nên trong một thời gian ngắn chúng tôi không thể khảo sát hết được.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
- HS tham gia phần thi Chào hỏi
 Đội Sức Mạnh
 Đội Sáng Tạo
 Đội Thông Thái
- HS tham gia phần thi Thời trang hóa học
-HS tích cực tham gia phần thi Hiểu biết hóa học và Dành cho khán giả
- HS tham gia phần thi Thí nghiệm
Trao giải thưởng cho các đội chơi
Giải ba
Giải Nhì
	Giải Nhất
- Thành viên 3 đội chơi
- Một số phiếu thăm khảo ý kiến học sinh:
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN 
	Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành xong cơ bản những mục đích, nhiệm vụ đề ra cụ thể.
I.1 Nghiên cứu tổng quan về hoạt động ngoại khóa 
I.2 Xây dưng ngân hàng câu hỏi cho chương trình ngoại khóa hóa học gồm:
	• Ô chữ: 5 ô chữ 
	• Câu hỏi nhiều lựa chọn: 100 câu
	• Ý nghĩa tên gọi nguyên tố: 30 câu 
	• Câu hỏi điền khuyết: 80 câu 
	• Nhà hóa học – quốc gia: 25 câu
	• Nhìn tranh đoán vật: 27 tranh 
	• Thí nghiệm vui: 10 thí nghiệm 
	• Thư giản cùng hóa học: 42 bài thơ – axit gì đây, khí gì đây, muối gì đây, 2 bài thơ hóa học.
I.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm :
 Sau khi thực nghiệm xong, chúng tôi đã thu được những phản hồi của học sinh và giáo viên với nhiều ý kiến khả quan. 
 Ngoại khóa hóa học rất cần thiết, bổ ích cho học sinh. Do đó phải làm cho chương trình ngoại khóa ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Chương trình ngoại khóa chỉ được thành công khi có những đội ngũ tổ chức giàu kinh nghiệm và sáng tạo. Với thời gian và khuôn khổ có hạn nên đề tài mới chỉ xây dựng được một số hoạt động ngoại khóa hóa học cơ bản, chúng tôi hy vọng rằng những năm tiếp theo đề tài sẽ được phát triển thêm với nhiều hình thức ngoại khóa, để làm cho chương trình ngoại khóa của chúng ta ngày càng phong phú cả về nội dung và hình thức.
II. ĐỀ NGHỊ 
 • Đối với học sinh phải tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc tham gia vào các buổi hoạt động ngoại khóa.
	 • Đối với nhà trường phổ thông tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức một nhóm chuyên phụ trách về chuơng trình ngoại khóa cũng như thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh.
	• Đối với giáo viên, trong những tiết dạy nên kết hợp thêm vào những trò chơi như ô chữ, trắc nghiệmđể làm cho học sinh hiểu và nắm được bài nhanh nhất.
 LỜI CẢM ƠN
 Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến để đề tài của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Qua đây ,chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Nho Quan A, tổ Lý - Hóa trường THPT Nho Quan A đã tạo điều kiện giúp đỡ để chúng tôi nghiên cứu, triển khai và hoàn thành tốt đề tài này.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Nho Quan, ngày 09 tháng 05 năm 2016
 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Người thực hiện dự án
 Phạm Thị Phương Thủy 
 Phạm Ngọc Mai
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái – Truyện kể các nhà bác hóa học (NXB Giáo Dục)
2. Nguyễn Cương – Thí nghiệm thực hành (NXB Đại Học Sư Phạm)
3. Hoàng Nhâm – Hóa học vô cơ (T1 – T2 – T3)- (NXB Giáo Dục)
4. Nguyễn Xuân Trường – Vui cùng hóa học (NXB Khoa học và Giáo Dục)
5. Thế Trường – Hóa học các câu chuyện lý thú (NXB Giáo Dục)
6. Thế Trường (chủ biên) – Phan Tất Đắc – Văn Tường – Hóa học lý thú (NXB Văn hóa – Thông tin)
7. Vũ Bội Tuyền – Hóa học thật diệu kì (T1- T2) - (NXB Thanh niên)
8. Huỳnh Văn Út – Đố vui hóa học (NXB Giáo Dục)
9. Hóa học và ứng dụng số 10,11,12 (2008) và số 1,2,3,4 (2009)
10. Sách giáo khoa hóa học 10,11,12 (NXB Giáo Dục)
11. Sách giáo khoa các môn học vật lí, sinh học, giáo dục công dân, địa lí (NXB Giáo Dục)
 	Một số trang web
Hoahocvietnam.com
google.com
Thư viện trực tuyến violet
 PHỤ LỤC 1
 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
	Các em học sinh thân mến!
 Trong buổi ngoại khóa “VUI HỌC HÓA – HÓA HỌC VUI” ngày hôm nay để đánh giá khách quan hiệu quả của hoạt động này, mời các em cùng tham gia vào quá trình đánh giá. 
+ Đánh dấu (x) vào ô vuông có câu trả lời tương ứng với sự lựa chọn 
+ Điền thông tin vào phần để trống () trong phiếu điều tra
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên:.Giới tính: o Nam o Nữ
Trường: .
Lớp: ..
Ý KIẾN CÁ NHÂN
1) Các em có hay tham gia các chương trình ngoại khóa hóa học của trường không?
 o Thường xuyên o Bình thường o Ít o Không 	 
2) Các em đã từng chơi các dạng trò chơi hóa học như thế này chưa?
 o có o không 
3) Sau khi chơi trò chơi này, em cảm thấy thế nào?
 o Rất thích o Thích o Bình thường o Không thích 	
4) Những trò chơi này có thú vị không?
 o Rất thú vị o Thú vị o Bình thường o Không thú vị 
5) Những trò chơi này có cần thiết, bổ ích cho các em không?
 o Rất cần thiết o Cần thiết o Bình thường o Không cần thiết
6) Những trò chơi này giúp các em ôn tập được kiến thức như thế nào?
 o Rất nhiều o Nhiều o Ít o Không ôn được gì cả
7) Những trò chơi này có giúp các em thư giãn không?
 o có o không
8) Trò chơi các em thích nhất...
Vì sao? ...............................
.
9) Cảm nghĩ của em sau khi chơi những trò chơi này...
.
10) Các em có thích học môn hóa học không?
 o Rất thích o Thích o Bình thường o Không thích 
	Lý do em thích: 
.
	Lý do em không thích:.
 Cảm ơn các em đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này. Chúc các em đạt kết quả tốt trong học tập.
 PHỤ LỤC 2
BẢNG: ĐÁP ÁN VUI CÙNG HÓA HỌC
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Đáp án
 HNO3 (nitric)
 HCl (clohidric)
 C6H5OH (phenic)
 HClO (hipoclorơ)
 Ađipic
 Picric
 CO (cacbon mono oxit)
HClO4(peclorơ)
NO (nito II oxit)
Butađien)
 KCl
 (NH4)2CO3. 
 CaOCl2 
Muối Iot
Muối KClO3 
CaSO4.2H2O 
AgNO3
 NH4Cl
 Muối CaCO3. 
CuSO4
CH3COONa 
Câu
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
Đáp án
H2SO4 (sunfuric)
H2CO3 (cacbonic
C17H33COOH (Oleic)
HI (iotdic)
H2S (sunfuhiđric)
HCHO (Focmic)
CH3COOH (axetic)
He
Etilen
COCl2
 NaClO 
 CaCO3 
 Muối NaCl
 Muối NaHCO3 
 KMnO4 
 Muối KI
Muối (CH3COO)2Cu 
 KMnO4 và KClO3 
Muối AgBr
Muối NH4NO3
Muối iot 
 MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................1
I. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................2
III. Mục đích nhiệm vụ của đề tài.......................................................................2
III.1. Mục đích của đề tài.......................................................................................2 
III.2. Nhiệm vụ của đề tài.......................................................................................2
IV. Giả thiết khoa học..........................................................................................2 
V. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................2
V.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
V.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
VI. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
VI.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..................................................................2
VI.2. Phương pháp điều tra quan sát.....................................................................2
VII. Đóng góp của đề tài.....................................................................................2 
PHẦN 2: NỘI DUNG...................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ........................3
I. Khái quát về hoạt động ngoại khoá................................................................3 
1. Khái niệm..........................................................................................................3
2. Những điểm khác biệt giữa hoạt động ngoại khoá với các hình thức dạy học khác........................................................................................................................3
3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá hoá học.......................................................3
4. Nguyên tắc chung khi tổ chức hoạt động ngoại khoá........................................4
II. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông ..4
III. Một số hình thức hoạt động ngoại khoá hoá học.......................................5
A. Một số hình thức ngoại khoá cơ bản.............................................................5
1. Nói chuyện ngoại khoá......................................................................................5
2. Tham quan.........................................................................................................5
3. Câu lạc bộ hoá học............................................................................................6
4. Tổ hoá học.........................................................................................................6
B. Một số nội dung trong tổ chức hoạt động ngoại khoá ................................7
1. Tìm hiểu kiến thức.............................................................................................7
1.1. Ô chữ..............................................................................................................8 
1.2. Trắc nghiệm....................................................................................................8
1.3. Trả lời nhanh...................................................................................................8
1.4. Nhìn tranh đoán vật........................................................................................9
2. Thí nghiệm vui..................................................................................................9
3. Thư giãn cùng hoá học......................................................................................9 
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ HOÁ HỌC.................................................................................10
I. Trò chơi ô chữ................................................................................................10
II. Trắc nghiệm kiến thức.................................................................................13
III. Câu hỏi điền khuyết ...................................................................................19
III.1. Nhà hoá học - quốc gia...............................................................................19
III.2. Kiến thức phổ thông...................................................................................20
IV. Nhìn tranh đoán vật....................................................................................22 
IV.1. Dụng cụ......................................................................................................22
IV.2. Hoá chất.....................................................................................................23
V. Thí nghiệm vui .............................................................................................24
VI. Vui cùng hoá học ........................................................................................25
VI.1 Axit gì đây?.................................................................................................25
VI.2. Khí gì?........................................................................................................26
VI.3. Muối gì đây? .............................................................................................26
VI.4. Thơ hoá học...............................................................................................27
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................28
III.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................28
III.2. Chuẩn bị thực nghiệm ...............................................................................28
III.3. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................28
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................69
I. Kết luận...........................................................................................................69
I.1. Nghiên cứu tổng quan về hoạt động ngoại khoá...........................................69
I.2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho chương trình ngoại khoá hoá học............69
I.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .69
II. Đề nghị ..........................................................................................................69
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71
PHẦN PHỤ LỤC ...............................................................................................72

File đính kèm:

  • docsang kien nam 2015-2016hoan chinh da in.doc
  • docbia sang kien nam 2015-2016.doc
Sáng Kiến Liên Quan