Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kho học liệu điện tử cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi năm học 2014-2015
Cơ sở lý luận:
Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, .). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
Ví dụ : Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học.(Điều này một giáo án thông thường không thể có được)
Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng. Trong khi đó không phải tất cả các giáo viên đều tự thiết kế được các giáo án hay mà có thể chỉ là những side đơn giản, hay có những chị chỉ dừng lại ở việc ứng dụng, sử dụng vào trong giờ học.
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu.
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này.
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biên pháp trong việc xây dựng kho học liệu điện tử cho khối mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
giáo án điện tử Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất nhiều về các kỹ năng sử dụng máy và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng hơn. Khi tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên Internet để làm tư liệu, xây dựng giáo trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng. 2. Khó khăn: Trong thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non nói chung cũng như trường tôi nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau Vẫn có giáo viên chưa tự thiết kế được các giáo án điện tử mà chỉ dừng lại trong việc ứng dụng các bài giảng điện tử có sẵn vào dạy trẻ. Hay có những giáo viên chỉ làm được các side đơn giản chưa biết lồng tiếng để bài giảng điện tử hấp dẫn trẻ. Còn có giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử nhưng nội dung bài giảng cần làm như thế nào để nổi bật trọng tâm giờ học, làm thế nào để trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng bài học nhanh nhất, hiệu quả nhất còn chưa làm được. Nên việc đầu tư thời gian cho việc thiết kế một giáo án điện tử của giáo viên còn nhiều. Có những giáo án điện tử đã được xây dựng, thiết kế tuy nhiên chưa được phân chia cụ thể, chưa được sắp xếp hợp lý nên khó tìm kiếm khi dạy cho trẻ hàng ngày. Nhà trường đang trong quá trình đầu tư nâng cấp các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, cho nên một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều. Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, trong điều kiện của cá nhân tôi có thể tiêp cận và cập nhật các thông tin này còn nhiều khó khăn , do vậy còn lúng túng trong quá trình sử dụng. III. Biện pháp thực hiện: Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm kho học liệu điện tử như sau: Tìm và khai thác các thông tin, hình ảnh, phim trên mạng Internet liên quan tới bài dạy sao cho phù hợp để làm kho tư liệu. Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án điện tử. Ứng dụng các phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop để xây dựng giáo án điện tử. 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước. Tôi luôn tự học hỏi qua các bạn bè đồng nghiệp về các cách thiết kế giáo án điện tử sao cho hấp dẫn, sinh động và cuốn hút trẻ nhất. Như vừa qua tôi đã học được cách chèn âm thanh vào trong các slide của bài giảng power point, cách làm bài giảng elearning qua phần mềm adobe presenter. Tôi còn được tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ chức như thiết kế bài giảng điện tử với phần mềm Active primary, thiết kế giáo án điện tử elearing... (Tham gia học lớp bồi dưỡng CNTT và các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường trao đổi về cách sử dụng CNTT trong thiết kế giáo án điện tử) Tôi cũng may mắn được tham gia một số cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử do trường và quận tổ chức qua đó để tôi học hỏi thêm các bạn đồng nghiệp, các thầy cô để trau rồi thêm kinh nghiệm sử dụng các phần mềm và thiết kế bài giảng điện tử cho trẻ. Mới đây tôi cũng được tham dự ngày hội CNTT của toàn thành phố để tôi được học hỏi giao lưu thêm về khả năng sử dụng CNTT của mình. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kho tư liệu (Âm thanh, hình ảnh, video...) * Tìm tài liệu qua các trang mạng internet: Nguồn kiến thức, tài liệu ta có thể khai thác trên mạng internet vô cùng phong phú. Tôi đã học hỏi để tìm các bài giảng điện tử hay qua mạng internet rồi downloads về làm tư liệu cho trường, lớp mình. Để làm điều đó tôi đã đăng ký là thành viên của kho giáo án mạng violet. Để tích được nhiều điểm tôi gửi những bài giảng hay lên mạng cùng trao đổi với các giáo viên trên toàn quốc và tìm downloads những giáo án hay, chất lượng của các bạn về trường mình. Không chỉ có vậy tôi cùng các bạn đồng nghiệp tìm hiểu khai thác thêm các trang mạng khác để tìm tài liệu dạy trẻ như: Tủ sách. Thư viện; Tài liệu.vn; tài liệu-Ebook; Thư viện giáo án.vn; Giáo dục.edu.vn... Với những đoạn phim, video về các chủ điểm mà trẻ học tôi tìm ở nguồn Youtobe. Sau đó tôi dùng phần mềm Corel videostudio, magic video converter, bolisoft video splitter Những đoạn video cần đổi đuôi thì tôi dùng phần mềm Video to Video Converter hay phần mềm free video converter. Với những ảnh thực tế trẻ ở lớp, ở trường tôi đã quay video và dùng phần mềm ulead video studio, window movie maker, todal video converter để cắt ghép sao cho phù hợp với nội dung bài dạy. Nếu cần thu file âm thanh tôi đã dùng máy tính xách tay, tai nghe của trường và phần mềm absolute Sound Recorder 4.8, track Studio. (tôi cùng các đồng nghiệp thu âm) * Để thiết kế được các bài giảng tôi không chỉ tự sưu tầm các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh...liên quan đến nội dung bài học của trẻ 3-4 tuổi trên internet, qua bạn bè đồng nghiệp... để làm phong phú kho tư liệu của mình. Như các hình ảnh về sự phát triển của cây, con vật, các hiện tượng thiên nhiên, các mùa trong năm... qua các hội thi công nghệ thông tin cấp trường và cấp thành phố. (Giao lưu với các trường bạn) Nhờ có những tư liệu hình ảnh sẵn có mà thiết kế các bài giảng một cách dễ dàng, rút ngắn được thời gian. Với các đoạn phim tôi dùng phần mềm window movie maker để cắt ghép sao cho hợp lý để đưa vào dạy trẻ. Tôi còn quay và ghi âm sẵn các fide âm thanh để có thể lồng tiếng trong các bài giảng điện tử. Sau khi sưu tầm được các tư liệu, tôi đã phân chia thành từng file riêng như sau: Kho tư liệu File âm thanh File hình ảnh tĩnh File hình ảnh động Những đoạn nhạc Các clip, đoạn phim (Lồng tiếng cho việc soạn giáo án điện tử) (Trao đổi thảo luận cùng các giáo viên làm kho học liệu) 3. Biện pháp 3: Thu thập các bài giảng điện tử thuộc lứa tuổi mẫu giáo bé. Đầu tiên tôi thu thập các bài giảng điện tử của tôi tự làm và tự sưu tầm được để vào một file riêng. Tiếp tục tôi thu thập các bài giảng điện tử của các giáo viên trong khối mẫu giáo bé qua các giờ dạy hàng ngày và các giáo viên khác trong trường để vào một file. Trong các đợt hội giảng chào mừng ngày 20-11 và hội giảng mùa xuân, Bảng điểm chấm hội giảng trường tôi có tiêu chí đưa CNTT để tổ chức các hoạt động cho trẻ sẽ được cộng thêm 10 điểm nên tôi đã sưu tầm được rất nhiều các bài giảng điện tử của các bạn đồng nghiệp trong thời gian đó. Để có thể làm kho học liệu thì việc có nhiều giáo án điện tử hay, hấp dẫn ở các lĩnh vực là rất cần thiết nên với vai trò là một khối trưởng tôi đã phát động các giáo viên trong các lớp thuộc khối mẫu giáo bé tự làm hay sưu tầm các bài giảng điện tử được chia theo các lĩnh vực sau: + Lớp MGB C1: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQVMTXQ, PTTC + Lớp MGBC2: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQVH. + Lớp MGBC3: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQVT. + Lớp MGBC4: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ LQAN. + Lớp MGBC5: Tự làm và sưu tầm 6 giáo án điện tử giúp trẻ phát triển khả năng tạo hình. Tôi đã phát động thi đua khối mình sưu tầm và thiết kế các bài giảng điện tử ( Từ ngày 1/11 đến ngày 20/11) cùng với đợt thi đua của trường. Nếu lớp nào đạt kết quả tốt thì không chỉ được giải của trường mà còn được giải của khối chi từ quỹ của khối chính vì thế mà lớp nào cũng tích cực tham gia. Và kết quả là các lớp đều hoàn thành kế hoạch. Không có giải nhất nhưng các giáo án điện tử của các lớp đều thiết thực và hiệu quả. Tổng sau đợt phát động tôi đã thu tập được 30 giáo án điện tử do các giáo viên sưu tầm và tự thiết kế cho khối mẫu giáo bé. (Sản phẩm dự thi khối mẫu giáo bé) 4. Biện pháp 4: Sưu tầm các giáo án điện tử của các trường bạn. Trong trường tôi là thành viên của nhóm CNTT nên thường xuyên cùng các bạn trong nhóm thiết kế các giáo án điện tử đi dự thi cấp trường và cấp quận, cấp thành phố. Qua đó tôi có thể trau rồi kiến thức, kỹ năng sử sụng CNTT trong thiết kế các bài giảng điện tử sao cho hiệu quả. Và cũng trong các hội thi công nghệ thông tin do phòng giáo dục tổ chức thì tôi đã trao đổi giao lưu với các trường bạn để sưu tầm thêm các bài giảng điện tử hay để thêm vào kho học liệu của khối mình đang phụ trách. Như các bài giảng về khám phá khoa học của trường Hoa Sữa, giáo án điện tử kể chuyện của trường Hoa Sen, Đô Thị Sài Đồng, Ngọc Thụy... Trong đợt tham gia ngày hội CNTT của Thành phố vừa tổ chức tôi cũng được tham gia, giao lưu học hỏi. Tôi đã sưu tầm thêm một số giáo án hay chọn lọc của các quận huyện khác về tham dự như trường Thạch Thất, Thanh Oai - Hà Nội, Trường Cổ Bi, Trâu Quỳ - gia Lâm. (Tham gia ngày hội CNTT thành phố) Không chỉ trao đổi các giáo án hay trong các trường mầm non mà tôi còn tìm tòi các cách thức cho học sinh làm thí nghiệm với nước, với màu; khám phá khoa học, cách sử dụng mô hình sa bàn núi rừng, cảnh nước non, cách tổ chức giờ học âm nhạc trên máy của các cấp học Tiểu học, THCS để áp dụng một cách hợp lý, hiệu quả vào dạy mầm non. 5. Biện pháp 5: Phân chia các bài giảng điện tử theo từng chủ điểm, theo từng lĩnh vực. Sau khi tôi thu tập các bài giảng điện tử hay phù hợp với lứa tuổi, tôi bắt đầu công việc phân chia chúng theo từng lĩnh vực. Tôi tạo file vàng cho từng lĩnh vực như LQVH, LQVT, LQVMTXQ.... Sau đó tôi lại chia nhỏ các lĩnh vực cụ thể hơn và theo từng chủ điểm. Như môn học LQVH tôi chia ra có thơ và truyện, tiếp đó tôi chia ra theo chủ điểm Trường mầm non, Gia đình, Nghề nghiệp... Như môn học LQAN tôi chia riêng phần dạy hát, nghe hát, trò chơi, tiếp đó tôi mới chia theo từng chủ điểm. Cụ thể như sau: Tạo hình Âm nhạc Thể dục 1. Trường Mầm non 1. Trường Mầm non 1. Trường Mầm non 2. Bản thân bé và GĐ 2. Bản thân bé và GĐ 2. Bản thân bé và GĐ 3. Nghề nghiệp bé yêu 3. Nghề nghiệp bé yêu 3. Nghề nghiệp bé yêu 4. Động vật quanh bé 4. Động vật quanh bé 4. Động vật quanh bé 5. Cây xanh và tết 5. Cây xanh và tết 5. Cây xanh và tết 6. Giao thông 6. Giao thông 6. Giao thông 7. Nước và HTTN 7. Nước và HTTN 7. Nước và HTTN 8. Quê hương, Bác Hồ 8. Quê hương, Bác Hồ 8. Quê hương, Bác Hồ Kho giáo án điện tử cử khối mẫu giáo bé Làm quen văn học Làm quen với MTXQ Làm quen với toán 1. Trường Mầm non 1. Trường Mầm non 1. Trường Mầm non 2. Bản thân bé và GĐ 2. Bản thân bé và GĐ 2. Bản thân bé và GĐ 3. Nghề nghiệp bé yêu 3. Nghề nghiệp bé yêu 3. Nghề nghiệp bé yêu 4. Động vật quanh bé 4. Động vật quanh bé 4. Động vật quanh bé 5. Cây xanh và tết 5. Cây xanh và tết 5. Cây xanh và tết 6. Giao thông 6. Giao thông 6. Giao thông 7. Nước và HTTN 7. Nước và HTTN 7. Nước và HTTN 8. Quê hương, Bác Hồ 8. Quê hương, Bác Hồ 8. Quê hương, Bác Hồ 6. Biện pháp 6: Xây dựng cây thư mục của kho học liệu. Sau khi đã có những danh mục bài giảng của từng chủ điểm, tôi đã tìm và nghiên cứu trên mạng để xây dựng cây thư mục của kho học liệu cho khối mẫu giáo bé. Tôi đã làm như sau: Trong PowerPoint có một chức năng, mà qua đó, chúng ta có thể hạn chế quá nhiều slide trong một file trình chiếu PowerPoint. Đó là chức năng Hyper Link. Tôi đã sử dụng chức năng này cho giáo án dạy trong một tiết, mỗi file trình chiếu chỉ nhiều nhất 5 slide. Hiệu quả trình chiếu được nâng cao lên tầm chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Sơ đồ môn của một giáo án dùng chức năng hyper link mà tôi đã sử dụng, nó chỉ ở mức độ tham khảo, mong nhận được nhiều sự góp ý. Slide menu chính --> hyper link --> slide con (các tiểu mục cần trình bày được tạo thành một file riêng ) Khi trình chiếu, chỉ cần thao tác trên menu chính, mỗi tiểu mục con sau khi trình chiếu song, đều tự động trở về menu chính, rất tiện lợi. B1 : Vào chương trình PowerPoint tạo một slide mới hay chọn một slide đã có muốn tạo liên kết. B2 : Tùy theo cách liên kết đường dẫn, chúng ta tiến hành như sau : + Liên kết từ menu chính đến file chứa slide con : - Tạo một dòng chữ hay hình liên kết, ví dụ : Bài cũ - Bôi đen yếu tố cần liên kết, click phải chuột,chọn Hyper Link. Trong hộp thoại Insert Hyper Link, trong Link to : chọn Existing File or Webpage --> Current Folder : Chọn Folder chứa file cần liên kết-->OK. + Liên kết từ một slide trong file trình chiếu đến một slide khác cũng trong file đó : - Tạo mộtmột dòng chữ hay hình liên kết, ví dụ : Next - Bôi đen yếu tố cần liên kết, click phải chuột,chọn Hyper Link. Trong hộp thoại Insert Hyper Link, trong Link to : chọn Place in This Document : Chọn slide cần liên kết-->OK 7. Biện pháp 7: Đánh danh mục các giáo án đã phân chia trong kho học liệu tới các lớp. Dựa trên cơ sở các giáo án điện tử sẵn có tôi đã đánh các danh mục bài giảng theo từng lĩnh vực được phân chia theo các chủ điểm khác nhau như sau: Ví dụ về: Bảng danh mục Bài giảng điện tử Khối Mẫu giáo bé STT Lĩnh vực Tên bài giảng điện tử Chủ điểm 1 Làm quen văn học Thơ: Gà nở Động vật Sóc con nhanh trí Đôi bạn tốt Thỏ bông bị ốm Đàn gà con Dê con nhanh trí Chú vịt xám Gia đình Thăm nhà bà Đèn giao thông Giao thông Thơ: cầu vồng Nước và HTTN Thơ: Tết đang vào nhà Tết và mùa xuân Truyện: Hoa mào gà Thực vật Truyện : Nhổ củ cải Thơ: Cây táo 2 Làm quen với toán Toán số 3 Gia đình Nhiều hơn, ít hơn Thực vật Ôn hình tròn, hình vuông, hình tam giác Nhiều hơn, ít hơn Giáo án toán số 3 Động vật Cao hơn, thấp hơn Sắp xếp tương ứng 1-1 Tết và mùa xuân 3 Làm quen với MTXQ Cơ thể bé Bản thân bé và GĐ Bàn tay kỳ diệu Đôi mắt Đồ dùng bé yêu Bác thợ xây Nghề nghiệp Lính cứu hỏa Con ong Động vật Con vật sống trong rừng Một số loài cá biển Con vật trong gia đình Một số loại rau Thực vật Cây xanh Một số loại hoa Cây xanh lớn như thế nào? Ngày tết quê em Tết và mùa xuân Tết đang vào nhà Một số phương tiện giao thông PTGT Ô tô con Xe đạp Tàu thủy Quần áo mùa đông Nước và HT TN Mưa 4 Tạo hình Xé dán mưa Nước và hiện tượng TN Vẽ mùa xuân Tết và mùa xuân Vé lá cây Thực vật Vẽ đồ chơi trong trường mầm non Trường mầm non Vẽ hoa Thực vật Gấp thuyền Giao thông Vẽ ô tô Vẽ con gà Động vật 5 Âm nhạc Cháu thương chú bộ đội Nghề nghiệp Đàn gà con Động vật Bé thích ô tô Giao thông Mời bạn ăn Bản thân Cái mũi Chiếc khăn tay Cô và mẹ Nghề nghiệp Tôi là đầu bếp Làm chú bộ đội Gà trống mèo con và cún con Động vật 6 Thể dục Chạy 10m Bé và gia đình Ném trúng đích đứng Thực vật Bò thấp chui qua cổng Động vật 6 Thể dục Tung bóng bằng 2 tay Giao thông Đi kiễng gót IV. Kết quả: Với cách làm trên kho học liệu của khối mẫu giáo bé đã có một số lượng tương đối đó là: Gần 100 giáo án điện tử. Trong đó có khoảng 30 giáo án điện tử LQVMTXQ, 30 giáo án điện tử LQVH, 15 giáo án điện tử LQVT, 15 giáo án điện tử LQAN, 10 giáo án điện tử môn TH, 10 giáo án điện tử môn TD. Và được lựa chọn mang đi dự thi ngày hội công nghệ thông tin cấp Quận cùng trường. Các giáo viên trong khối đã thuận lợi hơn trong việc soạn bài để đưa ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý vào bài học. Không những thế có các danh mục từng bài thì các giáo viên còn dễ dàng biết được trong chủ điểm này có những giờ học nào có ứng dụng CNTT để chuẩn bị chu đáo vào dạy trẻ. Từ việc xây dựng kho học liệu cho lứa tuổi mẫu giáo bé, tôi và một số các giáo viên trong trường đã tiếp tục xây dựng kho học liệu cho trường theo từng lứa tuổi. Nhờ đó mà các giáo viên dễ dàng tìm và sử dụng các bài giảng điện tử vào dạy trẻ. Qua đó mà trong học kỳ II, các giáo viên trong khối tôi đã đưa nhiều các giáo án điện tử vào dạy trẻ. Cụ thể có bảng Đánh giá kết quả giáo viên đưa bài giảng điện tử vào dạy trẻ như sau: Kết quả sử dụng bài giảng điện tử trong 1 chủ điểm Đầu năm Cuối năm Các giờ học có đưa bài giảng điện tử 05/24 20% 14/24 58% Hứng thú trên trẻ 31/42 74% 42/42 100% (Các giờ học sử dụng bài giảng điện tử làm cho trẻ rất hứng thú, tập trung) (Kho học liệu điện tử của khối được mang đi dự thi Ngày hội CNTT cấp Quận cùng với trường) PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Trong số các nguồn tài nguyên, tài nguyên quý nhất là thông tin, nó không mất đi mà càng nhiều người sử dụng lại càng giàu lên. Vì thế, người làm giáo dục nên hướng đến những mặt tốt mà CNTT mang lại. Với xu thế phát triển của công nghệ internet hiện nay, phát triển CNTT chính là thúc đẩy chúng ta phải đổi mới giáo dục. Nếu có người thầy giỏi cộng với sự hỗ trợ của CNTT, thì hiệu quả trong giảng dạy sẽ rất cao. Sự đổi mới phải được thực hiện toàn diện từ việc quản lý đến phương pháp. Từ đó mới hy vọng sẽ thay đổi bộ mặt CNTT trong giáo dục. Ứng dụng CNTT vào đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trẻ mầm non là điều tất yếu, sau thời gian nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tôi khẳng định về việc ứng dụng CNTT trong GDMN là vô cùng hữu ích, nó giúp cho giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, trọng tâm là phương pháp dạy học lấy trẻ là trung tâm. Qua đó giúp GV linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung trong mỗi chủ đề phù hợp với chủ đề, phù hợp với sự phát triển và hứng thú của trẻ. Giúp giáo viên đỡ tốn thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học, bài giảng sau thiết kế được lưu giữ trên máy tính, USB, lưu giữ trên mạng nên khó có thể bị mất. GV có thể chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với các nhà quản lý, để ứng dụng CNTT vào công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân người quản lý phải có một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng. II. Khuyến nghị: Là một giáo viên lớp MGB, là khối trưởng khối mẫu giáo bé, tôi mong muốn các giáo viên cần chuẩn bị tốt nhất cho môi trường học tập của các con: + Tìm hiểu trong chủ điểm có những bài giảng điện tử nào để đưa vào kế hoạch tuần và sử dụng dạy trẻ thường xuyên. + Luôn học hỏi, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT vào dạy trẻ và tự thiết kế bài giảng điện tử, cũng như tự sưu tầm, tìm tòi các giáo án điện tử hay. + Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các giờ kiến tập để học cách đưa bài giảng điện tử vào dạy trẻ hợp lý và hiệu quả. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc xây dựng kho học liệu điện tử trong giảng dạy lứa tuổi mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Xin chân thành cảm ơn! Long Biên, ngày 22 tháng 03 năm 2015 Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm của tôi do tôi tự viết, không sao chép của ai.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_kho_hoc_lieu_dien_tu_cho_tre.doc