Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành Vật lý 12

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn của ngành giáo dục. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thì phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần hình thành cho học sinh khả năng tư duy tích cực, sáng tạo và vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, tình hình dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng hiện nay vẫn còn được tiến hành theo hình thức chủ yếu là: “ thông báo – tái hiện”, học sinh có rất ít cơ hội để nghiên cứu, quan sát, tham gia tiến hành làm thí nghiệm. Hơn nữa, vật lý là môn khoa học thực nghiệm vì vậy thí nghiệm vật lý đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy vật lý. Song song đó, việc kiểm tra đánh giá thể hiện qua các kỳ thi Đại học – Cao đẳng đã qua và các kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, hình thức ra đề đặt yêu cầu cao về sự hiểu biết chính xác, cũng như ứng dụng hiệu quả các kiến thức được học của học sinh vào thực tiễn.

Tuy nhiên như các thầy cô đều biết, hàng năm Sở GD - ĐT có yêu cầu các thầy cô đăng kí danh hiệu từ CSTĐ cấp cơ sở trở lên đều phải có SKKN. Với số lượng hơn 40 trường THPT trong toàn tỉnh cùng với 9 năm (từ 2007 – đến 2015) Bộ GD tổ chức thi ĐH –CĐ môn vật lý theo hình thức TNKQ. Vậy nên tôi thấy các đề tài ngày càng mang tính truyền thống, tức là đa phần viết về việc phân loại – phương pháp giải các dạng bài tập, trong khi đó thị trường sách tham khảo cũng tràn ngập các tài liệu viết về những vấn đề này. Hơn nữa qua việc tìm hiểu nghiên cứu đề thi các năm chúng ta đều nhận thấy các bài tập khó, có tính mới, thì không phải khó về mặt phương pháp, kiến thức nữa mà chủ yếu khó về mặt toán, tính mới thì thường liên hệ với thực tiễn, mà khi nói đến thực tiễn thì không thể không nói tới những vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý.

 

doc41 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5558 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành Vật lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố bài học. Cũng như TN mở đầu, TN cũng cố cũng phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.
2. Các yêu cầu trong khi tiến hành thí nghiệm
	Để có thể phát huy tốt vai trò của TN biểu diễn trong dạy học vật lý, giáo viên cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây trong khi tiến hành TN.
	Thứ nhất, TN biểu diễn phải gắn liền hữu cơ với bài giảng. TN là một khâu trong tiến trình dạy học, do đó nó phải luôn gắn liền hữu cơ với bài giảng, phải là một yếu tố tất yếu trong tiến trình dạy học. Nếu TN biểu diễn không gắn liền hữu cơ với bài giảng thì không thể phát huy tốt vai trò của nó trong giờ học. Muốn TN gắn liền hữu cơ với bài giảng, trước hết TN phải xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, đồng thời kết quả TN phải được khai thác cho mục đích dạy học một cách hợp lí, lôgic và không gượng ép.
	Thứ hai, TN biểu diễn phải ngắn ngọn hợp lí. Do thời gian của một tiết học chỉ 45 phút, trong khi đó TN là một khâu trong tiến trình dạy học, vì vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác, tức là ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung. Bởi vậy, phải căn cứ vào từng TN cụ thể để giáo viên quyết định thời lượng cho thích hợp.
	Thứ ba, TN biểu diễn phải đủ sức thuyết phục. Trước hết TN biểu diễn phải thành công ngay, có như vậy học sinh mới tin tưởng, TN mới có sức thuyết phục thuyết phục đối với học sinh. Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, từ kết quả của TN lập luận đi đến kết luận phải lôgic và tự nhiên, không miễn cưỡng và gượng ép, không bắt học sinh phải công nhận. Cần phải giải thích cho học sinh nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai số trong kết quả TN.
	Thứ tư, TN biểu diễn phải đảm bảo cả lớp quan sát được. Phải được bố trí TN để cho cả lớp có thể quan sát được và phải tập trung được chú ý của học sinh vào những chi tiết chính, quan trọng. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý từ khâu lựa chọn dụng cụ TN đến việc bố trí sắp xếp dụng cụ sao cho hợp lí. Nếu cần thiết có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật, như: Camera, đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy vi tính... để hỗ trợ.
	Thứ năm, TN biểu diễn phải đảm bảo an toàn. Trong khi tiến hành TN biễu diễn không được để TN gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. TN phải an toàn, tránh gây cho học sinh cảm giác lo sợ mỗi khi tiến hành TN.
3. Kỹ thuật làm thí nghiệm
	Để thực hiện những TN một cách có hiệu quả, cần chú ý đến những kĩ thuật biểu diễn TN cơ bản sau:
	+ Sắp xếp dụng cụ: Các dụng cụ TN phải được bố trí và sắp xếp sao cho lôi cuốn được sự chú ý của học sinh và đảm bảo cho cả lớp quan sát được. Muốn vậy phải lựa chọn các dụng cụ TN có kích thước đủ lớn và phải sắp xếp những dụng cụ này trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng để chúng không che lấp lẫn nhau. Những dụng cụ quan trọng phải đặt ở vị trí cao nhất, dụng cụ thứ yếu đặt thấp hơn và dụng cụ không cần thiết để học sinh quan sát thì có thể che lấp.
	+ Dùng vật chỉ thị: Để tăng cường tính trực quan của các TN ta có thể dùng các vật chỉ thị, chẳng hạn: Dùng màu pha vào nước; dùng khói trong TN truyền thẳng ánh sáng, hoặc trong TN đối lưu của không khí...
	+ Dùng các phương tiện hỗ trợ như: Đèn chiếu; Gương phẳng; Video Camera
B - HỆ THỐNG CÂU HỎI 
TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KỸ NĂNG THỰC HÀNH VẬT LÝ 12
I. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng
Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo điện áp một chiều cỡ 12V là: 
a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
b. Cho 2 đầu que đo tiếp xúc vào 2 điểm cần đo điện áp: que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao. 
c. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 20, trong vùng DCV.
d. Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu VW
e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.
g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
Thứ tự thao tác đúng là
A. c, d, a, b, e, g.	B. d, a, b, c, e, g.
C. d, b, a, c, e, g.	D. a, b, d, c, e, g.
(ĐH - 2014) Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo điện áp xoay chiều cỡ 110V là: 
a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
b. Cho 2 đầu que đo tiếp xúc vào 2 điểm cần đo điện áp. 
c. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng ACV.
d. Cắm 2 đầu nối của 2 que đo vào đầu COM và VW
e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.
g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
Thứ tự thao tác đúng là
A. c, d, a, b, e, g.	B. d, a, b, c, e, g.
C. d, b, a, c, e, g.	D. a, b, d, c, e, g.
Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo cường độ dòng điện một chiều cỡ 10mA là: 
a. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 20, trong vùng ACA.
b. Cắm 2 đầu nối của 2 que đo vào đầu COM và 20A
c. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
d. Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
e. Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương  (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. 
f. Bật điện cho mạch thí nghiệm.
g. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của dòng điện
h. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
Thao tác nào thực hiện chưa chính xác ?
A. b và e	B. a và e	
C. a và b	D. a, d và f
Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo cường độ dòng điện xoay chiều cỡ 5A là: 
a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
b. Cắm 2 đầu nối của 2 que đo vào đầu COM và 20A
c. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 20, trong vùng ACA.
d. Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
e. Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (mắc nối tiếp).
f. Bật điện cho mạch thí nghiệm.
g. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của dòng điện
h. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
Thứ tự thao tác đúng là
A. c, b, a, d, e, f, g, h.	B. a, b, c, d, e, f, g, h.
C. d, b, a, c, f, e, g, h.	D. d, a, c, b, f, e, g, h
Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo điện trở có giá trị 150W là: 
a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
b. Cắm 2 đầu nối của 2 que đo vào đầu COM và V/Ω.
c. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng W.
d. Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
e. Kết nối 2 que đo của đồng hồ vào 2 đầu điện trở.
g. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện trở.
h. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
Thứ tự thao tác đúng là
A. c, b, a, d, e, g, h.	B. a, b, c, d, e, g, h.
C. d, b, a, c, e, g, h.	D. d, a, c, b, e, g, h
Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo 25mA, kim chỉ ở vị trí như hình vẽ. Coi đồng hồ đo là chính xác. Giá trị của dòng điện đo được là
A. 150mA	B. 14mA
C. 15mA	D. 6mA
Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo 250V, kim chỉ ở vị trí như hình vẽ. Coi đồng hồ đo là chính xác. Giá trị của điện áp đo được là
A. 10V	B. 7V
C. 35V	D. 175V
Giá trị hiển thị trên các đồng hồ đo hiệu điện thế, cường dộ dòng điện xoay chiều là giá trị
A. cực đại	B. ở thời điểm đo	C. hiệu dụng	D. tức thời
Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện xoay chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo dòng điện một chiều thì đồng hồ sẽ
A. báo kết quả đúng.	B. báo kết quả sai.
C. bị hỏng	D. không báo kết quả.
Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo điện áp xoay chiều thì đồng hồ sẽ
A. báo kết quả đúng.	B. báo kết quả sai.
C. bị hỏng	D. không báo kết quả.
Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo điện áp một chiều thì đồng hồ sẽ
A. báo kết quả đúng.	B. báo kết quả sai.
C. bị hỏng	D. không báo kết quả.
Chọn kết luận sai: Các nguyên nhân dẫn tới sai số (hoặc không có kết quả) khi dùng đồng hồ vạn năng chỉ thi kim để đo điện trở là
A. que đo và chân điện trở tiếp xúc không tốt hoặc chưa điều chỉnh không tĩnh. 
B. người đo tay tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo. 
C. để đồng hồ ở thang đo điện áp hoặc đo cường độ dòng điện.
D. để đồng hồ ở thang đo điện trở mà khi đo độ lệch của kim ở khoảng ½  thang đo
Chọn kết luận sai khi nói về các quy định chung khi sử dụng đồng hồ vạn năng:
A. Đặt đồng hồ đúng phương qui định (thẳng đứng, nằm ngang hay xiên góc)
B. Cắm que đo đúng vị trí: mầu đen vào COM, màu đỏ vào +.
C. Khi chưa biết giá trị của đại lượng cần đo phải để đồng hồ ở thang nhỏ nhất.
D. Khi không sử dụng đồng hồ, đặt chuyển mạch về vị trí OFF hoặc thang đo điện áp xoay chiều lớn nhất
Khi dùng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị để đo điện áp. Biết kim đồng hồ chỉ ở vạch số 50 trên cung chia độ, đồng hồ để ở thang đo 2,5V, giá trị lớn nhất của cung chia độ là 250. Giá trị thực của điện áp cần đo (không tính đến sai số) là 
A. 0,5V	B. 50mV	C. 5V	D. 0,5mV
Khi dùng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị để đo cường độ dòng điện. Biết kim đồng hồ chỉ ở vạch số 75 trên cung chia độ, đồng hồ để ở thang đo 25mA, giá trị lớn nhất của cung chia độ là 250. Giá trị thực của cường độ dòng điện cần đo (không tính đến sai số) là 
A. 7,5mA	B. 0,75mA	C. 75A	D. 0,75A
II. Câu hỏi trắc nghiệm về các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm khảo sát vật lý 12
Chọn phương án sai: Không được làm thí nghiệm về con lắc đơn với góc lệch lớn vì khi đó
A. lực cản của không khí tác dụng lên vật nặng sẽ lớn.
B. lực kéo về không gần đúng tỉ lệ với li độ góc của con lắc đơn.
C. tốc độ qua VTCB lớn có thể làm đứt dây treo.
D. con lắc đơn sẽ không dao động tuần hoàn.
Trong thí nghiệm với con lắc đơn khi thay quả nặng 50g bằng quả nặng 20g thì
A. chu kỳ của con lắc tăng lên rõ rệt.	B. chu kỳ của con lắc giảm đi rõ rệt.
C. tần số của con lắc giảm đi nhiều.	D. tần số của con lắc hầu như không đổi.
Một nhóm học sinh làm thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn có chiều dài l1 = 50cm, l2 = 80cm, l3 = 100cm, l4 = 120cm. Cho rằng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên của các lần thí nghiệm là như nhau. Giá trị gia tốc trọng trường đo được kém chính xác nhất ứng với con lắc đơn có chiều dài là
A. l1	B. l2	C. l3	D. l4
Trong thí nghiệm với con lắc đơn và con lắc lò xo thì gia tốc trọng trường g
A. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc lò xo thẳng đứng.
B. không ảnh hưởng tới chu kì dao động của cả con lắc lò xo thẳng đứng và con lắc lò xo nằm ngang.
C. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc lò xo nằm ngang.
D. không ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc đơn.
Hãy chỉ ra kết luận sai: Trong phương án dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều để khảo sát định lượng mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì có thể xảy ra khả năng
A. điện áp trên mỗi dụng cụ nhỏ hơn điện áp nguồn.
B. điện áp trên mỗi dụng cụ lớn hơn điện áp nguồn.
C. cường độ dòng điện luôn lệch pha với điện áp nguồn.
D. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp nguồn.
Trong phương án dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều để khảo sát định lượng mạch có R, L, C mắc nối tiếp, nếu ampe kế không phải là lí tưởng thì sẽ gây ra sai lệch cho
A. trị số của L.	B. trị số của R.
C. trị số của C.	D. cả ba trị số R, L, C.
Trong thí nghiệm về giao thoa sóng dừng trên sợi dây có sử dụng máy phát dao động âm tần. Thao tác điều chỉnh tần số của máy phát dao động âm tần nhằm mục đích:
A. tạo ra được sóng dừng trên sợi dây.	
B. để sóng tới và sóng phản xạ có cùng tần số.
C. để sóng tới và sóng phản xạ là hai sóng kết hợp.	
D. để dễ dàng quan sát hình ảnh sóng dừng.
Chọn phương án đúng: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng dừng trên sợi dây có sử dụng máy phát dao động âm tần. Để tăng biên độ của bụng sóng lên 4 lần thì cần điều chỉnh thông số nào:
A. điều chỉnh để tần số tăng lên 4 lần.	
B. điều chỉnh để biên độ sóng tới tăng lên 4 lần.
C. điều chỉnh để biên độ sóng tới tăng lên 2 lần.	
D. điều chỉnh để chiều dài sợi dây tăng lên 4 lần.
Trong thí nghiệm để xác định tốc độ truyền âm ở SGK vật lý lớp 12: Thao tác đo chiều dài của cột không khí trong ống được tiến hành:
A. khi nghe thấy âm to nhất.	B. khi nghe thấy âm nhỏ nhất.
C. khi không nghe thấy âm.	D. ở thời điểm bất kỳ.
Trong thí nghiệm để xác định tốc độ truyền âm ở SGK vật lý lớp 12: Thao tác đo chiều dài của cột không khí trong ống được tiến hành khi nghe thấy âm to nhất mà không phải khi không nghe thấy âm là vì
A. Đo chiều dài cột không khi nghe thấy âm to nhất dễ dàng hơn nhiều khi không nghe thấy âm.
B. Đo chiều dài cột không khi nghe thấy âm to cho kết quả chính xác hơn khi không nghe thấy âm.
C. Đầu ống gần âm thoa là đầu hở nên khi có cộng hưởng âm thì âm nghe được sẽ to nhất.
D. Đầu ống có gắn pittông sử dụng trong thí nghiệm là đầu kín nên khi có cộng hưởng âm thì âm nghe được sẽ to nhất.
Một nhóm học sinh tiến hành đo bước sóng ánh sáng đỏ bằng thí nghiệm giao thoa khe I-âng. Nhóm dự định sẽ thay đổi khoảng cách D từ hai khe đến màn chắn và dự đoán sự thay đổi của hệ vân trước khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Dự đoán nào sau đây của nhóm là đúng
A. Khoảng vân sẽ tăng lên	B. Khoảng vân sẽ giảm xuống
C. Khoảng vân sẽ không đổi	D. Vân giao thoa sẽ biến mất	
Một nhóm học sinh tiến hành đo bước sóng ánh sáng đỏ bằng thí nghiệm giao thoa khe I-âng. Nhóm dự định sẽ chỉ chắn 1 khe bằng kính lọc sắc đỏ, khe còn lại sẽ chắn bằng khính lọc sắc lục và dự đoán sự thay đổi của hệ vân trước khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Dự đoán nào sau đây của nhóm là đúng
A Vân sáng sẽ có màu vàng	B. Vân giao thoa sẽ biến mất 
C. Khoảng vân sẽ không đổi	D. Khoảng vân sẽ giảm xuống	
III. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng xử lý sô liệu trong thực hành
Dùng một vôn kế hiện số có cấp chính xác là 1.0% rdg (kí hiệu quốc tế cho dụng cụ đo hiện số) để đo một điện áp, giá trị điện áp hiển thị trên mặt đồng hồ là ổn định (con số cuối cùng bên phải không bị thay đổi): U = 218 V. Giá trị điện áp cần đo là
A. U = 218,0 ± 2,18 (V)	B. U = 218,0 ± 1,0 (V)	
C. U = 218,0 ± 2,2 (V)	D. U = 218,0 ± 1,8 (V)	
Dùng một vôn kế hiện số có cấp chính xác là 1.0% rdg để đo một điện áp, khi đọc giá trị hiển thị của điện áp bằng đồng hồ nêu trên, con số cuối cùng không ổn định (nhảy số): 215 V, 216 V, 217 V, 218 V, 219 V (số hàng đơn vị không ổn định). Giá trị điện áp cần đo là
A. U = 217,0 ± 4,2 (V)	B. U = 217,0 ± 4,0 (V)	
C. U = 217,0 ± 4,18 (V)	D. U = 217,0 ± 2,8 (V)	
Một nhóm học sinh đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn. Kết quả đo chiều dài dây treo là l = 500 ± 1(mm) và chu kỳ con lắc là T = 1,43 ± 0,05(s). Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Biểu thức gia tốc trọng trường là
A. g = 9,65 ± 0,69(m/s2)	B. g = 9,78 ± 0,10(m/s2)	
C. g = 9,81 ± 0,11(m/s2)	D. g = 9,78 ± 0,71(m/s2)
Bố trí một bộ thí nghiệm dùng con lắc đơn để xác định gia tốc trọng trường. Các số liệu đo được như sau: 
Lần đo
Chiều dài dây treo (mm)
Chu kỳ dao động (s)
1
1200
2,22
2
900
1,92
3
1300
2,33
Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Biểu thức gia tốc trọng trường là
A. g = 9,57 ± 0,12(m/s2)	B. g = 9,5 ± 0,08(m/s2)	
C. g = 9,88 ± 0,06(m/s2)	D. g = 9,78 ± 0,12(m/s2)	
Một cuộn cảm thuần có số ghi độ tự cảm bị mờ nên một nhóm học sinh đã sử dụng vôn kế và ampe kế hiển thị kim để làm thí nghiệm đo độ tự cảm. Bảng số liệu thu được như sau:
Lần đo
1
2
3
4
5
U(V)
24,25
23,80
23,50
24,15
23,60
I(A)
0,25
0,20
0,20
0,30
0,25
Biết nguồn điện xoay chiều sử dụng có f = 50 ± 2(Hz), vôn kế và ampe kế có độ chia nhỏ nhất là 0,1V và 0,1A. Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Bỏ qua sai số dụng cụ. Biểu thức độ tự cảm là
A. L = 0,23 ± 0,06 (H)	B. L = 3,20 ± 0,60 (H)
C. L = 2,30 ± 0,20 (H)	D. L = 0,32 ± 0,06 (H)
Một cuộn cảm thuần có số ghi độ tự cảm bị mờ nên một nhóm học sinh đã sử dụng vôn kế và ampe kế hiển thị kim để làm thí nghiệm đo độ tự cảm. Bảng số liệu thu được như sau:
Lần đo
1
2
3
4
U(V)
100,5
220,5
180,5
120,0
I(A)
1,15
2,30
1,95
1,21
Biết nguồn điện xoay chiều sử dụng có f = 50 ± 2(Hz). Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Biểu thức độ tự cảm là
A. L = 0,30 ± 0,02 (H).	B. L = 3,00 ± 0,60 (H).
C. L = 2,30 ± 0,20 (H).	D. L = 0,32 ± 0,06 (H).
Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về sóng dừng trên dây để xác định tốc độ truyền sóng, thu được kết quả như sau
Lần đo
1
2
3
4
5
Số bụng
4
3
2
3
4
Chiều dài dây(mm)
100
68
48
77
97
Biết tần số của cần rung là f = 100Hz. Biểu thức tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 48,63 ± 1,63 (m/s).	B. v = 50,00 ± 1,37 (m/s).	
C. v = 45,33 ± 3,30 (m/s).	D. v = 48,50 ± 0,13 (m/s).	
Một nhóm học sinh thực hành xác định tốc độ truyền âm trong không khí, thu được kết quả chiều dài cột không khí ứng với 5 lần đo như sau:
Lần đo
1
 2
 3
 4
5
Khi có cộng hưởng âm lần đầu l(mm)
190
220
160
200
170
Khi có cộng hưởng âm lần hai l(mm)
550
560
520
550
520
Biết tần số của máy phát âm tần là f = 440 ± 10 (Hz). Bỏ qua sai số hệ thống. Biểu thức của tốc độ truyền âm là
A. v = 309,76 ± 37,31 (m/s)	B. v = 330,00 ± 37,31 (m/s)
C. v = 329,55 ± 15,25 (m/s)	D. v = 333,33 ± 15,25 (m/s)
(ĐH -2015) Một học sinh xác định điện dung của tụ điện bằng cách đặt điện áp u = U0coswt (U0 không đổi, w = 314 rad/s) vào hai đầu một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với biến trở R. Biết ; trong đó, điện áp U giữa hai đầu R được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, học sinh này tính được giá trị của C là
A. 1,95.10-3 F.	B. 5,20.10-6 F.	C. 5,20.10-3 F	D. 1,95.10-6 F.
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy tại lớp 12A6 tôi thu được kết quả như sau:
- Trong các giờ thực hành có sử dụng đồng hồ vạn năng, học sinh sử dụng đồng hồ rất thành thạo, đồng thời kỹ năng làm thực hành nói chung được cải thiện rõ rệt so với trước khi sáng kiến được đưa vào giảng dạy.
- Kỹ thuật xử lý số liệu, vận dụng lý thuyết được học vào thực tiễn của học sinh cũng được cải thiện đáng kể thông qua kết quả các bài báo cáo thực hành. Nội dung các bài báo cáo thực hành yêu cầu thực hiện theo 5 bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu mục đích thí nghiệm.
+ Bước 2: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
+ Bước 3: Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
+ Bước 4: Xử lý kết quả thí nghiệm.
+ Bước 5: Nhận xét kết quả và trả lời một số câu hỏi, bài tập liên quan đến thí nghiệm.
II. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng dụng cụ vật lý, đặc biệt là đồng hồ vạn năng, kỹ năng xử lý số liệu, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng làm thí nghiệm vật lý một cách khoa học, hiệu quả và an toàn. Đồng thời góp phần giúp học sinh giải quyết tốt các tình huống thực tiễn liên quan đến các thí nghiệm vật lý 12, đáp ứng yêu cầu vận dụng lý thuyết vào thực tiễn mà kỳ thi THPT Quốc gia yêu cầu . 
III. Kiến nghị
Hiện tại kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ được áp dụng thử nghiệm tại lớp 12A6 trường THPT Yên Lạc. Tôi mong rằng trong thời gian tới, đề tài nghiên cứu của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi không chỉ ở trường THPT Yên Lạc mà ở khắp các trường THPT trong toàn tỉnh. Việc này sẽ giúp cho học sinh có kỹ năng thực hành, cũng như vận dụng lý thuyết vào thực tiễn tốt hơn, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đồng thời thông qua việc giảng dạy cho học sinh, tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục: ĐÁP SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
C
A
A
C
D
C
D
B
C
D
Câu
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
C
A
A
B
D
A
B
C
B
A
B
A
Câu
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Đáp án
C
A
B
C
A
A
A
D
A
A
A
D
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết – Sách giáo khoa Vật lý 12 Nâng cao – NXB Giáo dục, 2010. 
[2] Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thế Khôi – Bài tập Vật lý 12 Nâng cao – NXB Giáo dục, 2011. 
[3] Lương Duyên Bình, Vũ Quang – Sách giáo khoa Vật lý 12 chuẩn – NXB Giáo dục, 2007. 
[4] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư – Sách giáo khoa Vật lý 10 Nâng cao – NXB Giáo dục, 2008.
[5] Lương Duyên Bình, Vũ Quang – Sách giáo khoa Vật lý 10 chuẩn – NXB Giáo dục, 2007. 
[6] Hoàng Cao Tân – Giới thiệu đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Vật lý – NXB Hà Nội
[7] Phạm Đức Cường – Bộ đề luyện thi thử Đại học môn Vật lý – NXB Đại học Sư phạm

File đính kèm:

  • docBAO CAO CHUYEN DE_2015.doc
Sáng Kiến Liên Quan